Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

skkn ôn tập, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng môn lịch sử lớp 12 trên cơ sở thiết lập vấn đề chung (cho học sinh giỏi và học sinh ôn khối c).

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.17 KB, 20 trang )


1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ÔN TẬP, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC KĨ NĂNG MÔN LỊCH
SỬ LỚP 12 TRÊN CƠ SỞ THIẾT LẬP “VẤN ĐỀ CHUNG”
(CHO HỌC SINH GIỎI VÀ HỌC SINH ÔN KHỐI C)




Họ và tên tác giả: Nguyễn Thị Hạnh
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc môn: Lịch sử


Thanh ho¸ NĂM : 2013
MỤC LỤC
A. Đặt vấn đề - Lí do chọn đề tài ……………………………………………2
B. Giải quyết vấn đề
1.Cơ sở chọn đề tài
1.1. Cơ sở lí luận …………………………………………………………….3
1.2. Cơ sở thực tế …………………………………………………………….3
2. Đối tượng áp dụng ,phạm vi, tài liệu nghiên cứu …………………………4
3. Nội dung đề tài
3.1. “Nhận dạng’’ vấn đề chung…………………………………………… 5
3.2. Mức độ áp dụng …………………………………………………………5
3.3. Lựa chọn kiến thức phù hợp …………………………………………….6
3.4. Tìm ra những điểm giống nhau và khác nhau trong cùng một vấn đề… 7
3.5. Một số cách cụ thể để ôn tập bồi dưỡng kiến thức kỹ năng


Tìm ra các đơn vị kiến thức trong mỗi vấn đề chung ……………………… 9
Tổng hợp theo vấn đề ……………………………………………………… 9
Nâng cao dần độ khó của nhận thức ……………………………………… 10
Phát triển “ngoại diên’’ của khái niệm …………………………………… 11
4. Kết quả
4.1. Những kết quả đã đạt
được…………………………………………… 13
4.2. Những thiếu sót hạn chế ……………………………………………… 13
4.3. Bài học kinh
nghiệm…………………………………………………….13
C. Kết luân vấn đề ………………………………………………………… 15
Phụ lục……………………………………………………………………….16
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………… 19
2
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
- Từ vị trí của bộ môn lịch sử trong cấp học THPT hiện nay:
Lịch sử cũng như nhiều môn học khác được xem là môn khoa học cơ bản,
có tác dụng to lớn trong việc giáo dục truyền thống, ý thức, lòng tự tôn dân
tộc cho học sinh; là môn thi đại học bắt buộc của khối C; là môn thi học sinh
giỏi các cấp được tổ chức hàng năm. Bác Hồ đã từng nói: “ Dân ta phải biết
sử ta. Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
- Đặc trưng của môn lịch sử lớp 12 THPT:
Được cấu tạo đồng tâm với cấp THCS, lịch sử lớp 12 bao gồm 2 khóa trình cơ
bản là: Lịch sử Việt Nam từ 1919 – 2000 và Lịch sử thế giới từ 1945 – 2000.
Nội dung lịch sử có nhiều điểm mới và khó; các nội dung lịch sử đòi hỏi phải
chính xác, nói và viết phải theo quan điểm chính thống. Từ đó đòi hỏi người
giáo viên dạy bộ môn phải không ngừng nâng cao kiến thức, chuyên môn
nghiệp vụ, phải có phương pháp tốt trong ôn tập và kiểm tra.

-Từ thực tế của việc học tập bộ môn:
Đa số học sinh rất ngại học môn Lịch sử ( có cả nguyên nhân khách quan lẫn
chủ quan ). Phương pháp học tập còn bị động, đối phó, trông chờ, ỷ lại vào
giáo viên.
-Từ yêu cầu ngày càng cao của thi cử:
Nghiên cứu các đề thi từ 2009 trở đi tôi nhận thấy: Đề thi ngày càng ra theo
hướng mở để học sinh có điều kiện thể hiện kỹ năng kiến thức của mình.
- Kết quả bồi dưỡng HSG và học sinh vào các trường ĐH – CĐ:
Từ khi được phân công nhiệm vụ đến nay, bản thân đã không ngừng học hỏi,
tích lũy được nhiều kinh nghiệm hay để có thể áp dụng trong thực tế. Việc bồi
dưỡng học sinh giỏi đã có kết quả nhất định. Trong các kỳ thi vào ĐH – CĐ
hàng năm có nhiều học sinh đạt điểm cao.
Tôi nghiên cứu đề tài này nhằm:
+ Giúp học sinh có được các kiến thức và kỹ năng cơ bản trong ôn tập và thi
cử.
+ Được trau dồi, được nghe lời nhận xét góp ý từ đồng nghiệp, đồng môn
+ Nâng cao chất lượng bộ môn, góp phần nhỏ bé vào công cuộc CNH – HĐH
đất nước.
+ Mong muốn được HĐKH các cấp nhận xét, đánh giá, ghi nhận kết qủa nỗ
lực của bản thân giúp cho tôi có nhiều động lực mới hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

3
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở chọn đề tài:
1.1. Cơ sở lý luận:
TÊN ĐỀ TÀI: ÔN TẬP BỒI DƯÕNG KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG
LỊCH SỬ TRÊN CƠ SỞ THIẾT LẬP “ VẤN ĐỀ CHUNG”
(CHO HSG VÀ ÔN THI ĐH – CĐ LƠP 12 THPT KHỐI C).

Đề tài của tôi được dựa trên các cơ sở chính sau đây:
Cơ sở của việc dạy - học bộ môn: Dạy học là quá trình tác động 2 chiều
giữa giáo viên và học sinh, trong đó học sinh là chủ thể của quá trình nhận
thức còn giáo viên là người tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh.
Nếu giáo viên có phương pháp tốt thì học sinh sẽ nắm kiến thức một cách dễ
dàng và ngược lại.
Cơ sở của việc nắm kiến thức - kỹ năng:
+ Về mặt kiến thức: Sau khi học xong, học sinh phải nhớ được, hiểu được
các kiến thức cơ bản trong chương trình sách giáo khoa. Đó là nền tảng vững
vàng để phát triển năng lực cho học sinh ở cấp cao hơn.
+ Về kỹ năng: Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học để trả lời được
các câu hỏi, giải được các bài tập hoặc làm các bài thực hành. Việc bồi
dưỡng các kiến thức kỹ năng phải dựa trên cơ sở năng lực, trí tuệ của học
sinh ở các mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Như vậy, việc dạy bài mới
trên lớp mới chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh. Học sinh muốn có kiến thức
kỹ năng phải được thông qua một quá trình khác: Đó là quá trình ôn tập.
Trong 6 mức độ của nhận thức, tôi chú ý đến 2 mức độ là: Mức độ vận dụng
và mức độ sáng tạo.
Mức độ vận dụng là mức độ học sinh có thể vận dụng các kiến thức
đã học để giải quyết một vấn đề mới được đặt ra. Còn mức độ sáng tạo yêu
cầu học sinh phải biết tổng hợp lại, sắp xếp lại thiết kế lại những thông tin đã
có thành dạng “một vấn đề chung” hoặc bổ sung thông tin từ các nguồn tài
liệu khác để sáng lập một “mô hình mới” v.v…
1.2. Cơ sở thực tế:
- Việc học tập của học sinh nhằm 2 mục đích: Học để biết và học để thi. Nếu
chỉ học để biết thì học sinh chỉ cần “đọc” và “nhớ”. Còn học để thi học sinh
phải có kỹ năng cao hơn: Nhớ kiến thức -> Trình bày kiến thức -> Vận dụng
kiến thức -> Kết quả học tập.
- Trong các đề thi ĐH - CĐ và HSG gần đây: Mỗi đề thi thườngcó từ một
đến 2 câu hỏi khó (câu hỏi nâng cao). Những câu hỏi đó có chứa đựng “một

vấn đề chung” nào đó, từ đây thúc đẩy tôi nghiên cứu, tìm tòi một phương
pháp ôn tập mới. Phương pháp đó tôi gọi là “thiết lập vấn đề chung” nhằm
bồi dưỡng một số kỹ năng kiến thức cơ bản cho học sinh lơp 12 trước khi các
em bước vào các kỳ thi quan trọng (thi HSG và thi ĐH- CĐ).
* Một số ví dụ về các đề thi chứa đựng “vấn đề chung”:
4
- Đề thi HSG cấp tỉnh 2008 – 2009:
+ Câu 1: Lập bảng so sánh chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước sáng lập
ASEAN.
+ Câu 4: Cuộc đấu tranh ngoại giao của ta những năm đầu sau CM tháng 8.
- Đề thi ĐH 2009:
+ Câu 2: Nhận xét chủ chương tập hợp lực lượng Cách mạng của Đảng được
đề ra trong các hội nghị
- Đề thi HSG tỉnh 2012 – 2013:
+ Câu 1: Lập bảng so sánh một số điểm chủ yếu của Chính cương và Luận
cương.
+ Câu 3: Những thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của nhân dân ta trong cuộc
kháng chiến chống Pháp.
- Trong quá trình ôn thi HSG và ĐH – CĐ, tôi cũng phát hiện nhiều câu
hỏi, nhiều đề bài có dạng vấn đề chung như:
+ Các xu thế phát triển của thế giới hiện đại sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến
nay.
+ Các tổ chức quốc tế và khu vực
+ Các thắng lợi quân sự của ta trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ.
+ Trật tự thế giới mới
+ Hậu phương của ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp…

Vậy: Làm thế nào để ôn tập tốt cho học sinh khi đã phát hiện các
“vấn đề chung”? (Cả nội dung và phương pháp)

Đặt ra yêu cầu ôn tập phải bao gồm 2 khâu: Cơ bản và nâng cao.
2. Đối tượng áp dụng, phạm vi, tài liệu nâng cao và phương
pháp triển khai đề tài.
2.1. Đối tượng áp dụng: Là học sinh thi khối C, lớp 12 trường THPT Yên
Định 3.
- Thuận lợi: Học sinh cuối cấp, có ý thức mục tiêu rõ ràng trong việc chọn
nghề, chọn trường, chọn khối.
+ Học sinh nông thôn, ít tệ nạn xã hội, có ý thức vươn lên để thoát khỏi đói
nghèo.
+ Một số ít học sinh có năng lực thật sự do vậy có nguyện vọng thi vào các
trường ĐH lớn, các Học viện…
- Khó khăn: Tổng hợp qua hàng năm:
+ Mỗi năm trường chỉ có 1 lớp học sinh chọn khối C ( khoảng 40 học sinh )
trong đó:
1/3 học sinh có nhu cầu thực sự - Học khá đều các môn
1/3 học để theo khối - Học lực trung bình
1/3 không thể học các khối khác - Học yếu, ý thức kém
+ Việc chọn học sinh vào đội tuyển Sử khó khăn hơn vì học sinh thích thi
Địa lý và Ngữ văn hơn. Khi được hỏi: Tại sao em không thích vào đội Sử?
5
60% số học sinh trả lời: Môn sử dài, kiến thức đòi hỏi phải chính xác,
khó nhớ, viết khó hay nên ngại.
15% số học sinh trả lời: Môn Sử ít có đồ dùng trực quan, nên thiếu
hấp dẫn, không lôi cuốn người học dẫn đến chán.
20% số học sinh trả lời: Môn văn dễ bày tỏ được ý kiến bản thân, môn
Địa thực tế còn môn sử khô khan.
Số còn lại không bày tỏ ý kiến gì, chỉ có 1 số em học sinh nam có
quyết tâm thi vào các học viện An ninh, Biên phòng, Cảnh sát là “đầu quân”
cho môn Sử.
2.2. Phạm vi áp dụng:

Đề tài được sử dụng vào việc:
- Ôn tập chính khóa và môn thi tốt nghiệp ( chỉ là phụ ).
- Ôn thi HSG và CĐ – ĐH là chính .
- Cơ sở là học sinh đã có kiến thức cơ bản (thông sử), giáo viên hướng dẫn
ôn tập trên cơ sở thiết lập “vấn đề chung” nhằm bồi dưỡng cho học sinh
các kíên thức và hình thành các kỹ năng cơ bản
2.3. Tài liệu nghiên cứu: Sách giáo khoa Lịch sử 12, sách giáo viên, các
chuyên đề, đề thi và đáp án hàng năm, tài liệu từ internet…
2.4. Phương pháp triển khai đề tài: Thực hiện ôn tập cho học sinh lớp 12
theo khối C - không phải dạy bài mới.
3. Nội dung đề tài:
3.1. Nhận dạng “vấn đề chung”: Giáo viên giúp học sinh tìm ra
“vấn đề chung” hàm chứa trong các câu hỏi và bài tập.
Đó có thể là:
- Các thắng lợi quân sự của ta trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược
- Các tổ chức quốc tế và khu vực
- Các quyết định quan trọng của Đảng
- Vấn đề về hậu phương, mặt trận
- Các xu thế của lịch sử hiện đại
- Quyền dân tộc cơ bản. v.v…
Những câu hỏi, bài tập đề cập đến các vấn đề này thường cho điểm cao, đòi
hỏi học sinh phải “nhận dạng” được, từ đó mới có các bước quyết định tiếp
theo
3.2. Làm quen với các dạng câu hỏi, bài tập có chứa đựng
“vấn đề chung”.
Mức độ tôi ra đề cho các dạng câu hỏi nâng cao là:
6
Mức độ
Nội dung
Câu hỏi kiểm tra kiến thức Câu hỏi nâng cao

Bài kiểm tra 45 phút 1 câu 1 câu
Bài kiểm tra 90 phút 2 câu 1 câu
Bài kiểm tra 180 phút 3 câu 2 câu
Mục đích: Để học sinh làm quen với cấu trúc đề thi, phân loại đối tượng
và giáo viên có thể phát hiện ra học sinh có năng khiếu.
3.3. Phân tích đề, lựa chọn kiến thức đúng, tránh nhầm lẫn
Kiến thức của phần lịch sử Việt Nam cũng như thế giới rất phong phú
và đa dạng. Trong quá trình ôn tập cho học sinh nếu giáo viên không có kinh
nghiệm dễ nhận thức sai dẫn đến hướng dẫn sai cho học sinh. Còn đối với học
sinh, khi làm bài không phân tích kỹ đề cũng dễ lựa chọn kiến thức không
đúng nên kết quả bài làm không cao, không đạt yêu cầu.
Ví dụ 1: Về tình hình thế giới sau “chiến tranh lạnh’’
Vấn đề này có thể được ra theo 2 câu:
1. Những biến đổi của tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh.
2. Các xu thế phát triển của lịch sử thế giới hiện đại sau chiến tranh lạnh.
Câu này học sinh rất dễ nhầm lẫn nếu trước đó học sinh không được luyện
tập và củng cố. Học sinh không phân biệt được những biến đổi của tình hình
thế giới sau chiến tranh lạnh là gì và các xu thế phát triển của lcih sử thế giới
sau chiến tranh lạnh là gì nên dẫn đến việc lựa chọn kiến thức sai.
Ví dụ 2: Về cơ hội và thách thức của Việt Nam.
Bắt gặp trong các đề thi và đáp án vấn đề này dưới dạng 3 câu hỏi:
1. Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN?
2. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước xu thế “toàn cầu hóa’’?
3. Cơ hội và thách thức của Việt Nam trước “xu thế mới của thế giới hiện
đại”?
Rõ ràng là cùng một vấn đề chung ( cơ hội và thách thức ) nhưng khi Việt
Nam gia nhập vào Á SEAN sẽ khác khi gia nhập vào xu thế “toàn cầu hóa’’.
Vấn đề ở chỗ: giáo viên đã hướng dẫn cho họ sinh nhận biết ra chỗ khác biệt
trên nền một vấn đề chung đó chưa? Liệu học sinh có biết phân tích đề để lựa
chọn kiến thức cơ bản cho đúng hay không?

Sau đây là đáp án tham khảo:
7
Những biến đổi của tình hình thế giới
sau khi “chiến tranh lạnh’’ chấm dứt
Các xu thế phát triển của lịch sử
thế giới sau “chiến tranh lạnh’’
1. Trật tự “2 cực’’ tan rã, 1 trật tự
thế giới mới đang dần được hình
thành
2. Các quốc gia điều chỉnh chiến
lược phát triển
3. Mỹ đang có lợi thế tạm thời
4. Hòa bình được củng cố nhưng
nhiều nơi vẫn còn xung đột, nội
chiến
1. Các quốc gia điều chỉnh
chiến lược
2. Quan hệ giữa các nước lớn
được điều chỉnh lại
3. Nhiều nơi vẫn xảy ra xung
đột
4. Xu thế toàn cầu hóa đang
diễn ra như vũ bão
Cơ hội và thách thức của Việt Nam:
Trong xu thế toàn cầu hóa Trong xu thế mới của thời đại
1. Cơ hội:
- Việt Nam có thể tham gia vào
các tổ chức quốc tế, khu vực, các
liên minh kinh tế
- Việt Nam có thể khai thác

nguồn vốn đầu tư, công nghệ, kinh
nghiệm quản lý
2. Thách thức:
- Xuất phát điểm thấp…chất
lượng nguồn nhân lực chưa đáp
ứng
- Gặp phải sự cạnh tranh quyết
liệt…
- Vấn đề sử dụng nguồn vốn…
- Dễ bị hòa tan…
1. Cơ hội:
- Thế giới hòa bình tạo môi trường
quốc tế thuận lợi
- Xu thế của thế giới đã thúc
đẩy sự phát tiển của lực lượng
sản xuất, chuyển dịch nền cơ
cấu nước ta
- Đẩy nhanh sự hội nhập
quốc tế, nâng cao vị thế của
Việt Nam…
2. Thách thức:
- Trong thế giới đầy biến
động, ta có nguy cơ bị tụt hậu
- Phải đẩy mạnh hơn nữa
việc cải cách hành chính, giáo
dục, pháp luật
- Phải giải quyết tốt tăng
trưởng kinh tế với công bằng xã
hội.
3.4. Sử dụng phương pháp lập bảng để tìm ra những điểm giống nhau và

khác nhau trong mỗi vấn đề chung.
Ví dụ 1: So sánh các chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước ASEAN.
Ví dụ 2: So sánh nội dung chủ yếu của 2 văn kiện của Đảng trong năm 1930.
- Bước 1: Xác định vấn đề chung: Chiến lược phát triển kinh tế, Nội dung
chủ yếu của 2 văn kiện.
- Bước 2: Xác định nội dung cụ thể phải hình thành.
8
+ Ở ví dụ 1: Thời gian, mục tiêu, nội dung, thành tựu, hạn chế của hai chiến
lược kinh tế.
+ Ở ví dụ 2: Tình chất,nhiệm vụ trước mắt, lực lượng lãnh đạo, lực lượng
tham gia được trình bày trong hai văn kiện …
- Bước 3: Lập bảng biểu, hoàn thành bài tập
- Bước 4: Tìm ra những điểm giống nhau
+ Ở ví dụ 1: Chiến lược đều được thực hiện ở 5 nước ASEAN.
+ Ở ví dụ 2: Đều là các văn kiện của Đảng trong năm 1930.
- Bước 5: Tìm ra những điểm khác nhau
+ Ở ví dụ 1: Khác nhau về mục tiêu, biện pháp, kết quả.
+ Ở ví dụ 2: Khác nhau về nhiệm vụ trước mắt, về lực lượng cách mạng
( quan điểm giai cấp, nhiệm vụ chống đế quốc, phong kiến).
- Bước 6: Rút kinh nghiệm:
Ở các vấn đề này, khi triển khai ôn tập thường hay mắc các lỗi như: Học sinh
chủ quan: Vì các bảng so sánh này đã có sẵn trong tài liệu ôn tập, nên học
sinh ít phải đầu tư nghiên cứu, cho là dễ dẫn đến qua loa ; Chưa hoàn thiện
kiến thức, kỹ năng: Phần lớn học sinh chỉ mới hình thành ở mức độ 1 ( hoàn
thành bảng biểu ). Các mức độ tiếp theo như so sánh, nhận xét, đánh giá…
chưa thuần thục.
Cách khắc phục:
+ Ôn tập kỹ.
+ Sử dụng nhiều thao tác trong ôn tập: Đặt câu hỏi, nhấn mạnh các ý chốt,
hướng dẫn học sinh biết phân biệt nội dung kiến thức (giống, khác nhau…)

+ Ôn tập gắn với hình thành kỹ năng cho học sinh.
3.5. Một số cách cụ thể để ôn tập dựa trên cơ sở thiết lập “một vấn đề
chung”.
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy :
- Nội dung kiến thức trình bày trong sách giáo khoa thường theo trình tự thời
gian. Các vấn đề cụ thể cũng được sắp xếp theo trình tự thời gian. Điều này
có một thuận lợi cơ bản là: Sách giáo khoa sẽ cung cấp 1 hệ thống kiến thức
đủ để học sinh có thể hoàn thành được các câu hỏi ở mức độ “nhận biết”
“thông hiểu” ( chiếm khoảng 40 – 50% yêu cầu của các đề thi)
- Việc kiểm tra đánh giá học sinh lại có yêu cầu cao hơn ( nhất là các kỳ thi
HSG và ĐH – CĐ). Mỗi đề thi ít nhất có từ 2 đến 3 câu hỏi khó đòi hỏi học
sinh có trình độ nhận thức cao hơn (vận dụng, sáng tạo) mới đảm bảo được
nội dung yêu cầu.
Như vậy: Học sinh phải được ôn tập tốt hơn và phải biết vận dụng tốt hơn.
Việc ôn tập phụ thuộc nhiều vào giáo viên, còn việc vận dụng phụ thuộc
nhiều vào học sinh.
Tôi mạnh dạn đưa ra một số cách cụ thể để ôn tập kiến thức lich sử trên cơ
sở“cùng một vấn đề chung”.
Cách 1: Tìm ra “các đơn vị kiến thức’’ trong mỗi “vấn đề chung’’.
9
Ví dụ: Cho bài tập:
a. Kể tên các tổ chức quốc tế , khu vực đã học
b. Cho biết: Thời gian thành lập, số lượng thành viên, mục tiêu, vai
trò của mỗi tổ chức, thời gian Việt Nam gia nhập.
* Cách thực hiện:
- Vấn đề chung được nêu: Các tổ chức quốc tế và khu vực.
- Phạm vi kiến thức: Nằm rải rác ở bài 1 (mục II); bài 4 (mục IV); bài 8 (mục
V) của sách giáo khoa nâng cao.
- Các đơn vị kiến thức phải hoàn thành: Thời gian thành lập của mỗi tổ chức,
số lượng thành viên của mỗi tổ chức, mục tiêu của mỗi tổ chức, thời gian Việt

Nam gia nhập (hoặc đặt quan hệ), triển vọng của mỗi tổ chức
- Kỹ năng cơ bản cần hình thành cho học sinh: Kỹ năng khai thác SGK, kỹ
năng sắp xếp lại các kiến thức mới theo một “mô hình chung”, kỹ năng tổng
hợp…
* Thực hiện:
+ Giáo viên chủ động đưa ra yêu cầu nội dung ôn tập, hướng dẫn học sinh
khai thác SGK, kiểm tra bài tập của học sinh
+ Học sinh tích cực làm bài tập, nắm vững kiến thức cơ bản, phát triển kỹ
năng.
* Sử dụng kiến thức ôn tập: Nội dung ôn tập được sử dụng vào các đề kiểm
tra cuối kỳ, ôn thi HSG và ĐH – CĐ.
Cách 2: Tổng hợp theo vấn đề:
a. Cho bài tập: Khái quát các xu thế phát triển của lịch sử thế giới
hiện đại từ sau chiến tranh thế giới đến nay.
b. Thực hiện:
- Xác định “vấn đề chung” của đề bài: “Các xu thế của lich sử thế giới hiện
đại”
( nhiều xu thế). Thời gian: Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay (dài)
- Các nội dung cụ thể của bài tập: Kể tên được các xu thế đi liền với các mốc
thời gian (mở đầu, kết thúc); các biểu hiện cụ thể của các xu thế đó; hệ quả
( hoặc hậu quả) của chúng.
- Trên cơ sở đã xác định được nội dung yêu cầu của đề bài, giáo viên hướng
dẫn học sinh lập bảng.
- Phạm vi kiến thức: Nằm ở bài 20 - Lịch sử 12 nâng cao
Nội dung Thời gian Biểu hiện Hệ quả
Xu thế đối đầu Xô - Mỹ
Xu thế hòa hoãn Đông -
Tây
Xu thế “toàn cầu hóa”
10

Xu thế sau “chiến tranh
lạnh”
- Dự kiến khả năng thực hiện:
+ Giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn cho học sinh, thiết kế nội dung ôn
tập.
+ Học sinh là người thực hiện, tự giác chủ động tìm kiến thức để hoàn thành
nội dung bài tập.
- Vận dụng kiến thức: Kiến thức của đề bài được sử dụng vào việc kiểm tra
miệng, kiểm tra định kỳ. thi học kỳ và ôn thi học sinh giỏi.
Cách 3: Nâng cao dần mức độ khó của “vấn đề chung”.
Ví dụ: Cho bài tập lớn: Cuộc đấu tranh của nhân dân ta để giành quyền
dân tộc cơ bản trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Cách thực hiện:
- Xác định “vấn đề chung” bao quát: Quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt
Nam.
- Mức độ khó dần của nhận thức: Đấu tranh từng bước để giành được quyền
dân tộc cơ bản trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
- Phạm vi kiến thức: Nằm rải rác ở các bài: 19 mục II, bài 20 mục II, bài 23
mục III, bài 24
- Triển khai nội dung ôn tập theo yêu cầu nâng cao dần mức độ khó của “vấn
đề chung”
Bồi dưỡng kiến thức
Bồi dưỡng kỹ
năng
1.Nêu vấn đề: Trong tuyên ngôn độc lập Bác Hồ đã
từng khẳng định: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự
do, độc lập…Như vậy, độc lập dân tộc là quyền dân tộc
cơ bản nhất. Ngoài ra quyền dân tộc còn bao hàm các
quyền cơ bản khác như: thống nhất, chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ…

2. Cuộc đấu tranh để giành các quyền dân tộc cơ bản:
Ngay sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập, Pháp quay
lại xâm lược, quyền dân tộc bị đe dọa (chúng ngoan cố
không chịu công nhận nền độc lập cho ta. Ta kiên trì
đấu tranh buộc Pháp phải ký hiệp định sơ bộ 6/3. Với
hiệp định ta buộc Pháp phải công nhận ta là 1 nước tự
do (quyền độc lập chưa trọn vẹn)
- Từ 1946 – 1953: Ta đẩy mạnh đấu tranh quân sự kết
hợp với ngoại giao. Năm 1954, bằng chiến thắng Điện
Biên Phủ buộc Pháp phải chấp nhận thất bại. Hiệp định
Genevo được ký. Ta được công nhận các quyền dân tộc
Nhận biết
Giải thích
Thông hiểu, so
sánh, đánh giá
11
cơ bản: Độc lập, thống nhất, chủ quyền, toàn vẹn lãnh
thổ.
- Sau khi hiệp định Genevo được ký kết, quyền dân tộc
cơ bản lại một lần nữ bị đe dọa: Việt Nam bị chia chắt
làm 2 miền, lãnh thổ chưa thống nhất…Cuộc đấu tranh
giành lại các quyền dân tộc cơ bản vẫn còn tiếp diễn.
- Trải qua 20 năm kháng chiến chống Mỹ, dù phải hi
sinh nhiều người, nhiều của nhưng nhân dân Việt Nam
kiên quyết đấu tranh đòi cho được các quyền dân tộc cơ
bản: Năm 1973 với việc ký hiệp định Pari Mỹ phải công
nhận. Cuộc kháng chiến kết thúc.
Phân tích
Thông hiểu, vận
dụng kiến thức

lịch sử
Lưu ý: Đây là những vấn đê rất khó khi hướng dẫn ôn tập cho học sinh, giáo
viên nêu căn cứ vào khả năng tiếp thu của từng học sinh để có phương pháp
ôn tập cho phù hợp
Cách 4: Phát triển “ ngoại diên” của khái niệm:
- Thông thường: Một vấn đề hay một khái niệm bao gồm 2 mặt
+ Nội hàm: Là những kiến thức chung nhất, cơ bản nhất cho vấn đề chung
+ Ngoại diện: là phần mở rộng nâng cao của vấn đề. Mỗi khái niệm có thể từ
1,2 đến 3 vấn đề được mở rộng, được phát triển thêm.
- Có thể bồi dưỡng kiến thức kỹ nănh cho học sinh thông qua việc ôn tập
trên cơ sở phát triển phần “ngoại diện” của khái niệm.
Ví dụ: Vấn đề: Các thắng lợi quân sự của ta trong 2 cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ.
- Phân tích đề: + Nội hàm: Các thắng lợi quân sự của ta
Ngoại diên: Thắng lợi quân sự đầu tiên ; Thắng lợi quyết
định ; thắng lợi có tác dụng mở ra bước ngoặt
- Các bước tiến hành:
+ Xác định nội hàm, ngoại diện
+ Xem xét yêu cầu của đề bài để lựa chọn phương pháp. Nếu yêu cầu của đề
bài là: “Kể tên các thắng lợi quân sự của ta” thì dùng phương pháp lập bảng.
Nêu yêu cầu của đề bài là: “cho biết thắng lợi nào có ý nghĩa quyết định. Vì
sao?” thì ta nên dùng phương pháp lập luận, trình bày kèm theo giải thích vì
sao.
+ Xem xét yêu cầu của đề bài để lựa chọn kiến thức: Giáo viên hướng dẫn
học sinh chủ động lựa chọn kiến thức đúng để hoàn thành bài tập được giao.
Kiểm tra kiến thức của học sinh: Ra bài tập - chấm chữa- rút kinh nghiệm.


12
Phân tích đề Nhận dạng đề Lựa chọn KT

Vấn đề ôn
tập
Mở rộng vấn
đề
Các câu hỏi, bài tập thường
gặp
SGK lớp 12
NC
VD1: Các
thắng lợi
của ta
trong 2
cuộc kháng
chiến
Thắng lợi
quân sự lớn
nhất
Thắng lợi
quân sự quyết
định
Thắng lợi
quân sự mở
ra bước ngoặt
Trình bày thắng lợi quân sự
lớn đầu tiên của ta trong
cuộc kháng chiến chống
Pháp.
Trong cuộc khang chiến
chống Pháp của nhân dân
Việt Nam, thắng lợi nào có

ý nghĩa quyết định? Vì sao?
Trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ của nhân dân
Việt Nam, thắng lợi nào có
ý nghĩa m ở ra b ư ớc ngoặt
đối với cuộc kháng chiến…
giải thích “bước ngoặt’’ đ ó
Bài 21
Bài 23
Bài 24. Mục II
Bài 26. Mục I
Bài 27.Mục I,II
VD2:
Phương
thức giành
chính
quyền
trong chiến
tranh cách
mạng ở
Việt Nam
Phương thức
giành chính
quyền trong
cách mạng
tháng 8/1945
Trong thời kỳ
Mỹ - Diệm
Trong giai
đoạn cuối

cuộc kháng
chiến chống
Mỹ
Phương thức giành chính
quyền trong cách mạng
tháng 8/1945 được đề ra và
thực hiện như thế nào?
Dựa trên cơ sở nào, Bộ
chính trị cho phép nhân dân
miền Nam được sử dụng
bạo lực cách mạng để giành
chính quyền vào đầu 1959.
Nêu diễn biến và kết quả
của phong trào đấu tranh đó.
Chủ trương đánh đổ Mỹ -
Ngụy giành chính quyền về
tay nhân dân đã được Đảng
ta đề ra trong 2 mùa xuân
1968 và 1975? Nêu kết quả
và ý nghĩa của việc thực
hiện chủ trương đó
Bài 18.Mục II
Bài 19.MụcI
Bài 24
Bài26.MụcI
Bài 29. Mục III
13
Trên đây là toàn bộ nội dung ôn tập mà tôi đã triển khai cho học sinh 12
nhằm bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho các em để các em tự tin bước vào
mùa thi mới.

4. Kết quả:
4.1. Những kết quả đã đạt được:
- Trong việc bồi dưỡng học sing giỏi cấp tỉnh, tôi đã có nhiều giải học sinh
giỏi trong đó có giải nhất, giải ba và rất nhiều giải khuyến khích (em Lại Văn
Nhất giải nhất, em Nguyễn Thị Tâm, em Trần Đức Đại, em Lê Thị Đang giải
3… và rất nhi ều giải khuyến khích )
- Trong việc ôn thi vào các trường ĐH - CĐ: nhiều em đạt điểm bộ môn cao
từ 7.5 trở lên như em: Lại Văn Nhất 8,0 điểm, em Nguyễn Thị Trang 8.5
điểm, em Nguyễn Thị Nhung 8.0 điểm, em Hoàng Thị Xuân 7.5 điểm Hiện
các em đang là những sinh viên xuất sắc trong các trường ĐH luật, KHXH
nhân văn, Học viện báo chí, Học viện cảnh sát, Học viện an ninh…
- Trong việc ôn thi tốt nghiệp THPT: Học sinh có đủ kiến thức kỹ năng để
làm bài thi. Không có học sinh yếu về môn sử.
Có được các thành tích như trên là do: Sự quan tâm của nhà trường, nhu
cầu xã hội, sự nỗ lực phấn đấu của các em và cũng có một phần đóng góp của
bản thân tôi.
4.2. Một số mặt hạn chế:
- Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi: Bên cạnh những em có khả năng thực
sự, còn rất nhiều em chưa đáp ứng được kỳ vọng của bản thân và thầy cô.
Trong quá trình thi cử các em còn yếu khả năng phân tích đề, lựa chọn kiến
thức cơ bản nên kết quả làm bài chưa cao ( năm 2012 – 2013 có 5/7 học sinh
đạt từ 10.5 điểm trở lên nhưng chưa có giải).
- Trong việc ôn thi ĐH – CĐ: Số lượng học sinh đạt điểm cao chưa nhiều so
với 3 môn khối, môn chưa là môn ưu thế.
Nguyên nhân: Do áp lực thi cử quá nặng nề, học sinh chưa chăm chỉ, chưa
sáng tạo trong làm bài; nhu cầu xã hội những năm gần đây giảm sút; và trong
đó có 1 phần từ phía giáo viên (nặng về truyền thụ kiến thức, chưa nghiêm
túc với học sinh ).
4.3 Bài học kinh nghiệm:
- Giáo viên phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kiến thức, chuyên

môn, nghiệp vụ…xem học tập là nhiệm vụ suốt đời của mỗi giáo viên.
- Giải quyết hài hòa giữa các khâu trong quá trình dạy học: giữa dạy kiến
thức với ôn tập; giữa ôn tập kiến thức cơ bản với nâng cao…
- Phải có phương pháp ôn tập tốt: Xác định kiến thức cơ bản, lựa chọn mức
độ thời gian, xác định yêu cầu kiến thức kỹ năng, kiểm tra thực chất việc ôn
tập của học sinh.
- Tăng cường tương tác giữa giáo viên với học sinh qua thi cử: Việc kiểm tra
thi cử phải được tiến hành thường xuyên, nghiêm túc. Sau mỗi lỳ thi nên
14
giành thời gian thích hợp để nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm chung để
việc dạy và học ngày càng có kết quả cao hơn.
- Cập nhật kiến thức thường xuyên qua tài liệu, sách vở, đồng nghiệp, mạng
internet để tránh nguy cơ tụt hậu.
- Rèn cho học sinh phương pháp học tập tích cực, chủ động kiến thức dưới sự
hướng dẫn của giáo viên. Học sinh phải có tinh thần học tập nghiêm túc, phải
nhận thức rõ ràng sự khac biệt giữa học để biết và học để thi như thế nào.

C. KẾT LUẬN VẤN ĐỀ
15
- Trong cấp học THPT: Các kỳ thi luôn được coi trọng vì nó phản ánh được
chất lượng dạy và học của giao viên và học sinh, là thước đo để đánh giá sự
nỗ lực, phấn đấu của thầy và trò.
- Muốn có kết quả tốt phải bắt đầu từ người thầy trước. Không có học trò dốt,
chỉ có người thầy chưa giỏi: Phải bắt đầu từ những kỹ năng đơn giản nhất như
dạy bài mới như thế nào cho tốt, ôn tập như thế nào để bồi dưỡng được kiến
thức, kỹ năng…Kiến thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm tư cách của người thầy
có sức lan tỏa lớn đối với học sinh.
- Đề tài của tôi không bắt nguồn từ những ý tưởng lớn lao mà xuất phát từ
thực tế mà tôi đã bắt gặp trong quá trình ôn tập nhiều năm. Nội dung, kiến
thức của để tài giúp cho học sinh làm tốt hơn, học tốt hơn, rèn tốt hơn những

vấn đề cơ bản của lcịh sử Việt Nam và lịch sử Thế giới mà sách giáo khoa đã
nêu ra. Vì vậy tôi cũng tin tưởng rằng: Đề tài của tôi sẽ được áp dụng rộng
rãi, nhất là đối tượng học sinh giỏi và ôn thi ĐH – CĐ.
Tôi mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía đồng nghiệp, các tổ
chức chuyên môn để tôi làm được tốt hơn trong những năm tới.

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị không sao chép của người khác
Yên định , ngày 1 tháng
4 năm 2013
Người viết
Nguyễn Thị Hạnh
16
PHỤ LỤC
1. Phụ lục 1: Chiến lược phát triển kinh tế của 5 nước ASEAN:
Nội dung
so sánh
Những năm 50 – 60 (XX) Những năm 60 – 70 (XX)
Tên chiến
lược
Chiến lược kinh tế hướng
nội
Chiến lược kinh tế hướng ngoại
Nội dung Đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp trong
nước thay thế nhập khẩu
Mở cửa nền kinh tế, thu hút vốn
và kỹ thuật nước ngoài, đẩy
mạnh xuất khẩu
Mục tiêu Nhanh chóng xóa bỏ nghèo

nàn lạc hậu
- Khắc phục hạn chế
- Thúc đẩy kinh tế phát
triển
-
Thành tựu Đáp ứng nhu cầu của nhân
dân phát triển một số ngành
chế biến chế tạo, giải quyết
nạn thất nghiệp
- Kinh tế tăng trưởng
nhanh
- Cơ cấu kinh tế thay đổi
- Đời sống nhân dân được
nâng cao
-
Hạn chế - Thiếu vốn
- Chi phí sản xuất cao,
thua lỗ
- Tham nhũng, quan
liêu
- Phụ thuộc vốn, thị trường
bên ngoài
- Sức ép cạnh tranh
- Đầu tư bất hợp lý
-
2. Phụ lục 2: Các tổ chức quốc tế và khu vực:
Liên hợp quốc ASEAN EU
Ngày
thành lập
24/10/1945 8/8/1967 1/7/1967: thành lập

EC
1/1/1993: thành lập
EU
Số lượng
thành
viên
192 thành viên (2006) 10 th ành vi ê n
(đến nay)
27 th ành vi ê n
(2007)
Mục tiêu -Duy trì hòa bình an
ninh thế giới
-Thúc đẩy MQH giữa
các thành viên
-Phát triển kinh tế,
văn hóa thông qua
nỗ lực hợp tác.
-Xácđịnh xây
dựng Đông Nam
Á thành khu vực
Hợp tác giữa các
thành viên giữa các
thành viên trên các
lĩnh vực: Kinh tế,
tiền tệ, đối ngoại, an
ninh chung
17
ổn định, thịnh
vượng
Vai trò Giải quyết nhiều vấn

đề tranh chấp, xung
đột, chống chiến
tranh hạt nhân, bảo vệ
hòa bình.
Tăng cường mối quan
hệ hữu nghị hợp tác
trên nhiều lĩnh vực
Giải quyết nhiều vấn
đề mang tính toàn cầu
Xác định nguyên
tắc hoạt động.
Hợp tác về văn
hóa, giáo dục, y tế,
TDTT…
Mở rộng quan hệ
quốc tế ASEAN
+1,+2,+3.
Thành lập Nghị viện
chung
Hủy bỏ sự kiểm soát
đi lại của công dân
7 nước
Thành lập Ngân
hàng chung
Sử dụng đồng tiền
chung
Việt
Nam đặt
quan hệ
9/1977 28/7/1995 1990

3. Phụ lục 3: Các xu thế của thế giới hiện đại (sau chiến tranh
thế giới đến nay)
Nội dung Xu thế đối đầu Xu thế hòa hoãn Xu thế toàn cầu
hóa
Thời gian 1947 đến nửa đầu
những năm 70
(XX)
Nửa đầu 70 đến
1989
Những năm 80
(XX) trở lại đây
Biểu hiện -Lời tuyên bố của
tổng thống Mỹ.
-Các cuộc chiến
tranh cục bộ nhiều
nơi (chiến tranh
Đông Dương,
chiến tranh Việt
Nam, chiến tranh
Triều Tiên)
-Các hiện tượng
đối đầu căng thẳng
(phong tỏa Berlin,
khủng hoảng
Caribe)
-Cả Mỹ và Liên
Xô đều có quan hệ
đến các SK…
- Hiệp định Bon
(11/1972)

- Các cuộc gặp gỡ
bí mật giữa Liên
Xô - Mỹ nhằm cắt
giảm vũ khí chi ến
l ư ợc
- Định ước
Henxiki (tháng
8/1975)
- Nhiều cuộc gặp
gỡ cấp cao giữa
Liên Xô và Mỹ
dẫn đến nhiều văn
kiện được ký kết…
- Sự phát triển
nhanh chóng của
quan hệ quốc tế.
- Sự phát triển to
lớn và tác động
của nhiều công ty
xuyên quốc gia.
- Sự sát nhập và
hợp nhất của các
công ty thành các
tập đoàn lớn.
- Sự ra đời của các
tổ chức kinh tế,
thương mại, các tổ
chức và khu vực
18
Hậu quả -Thế giới luôn

trong tình trạng
căng thẳng đối đầu
- Liên Xô – Mỹ ra
sức chạy đua vũ
trang
- Chiến tranh lạnh
chấm dứt 12/1989
- Liên Xô - Mỹ
cung nhau giải
quyết, các vấn đề
quốc tế…
- Là xu thế khách
quan, không thể
đảo ngược.
- Có tác động tích
cực và tiêu cực đến
các nước đang phát
triển…
4. Phụ lục 4: Các thắng lợi quân sự quyết định có tác dụng mở
ra bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ:
Tên thắng lợi
quân sự
Kết quả Gi ải th ích bước ngoặt
Đồng Khởi
(1960)
- Mở ra vùng giải
phóng rộng lớn.
- Dẫn đến sự ra đời
của mặt trận
DTGPMNVN và

quân giải phóng
- Chấm dứt thời kỳ ổn định tạm
thời của Mỹ, Ngụy…
- Thúc đẩy sự phát triển của cách
mạng Miền Nam
- Được xem như bước ngoặt chuy
ển cách mạng miền Nam từ thế gi
ữ g ìn lực lượng sang thế t ấn c
ông
Tổng tiến công
và nổi dậy tết
Mậu Thân 1968
Đợt 1: Loại 147000
tên, phá hủy 1 khối
lượng lớn phương
tiện, vũ khí…
- Tấn công vào các vị trí quan
trọng của Mỹ - Ngụy tại các đô
thị làm lung lay ý chí xâm lược
- Mỹ phải chấp nhận đàm phán
với ta
Tấn công chiến
lược 1972
-Ta chọc thủng 3
tuyến phòng thủ quan
trọng…
-Loại 20 vạn tên, giải
phóng nhiều vùng đất
rộng lớn đông
dân

-Giáng 1 đòn nặng nề buộc Mỹ
phải Mỹ hóa.
-Thúc đẩy cuộc đấu tranh của ta
trên bàn đàm phán
- Mở ra bước ngoặt
Trận 12 ngày
đêm cuối 1972
Hà Nội, Hải Phòng
bắn rơi 81 máy bay
( 34 B52, 5 F11…)
Thắng lợi quân sự quyết định
buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris
với ta.
19


Tài liệu tham khảo
Sách giáo khoa lich sử 12 (nâng cao) NXB Giáo dục . Phan Ngọc
Liên tổng chủ biên
Sách giáo viên môn Lịch sử lớp 12 . NXB Giáo dục .Phan ngọc
Liên tổng chủ biên
Chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên. NXB Giáo dục . Nguyễn
Xuân Trường- Nguyễn Hải Châu đồng chủ biên
Chuyên đề thay sách lớp 12. Môn Lịch sử …NXB Giáo dục. Phan
Ngọc Liên tổng chủ biên
Đề thi HSG các năm, đề thi ĐH – CĐ các năm, tài liệu ôn thi tốt
nghiệp hàng năm
Tài liệu khác.
20

×