Tải bản đầy đủ (.ppt) (15 trang)

Bài dự thi sáng tạo của giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.67 KB, 15 trang )

Môn: Âm nhạc 5
Giáo viên: Đỗ Thị Thủy Tiên
I/ THIẾT KẾ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN
II/ MỤC TIÊU CUẢ SẢN PHẨM
III/ BỐI CẢNH ỨNG DỤNG SẢN PHẨM VỚI NỘI DUNG GIẢNG DẠY TẠI
TRƯỜNG
IV/ KHÍA CẠNH CÔNG NGHỆ
V/ TIẾN HÀNH VÀ QUẢN LÝ SẢN PHẨM GIẢNG DẠY
VI/ THÔNG TIN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG GIẢNG DẠY
VII/ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
VIII/ LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
IX/ THỰC HIỆN CỦA HS
MÔ TẢ SẢN PHẨM
1/ Mục đích thiết kế dự án
Hưởng ứng việc Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp
giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, sáng
tạo gây cho học sinh hứng thú, niềm vui trong học tập.
Ngoài ra, muốn truyền thụ kiến thức một cách hiệu quả nhất tới học sinh
lứa tuổi tiểu học thì phải hiểu được tâm lý của trẻ, trong đó bài học trực
quan gắn liền với sở thích của trẻ, tạo cho trẻ có nhu cầu được học, hiểu
rõ được trách nhiệm của mình, sẵn sàng tiếp nhận kiến thức.
Với phương pháp học tích cực trên, học sinh sẽ được
hoạt động theo nhóm để cùng nhau giải quyết những
yêu cầu đặt ra, góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỷ
luật, tính chính xác, khoa học, phát triển tư duy và
năng khiếu.
2/ Đối tượng học sinh:
I/ THIẾT KẾ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN

Học sinh lớp 5, độ tuổi: 10


Học sinh khá giỏi tiếp thu nhanh, nhớ lâu hơn

Học sinh trung bình, yếu cũng tiếp thu dễ dàng hơn, ghi nhớ lâu hơn.
3/ Dự án phù hợp với tình hình thực tế của giáo dục Việt Nam, vì:
Ngày nay việc đưa công nghệ thông tin vào việc giảng
dạy đúng với nhu cầu được học của học sinh và đúng
theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo: nâng cao
hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới
phương pháp giảng dạy: lấy học sinh làm trung tâm
Giáo viên cũng được bồi dưỡng kiến thức về CNTT
để có thể ứng dụng được các phần mềm tạo sự
thân thiện trong môi trường dạy và học .
Học sinh được tiếp xúc với phương pháp đổi mới
trong học tập, được tạo sự thân thiện, phát huy
tính chủ động trong việc học, đáp ứng nhu cầu
được tiếp cận với CNTT
Trở về trang đầu
I/ THIẾT KẾ VÀ LẬP KẾ HOẠCH CHO DỰ ÁN
II/ MỤC TIÊU CUẢ SẢN PHẨM
Bồi dưỡng tình cảm lành mạnh, kích thích tiềm năng nghệ thuật
làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Giúp học
sinh hứng thú lâu dài với việc học tập, tạo không khí thoải mái,
các bé đều có thể tiếp thu dễ dàng và tự giác học tập, chịu trách
nhiệm với việc học tập của mình
Sản phẩm được thiết kế cho việc giảng dạy vì
bài học trực quan gắn liền với nhu cầu, sở thích
của trẻ , thời lượng của bài cũng phù hợp cho
một tiết học
Học sinh được hưởng lợi từ sản phẩm: Học sinh yêu
thích , giúp trẻ dễ tiếp thu: nhớ vị trí nốt nhạc trên

khuông, biết cách thể hiện đúng cao độ, trường độ, ,
ghi nhớ lâu hơn và đọc bài tập đọc nhạc tốt hơn. Biết
yêu thích nét đẹp của dân ca
Trở về trang đầu
III/ BỐI CẢNH ỨNG DỤNG SẢN PHẨM VỚI NỘI DUNG GIẢNG DẠY
TẠI TRƯỜNG
Nhà trường luôn khuyến khích, trang bị cơ sở vật
chất, tạo điều kiện tốt nhất cho giáo viên và học
sinh đổi mới phương pháp dạy học và ứng dụng
CNTT trong công tác giảng dạy
Sản phẩm được giảng dạy ở tiết 11, vào thời điểm đầu
tháng 11, nhân dịp kỷ niệm ngày Nhà Giáo Việt Nam và
trường cũng tổ chức “ Hội thi Dạy tốt “ cấp trường, cấp
Quận
Nội dung bài giảng cũng phù hợp với chủ đề của tháng 11.
Trở về trang đầu
IV/ KHÍA CẠNH CÔNG NGHỆ
1/ Giáo viên ứng dụng những hiệu ứng của powerpoint, tạo các nút
liên kết các hoạt động logic, phong phú, tạo sự sinh động, hứng thú,
dễ tiếp thu, làm học sinh tích cực, hào hứng theo dõi các nội dung
hoạt động của bài
Sử dụng internet với các công cụ tìm kiếm như
google để tìm kiếm các tư liệu, những hình ảnh
minh họa phù hợp với bài giảng ( phần nghe
nhạc bài Lý ngựa ô ), tạo hiệu ứng thích hợp làm
học sinh vô cùng thích thú như được xem phim
trong phần nghe nhạc
Sử dụng các phần mềm để cắt phim, lồng âm thanh
trong clip về kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
IV/ KHÍA CẠNH CÔNG NGHỆ

2 / Những kỹ năng CNTT và phần mềm được ứng dụng trong sản phẩm
 Các phần mềm Microsoft Word để soạn giáo án, powerpoint để soạn
bài trình diễn
 Cắt nhạc : Phần mềm Cool Edit Pro
 Nén, chuyển file âm thanh từ *.cda sang *. Mp3: Phần mềm Jet Audio
 Loại bỏ âm thanh, chỉ lấy hình trong clip: VCD Cutter
 Cắt phim, lồng nhạc: Adobe Premiere Pro CS3
 Tạo file nhạc trong phần luyện thanh và các nốt nhạc trong bài TĐN:
Phần mềm Encore
3/ Các thiết bị dạy học điện tử, công cụ hỗ trợ bài giảng
 Phòng nghe nhìn, máy chiếu, laptop, máy chụp hình, máy quay phim
 Nhạc cụ gõ
Trở về trang đầu
V/ TIẾN HÀNH VÀ QUẢN LÝ SẢN PHẨM GIẢNG DẠY
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: ÂM NHẠC 5
Tiết 11: -TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN số 3
-NGHE NHẠC
MỤC TIÊU
CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP
Thời gian GIÁO VIÊN HỌC SINH
1’
1’
Slide 1: Slide chào
Slide 2: - Giới thiệu bài học
Luyện thanh
Giáo viên click vào 3 nốt nhạc trước dòng chữ
luyện thanh có trigger âm thanh 5 nốt
Đồ Rê Mi Fa Sol
Sol Fa Mi Rê Đồ

Đồ Rê Mi Fa Sol Fa Mi Rê Đồ
Lớp trưởng hô: Một
Cả lớp hô: Thẳng lưng
* LT: Hai
Cả lớp hít thở
•LT: Ba
Cả lớp luyện thanh
à a a a á
á a a a à
à a a a á a a a à
Hs đọc được bài TĐN số 3, thể hiện đúng độ dài các nốt đen, nốt
trắng móc đơn.
Nghe và cảm nhận 1 bài dân ca.
Thời
gian
GIÁO VIÊN HỌC SINH
4’
3’
2’
4’
Slide 3: Kiểm tra bài cũ: Những bông hoa,
những bài ca.
Cho hs xem phim và đặt câu hỏi cho hs nhớ lại
tên bài hát, tác giả bài hát đã học ở tiết trước
Cho cả lớp hát ôn kết hợp gõ đệm theo nhịp,
phách ( tuỳ lớp)
Gọi vài hs hát ( click hình động)
Gv nhận xét, sửa sai, tuyên dương những em hát
tốt
Slide 4: Giảng bài mới

Tập đọc nhạc:TĐN số 3
GV cho hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi gợi ý:
Các em thấy bài TĐN này gồm có những nốt nào?
Nốt nào cao nhất, nốt nào thấp nhất?
Gv click chuột cho đáp án
Slide 5: Luyện tập cao độ: Đô- Rê- Mi- Son- La
Slide 6: Luyện tập tiết tấu
Gv đặt câu hỏi những hình nốt có trong bài? Hình
tiết tấu chung của bài là gì? Trở về slide 4 để xem
Sau đó trở về slide 6: click Giới thiệu hình tiết tấu
chính trong bài
Gv hướng dẫn hs đọc và vỗ tay theo tiết tấu từng
câu và cả bài (sau đó theo phách: tùy trình độ lớp).
Gọi vài em đọc và vỗ
Gv nhận xét, tuyên dương.
Theo dõi đoạn video clip.
Xung phong trả lời câu hỏi
Cả lớp hát ôn và gõ đệm
Cá nhân hát
Dùng chuột chỉ vào các nốt có trong
bài: Đồ Rê Mi Son La
Nốt La cao nhất, nốt Đồ thấp nhất
Nghe và theo dõi đáp án
Hs đọc theo đúng cao độ
Xung phong trả lời
Luyện tập tiết tấu theo sự hướng dẫn
của gv
Cá nhân xung phong luyện tập
Thời
gian

GIÁO VIÊN HỌC SINH
5’
5’
4’
3’
Slide 7: Luyện tập từng câu
Cho hs nói tên nốt trên khuông.
Cho hs vừa nói tên nốt, vừa vỗ theo phách.
Gv cho hs nghe mẫu từng câu nhạc và luyện tập.
Sau đó, tập đọc cả bài
Slide 8: Ghép lời
Cho hs ghép lời. (click vào chữ Ghép lời).
Cho hs đọc nhạc, ghép lời kết hợp gõ đệm theo
phách, nhịp.
Chia lớp thành 2 nhóm, 1 nhóm hát nốt, 1 nhóm
ghép lời kết hợp gõ đệm. Sau đó đổi bên.
Gọi vài em đọc.
Gv chú ý sửa sai, tuyên dương
Slide 9: Nghe nhạc
Giới thiệu tên bài hát, xuất xứ.
Cho hs nghe bài hát. (click chữ nghe nhạc)
Slide 10:
Cho hs phát biểu cảm nhận của hs về bài hát.
Trò chơi: Gv đưa bài nhạc Lý ngựa ô cho hs hát.
Giáo dục tư tưởng: Sau khi xem và nghe bài Lý
ngựa ô, chúng ta càng thêm yêu thích nét đẹp của
dân ca Nam bộ nói riêng và dân ca Việt Nam nói
chung
Nói tên nốt kết hợp với hình nốt
Vừa nói tên nốt, vừa gõ theo phách

Đọc nhạc theo đúng cao độ ghép với
hình tiết tấu bài tđn
Theo dõi các hiệu ứng của bài và ghép lời
Vừa đọc vừa gõ đệm theo phách,
nhịp.
Đọc nhạc theo sự phân công của gv
Từng tổ luyện tập.
Cá nhân xung phong đọc
Hào hứng theo dõi và lắng nghe
Phát biểu cảm nhận
Xung phong hát
Thời
gian
GIÁO VIÊN HỌC SINH
2’
1’
Slide 11: Củng cố
Cho hs đọc lại bài tđn kết hợp gõ đệm(click dòng
chữ “Đọc lại”)
Gọi vài em đọc để kiểm tra trình độ tiếp thu của
các em.
Slide 12: Dặn dò
Về nhà tập đọc kết hợp vỗ đệm bài TĐN số 3
Thực hiện bài tập trong SGK
Chép bài kỳ sau:
+ Học hát:Ước mơ
Nhạc: Trung Quốc
Lời Việt: An Hoà
Slide 12: Lời chúc kết thúc tiết học
Cả lớp đọc lại bài tđn kết hợp gõ đệm

Cá nhân xung phong đọc
Ghi nhớ
Trở về trang đầu
VI/ THÔNG TIN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG GIẢNG DẠY:
STT Hoạt động Cách thức tiến hành và các hoạt
động được lập kế hoạch
Lý do sử dụng CNTT
1 Luyện thanh Trong mỗi tiết học, hs đều được
luyện thanh.
2 Kiểm tra bài cũ Hs xem phim, nhớ lại bài cũ, sau đó
trả lời câu hỏi và xung phong hát
múa. Gv động viên, tuyên dương.
Tạo sự sinh động, lôi cuốn,
phong phú trong các hoạt động
3 Giới thiệu bài TĐN
số 3
Hs: Thảo luận nhóm, xung phong
lên trả lời. Gv click chuột cho đáp án
đúng
Tạo hiệu ứng cho các nốt nhạc
gây sự chú ý ở hs, giúp hs dễ
dàng nhận biết
4 Luyện tập cao độ Cả lớp cùng tích cực tham gia tập
luyện. Gv sửa sai
Các hiệu ứng tạo sự sinh động,
hứng thú, giúp hs dễ dàng nhận
biết các nốt nhạc và thể hiện
đúng cao độ, trường độ
5 Luyện tập tiết tấu Cả lớp cùng tích cực tham gia tập
luyện. Cá nhân xung phong. Gv sửa

sai, tuyên dương.
Luyện tập tai nghe và dễ dàng
nhận biết nhờ hiệu ứng đổi màu
nốt, chữ. Chuyển slide hợp lý.
6 Luyện tập từng câu Cả lớp cùng tích cực tham gia tập
luyện. Gv sửa sai.
Trực quan, dễ nhận biết các
nốt, phù hợp sở thích hs
VI/ THÔNG TIN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG GIẢNG DẠY:
STT Hoạt động Cách thức tiến hành và các hoạt
động được lập kế hoạch
Lý do sử dụng CNTT
7 Ghép lời Hs tích cực học tập và xung phong
phát biểu. Gv động viên, khuyến
khích.
Tạo các hiệu ứng đổi màu nốt
giúp hs thích thú, dễ học, biết
cách ghép lời
8 Nghe nhạc Hs hào hứng theo dõi và lắng nghe.
Gv tạo không khí thoải mái
Đưa các tư liệu, hình ảnh phù
hợp với nội dung bài nhạc kết
hợp các hiệu ứng tạo sự lôi
cuốn, thích thú, hấp dẫn hs
9 Trò chơi, phát biểu
cảm nhận
Gv điều khiển cho Hs tham gia sôi
nổi. Giáo dục tư tưởng cho hs qua
hoạt động này
Tạo hình động thích hợp giúp

hs hứng khởi, tích cực tham gia
hơn
10 Củng cố, trò chơi Đa số Hs đọc tốt bài TĐN. Gv chú ý
sửa sai
Hs thích thú, bài giảng sinh
động
Trở về trang đầu
VII/ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP
VIII/ LẬP KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Thang điểm đánh giá hs: Dựa vào các tiêu chí đánh giá môn Âm
nhạc của Bộ GD đưa ra.

Phương pháp đánh giá: Kiểm tra cá nhân hoặc từng nhóm 3- 4 em
trong các tiết dạy

Công cụ đánh giá: Sử dụng các thiết bị đồ dùng dạy học
IX/ THỰC HIỆN CỦA HS

Gv hướng dẫn hs chép bài vào vở để ghi nhớ.

Hs chuẩn bị ở nhà: Thực hiện theo sự dặn dò của gv.
Trở về trang đầu

Nguồn tài liệu tham khảo: Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 5, Sách Giáo
viên.

Tư liệu: Tìm trên mạng internet các hình ảnh minh họa phù hợp với nội
dung bài Lý ngựa ô.


Tư liệu điện tử: Đoạn video clip của trường quay nhân ngày 20/11

×