Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Hội chứng chèn ép khoang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.04 KB, 2 trang )

Hội chứng chèn ép khoang

1, Nguyên nhân:
.Tổn thương mạch máu.
.Gãy xương kèm theo bầm dập, đứt rách phần mềm.
.Đụng dập phần mềm lớn.
.Bỏng.
. Sau phẫu thuật kết hợp xương kín.
. Những BN khi gẫy xương có nguy cơ chèn ép khoang cao.

2, Cơ chế bệnh sinh:
+ Vòng xoáy bệnh lý :Sự tăng tăng thể tích các thành phần trong 1 khoang kín (do chảy
máu chẩy từ ổ gẫy vào trong các khoang, sự di lệch của đầu xương gãy, phù nề tổ chức)
gây ra sự tăng áp lực trong khoang, gây tác động trở lại chèn ép các tổ chức trong khoang
trong đó có mạch máu thần kinh.
+ Đầu tiên sự tăng áp lực khoang gây chèn ép tĩnh mạch > ứ máu tĩnh mạch ở ngoại vi
>tăng thấm dịch ra ngoài thành mạch > áp lực khoang càng tăng cao > chèn ép động
mạch > thiếu máu nuôi dưỡng cấp tính gây hoại tử tổ chức, hoại tử chi.
3,Triệu chứng lâm sàng: hội chứng thiếu máu ngoại vi

- Cảm giác đau như có người bóp chặt lấy bắp chân mặc gẫy xương đã được cố định, nắn
chỉnh rồi mà vẫn không đỡ, trái lại còn đau hơn.

- Cẳng chân sưng nề, căng cứng.

- Đau tăng khi làm cử động thụ động gấp các ngón chân.

- Bàn chân và các ngón chân sưng nề, tím lạnh, hồi lưu tuần hoàn kém hơn so với bên lành.

- Bắt mạch mu chân và ống gót đều yếu hơn so với bên lành thậm chí không bắt được.


- Vận động giảm, tê bì hoặc muộn hơn thì mất cảm giác .

4, Cận lâm sàng:

- Đo áp lực khoang: bình thường 0 mmHg. Tăng đến 20 là đe doạ và ≥ 30 mmHg là CEK rõ
và phải mổ giải áp.

- Siêu âm Doppler cấp cứu (không bắt buộc khi lâm sàng rõ) : đánh giá tình trạng tuần
hoàn trung tâm và ngoại vi của chi tổn thương (rất hữu dụng khi có tổn thương mạch máu
đi kèm).

5, Nguyên tắc điều trị:

-Giai đoạn nghi ngờ:
.Bỏ hết bột.
.Gác cao chân hoặc kéo liên tục nhẹ (2-4 kg).
.Phóng bế gốc chi Novocain 0,25% ( ngày 2 lần)
.Dùng thuốc giảm nề ( vừa tiêm vừa uống)

-Khi đã CEK rõ:
. Rạch mở cân cấp cứu.
. Rạch mở bao cân, mở thông đến tận ổ gẫy giải thoát dịch, máu tụ, để giải thoát chèn ép,
kiểm tra mạch máu, nắn chỉnh và cố định ổ gẫy.

6, Kết luận:

HC CEK là một tối cấp cứu, được chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng, diễn biến đôi khi
không rầm rộ nhưng để lại hậu quả nặng nề nếu không xử lý kịp thời.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×