I . TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Đặt câu hỏi là trung tâm của phương pháp dạy học tích cực. Điều quan trọng
là phải lựa chọn được loại câu hỏi thích hợp để kích thích tư duy của học sinh và
thu hút học sinh vào các cuộc thảo luận hiệu quả. Phương pháp dạy học bằng
cách đặt câu hỏi được thực hiện thơng qua việc đặt ra những câu hỏi thăm dị và
thách thức nhắm đến các kỹ năng tư duy bậc cao như phân tích, tổng hợp và
đánh giá. Đưa ra các câu hỏi có tính thách thức có thể kích thích học sinh khám
phá các ý tưởng và ứng dụng kiến thức mới vào nhiều tình huống khác.
Sử dụng các cách đặt câu hỏi khác nhau giúp học sinh suy nghĩ theo nhiều
cách mới lạ. Điểm trung tâm của một lớp học dựa trên phương pháp dạy học dự
án là các Câu hỏi Khái quát và bộ Câu hỏi Định hướng ở mức độ cao. Các câu
hỏi này được đưa ra ở đầu mỗi đơn vị bài học, học sinh sẽ tiếp tục khám phá và
giải quyết chúng trong suốt quá trình bài học.
Các câu hỏi yêu cầu học sinh tự bảo vệ ý kiến và giải thích lý do của mình
gọi là những câu hỏi mở. Các câu hỏi đóng là những câu hỏi có giới hạn, cho
phép 1-2 học sinh trả lời đúng hoặc sai. Câu hỏi mở kích thích học sinh đào sâu
suy nghĩ và đưa ra nhiều quan điểm. Khơng chỉ có một câu trả lời đúng. Đưa ra
các câu hỏi mở cho nhóm học sinh sẽ thu được vô số các ý tưởng và câu trả lời
khác nhau.
Hiện nay chất lượng dạy, học Địa lý trong các trường THPT đang giảm sút:
Học sinh không hứng thú trong học tập; việc tiếp thu kiến thức của học sinh còn
hạn chế. Tỉ lệ học sinh theo học khối C( Gồm các môn Văn, Sử, Địa) giảm sút
nghiêm trọng so với thời gian trước đây. Chất lượng mũi nhọn cũng gặp rất
nhiều khó khăn, nhiều trường THPT khơng thể lựa chọn đủ số lượng học sinh
cần thiết để thành lập một đội tuyển cho mơn Địa Lý.
Chính vì vậy mà đề tài này mong muốn qua việc sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
để nâng cao hứng thú cho học sinh trong học tập môn Địa Lý, từ đó nâng cao
chất lượng dạy, học bộ mơn.
Nghiên cứu được tiến hành trên 2 nhóm học sinh đang học lớp 11 trường
THPT Lê Lợi năm học 2012-2013. Lớp 11A8 là lớp thực nghiệm, lớp 11A9 là
lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế qua chủ để “
Một số vấn đề về châu lục và khu vực” , qua các bài :Một số vấn đề của Châu
Phi; một số vấn đề của Mĩ la tinh và bài một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á
và khu vực Trung Á. Kết quả đã cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt đến
kết quả học tập của học sinh: Lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơ so với lớp
đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là: 8,06
, điểm đầu ra của lớp đối chứng là 7,17. Điều dó chứng minh rằng việc sử dụng
kỹ thuật đặt câu hỏi trong dạy học Địa Lý lớp 11 đã làm nâng cao chất lượng
học tật cho học sinh lớp 11 trường THPT Lê Lợi.
1
II. GIỚI THIỆU
Chương trình Địa lý lớp 11 THPT(Chương trình chuẩn) có 35 tiết thực học.
Trừ 7 tiết ơn tập, kiểm tra 1 tiết giữa kỳ, học kì cịn lại 28 tiết( Phần khái quát
nền kinh tế-xã hội thế giới 7 tiết, phần địa lý khu vực và quốc gia: 21 tiết). Như
vậy thực tế học sinh lớp 11 THPT chỉ được học 21 tuần, mỗi tuần 1 tiết cho cả
phần khái quát nền kinh tế-xã hội thế giới và phần địa lý khu vực và quốc gia.
Với một khối lượng kiến thức rộng, lớn như vậy nên các giáo viên dạy địa lý
nếu khơng có những giải pháp cải tiến để nâng cao hứng thú cho học sinh trong
khi học thì sẽ khó khắc sâu được kiến thức cơ bản cho các em từ đó chất lượng
giảng dạy cũng sẽ không được nâng cao. Trong trường THPT Lê Lợi, với cương
vị tổ trưởng chuyên môn tôi đã theo dõi, dự giờ của tất cả các giáo viên môn Địa
lý và ngay cả trong giảng dạy của bản thân tôi trong nhiều năm nay. Mặc dù
trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong dạy học ngày càng nhiều.
Đặc biệt trong năm học 2012-2013 nhà trường đã lắp đặt cho mỗi lớp một máy
chiếu Projetter nhưng nếu giáo viên khơng vận dụng tốt các kỹ thuật dạy học thì
chất lượng dạy học vẫn không được cải thiện.
Qua dự giờ của một số giáo viên dạy Địa Lý nói chung và dạy Địa Lý lớp 11
nói riêng, tơi đã nhận thấy các thầy, cô giáo vẫn treo các bản đồ, lược đồ, hoặc
trình chiếu các hình ảnh, sơ đồ, lược đồ lên bảng, lên màn chiếu cho học sinh
quan sát. Giáo viên đã có hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh tìm hểu vấn
đề. Nhưng số học sinh tích cực suy nghĩ, làm việc cịn chưa thật sự có hiệu quả.
Thậm chí có giáo viên chỉ gọi một vài em làm việc, đơi khi có giáo viên lại tự
trả lời câu hỏi của mình.
Nguyên nhân của việc chất lượng học tập Địa Lý lớp 11 THPT nói riêng và
mơn Địa Lý nói chung hiện nay cịn thấp, chưa đạt được mong muốn của thầy,
cô giáo, của các nhà trường và của xã hội là do rất nhiều nguyên nhân:
- Thứ nhất: Học sinh chưa chú ý học ;
- Thứ hai: Nhiều phụ huynh và học sinh coi mơn Địa Lý chỉ là mơn phụ trong
chương trình THPT;
- Thứ ba: Khối C ( có thi mơn Địa Lý)thi đại học thường ít ngành học, học
sinh khó lựa chọn;
- Thứ tư: Tốt nghiệp đại học khối C ra trường tìm việc làm khó khăn;
- Thứ năm: Giáo viên dạy Địa Lý hiện nay thường không chú ý tới kỹ thuật đặt
câu hỏi để gây hứng thú, nâng cao chất lượng dạy, học trong các giờ dạy Địa
Lý lớp 11 THPT;
…
Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu tác động vào nguyên nhân
thứ 5 : Giáo viên dạy Địa Lý hiện nay thường không chú ý tới kỹ thuật đặt câu
hỏi để gây hứng thú, nâng cao chất lượng dạy, học trong các giờ dạy Địa Lý
lớp 11 THPT;
Giải pháp thay thế là “Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao chất lượng
dạy, học Địa Lý qua phần một số vấn đề của châu lục và khu vực trong chương
trình Địa Lý lớp 11 THPT”.
2
Với đề tài này chúng ta có câu hỏi: Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi có thực sự
nâng cao chất lượng dạy, học Địa Lý cho học sinh lớp 11 THPT khơng?
Giả thuyết nghiên cứu: Có, Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi sẽ thực sự nâng
cao chất lượng dạy, học Địa Lý cho học sinh lớp 11 THPT?
Vấn đề đổi mới PPDH trong đó có dạy và học tích cực, một số phương pháp
và kỹ thuật dạy học đã dược Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện trong dự án ViệtBỉ và được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa triển khai tháng 7 năm 2012 cho
giáo viên cốt cán, tổ trưởng chuên môn các bộ môn bậc THPT. Phần kỹ thuật đặt
câu hỏi cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, vận dụng vào dạy học ở nhiều
cấp học từ mần non, tiểu học, THCS và THPT.
III . PHƯƠNG PHÁP NGIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu:
Tác giả chọn 2 lớp 11 của trường THPT Lê Lợi là 2 trong lớp 11 tác giả trực
tiếp giảng dạy trong năm học 2012-2013. Chính vì vậy mà đây là thuận lợi để
tác giả vận dụng đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng này.
Về học sinh của 2 lớp được lựa chọn để tham gia nghiên cứu có nhiều điểm
tương đồng về tỉ lệ giới tính, dân tộc, về tỉ lệ học sinh khá, giỏi, trung bình của
mơn Địa Lý ở năm học 2011-2012. Cụ thể như sau:
Bảng 1: Giới tính, thành phần dân tộc và học lực của lớp 11A8 và 11A9 trường
THPT Lê Lợi.
Các nhóm học sinh
Dân tộc
Học lực
Tổng số Nam
Nữ
Kinh Ít người
Khá,
TB Yếu,
giỏi
kém
Lớp 11A8
45
20
25
45
0
18
26
1
Lớp 11A9
46
25
21
46
0
17
28
1
Về ý thức học tập, tất cả các em ở 2 lớp này đều có ý thức học tập tốt, tuy
nhiên cả 2 lớp đều thuộc ban KHTN nên khơng có em nào thiên về học khối C
( Thi đại học các mơn Văn, Sử, Địa). Về thành tích học tập mơn Địa Lý thì cũng
tương đương nhau( Bảng thống kê 1).
2. Thiết kế:
Chọn 2 lớp nguyên vẹn: Lớp 11A8 là lớp thực nghiệm và lớp 11A9 là lớp đối
chứng. Tác giả đã tiến hành kiểm tra đầu năm học 2012-2013 ở cả 2 lớp và kết
quả đạt được có sự chênh lệch về điểm số trung bình của 2 lớp. Kết quả kiểm
chứng T-Test cho thấy sự chênh lệch là khơng có ý nghĩa:
Bảng 2: Kiểm chứng để xác định nhóm tương đương
Lớp đối chứng: 11A9
Lớp thực nghiệm: 11A8
TBC
6,2
6,5
P=
0,135
3
P = 0,135>0,05, từ đó kết luận là chênh lệch điểm số trung bình của 2 nhóm
thực nghiệm và đối chứng là khơng có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương
đương.
Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu
Nhóm
Kiểm tra trước tác
Tác động
Kiểm tra sau tác
động
động
Thực nghiệm
01
Dạy học có vận
03
dụng kỹ thuật đặt
câu hỏi
Đối chứng
02
Dạy học không
04
vận dụng kỹ thuật
đặt câu hỏi
Ở thiết kế này tác giả sử dụng phếp kiểm chứng T-Test độc lập.
3. Quy trình nghiên cứu:
- Khi dạy lớp đối chứng tác giả thực hiện dạy với các hệ thống câu hỏi bình
thường, khơng sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi.
- Khi dạy lớp thực nghiệm thiết kế bài dạy đã sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi
bằng vận dụng kỹ thuật đặt câu hỏi Socrat, các mẹo sử dụng kỹ thuật Đặt câu
hỏi Socrat. Đồng thời vận dụng 6 kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận
thức và 10 kỹ năng để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho học
sinh trong bài giảng:
3.1. Kỹ thuật Đặt câu hỏi Socrat
Kỹ thuật đặt câu hỏi của Socrat dựa trên việc thực hiện các cuộc đối thoại sâu
sắc và có nguyên tắc. Socrat là thầy giáo, nhà triết học Hy Lạp cổ. Ông tin rằng
việc luyện tập đặt các câu hỏi sâu sắc theo nguyên tắc giúp học sinh nghiên cứu
các ý tưởng một cách lơgíc và xác định được giá trị của chúng. Khi thực hiện kỹ
thuật này, giáo viên tự nhận là khơng biết gì về chủ đề được học để kích thích
học sinh tham gia vào cuộc hội thoại. Sự “giả vờ ngốc ngếch”này giúp học sinh
phát huy tới mức tối đa mức độ hiểu biết của họ về chủ đề môn học.
Đặt câu hỏi Socrat là một kỹ thuật hiệu quả để khám phá sâu ý tưởng. Nó có
thể được sử dụng ở mọi cấp lớp và là một cơng cụ hữu ích với mọi giáo viên, ở
nhiều thời điểm khác nhau trong một bài học hoặc một dự án. Sử dụng kỹ thuật
này, tư duy độc lập ở học sinh được phát huy và học sinh nắm vững được những
nội dung đã học. Các kỹ năng tư duy bậc cao được thể hiện khi học sinh suy
nghĩ, thảo luận, tranh cãi, đánh giá và phân tích nội dung bằng tư duy của chính
mình và của những người xung quanh. Đây có thể là một cách tiếp cận khá mới
mẻ nên cả giáo viên và học sinh cần được luyện tập.
3.2. Các mẹo Sử dụng kỹ thuật Đặt câu hỏi Socrat:
- Thiết lập các câu hỏi quan trọng để khai thác ý và giúp định hướng cho
cuộc hội thoại.
4
- Sử dụng thời gian chờ: ít nhất 30 giây trước khi học sinh trả lời .
- Theo sát các ý kiến trả lời của học sinh .
- Đưa ra những câu hỏi thăm dị .
- Tóm tắt thường xun bằng cách ghi lại những điểm mấu chốt vừa được
thảo luận.
- Thu hút càng nhiều học sinh tham gia thảo luận càng tốt.
- Để học sinh tự mình khám phá kiến thức qua những câu hỏi thăm dò mà giáo
viên nêu ra.
3.3. 6 kỹ năng hình thành năng lực đặt câu hỏi nhận thức
3.3.1. Câu hỏi BIẾT
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra trí nhớ của học sinh về các dữ liệu, số liệu, các định nghĩa,
định luật, quy tắc, khái niệm, tên người, địa phương …
- Tác dụng đối với học sinh :
Giúp học sinh ơn lại những gì đã biết, đã trải qua.
- Cách thức dạy học
Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Ai…? Cái
gì…? ở đâu …? Thế nào …? Khi nào…? Hãy định nghĩa…? Hãy mô tả… Hãy
kể lại ….
3.3.2. Câu hỏi HIỂU
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra học sinh cách liên hệ kết nối các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm
… khi tiếp nhận thông tin.
- Tác dụng đối với học sinh :
Giúp học sinh có khả năng nêu ra được những yếu tố cơ bản trong bài học.
Biết cách so sánh các yếu tố, các sự kiện … trong bài học
- Cách thức dạy học
Khi hình thành câu hỏi giáo viên có thể sử dụng các từ sau đây : Vì sao…?
Hãy giải thích…? Hãy so sánh…, Hãy liên hệ ….
3.3.3. Câu hỏi ÁP DỤNG
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra học sinh khả năng áp dụng những thông tin đã tiếp thu được
(các dữ kiện, số liệu, các đặc điểm … ) vào tình huống mới.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu được nội dung kiến thức, các khái niệm, định luật.
* Biết cách lựa chọn nhiều phương pháp để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
- Cách thức dạy học
* Khi dạy học giáo viên cần tạo ra các tình huống mới, các bài tập, các ví dụ,
5
giúp học sinh vận dụng các kiến thức đã học.
* Giáo viên có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác để học sinh lựa chọn một câu
trả lới đúng. Chính việc so sánh các lời giải khác nhau là một q trình tích cực.
3.3.4. Câu hỏi PHÂN TÍCH
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra học sinh khả năng phân tích nội dung vấn đề, để tìm ra mối liên
hệ hoặc chứng minh luận điểm hoặc đi đến kết luận.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh tìm ra được các mối quan hệ trong hiện tượng, sự kiện, tự diễn
giải hoặc đưa ra kết luận riêng, từ đó phát triển được tư duy lơgic .
- Cách thức dạy học
* Câu hỏi phân tích thường địi hỏi học sinh phải trả lời : Tại sao? (khi giải
thích nguyên nhân). Em có nhận xét gì? (khi đi đến kết luận). Em có thể diễn đạt
như thế nào? (khi chứng minh luận điểm)
* Câu hỏi phân tích thường có nhiều lời giải.
3.3.5. Câu hỏi TỔNG HỢP
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra khả năng của học sinh có thể đưa ra những dự đoán, cách giải
quyết vấn đề, các câu trả lời hoặc đề xuất có tính sáng tạo.
- Tác dụng đối với học sinh :
Kích thích sự sáng tạo của học sinh, hướng các em tìm ra nhân tố mới …
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần đưa ra những tình huống, những câu hỏi, khiến học sinh phải
suy đốn, có thể tự do đưa ra những lời giải mang tính sáng tạo riêng của mình.
* Câu hỏi tổng hợp địi hỏi giáo viên phải có nhêu thời gian chuẩn bị.
3.3.6. Câu hỏi ĐÁNH GIÁ
- Mục tiêu :
Nhằm kiểm tra khả năng đóng góp ý kiến, sự phán đốn của học sinh trong
việc nhận định đánh giá các ý tưởng, sự kiện, hiện tượng … dựa trên các tiêu chí
đã đưa ra.
- Tác dụng đối với học sinh :
Thúc đẩy sự tìm tịi tri thức, sự xách định giá trị của học sinh.
- Cách thức dạy học
Giáo viên có thể tham khảo một số gợi ý sau đây để xây dựng các câu hỏi đánh
giá : Hiệu quả sử dụng của nó như thế nào? Việc làm đó có thành công không?
Tại sao? Theo em trong số các giả thuyết nêu ra, giả thuyết nào hợp lý nhất và
tại sao?.
3.4. 10 kỹ năng để hình thành năng lực ứng xử khi đưa ra câu hỏi cho
học sinh
3.4.1. DỪNG LẠI SAU KHI ĐẶT CÂU HỎI
- Mục tiêu :
6
* Tích cực hóa suy nghĩ của tất cả học sinh.
* Đưa ra các câu hỏi tốt hơn hoàn chỉnh hơn.
- Tác dụng đối với học sinh :
Dành thời gian cho học sinh suy nghĩ để tìm ra lời giải.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên “sử dụng thời gian chờ đợi” (3 – 5 giây) sau khi đưa ra câu hỏi.
* Chỉ định một học sinh đưa ra câu trả lời ngay sau “thời gian chờ đợi”
3.4.2. PHẢN ỨNG VỚI CÂU TRẢ LỜI SAI CỦA HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời của học sinh.
* Tạo ra sự tương tác cởi mở và khuyến khích sự trao đổi.
- Tác dụng đối với học sinh :
Khi giáo viên phản ứng với câu trả lời sai của học sinh có thể xảy ra hai tình
huống sau :
* Phản ứng tiêu cực : phản ứng về mặt tình cảm học sinh tránh khơng tham
gia vào họat động.
* Phản ứng tích cực : Học sinh cảm thấy mình được tơn trọng, được kích
thích phấn chấn và có thể có sáng kiến trong tương lai.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên quan sát các phản ứng của học sinh khi bạn mình trả lời sai (sự
khác nhau của từng cá nhân) .
* Tạo cơ hội lần hai cho học sinh trả lời bằng cách : không chê bai, chỉ trích
hoặc phạt để gây ức chế tư duy của học sinh.
* Sử dụng một phần câu trả lời của học sinh để khuyến khích học sinh tiếp
tục thực hiện.
3.4.3. TÍCH CỰC HÓA TẤT CẢ HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Tạo sự công bằng trong lớp học.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển được ở học sinh những cảm tưởng tích cực như học sinh cảm
thấy “những việc làm đó dành cho mình” .
7
* Kích thích được học sinh tham gia tích cực vào các họat động học tập.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước bảng các câu hỏi và nói với học sinh : “các em sẽ
được lần lượt được gọi lên để trả lời câu hỏi”.
* Gọi học sinh mạnh dạn và học sinh nhút nhát phát biểu.
* Tránh làm việc chỉ trong một nhóm nhỏ.
* Có thể gọi cùng một học sinh vài lần khác nhau.
3.4.4. PHÂN PHÔI CÂU HỎI CHO CẢ LỚP
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh trong quá trình học tập.
* Giảm “thời gian nói của giáo viên”.
* Thay đổi khuôn mẫu “hỏi - trả lời”
- Tác dụng đối với học sinh :
* Chú ý nhiều hơn các câu trả lời của nhau.
* Phản ứng với câu trả lời của nhau.
* Học sinh tập trung chú ý tham gia tích cực vào việc trả lời câu hỏi của giáo
viên.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên cần chuẩn bị trước và đưa ra các câu trả lời tốt (câu hỏi mở, có
nhiều cách trả lời, có nhiều giải pháp khác nhau. Câu hỏi phải rõ ràng, dễ
hiểu, xúc tích). Giọng nói của giáo viên phải đủ to cho cả lớp nghe thấy.
* Khi hỏi học sinh, trong trường hợp câu hỏi khó nên đưa ra cho cả lớp nghe
thấy.
* Khi gọi học sinh có thể sử dụng cả cử chỉ..
* Giáo viên cố gắng hỏi nhiều học sinh, cần chú ý hỏi những học sinh thụ
động và các học sinh ngồi khuất cuối lớp.
3.4.5. TẬP TRUNG VÀO TRỌNG TÂM
- Mục tiêu :
* Giúp học sinh hiểu đuợc trọng tâm bài học thông qua việc trả lời câu hỏi.
* Khắc phục tình trạng học sinh đưa ra câu trả lời “em không biết”, hoặc câu
trả lời không đúng.
- Tác dụng đối với học sinh :
8
* Học sinh phải suy nghĩ, tìm ra các sai sót hoặc lấp các “chỗ hổng” của kiến
thức.
* Có cơ hội để tiến bộ.
* Học theo cách khám phá “từng bước một”
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước và đưa cho học sinh những câu hỏi cụ thể, phù
hợp với những nội dung chính của bài học
* Đối với các câu hỏi khó có thể đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời..
* Trường hợp nhiều học sinh không trả lời được, giáo viên nên tổ chức cho
học sinh thảo luân nhóm.
* Giáo viên dựa vào một phần nào đó câu trả lời của học sinh để đặt tiếp câu
hỏi.Tuy nhiên cần tránh đưa ra các câu hỏi vụn vặt, khơng có chất lượng.
3.4.6. GIẢI THÍCH
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng câu trả lời chưa hoàn chỉnh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh đưa ra câu trả lời hoàn chỉnh hơn..
- Cách thức dạy học
* Giáo viên có thể đặt ra các câu hỏi yêu cầu học sinh đưa thêm thông tin.
3.4.7. LIÊN HỆ
- Mục tiêu :
* Nâng cao chất lượng cho các câu trả lời chỉ đơn thuần trong phạm vi kiến
thức của bài học, phát triển mối liên hệ trong quá trình tư duy.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Giúp học sinh hiểu sâu hơn bài học thông qua việc liên hệ với các kiến thức
khác..
- Cách thức dạy học
* Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ các câu trả lời của mình với những kiến
thức đã học của môn học và những môn học khác có liên quan.
3.4.8. TRÁNH NHẮC LẠI CÂU HỎI CỦA MÌNH
- Mục tiêu :
* Giảm “thời gian giáo viên nói”.
9
* Thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh chú ý nghe lời giáo viên nói hơn.
* Có nhiều thời gian để học sinh trả lời hơn
* Tham gia tích cực hơn vào các họat động thảo luận.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên chuẩn bị trước câu hỏi và có cách hỏi rõ ràng, xúc tích, áp dụng
tổng hợp các kỹ năng nhỏ đã nêu ở trên.
3.4.9. TRÁNH TỰ TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA MÌNH
- Mục tiêu :
* Tăng cường sự tham gia của học sinh.
* Hạn chế sự tham gia của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Học sinh tích cực tham gia vào các họat động học tập như suy nghĩ để giải
bài tập, thảo luận, phát biểu để tìm kiếm tri thức….
* Thúc đẩy sự tương tác : học sinh với giáo viên, học sinh với học sinh.
- Cách thức dạy học
* Giáo viên tạo ra sự tương tác giữa học sinh với học sinh làm cho giờ học
không bị đơn điệu. Nếu có học sinh chưa rõ câu hỏi, giáo viên cần chỉ định
học sinh khác nhắc lại câu hỏi.
* Câu hỏi phải dễ hiểu, phù hợp với trình độ học sinh, với nội dung kiến thức
bài học. Đối với các câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời về những kiến thức mới,
thì những kiến thức đó phải có mối liên hệ với những kiến thức cũ mà học
sinh đã được học hoặc tiếp thu được từ thực tế cuộc sống.
3.4.10. TRÁNH NHẮC LẠI CÂU TRẢ LỜI CỦA HỌC SINH
- Mục tiêu :
* Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh, tăng cường
tính độc lập của học sinh.
* Giảm thời gian nói của giáo viên.
- Tác dụng đối với học sinh :
* Phát triển khả năng tham gia vào họat động thảo luận và nhận xét các câu
trả lời của nhau.
* Thúc đẩy học sinh tự tìm ra câu trả lời hồn chỉnh.
10
- Cách thức dạy học
* Để đánh giá được câu trả lời của học sinh đúng hay chưa đúng, giáo viên
nên chỉ định các học sinh khác nhận xét về câu trả lời của bạn, sau đó giáo
viên hãy kết luận.
4. Tiến trình dạy thực nghiệm
Thời gian dạy thực nghiệm được tiến hành theo kế hoạch dạy học của nhà
trường, đảm bảo PPCT và thời khóa biểu của nhà trường.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Thứ ngày
Môn/Lớp
Tiết theo PPCT
Tên Bài dạy
5 ngày 20/9/2013
Địa Lý lớp 11
5
Một số vấn đề của
châu Phi
5 ngày 27/9/2013
Địa Lý lớp 11
6
Một số vấn đề của
Mĩ La tinh
5 ngày 04/10/2013
Địa Lý lớp 11
7
Một số vấn đề của
khu vực Tây Nam
Á và khu vực
Trung Á
5. Đo lường và thu thập dữ liệu
5.1 Chuẩn bị của giáo viên
Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát đầu năm của 2 lớp 11 do
tác giả tiến hành vào đầu tháng 9 năm 2012.
Bài kiểm tra sau tác động là là bài kiểm tra sau khi học xong các tiết 5,6,7
thuộc phần: Một số vấn đề của châu lục và khu vực( chương trình chuẩn lớp 11)
chính là bài kiểm tra 1 tiết giữa học kì 1( tiết thứ 8 theo PPCT). Tác giả đã vận
dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để soạn các bài giảng điện tử để dạy lớp thực nghiệm
trong 3 tiết học (ba tuần)
5.1. Tiến hành kiểm tra và chấm bài
Sau khi thực hiện xong các bài dạy tác giả đã tiến hành kiểm tra 1 tiết(Đúng
theo tiết kiểm tra 1 tiết trong PPCT). Nội dung kiểm tra sẽ trình bày ở phần phụ
lục.
Sau khi kiểm tra, tác giả đã cùng nhóm chun mơn chấm bài theo đáp án đã
xây dựng.
11
IV. Phân tích dữ liệu và kết quả
1. Phân tích kết quả
Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động:
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
7,17
8,06
Độ lệch chuẩn
0,95
0,73
Giá trị của T-Test
Chênh lệch giá trị trung
bình chuẩn(SMD)
0,00003
0,94
Phần đầu đề tài đã chứng minh kết quả kiểm tra của 2 nhóm trước tác động là
tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng T-Test
cho thấy p=0,00003, cho thấy sự chênh lệch điểm trung bình giữa nhóm thực
nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm
trung bình nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng là khơng ngẫu nhiên mà
do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD= (8,06-7,17): 0,95 = 0,94
Theo bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,94 cho
thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi đến kết quả
học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.
Giả thuyết của đề tài “ Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao chất lượng
dạy học Địa Lý lớp 11 THPT” đã được kiểm chứng.
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
12
2. Bàn luận
Kết quả bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm = 8,06, kết quả bài
kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là điểm trung bình = 7,18. Độ chênh
lệch điểm số của 2 nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 lớp
đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt. Lớp được tác động có điểm
cao hơn lớp đối chứng.
Phép kiểm chứng T-Test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của 2 lớp
là p=0,00003<0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch điểm trung bình của
2 nhóm khơng phải do ngẫu nhiên, mà do tác động, nghiêng về nhóm thực
nghiệm.
3. Hạn chế
Nghiên cứu tài “ Sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi để nâng cao chất lượng dạy học
Địa Lý lớp 11 THPT” là một giải pháp tốt để nâng cao chất lượng dạy học môn
Địa Lý lớp 11 THPT, chất lượng dạy học Địa Lý ở THPT nói riêng và của tất cả
các cấp học nói chung. Trong khn khổ đề tài này tác giả chỉ mới thể hiện sự
vận dụng vào 3 tiết học cụ thể trong phần: Một số vấn đề của châu lục và khu
vực. Để sử dung kỹ thuật đặt câu hỏi có hiệu quả, u cầu người giáo viên phải
tích cực suy nghĩ, tìm tịi để có được một hệ thống câu hỏi có sự gợi mở, sát với
từng bài học, từng đối tượng học sinh, yêu cầu thiết kế bài giảng phải cơng phu
và có phải sử dụng nhiều tư liệu, nghiều hình ảnh minh họa sinh động phục vụ.
Trong điều kiện kinh tế- xã hội suy thoái hiện nay, một số không nhỏ giáo viên
thường không tận tâm với nghề nghiệp, vì vậy mà chất lượng giáo dục khó
được cải thiện.
V. Kết luận và khuyến nghị
1. Kết luận:
Việc sử dụng kỹ thuật đặt câu hỏi vào dạy Địa Lý lớp 11 THPT ở phần Địa lí
châu lục và khu vự đã thực sự nâng cao chất lượng dạy học Địa Lý lớp 11
THPT cho học sinh.
2. Khuyến nghị:
Các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa trong tập huấn các chuyên đề, trong
trang bị phương tiện, thiết bị dạy học mơn Địa Lý để giáo viên có đầy đủ
phương tiện, thiết bị phục vụ cho đổi mới PPDH.
Đối với giáo viên dạy Địa Lý phải không ngừng tự học, tự bồi dưỡng để nâng
cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Có ý thức trong vận dụng các chuyên đề,
ứng dụng CNTT, ứng dụng các nghiên cức khoa học sư phạm vào giảng dạy để
nâng cao chất lượng môn học.
Đề tài này tác giả lần đầu tiên đưa NCKHSPƯD vào một phần rất nhỏ trong
dạy, học Địa Lý ở trường THPT. Rất mong các đồng nghiệp tiếp tục nghiên cứu
13
và vận dụng rộng rãi trong giảng dạy môn Địa Lý. Từ đó gây hứng thú và nâng
cao chất lượng cho học sinh trong học tập môn Địa Lý trong trường THPT
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng- Bộ Giáo dục và Đào tạo- Cục Nhà
giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
2. Dạy và học tích cực; một số phương pháp và kỹ thuật dạy học- Bộ Giáo dục
và Đào tạo- Dự án Việt – Bỉ. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm 2010
3. Thiết kế bài giảng trên máy tính. Tác giả ThS Trương Ngọc Châu. Nhà xuất
bản Giáo dục tháng 2/2007.
4. Sách giáo khoa Địa Lý 11 (tái bản lần thứ tư)NXB Giáo Dục 2011
5. Sách GV Địa Lý 11 NXB Giáo Dục 2008
6. Kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì mơn Địa Lý 11. Phạm Tthị Sen
(chủ biên). NXB Giáo dục 2008
7. Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục Trung học phổ thông. Bộ
GD&ĐT. NXBGD 2007
8. Tài liệu BDTX giáo viên THPT chu kì III (2004-2007). Trường ĐHSP Hà
Nội, Viện nghiên cứu SP. NXB ĐHSP 2006
9 . Giới thiệu giáo án Địa Lý 11. Phạm Thị Sen (chủ biên). NXB Hà Nội
10. Đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng Địa Lí 11. Đỗ Anh Dũng- Bùi
Bích Ngọc- Phạm Thị Sen. NXB Giáo dục 2011.
11. Địa Lí kinh tế - xã hội thế giới. Ông Thị Đan Thanh. NXB ĐHSP 2007
14
VII . PHỤ LỤC
Bài 5
Tiết 1 :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Biết được châu Phi là châu lục giàu khoáng sản nhưng có nhiều khó khăn
do khí hậu khơ nóng.
- Hiểu được đời sống xã hội ở châu Phi: Dân số tăng nhanh, tình trạng đói
nghèo, dịch bệnh, chiến tranh là những khó khăn ảnh hưởng sâu sắc tới cuộc
sống người dân.
- Giải thích được vì sao nền kinh tế của phần lớn các nước châu Phi kém
phát triển.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu và thơng tin.
- Có thái độ cảm thơng, chia sẻ với người dân châu Phi.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên châu Phi.
- Bản đồ kinh tế châu Phi.
- Tranh ảnh về cảnh quan, con người và các hoạt động kinh tế ở châu Phi.
- Máy chiếu Projetter
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mở bài :
GV trình chiếu Cho học sinh xem 4 hình ảnh che một hình ảnh lớn phía sau:
H.1 Câu hỏi ơng là ai? (cựu thổng thư kí Liên hiệp quốc Cofi Anan – người sinh
ra và lớn lên từ đất nước Gana). H.2 với câu hỏi: con sông dài nhất thế giới(sông
Nin). H.3 với câu hỏi: Đây là gì ( các kim tự tháp ở Ai cập). H.4 với câu hỏi:
Đây là khống sản gì?, nơi nào loại khống sản này có nhiều nhất (các viên kim
cương, nhiều nhất ở Nam Phi). Mỗi hình ảnh trả lời đúng thì một phần bức tranh
lớn sẽ được mở ra. Sau khi mở hết thì hình ảnh châu Phi sẽ nổi bật trên bản đồ
thế giới.
Tiến trình giờ dạy :
Họat động của GV và HS
Nội dung chính
- GV: Căn cứ vào lược đồ châu Phi và hệ tọa độ I. Một số vấn đề về tự
đã cho, em hãy giới thiệu khái quát về vị trí tiếp nhiên
giáp của châu Phi trên lược đồ?
15
370 20B
170 33T
510 23Đ
340 52N
HĐ 1: Nhóm
Bước 1:
Dựa vào hình 5.1 SGK, hệ tọa độ, tranh ảnh (GV
trình chiếu) về hoang mạc Xa ha ra và vốn hiểu
biết, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi sau:
- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan châu Phi?
Gợi ý:
- Kể tên các hoang mạc ở châu Phi?
- Nguyên nhân hình thành các hoang mạc?
- Nếu so sánh Bắc Phi với Việt Nam em có nhận
xét gì về giới hạn vĩ độ địa lý(Bắc, Nam) và cảnh
quan?
Dựa vào kênh chữ trong SGK và hình 5.1 hãy:
- Nhận xét sự phân bố và hiện trạng khai thác
khoáng sản ở châu Phi?
- Hậu quả việc khai thác tài nguyên rừng ở châu
Phi?
- Biện pháp khắc phục tình trạng khai thác quá
mức các nguồn tài nguyên trên ?
Bước 2:
- Đại diện nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức.
- Khí hậu đặc trưng khơ
nóng.
- GV liên hệ cảnh quan bán hoang mạc ở Bình - Cảnh quan chính: hoang
mạc, xa van.
Thuận của Việt Nam.
- Khống sản vàng của Châu Phi nhiều nhất thế (Việt Nam có khí hậu nhiệt
đới ẩm gió mùa…)
giới.
- Tài nguyên: Bị khai thác
mạnh
+ Khoáng sản: cạn kiệt
+ Rừng ven hoang mạc bị
khai thác mạnh → xa mạc
hóa.
16
* Biện pháp khắc phục:
- Khai thác hợp lí tài nguyên
thiên nhiên.
HĐ 2: Cặp đôi
Bước 1:
II. Một số vấn đề về dân cư
– xã hội
HS dựa vào bảng 5.1, kênh chữ và các hình ảnh 1. Dân cư
GV trình chiếu về cảnh trẻ em ốm đau, đói - Dân số tăng nhanh
nghèo, bệnh tật. Trả lời các câu hỏi:
- Tỷ lệ sinh cao
- So sánh và nhận xét tình hình sinh tử, gia tăng - Tuổi thọ trung bình thấp
dân số của châu Phi với thế giới và các châu lục
- Trình độ dân trí thấp.
khác?
- Dựa vào hình ảnh về cuộc sống của người dân 2. Xã hội
châu Phi, kênh chữ và bảng thông tin trong SGK, - Xung đột sắc tộc
hãy:
- Tình trạng đói nghèo nặng
- Nhận xét chung về tình hình xã hội châu Phi?
nề
Bước 2:
- Bệnh tật hồnh hành: HIV,
HS trình bày, cho các em khác bổ sung, GV sốt rét, ...
chuẩn kiến thức
- Chỉ số HDI thấp
GV liên hệ Việt Nam: Tinh thần tương thân
tương ái, lá lành đùm lá rách – truyền thống quí
báu của dân tộc ta cần được nhân rộng và vượt
qua biên giới. Cũng như các nước châu Phi, Việt
Nam đó, đang và sẽ tiếp tục nhận được sự giúp
đỡ của nhiều tổ chức, nhiều nước trên thế giới.
* Nhiều tổ chức quốc tế giúp
đỡ.
* Việt Nam: hỗ trợ về giảng
dạy, tư vấn kĩ thuật…
HĐ 3: Cả lớp
III. Một số vấn đề về kinh
Dựa vào bảng 5.2 và kênh chữ trong SGK; một tế
số hình ảnh về Giáo sư Võ Tịng Xuân cùng các - Kinh tế kém phát triển
kỹ sư nông nghiệp Việt Nam thăm, làm việc trên + Tỉ lệ tăng trưởng GDP
cách đồng lúa ở Nigieria, hình ảnh ông Vũ Quang
Việt và các chuyên viênthống kê kinh tết châu + Tỉ lệ đóng góp GDP tồn
cầu thấp.
Phi 03/8/2012 tại zămbia hãy:
- Nhận xét về tình hình phát triển kinh tế châu + GDP/người thấp
Phi?
+ Cơ sở hạ tầng kém
Gợi ý:
- Nguyên nhân
- So sánh tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số + Từng bị thực dân thống trị
khu vực thuộc châu Phi với thế giới và Mĩ La tàn bạo
tinh.
+ Xung đột sắc tộc
17
- Đóng góp vào GDP tồn cầu của châu Phi cao + Khả năng quản lí kém
hay thấp?
+ Dân số tăng nhanh
- Những nguyên nhân làm cho nền kinh tế châu
Phi kém phát triển?
-- Thế giới và Việt Nam đã làm gì để giúp đỡ
châu Phi thốt khỏi tình trạng đói nghèo?
Bước 2: HS trình bày, cho các em khác bổ sung,
GV chuẩn kiến thức
Liên hệ Việt Nam thời Pháp thuộc: Bắt người dân
đi xây dựng các cơng trình giao thơng, đồn điền...
“Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng, khi về bủng beo”
IV. ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm
1. Giải pháp nào nhằm hạn chế tình trạng xa mạc hóa ở châu Phi?
A. Trồng rừng
B. Khai thác hợp lớ tài ngun rừng
C. Đẩy mạnh thủy lợi hóa
2. ý nào khơng phải là nguyên nhân làm cho nền kinh tế một số nước châu
Phi kém phatt triển:
A. Bị cạnh tranh bởi các nước phát triển
C. Khả năng quản lí kém
B. Xung đột sắc tộc
D. Từng bị thực dân thống trị tàn bạo
3. Câu nào sau đây khơng chính xác?
A. Tỉ lệ tăng trưởng GDP ở châu Phi tương đối cao trong thập niên vừa
qua.
B. Hậu quả thống trị nặng nề của thực dân còn in dấu nặng nề trên đường
biên giới các quốc gia.
C. Một vài nước châu Phi có nền kinh tế chậm phát triển
D. Nhà nước của nhiều quốc gia châu Phi cũn non trẻ, thiếu khả năng
quản lí.
B. Tự luận
1. Người dân châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong q
trình khai thác, bảo vệ tự nhiên?
2. Dựa vài bảng 5.1 (tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên năm 2005). Nhận xét về
tỉ suất sinh, tỉ suất tử, tỉ suất gia tăng tự nhiên của châu Phi.
18
V. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI :
trong SGK; nghiên cứu tiết 2.
HS trả lời các câu hỏi, bài tập trang 23
Bài 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 2 :
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần:
- Nhận thức được Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát
triển kinh tế.
- Biết và giải thích được tÌnh trạng nền kinh tế Mĩ La tinh thiếu ổn định và
những biện pháp để giải quyết khó khăn.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, bảng số liệu, bảng thông tin.
- ủng hộ các biện pháp của các nước Mĩ La tinh.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ tự nhiên các nước Mĩ La tinh.
- Bản đồ kinh tế các nước Mĩ La tinh
- Tranh ảnh về cảnh quan, con người và các hoạt động kinh tế tiêu biểu của
Mĩ La tinh.
- Máy chiếu projetter
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mở bài : GV giới thiệu về khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới : Rừng
Amazon – lá phổi của thế giới - để dẫn nhập vào bài.
Họat động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1: Nhóm
I. Một số vấn đề về tự
- GV khái quát về vị trí tiếp giáp và cung cấp cho HS nhiên, dân cư và xó hội
tọa độ địa lí của Mĩ La tinh.
1. Tự nhiên
280B
1080T
350T
490N
Bước 1:
Dựa vào hình 5.3 SGK hệ tọa độ, tranh ảnh GV cung
cấp và vốn hiểu biết trả lời câu hỏi sau:
19
- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan Mĩ La tinh?
Gợi ý:
+ Kể tên các đới khí hậu của Mĩ La tinh?
+ Kể tên các đới cảnh quan của Mĩ la tinh?
- Nhận xét sự phân bố khoáng sản của Mĩ La tinh?
Bước 2:
HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
- Giàu tài nguyên
khoáng sản: kim loại
màu, kim loại q, nhiên
liệu.
- Đất đai, khí hậu thuận
lợi chăn ni gia súc
lớn, trồng cây nhiệt đới.
HĐ 2: Cặp đôi
2. Dân cư – xã hội
Bước 1:
HS dựa vào bảng 5.3 phân tích và nhận xét tỉ trọng
thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP của 4
nước?
Gợi ý:
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số nghèo nhất
+ Tính giá trị GDP của 10% dân số giàu nhất.
+ So sánh mức độ chênh lệch GDP của 2 nhóm dân ở
mỗi nước.
+ Nhận xét chung về mức độ chênh lệch.
- Dựa vào kênh chữ trong SGK và vốn hiểu biết của
bản thân, giải thích vì sao có sự chênh lệch lớn giữa 2
nhóm?.
Bước 2:
- Cải cách ruộng đất
khơng triệt để.
HS trình bày, các em khác bổ sung, GV chuẩn kiến - Mức sống chênh lệch
thức
q lớn.
GV bổ sung thêm về tình trạng đơ thị hóa tự phát và - Đơ thị hóa tự phát
hậu quả của nó đến đời sống người dân.
HĐ 3: Nhóm
II. Một số vấn đề về
Bước 1: HS các nhóm dựa vào hình 5.4 trong SGK, kinh tế
giải thích ý nghĩa của biểu đồ và rút ra kết luận cần
thiết?
20
Gợi ý:
+ Giải thích ý nghĩa trục tung, trục hồnh?
+ Giải thích các giá trị ở đầu 2 trục?
+ Nhận xét giá trị cao nhất, thấp nhất và ý nghĩa của
chúng?
+ Kết luận chung về tình hình phát triển kinh tế của
Mĩ La tinh.
Bước 2: HS trình bày,các em khác bổ sung, GV - Kinh tế tăng trưởng
chuẩn kiến thức
không đều.
- Tình hình chính trị
thiếu ổn định
- Đầu tư nước ngồi
giảm mạnh.
HĐ 4: Cặp đơi
Bước 1: Dựa vào bảng 5.4 trong SGK, nhận xét về
tình trạng nợ nước ngồi của Mĩ La tinh?
Gợi ý:
+ Tính tổng số nợ nước ngồi so với tổng GDP của
mỗi nước?
+ Nhận xét tình trạng nợ của mỗi nước?
Bước 2: HS trình bày, các em khác bổ sung, GV - Nợ nước ngoài cao
chuẩn kiến thức
- Phụ thuộc vào tư bản
HĐ 5: Cả lớp
nước ngoài.
Bước 1: Dựa vào kênh chữ trong SGK và hiểu biết * Nguyên nhân
của bản thân tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nền kinh - Duy trì chế độ phong
tế Mĩ la tinh như hiện nay và các giải pháp của Mĩ La kiến lâu dài.
tinh để thốt khỏi tình trạng đó?
- Các thế lực Thiên chúa
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức
giáo cản trở.
- Đường lối phát triển
kinh tế chưa đúng đắn.
* Giải pháp:
- Củng cố bộ máy nhà
nước
- Phát triển giáo dục
21
- Quốc hữu hóa một số
ngành kinh tế
- Tiến hành cơng nghiệp
hóa
- Tăng cường và mở
rộng bn bán với nước
ngồi
IV. ĐÁNH GIÁ
A. Trắc nghiệm
1. Số dân sống dưới mức nghèo khổ của châu Mĩ La tinh cịn khá đơng chủ
yếu do:
A. Cuộc cải cách ruộng đất không triệt để
B. Người dân khơng cần cù
C. Điều kiện tự nhiên khó khăn
D. Hiện tượng đơ thị hóa tự phát.
2. C Ý nào dưới đây khơng chính xác ?
A. Khu vực Mĩ La tinh được gọi là "sân sau" của Hoa Kì.
B. Tình hình kinh tế các nước Mĩ La tinh đang được cải thiện.
C. Lạm phát đã được khống chế ở nhiều nước.
D. Xuất khẩu tăng nhanh, tăng khoảng 30% năm 2004.
3. Tỉ lệ dân thành thị các nước Mĩ La tinh cao và có nền kinh tế phát triển :
A. Đúng
B. Sai
4. Dựa vào hình 6.2 trong SGK hãy cho biết, núi cao của Mĩ La tinh tập trung
ở:
A. Phía Tây
C. Phía Đơng
B. Dọc bờ biển phía Tây
D. Phía Bắc
B. Tự luận
1. Vì sao các nước Mĩ La tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển
kinh tế nhưng tỉ lệ người nghèo khổ ở khu vực này lại cao ?
2. Dựa vào hình 5.4, lập bảng thống kê thể hiện tốc độ tăng GDP của Mĩ La
tinh và nêu nhận xét.
V. HOẠT ĐỘNG TIẾP NỐI
HS trả lời các câu hỏi trang 27 trong SGK; nghiên cứu trước tiết 3.
22
Bài 5
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC (tiếp theo)
Tiết 3 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC TÂY NAM Á
VÀ KHU VỰC TRUNG Á
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học, HS cần đạt được các yêu cầu sau:
- Mô tả được đặc trưng về vị trí địa lí, đặc điểm về điều kiện tự nhiên, dân cư
và xã hội của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á.
- Trình bày được các vấn đề chính của khu vực đều liên quan đến vai tròcung
cấp dầu mỏ và các mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo.
- Đọc được bản đồ, lược đồ Tây Nam Á, Trung Á.
- Phân tích được bảng số liệu thống kê để rút ra nhận định.
- Đọc và phân tích các thơng tin địa lí từ các nguồn thơng tin về chính trị,
thời sự quốc tế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Á.
- Phóng to các biểu đồ, lược đồ trong SGK (nếu có).
- Máy chiếu Projetter
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mở bài
GV treo bản đồ Tự nhiên châu á và giới thiệu : Trong loạt bài về một số vấn
đề của châu lục, chúng ta đã biết tới các vấn đề của châu Phi, châu Mĩ La tinh,
hôm nay chúng ta sẽ cùng xem xét các vấn đề của một khu vực trong nhiều năm
nay thường xuyên xuất hiện trên các bản tin thời sự quốc tế, đó là các khu vực
Tây Nam Á và Trung Á.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
HĐ 1 : Làm việc theo nhóm
I. Đặc điểm của khu
Bước 1 : GV chia lớp thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ. vực Tây Nam á và
khu vực Trung á.
- Nhóm 1: Quan sát H5.4 và bản đồ Tự nhiên châu á
treo tường, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập số
1(Nội dung : khu vực Tây Nam Á).
- Nhóm 2: Quan sát H5.6 và bản đồ Tự nhiên châu á
treo tường, hãy điền các thông tin vào phiếu học tập số
23
1(Nội dung : khu vực Trung Á).
Bước 2: HS các nhóm làm việc
1. Khu vực Tây Nam Á
Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày
GV cần kẻ sẵn bảng (xem mẫu phiếu phản hồi thông 2. Khu vực Trung Á
tin số 1) để HS khi trình bày có thể viết trên bảng hoặc 3. Hai khu vực có cùng
dán phiếu học tập lên bảng. Đại diện các nhóm trình điểm chung là :
bày xong, GV choHS nhận xét bổ sung.
- Cùng có vị trí địa lí –
GV đặt câu hỏi củng cố và mở rộng kiến thức:
chính trị rất chiến lược
- Em hãy cho biết giữa hai khu vực có điểm gì giống - Cùng có nhiều dầu mỏ
nhau?
và các tài nguyên khác.
Chuyển ý: Chúng ta đã tìm được những điểm chung - Tỉ lệ dân cư theo đạo
của hai khu vực, chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp để xem Hồi cao.
những điểm chung này có mối liên hệ gì với các sự
kiện diễn ra tiếp theo hay khơng?
HĐ 2: Cá nhân/cặp
II. Một số vấn đề của
Bước 1: GV yêu cầu HS nghiên cứu cá nhân, hình 5.8, khu vực Tây Nam Á
và khu vực Trung Á
trao đổi với bạn cùng cặp để trả lời các câu hỏi sau:
- Khu vực nào khai thác được lượng dầu thô nhiều 1. Vai trị cung cấp dầu
mỏ
nhất, ít nhất?
- Khu vực nào có lượng dầu thơ tiêu dùng nhiều nhất,
ít nhất?
Giữ vai trị quan trọng
- Khu vực nào có khả năng vừa thỏa mãn nhu cầu dầu trong việc cung cấp dầu
thơ của mình, vừa có thể cung cấp dầu thơ cho thế mỏ cho thế giới.
giới, tại sao?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức.
HĐ 3: Cá nhân/toàn lớp
Bước 1: GV đặt câu hỏi:
2. Xung đột sắc tộc,
tôn giáo và nạn khủng
bố
Dựa vào thông tin trong bài học và hiểu biết của bản
a. Hiện tượng
thân, em hãy cho biết:
- Cả hai khu vực Tây Nam Á và Trung Á vừa qua - Luôn xảy ra các cuộc
chiến tranh, xung đột
đang nổi lên những sự kiện chính trị gì đáng chú ý?
giữa các quốc gia, giữa
- Những sự kiện nào của khu vực Tây Nam á được các dân tộc, giữa các
cho là diễn ra một cách dai dẳng nhất, cho đến nay vẫn tôn giáo, giữa các giáo
chưa chấm dứt?.
phái trong Hồi giáo,
- Em giải thích như thế nào về nguyên nhân của các sự nạn khủng bố.
kiện đã xảy ra ở hai khu vực?
- Hình thành các phong
24
- Theo em, các sự kiện đó ảnh hưởng như thế nào đến trào li khai, tệ nạn
đời sống người dân, đến sự phát triển kinh tế – xã hội khủng bố ở nhiều quốc
của mỗi quốc gia và trong khu vực?
gia.
- Em có đề xuất gì trong việc xây dựng các giải pháp b. Nguyên nhân :
nhằm chấm dứt việc xung đột sắc tộc, xung đột tôn - Do tranh chấp quyền
giáo và chấm dứt nạn khủng bố?
lợi : Đất đai, tài
GV có thể cung cấp cho HS giấy viết có mặt dính để ngun, mơi trường
dính lên bảng các câu trả lời, yêu cầu mỗi em có thể sống.
viết nhiều tờ, nhưng mỗi tờ chỉ được viết một câu đơn - Do khác biệt về tư
nghĩa (để dễ tổng hợp kết quả).
tưởng, định kiến về tôn
Bước 2: HS hoàn thành câu hỏi
Bước 3: GV chỉ định HS trả lời từng câu hỏi.
Tổng kết: Theo nội dung ghi ở cột bên.
giáo, dân tộc có nguồn
gốc từ lịch sử.
- Do các thế lực bên
ngoài can thiệp nhằm
vụ lợi.
c. Hậu quả:
- Gây mất ổn định ở
mỗi quốc gia trong khu
vực và làm ảnh hưởng
tới các khu vực khác.
- Đời sống nhân dân bị
đe dọa và không được
cải thiện, kinh tế bị hủy
hoại và chậm phát triển.
- Ảnh hưởng tới giá dầu
và phát triển kinh tế của
thế giới.
V. ĐÁNH GIÁ
1. Đánh mũi tên nối các ơ sao cho hợp lí:
KHU VỰC TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC
TRUNG Á
Mâu thuẫn về quyền
lợi: Đất đai, nguồn
nước, dầu mỏ, tài
nguyên, môi trường
sống
Định kiến về dân tộc,
tơn giáo, văn hóa và
các vấn đề thuộc lịch
sử
Sự can thiệp vụ lợi
của các thế lực bên
ngoài
25