A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước
ta, bảo vệ môi trường cũng đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số
41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo
vệ môi trường trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết
định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án : “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc
dân” và Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bỏa vệ môi trường quốc gia đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 đã tọa cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và
quyết tâm bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của
đất nước.
Khi nói đến ô nhiễm môi trường thì chúng ta thường nghĩ đến những vấn đề như
ô nhiễm bầu không khí do khí thải CO
2
ra môi trường từ các nhà máy công nghiệp,
các động cơ; nguồn nước bị ô nhiễm, rác thải bừa bãi,…Nhưng chúng ta lại không để
ý đến một nhân tố cũng gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
của con người hằng ngày, đó là “Sóng điện từ”. Chính vì vậy, tác giả xin được trình
bày buổi học ngoại khóa vật lý “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi trường” . Mục đích
của buổi học ngoại khóa là giới thiệu cho các em một bức tranh toàn cảnh về sóng
điện từ, nhằm trang bị cho các em những kiến thức hết sức bổ ích về lĩnh vực này.
Mặt khác buổi học ngoại khóa sẽ cung cấp cho các em những hiểu biết cơ bản về tác
hại của sóng điện từ đối với sức khỏe của con người. Để từ đó các em có những hành
động, việc làm thiết thực, có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường nói chung và
không gian sinh sống trong từng gia đình nói riêng. Các em biết cách sử dụng một
cách hợp lí các thiết bị thu và phát sóng điện từ từ các vật dụng sinh hoạt hằng ngày
trong gia đình như: Tivi, lò vi sóng, máy vi tính …, và đặc biệt là điện thoại di động –
vật bất li thân đối với hầu hết tất cả mọi người trong cuộc sống hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót. Tác giả kính mong nhận được sự đóng góp những ý kiến quý báu của
quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp và bạn đọc.
Xin chân thành cảm ơn !
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG
1.1. Những vấn đề chung
Có thể khẳng định rằng, chúng ta đang sống trong một “biển” bức xạ điện từ.
Bên cạnh những lợi ích hết sức to lớn mà sóng điện từ mang lại, thì nó cũng được
mệnh danh là một “sát thủ tàng hình”. Khoa học đã chứng minh sóng điện từ đối với
những người mẫn cảm là thủ phạm gây chứng mất ngủ hoặc ngủ mê mệt, chuột rút,
ngứa ngáy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau lưng Từ trường của chiếc máy vi tính -
tuỳ theo thời gian bạn tiếp xúc – có thể gây mụn trứng cá, eczema, nhức mắt, Ánh
sáng nhân tạo trong nhà phát ra từ chiếc đèn ống hoặc đèn halogen cũng góp phần
“ăn mòn” sức khoẻ con người.
Tuy nhiên, sóng điện từ làm ô nhiễm môi trường sống, gây nguy hại trực tiếp đến
sức khỏe con người hằng ngày thì chúng ta lại không cảm nhận được. Điều này được
thể hiện qua việc sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống. Ví dụ như chúng ta sử dụng
điện thoại di động một cách tùy tiện, không có khoa học. Chúng ta thường ngồi máy
vi tính quá lâu, thường xuyên bỏ điện thoại di động trong túi quần…, mà không hề
hay biết nó cũng là một trong các nhân tố dẫn đến tình trạng “vô sinh” – một căn
bệnh phổ biến hiện nay ở giới trẻ.
1.2. Ở Trường THPT
Ở các trường THPT hiện nay việc tổ chức các buổi học ngoại khóa nói chung và
ngoại khóa Vật lý nói riêng còn nhiều hạn chế. Một mặt là vì chương trình giáo khoa
quá nặng, thời lượng dành cho các buổi thảo luận, ngoại khóa còn quá ít và chưa được
quan tâm. Mặt khác, do điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng
được nhu cầu cần thiết cho một buổi học ngoại khóa. Đặc biệt với bộ môn Vật Lý thì
phần lớn các giáo viên giảng dạy chưa lồng ghép được những kiến thức về giáo dục
bảo vệ môi trường thông qua các kiến thức của bài học.
Qua các bài giảng trên lớp, các em chỉ nắm được những kiến thức lý thuyết đơn
thuần, những kiến thức trong SGK chỉ mới giúp các em nắm được khái niệm cơ bản,
tính chất cơ bản,ứng dụng cơ bản,…của sóng điện từ, mà chưa có sự vận dụng những
kiến thức ấy vào trong thực tế cuộc sống. Ví dụ như việc sử dụng điện thoại di động –
một thiết bị phát và thu sóng điện từ của các em học sinh. Ở các trường THPT đều
cấm các em học sinh không được mang và sử dụng điện thoại di động, nhưng thực tế
2
thì phần lớn các em học sinh đều mang và sử dụng điện thoại di động. Các em sử
dụng điện thoại di động một cách tràn lan, bừa bãi trong việc nghe, gọi, nhắn tin, chơi
game, mà không ý thức được những tác hại của nó đối với sức khỏe của bản thân
mình và những người xung quanh.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
2. 1. Thời điểm tổ chức buổi học ngoại khoá
Giáo viên tổ chức buổi học ngoại khoá “Sóng điện từ và việc bảo vệ môi
trường” đối với học sinh khối lớp 12 sau khi học sinh đã được học xong chương:
Sóng ánh sáng
2.2. Chuẩn bị cho buổi học ngoại khoá
a) Giáo viên
- Hệ thống kiến thức kiến thức về sóng điện từ phục vụ cho buổi học ngoại khóa.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Hệ thống phiếu học tập.
- Các thiết bị phục vụ cho buổi học ngoại khoá như: máy vi tính, máy chiếu, tranh
vẽ…
b) Học sinh
- Tìm hiểu những kiến thức về sóng điện từ qua sách giáo khoa, báo chí, các thông tin
trên mạng internet.
- Hệ thống các kiến thức vật lý có liên quan.
III. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu sóng điện từ
Vào thế kỉ XVIII, hiện tượng điện và hiện tượng từ được xem như hai loại hiện
tượng khác hẳn nhau, giữa chúng không có mối liên quan gì. Nhờ những phát kiến
của Am-pe (Ampere), của Fa-ra-đây (Faraday) và các nhà khoa học khác nữa, chúng
ta đã biết rằng hai loại hiện tượng đó có mối liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn
như: dòng điện sinh ra từ trường, từ trường biến đổi sinh ra điện trường xoáy. Trên cơ
sở đó hiện tượng điện và từ được khảo sát chung trong môn Điện từ học.
Một trong những biểu hiện ý nghĩa nhất của Điện từ học, đó là điện trường và từ
trường biến đổi kết hợp với nhau tạo thành một loại sóng lan truyền, gọi là sóng điện
từ. Người ta đã tiên đoán sự tồn tại của sóng điện từ, và nghiên cứu bằng lí thuyết
những tính chất của nó hàng chục năm trước khi tạo được sóng trong phòng thí
3
nghiệm. Năm 1864 nhà vật lí học xứ E-cốt (Anh), Mắc-xoen (James Clerk Maxwell,
1831 – 1879) đề ra một giả thuyết rằng: Nếu một từ trường thay đổi để tạo nên một
điện trường, thì tương tự như vậy, một điện trường thay đổi sẽ phải tạo nên một từ
trường. Dường như là có sự “đối xứng” giữa điện trường và từ trường.
Dùng những công cụ toán học trình bày nội dung của giả thuyết trên, cùng với
các định luật đã biết về điện từ học, Mắc-xoen đã viết bốn phương trình bao quát tất
cả điện từ học, người ta gọi là các phương trình Mắc-xoen về trường điện từ. Từ
những phương trình đó có thể suy ra rằng, điện trường và từ trường biến đổi, cùng với
nhau tạo thành sóng điện từ lan truyền với tốc độ ánh sáng. Tiếp theo, ông đề xuất ánh
sáng khả kiến, trước đó được coi là một hiện tượng hoàn toàn tách biệt với điện và với
từ, chính là một loại sóng điện từ. Lí thuyết của Mắc-xoen cũng cho thấy rằng, không
phải chỉ có ánh sáng khả kiến là sóng điện từ, mà có thể tạo ra sóng điện từ bằng các
mạch dao động điện.
Lần đầu tiên sóng điện từ được tạo ra và quan sát trong phòng thí nghiệm vào
năm 1887 do nhà vật lí học Đức Héc (Heinrich Hertz) thực hiện. Ông dã dùng một
anten, tương tự như một LC, tạo ra dòng điện xoay chiều tần số cao trong đó, và thấy
rằng năng lượng có thể chuyển từ mạch này sang một mạch LC đặt cách đó nhiều
mét. Hơn nữa, ông còn chứng tỏ được rằng, sự truyền năng lượng có những đặc điểm
giống như quá trình truyền sóng, nghĩa là có sự phản xạ, khúc xạ, giao thoa, nhiễu xạ
và phân cực. Như vậy có thể cho rằng sóng được tạo ra từ mạch thứ nhất (anten) và
truyền đến mạch thứ hai qua khoảng không gian của phòng thí nghiệm. Điều quan
trọng hơn là Héc còn chứng tỏ được rằng, tốc độ truyến sóng gần đúng bằng tốc độ
truyền ánh sáng, đúng như dự đoán của Mắc-xoen. Chỉ vài năm sau khi thí nghiện của
Héc được công bố, người ta thử lại và phát triển thêm nhiều, đến mức thí nghiệm
được áp dụng trong thực tế và dẫn đến một phát minh rất quan trọng của Mắc-cô-ni
(Marconi, 1874-1937), đó là phát minh ra vô tuyến điện năm 1896. Như vậy là khi
Mắc-xoen chết thì sự tồn tại của sóng điện từ mới chỉ là một đề xuất lí thuyết, hơn hai
mươi năm sau, sóng điện từ đã bắt đầu trở thành một phương tiện truyền thông mới
mang lại những biến đổi lớn trong đời sống.
3.2. Sự tạo thành sóng điện từ
Khi khảo sát sóng cơ ta thấy rằng, nếu một hạt của môi trường dao động, thì do
liên kết, hạt khác của môi trường ở vị trí lân cận sẽ chịu lực tác dụng và dao động
4
theo. Do cơ chế đó mà dao động được lan truyền trong môi trường và tạo thành sóng.
Ta xét đối với sóng điện từ, trước hết ta thừa nhận rằng, trong chân không và trong
môi trường điện môi tương tác từ không truyền đi một cách tức thời, mà có một tốc
độ lan truyền hữu hạn. Thí dụ, trong chân không vào thời điểm t=0 tại điểm A xuất
hiện một điện tích q, theo định luật Cu-lông thì tại điểm B cách A một đoạn
AB r=
sẽ
xuất hiện điện trường có cường độ E tỉ lệ với
q
r
. Nhưng điện trường đó không xuất
hiện ngay tức thì vào thời điểm t = 0, mà phải sau khoảng thời gian
r
t
c
∆ =
, c là tốc độ
truyền tương tác điện từ sau này ta sẽ thấy c chính là tốc độ truyền ánh sáng.
Bây giờ, xét một máy phát điện xoay chiều có hai đầu ra, mà mỗi đầu được nối
thêm một thanh dẫn điện dài, hai thanh cùng nằm trên một đường thẳng thẳng đứng
và nối dài về hai phía gọi là anten. Hình 1 vẽ hai thanh nối dài, máy phát điện được
biểu diễn bằng một vòng tròn ở giữa, máy tạo nên dao động điện, chu kì T trong an
ten. Chúng ta khảo sát sự lan truyền của sóng điện từ từ anten theo phương của trục x
nằm ngang vuông góc với anten.
5
P
x
E
r
a) Thời điểm t=0
P
x
E
r
b) Thời điểm 0<t
1
<
Q
P
x
E
r
c) Thời điểm t
2
=
P
x
d) Sau thời điểm t
2
=
E
r
Giả thiết rằng vào thời điểm t = 0, thanh trên tích điện dương, thanh dưới tích
điện âm có độ lớn cực đại (hình 1a). Điện trường
E
r
tại điểm P trên trục x, ngay sát
anten hướng xuống dưới.
Một thời gian ngắn sau đó vào thời điểm t
1
sao cho 0<t
1
<
4
T
tương tác điện lan
truyền tới điểm Q (PQ = ct
1
), điện trường tại Q vào này bằng điện trường E tại P vào
thời điểm t
1
thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên
giảm t
1
thì nhỏ hơn, vì rằng vào thời điểm này thì điện tích dương ở thanh trên giảm
đi, độ lớn của điện tích âm ở thanh dưới cũng giảm theo (hình 1b).
Đến thời điểm
2
4
T
t =
thì dao động động điện đã thực hiện một phần tư chu kì,
anten không còn tích điện nữa, điện trường tại P vào thời điểm đó bằng không. Điện
trường E tạo ra tại P vào thời điểm t = 0, đến thời điểm này đã lan truyền đến điểm R
sao cho
2
4
cT
PR ct= =
(hình 1c).
Tiếp sau thời điểm
2
4
T
t =
, điện tích trên từng thanh của anten đổi dấu, điện
trường tại điểm P đổi chiều và hướng lên trên (hình 1d). Lần lượt tại các thời điểm
3 4
3
,
2 4
T T
t t t t= = = =
chúng ta có các hình 1e và hình 1f. Sau thời điểm
3
4
T
t =
thì điện
tích trên từng thanh lại đổi dấu ngược lại, và điện trường tại P lại hướng lên trên.
6
P
x
e) Sau thời điểm t
3
=
E
r
P
x
f) Thời điểm t
4
=
E
r
Hình 1: Sự hình thành sóng điện từ
Nếu theo dõi hết một chu kì T thì ta sẽ thấy rằng, điện trường tạo nên bởi một
anten nối với một máy phát xoay chiều, truyền đi ra xa anten giống như sóng trên một
sợi dây truyền đi xa từ một điểm của dây dao động điều hòa theo phương ngang.
Trên đây chúng ta mới khảo sát sự lan truyền của điện trường. Nếu xét đến dòng
điện trong anten và tác dụng tạo từ trường của nó, thì sẽ thấy rằng có một từ trường
được tạo thành và lan truyền theo phương x dưới dạng sóng giống như điện trường đã
nói ở trên. Hình 1g biểu diễn trường hợp dòng điện trong anten đi lên, cùng lúc ấy
thanh trên tích điện dương.
Như đã nói ở trên, tại điểm P, điện trường
E
r
thẳng đứng hướng xuống dưới, còn
từ trường tạo thành bởi dòng điện, theo quy tắc vặn cái đinh ốc, có vectơ cảm ứng từ
B
r
nằm ngang, tức là vuông góc với mặt phẳng của hình vẽ, và hướng vào trong. Ta
thấy rằng trong trường hợp này hai vectơ điện trương
E
r
và cảm ứng từ
B
r
vuông góc
với nhau. Xét trong một chu kì T, bằng phương pháp tương tự như khi khảo sát điện
trường, ta cũng thấy rằng từ trường truyền đi ra xa anten cũng có dạng sóng, với tốc
độ truyền tương tác c. Chú ý rằng vào thời điểm mà vectơ
E
r
bằng 0 thì vectơ cảm
ứng từ
B
r
cũng bằng 0. Hai vectơ này luôn luôn vuông góc với nhau và với hướng
truyền sóng. Điện trường và từ trường cùng biến đổi điều hòa và lan truyền như thế
này là sóng điện từ.
Những khảo sát chặt chẽ hơn, bằng cách lập luận toán học, xuất phát từ 4 phương
trình Mắc-xoen về điện từ, có thể suy ra rằng:
a) Vectơ cường độ điện trường
E
r
và vectơ cảm ứng từ
B
r
luôn luôn vuông góc với
nhau, chúng lan truyền với cùng tốc độ c theo hướng Ox. Tốc độ c tính được
theo các hằng số điện và từ:
0 0
1
c
ε µ
=
với
0
ε
là số điện và
0
µ
là hằng số từ.
7
E
r
Hình 1g. Biễu diễn dòng điện trong anten
I
I
B
r
b) Vectơ
E
r
, vectơ
B
r
và Ox hợp với nhau thành một tam diện thuận, nghĩa là: Nếu
một người đứng thẳng theo hướng
E
r
và tay phải giơ ngang theo hướng
B
r
thì
mắt nhìn thẳng về phía trước là hướng x (hình 2).
c) Hai vectơ
E
r
và
B
r
biến đổi điều hòa theo thời gian với cùng tần số góc
ω
và
luôn cùng pha, nghĩa là ở vị trí mà E cực đại thì B cũng cực đại. Có thể viết
biểu thức cho sự phụ thuộc tọa độ và thời gian của hai vectơ này trong sóng
điện từ phẳng như sau:
ax 2
( , ) cos( )
m
E x t E e t kx
ω
= −
r
r
(1)
ax 3
( , ) cos( )
m
B x t B e t kx
ω
= −
r
r
(2)
3.3. Phổ sóng điện từ
Các sóng điện từ bao phủ một miền tần số f rất rộng, có thể từ 1 đến 10
24
Hz.
Miền ấy cũng tương ứng với miền bước sóng (trong chân không)
λ
, sao cho ta luôn
có hệ thức
c f
λ
=
. Người ta phân biệt nhiều loại sóng điện từ theo tính chất, nguồn
phát và công dụng. Mỗi loại có tần số (hoặc bước sóng trong chân không) trải ra một
khoảng nào đó. Tuy nhiên, ranh giới giữa các khoảng ấy cũng không thật rõ ràng.
3.3.1. Sóng vô tuyến điện
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp, thường được coi là từ 10
6
Hz
đến 10
9
Hz (bước sóng từ 300m đến đềximét). Gọi tên như vậy vì loại sóng này được
dùng trong liên lạc vô tuyến điện và vô tuyến truyền hình. Sóng này phát ra từ các
anten lim loại. Sóng vô tuyến điện còn được phát ra bằng nhiều cách khác nữa, thí dụ
như phân tử và các eelectron được tăng tốc trong vũ trụ phát ra các sóng vô tuyến
8
y
x
z
O
1
e
r
2
e
r
3
e
r
điện. Các nhà thiên văn học dùng kính thiên văn vô tuyến (bắt đầu từ những năm 50
của thế kỉ trước) thu các sóng ấy, và nhờ khảo sát chúng mà ta biết được nhiều thông
tin mới về vũ trụ.
3.3.2. Vi sóng
Bức xạ điện từ có tần số từ 10
9
đến khoảng 10
12
Hz được gọi là vi sóng. Loại
sóng này được dùng để truyền điện thoại đường dài và để làm chín thức ăn. Khi bức
xạ vi sóng, với tần số nằm trong một khoảng hẹp thích hợp, truyền qua nước (hoặc
chất có chứa nước) thì các phân tử nước hấp thụ mạnh năng lượng của bức xạ và nóng
lên khá nhanh. Vi sóng có bước sóng từ 1mm đến 30cm là những sóng điện từ có tần
số cao nhất mà mạch điện tử có thể tạo ra.
3.3.3. Bức xạ hồng ngoại
Sóng điện từ có tần số khoảng từ 10
12
đến 4,3.10
14
Hz thì gọi là bức xạ hồng
ngoại. Chuyển động quay và dao động của phân tử phát ra bức xạ hồng ngoại. Ngược
lại, khi các phân tử hấp thụ năng lượng của tia hồng ngoại thì chuyển động quay và
dao động của chúng mạnh lên, nhiệt độ của vật tăng. Ở mọi nhiệt độ các vật đều phát
ra bức xạ điện từ. Ở nhiệt độ cao, thì sóng hồng ngoại chỉ là một phần nhỏ của bức xạ
phát ra. Nhưng ở nhiệt độ thấp, thí dụ nhiệt độ cơ thể người 37
0
C, thì bức xạ phát ra
gồm chủ yếu là bức xạ hồng ngoại. Mắt người không cảm nhận được các tia hồng
ngoại, nhưng một số loài vật, thí dụ như một số loài rắn có thể cảm nhận được tia
hồng ngoại, vì thế chúng có thể nhận biết con mồi trong đêm tối dày đặc, do cơ thể
con mồi nóng hơn môi trường xung quanh nên bức xạ hồng ngoại mạnh hơn. Một số
phim ảnh nhạy cảm với tia hồng ngoại, dùng phim này có thể chụp ảnh hồng ngoại
trong đêm tối. Dùng ống nhòm hồng ngoại có thể thấy gián tiếp (qua một màn ảnh)
những động vật có thân nhiệt trong đêm. Dùng máy thu hình hồng ngoại, đặt ở lối đi
có thể phát hiện được người bị sốt, có thân nhiệt lớn hơn 38
0
C, do mặt người đó bức
xạ hồng ngoại mạnh hơn mặt người bình thường.
3.3.4. Ánh sáng khả kiến (nhìn thấy được)
Mắt người cảm nhận được sóng điện từ trong khoảng từ 4,3.10
14
đến 7,5.10
14
Hz
(tương ứng với bước sóng từ 400 đến 700 nm). Đây chỉ là một khoảng rất hẹp trong
dải tần số của sóng điện từ. Sóng trong khoảng tần số này được phát ra từ các êlectron
khi chuyển mức năng lượng trong nguyên tử. Bức xạ với bước sóng khác nhau tạo
9
nên cảm giác về màu khác nhau. Sau đây là bảng cho các màu tương ứng với bước
sóng của ánh sáng khả kiến:
Bước sóng
λ
Màu
390 425nm÷
Tím
425 445nm÷
Chàm
445 500nm÷
Lam
500 575nm÷
Xanh
575 585nm÷
Vàng
585 620nm÷
Da cam
620 740nm÷
Đỏ
- Những giới hạn của miền khả kiến và giới hạn bước sóng giữa các màu không thể
xác định chính xác hoàn toàn, vì chúng tương ứng với cảm giác, mà cảm giác thì có
phần nào đó phụ thuộc vào từng người.
- Ánh sáng tự nhiên (khả kiến) chiếu từ Mặt Trời tới Trái Đất là ánh sáng trắng, bao
gồm các bức xạ có bước sóng liên tục như ở bảng trên, với sự phân bố cường độ xác
định. Trộn lẫn các bức xạ (màu) trên với sự phân bố cường độ giống như vậy sẽ cho
ánh sáng trắng.
- Nếu phân biệt các màu của những bức xạ có bước sóng xác định nói trên (còn gọi là
các màu cầu vồng) với ba màu gọi là màu sơ cấp (đỏ, lam, xanh) thường được dùng
trong kĩ thuật truyền hình. Các điểm sáng rất nhỏ, mỗi điểm có một trong ba màu, xen
kẽ nhau trên màn hình cho ta cảm giác gần giống với các màu tự nhiên nếu tỉ lệ độ
sáng thực hiện được giống như trong tự nhiên. Có thể có nhiều cách chọn ba màu sơ
cấp khác nhau chút ít.
3.3.5. Bức xạ tử ngoại
Bức xạ tử ngoại là sóng điện từ có tần số lớn hơn ánh sáng tím, vào khoảng từ
7,5.10
14
đến 10
17
Hz. Bức xạ tử ngoại tuy không nhìn thấy được nhưng có tác dụng
ion hóa không khí, gây phản ứng hóa học và có tác dụng sinh lí làm hại da, diệt vi
khuẩn nếu được chiếu với cường độ mạnh hoặc thời gian dài. Phần lớn tia tử ngoại
truyền tới Trái Đất bị hấp thụ bởi ôzôn (O
3
) và những phân tử khác trong lớp khí
quyển ở tầng cao, nhờ thế mà các sinh vật trên Trái Đất tránh được tác dụng có hại
của tia này. Một vài loại ong và bướm có thể nhìn thấy ánh sáng tử ngoại.
3.3.6. Tia X (Tia Rơn-ghen)
10
Sóng điện từ có tần số lớn hơn tần số của tia tử ngoại, vào khoảng 10
17
đến 10
20
Hz, gọi là tia X hay tia Rơn-ghen. Tia X được tạo ra bằng cách phóng một chùm
êlectron nhanh vào một bia kim loại. Tia X có tính chất đâm xuyên mạnh qua các
chất, tính đâm xuyên giảm khi khối lượng riêng của chất đâm xuyên tăng, tính chất
này khiến cho tia X được dùng để khảo sát cấu trúc bên trong cơ thể (chiếu điện), bên
trong các vật thể. Tia X chiếu vào cơ thể sống có thể gây hại cho các mô nếu liều
lượng chiếu vượt quá một giới hạn nhất định.
3.3.7. Tia gamma
Sóng điện từ có tần số lớn hơn 10
20
Hz gọi là các tia gamma (
γ
). Những tia này
còn mạnh hơn tia X về tính chất đâm xuyên và phá hũy các tế bào sống. Tia gamma
được phát ra từ các hạt nhân nguyên tử khi trong đó có sự biến đổi qua lại giữa proton
và notron, hoặc khi một hạt cơ bản va chạm với phản hạt của nó. Tia gamma được
dùng để phá hoại các tế bào ung thư, diệt các vi sinh vật trong thức ăn làm cho thức
ăn được bảo quản tốt hơn.
3.4. Sóng điện từ và môi trường sống
3.4.1. Sóng điện từ làm ô nhiễm môi trường sống như thế nào?
Bật đài, ti vi chúng ta có thể nghe thấy hoặc nhìn thấy chương trình. Đó là vì đài
phát thanh, truyền hình vô tuyến điện đã phát xạ sóng điện từ ra môi trường xung
quanh, rồi truyền các tín hiệu chương trình đến các hộ gia đình. Điện thoại di động
không có dây điện thoại cũng có thể kết nối mọi người với nhau cũng là do có sự giúp
đỡ của sóng điện từ. Ngoài ra còn có rất nhiều thiết bị như rada, thiết bị tăng nhiệt vi
sóng điện từ vào không gian xung quanh. Tuy bạn hoàn toàn không cảm thấy nhưng
chúng ta đang sống trong môi trường đầy sóng điện từ.
Cùng với việc mang lại nhiều tiện lợi, sóng điện từ cũng không tránh khỏi gây ra
một số nguy hại khác. Ví dụ, âm thanh ồn của sóng điện từ sẽ ảnh hưởng đến sự làm
việc bình thường của các thiết bị điện tử và các loại máy đo, làm cho tin tức bị thất
lạc, mất khả năng điều khiển. Khi xem tivi, những cảnh tượng mà chúng ta nhìn thấy
giống như những hiện tượng rung động và nhiễu, đó thường là vì nó bị ảnh hưởng của
sóng điện từ gần đó. Sóng điện từ quấy nhiễu còn có thể gây ra những hậu quả
nghiêm trọng hơn. Ví dụ như tạo ra sự thất lạc của các tín hiệu điều khiển đường sắt
sẽ gây tại nạn giao thông; nếu tạo ra những thất lạc tin tức chỉ thị bay sẽ làm cho máy
bay, tên lửa, vệ tinh nhân tạo không điều khiển được nữa…
11
Bức xạ điện từ còn nguy hại trực tiếp đến sức khỏe con người. Vi sóng là một
dạng của sóng điện từ. Lò vi sóng chính là dùng vi sóng chiếu xạ vào thực phẩm làm
cho thực phẩm chín. Có thể thấy rằng, nếu xung quanh chúng ta tồn tại nhiều vi sóng,
vi sóng chiếu quá nhiều vào cơ thể chúng ta thì cơ thể chúng ta cũng sẽ bị vi sóng
không ngừng “thêm nhiệt”, “nướng chín”, sẽ rất nguy hại đến sức khỏe. Các kết quả
nghiên cứu đều chứng tỏ rằng, nếu con người bị điện từ bức xạ trong thời gian dài sẽ
sinh ra các triệu chứng suy yếu thần kinh như mệt mỏi, trí nhớ giảm sút…và các triệu
chứng khác như lo sợ, tức ngực, thị lực kém…Bức xạ điện từ gây ra những nguy hại
rất lớn đến môi trường sinh sống của nhân loại, trở thành mối nguy hại lớn được con
người hết sức quan tâm. Bức xạ điện từ đã trở thành một dạng ô nhiễm môi trường
khá nguy hiểm.
Để khống chế ô nhiễm điện từ, tổ chức y tế thế giới và hiệp hội phòng chống bức
xạ quốc tế đã đưa ra “chuẩn tắc vệ sinh môi trường” và các tiêu chuẩn sóng điện từ
mạnh có liên quan khác. Bộ y tế Trung Quốc cũng đã ban bố “tiêu chuẩn vệ sinh
sóng điện từ môi trường” vào tháng 12 năm 1987. Đối mặt với sự ô nhiễm điện từ
ngày càng nghiêm trọng chúng ta có một số biện pháp ngăn ngừa như: đưa nguồn ô
nhiễm điện từ rời xa khu dân cư đông đúc; cải thiện thiết bị điện khí, giảm sự rò rỉ
điện từ, lắp các thiết bị khử điện từ, giảm cường độ từ trường…
Việc con người lợi dụng sóng điện từ cũng giống như lợi dụng các tài nguyên
khác, chỉ khi đã tìm hiểu, nghiên cứu sâu sắc về chúng mới có thể vừa mang lại lợi
ích lớn nhất cho con người, lại không gây nên những nguy hại cho môi trường sống.
3.4.2. Tác hại của sóng điện từ đối với sức khỏe con người
Bình thường chúng ta bị bao vây bởi bao nhiêu làn sóng từ dưới đất lên, từ trên
trời cao xuống. Những đường dây cao thế, sóng truyền thanh, truyền hình vây bọc
chúng ta từ mọi phía. Những năm gần đây, các vệ tinh địa tĩnh đưa xuống Trái đất
nhiều loại sóng điện từ khác phục vụ Internet không dây, mạng điện thoại di động So
với 30 năm về trước, số lượng những làn sóng điện từ chúng ta phải chịu đựng tăng
gấp vài trăm lần. Nhưng thiết bị điện tử gia dụng đặt trong nhà, ở thời buổi hiện tại
không biết cơ man nào mà kể. Nhà nào chẳng một, hai cái tivi, rồi đầu đĩa, các thiết bị
nghe nhạc, lò vi sóng, máy vi tính “Con dế” ngày càng nhiều chức năng chốc chốc
lại ri rỉ bên tai và nằm ngay đầu gường ngủ. Các nguồn phát sóng điện từ cả đấy! Cơ
thể chúng ta, muốn hay không thì cũng trở thành một chiếc ăngten bị hấp thụ một
12
cách cưỡng bức mọi loại sóng từ môi trường xung quanh mà vô phương bảo vệ kể cả
ban đêm trong khi chìm trong giấc ngủ, khi sức đề kháng mất di đến hai phần ba. Vì
vậy, người ta gọi các loại sóng điện từ là “sát thủ tàng hình” không ngoa chút nào.
Khoa học đã chứng minh sóng điện từ đối với những người mẫn cảm là thủ phạm gây
chứng mất ngủ hoặc ngủ mê mệt, chuột rút, ngứa ngáy, đổ mồ hôi, tim đập nhanh, đau
lưng Từ trường của chiếc máy vi tính - tuỳ theo thời gian bạn tiếp xúc – có thể gây
mụn trứng cá, eczema, nhức mắt, Ánh sáng nhân tạo trong nhà phát ra từ chiếc đèn
ống hoặc đèn halogen cũng góp phần “ăn mòn” sức khoẻ. Có bước sóng khác với ánh
sáng tự nhiên mà loài người đã thích nghi từ ngàn đời loại ánh sáng phi tự nhiên vượt
ngưỡng cho phép có thể gây stress, bệnh ngoài da, mất ngủ, nhức đầu, loãng xương.
3.4.3. Tác hại của điện thoại di động đối với sức khỏe con người
Điện thoại di động là vật bất ly thân của nhiều người nhưng nó cũng có thể gây
ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe. Khi sử dụng, điện thoại di động sẽ phát
ra một loại sóng điện từ truyền đến trạm bức xạ để nhận và phát tín hiệu. Loại
sóng bức xạ này cũng được cơ thể con người hấp thụ. Độ bức xạ tương đối nhỏ khi
điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng. Nó lớn hơn trong quá trình đàm thoại và đạt
độ lớn nhất khi đang phát tín hiệu gọi một máy khác, cao gấp 3 lần độ bức xạ khi máy
ở trạng thái chờ sử dụng. Sự bức xạ này có thể làm thay đổi cấu trúc một số tế bào cơ
thể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
a) Không để điện thoại cạnh gối khi ngủ
Theo các chuyên gia, sóng bức xạ của điện thoại di động gây ảnh hưởng đến não
lớn nhất, nó có thể tác động lên hệ thống thần kinh trung ương dẫn đến các triệu
chứng như đau đầu, mất ngủ, ngủ mê, rụng tóc, có người còn có cảm giác như bị kim
châm ở mặt… Sử dụng điện thoại di động thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ bị
khối u ở não. Vì vậy, khi sử dụng, bạn nên để điện thoại xa cơ thể, chờ kết nối được
mới để vào tai nghe. Không nên dùng di động để buôn chuyện và đặc biệt không để
điện thoại cạnh gối khi đi ngủ.
b) Không đeo điện thoại di động trước ngực
Rất nhiều người thích đeo điện thoại di động trước ngực để tiện sử dụng hoặc
coi như một món đồ trang sức. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy đeo điện thoại
di động trước ngực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho tim và hệ nội tiết của cơ
thể. Ngay cả khi điện thoại đang ở trạng thái chờ sử dụng, sóng bức xạ tuy nhỏ
13
nhưng cũng gây hại cho cơ thể. Những người bị bệnh về tim mạch càng nên tránh để
điện thoại di động treo trước ngực. Các chuyên gia cho rằng sóng bức xạ điện từ tác
động đến nội tiết của cơ thể, gây hiện tượng kinh nguyệt không đều, ảnh hưởng đến
sự trao đổi chất của tế bào, làm rối loạn các nguyên tố vi lượng. Điện thoại di động
thường có gắn một thiết bị chống nhiễu sóng, có tác dụng làm giảm ảnh hưởng của
bức xạ từ đối với cơ thể, các thiết bị chống nhiễu được làm bằng kim loại nặng như
chì, nhôm thì hiệu quả càng cao.
c) Không để điện thoại di động trong túi quần
Nghiên cứu đã phát hiện rằng số lượng tinh trùng của các đấng mày râu
thường xuyên mang điện thoại ở eo lưng và sử dụng điện thoại ít hơn so với người
bình thường là 30%. Nguyên do là sóng điện từ sinh ra khi thu phát tín hiệu sẽ bức
xạ đến tinh trùng hoặc trứng trong cơ thể, làm ảnh hưởng chức năng sinh sản
của người sử dụng.
Một báo cáo thực nghiệm trên chuột ở Anh cho thấy, khi bị bức xạ bởi sóng từ
của điện thoại di động trong 5 phút, trong cơ thể chuột đã nảy sinh ADN biến
dạng. Trứng hay tinh trùng của người cũng vậy, nếu bị bức xạ từ trong thời gian dài
cũng sản sinh các ADN biến dạng. Vì vậy khi sử dụng điện thoại, bạn nên để tránh xa
vùng eo, lưng. Cánh mày râu đặc biệt chú ý không nên nhét điện thoại trong túi quần,
vì nó rất gần nhà máy sản xuất tinh trùng và trực tiếp uy hiếp các tinh binh.
IV. TỔ CHỨC BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA “SÓNG ĐIỆN TỪ VÀ VIỆC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG”
4.1. Cách thức tổ chức
Địa điểm tổ chức: thực hiện trên phòng học bộ môn; thời gian thực hiện: 180
phút; Chia học sinh trong lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm có số học sinh đồng đều về số
lượng cũng như trình độ. Giáo viên tiến hành chiếu các câu hỏi trên máy chiếu đa
năng để các thành viên trong mỗi nhóm cùng thảo luận và đưa ra câu trả lời của từng
nhóm. Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận, tranh luận và sau đó tổng hợp, phân
tích, và đưa ra kết luận.
4.2. Hệ thống các câu hỏi ngoại khóa
Từ cơ sở lý thuyết trình bày ở trên và những kiến thức cơ bản trong SGK, tác giả
xây dựng hai hệ thống câu hỏi: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan và hệ thống
câu hỏi tự luận. Phần này được trình bày ở phần phụ lục của đề tài.
14
V. THU THẬP VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KIỂM TRA
5.1. Thu thập kết quả
Tác giả thực hiện đề tài nghiên cứu ở hai lớp: lớp 12C1 được chọn là lớp thực
nghiệm (thực hiện buổi học ngoại khóa) và lớp 12C2 là lớp đối chứng (ôn tập theo
phương pháp truyền thống). Hai lớp này đều học theo chương trình nâng cao và có
trình độ ngang nhau. Tác giả cho hai lớp làm bài kiểm tra (cùng chung đề) và thu thập
kết quả. Đề kiểm tra và đáp án được trình bày ở phần phụ lục của đề tài.
5.2. Phân tích kết quả
Để phân tích định lượng kết quả thu được, tác giả sử dụng phương pháp thống
kê toán học để xử lý kết quả kiểm tra đối với hai lớp thử nghiệm. Các đại lượng cần
tính toán bao gồm:
+ Điểm trung bình:
1 1 2 2 1
1 2
k
i i
k k i
k
n X
n X n X n X
X
n n n n
=
+ + +
= =
+ + +
∑
Trong đó: n
i
là tần số học sinh đạt điểm X
i
; n là tổng số học sinh.
+ Phương sai
2
δ
và độ lệch chuẩn
δ
: là các tham số đo mức độ phân tán của các số
liệu quanh giá trị trung bình cộng
2 2
2 2
( ) ( )
;
1 1
i i i i
n X X n X X
n n
δ δ δ
− −
= = =
− −
∑ ∑
+ Hệ số biến thiên:
.100%V
X
δ
=
; Tần suất:
(%)
i
i
n
n
ω
=
+ Tần suất tích lũy:
(%)
i
i
n
F
n
=
∑
, với
i
n
∑
là tổng số HS đạt điểm
i
X
trở xuống.
Phân loại điểm kiểm tra như sau: Điểm 9, 10: xếp loại giỏi; điểm 7, 8: xếp loại
khá; điểm 5, 6: xếp loại TB; điểm 0, 1, 2, 3, 4: xếp loại yếu, kém.
Bảng 1: Thống kê kết quả kiểm tra
Lớp
Đối
tượng
Sĩ số
Điểm
Điểm TB
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
12C1 TN 46 0 0 0 0 3 6 10 9 10 7 1 6,9
12C2
ĐC
45 0 0 0 3 9 12 8 7 4 2 0 5,6
15
Bảng 2: Bảng % HS đạt điểm yếu, kém, trung bình, khá, giỏi
Lớp Đối tượng Sĩ số % yếu, kém % TB % khá % giỏi
12C1 TN 46 6,52 34,78 41,30 17,40
12C2 ĐC 45 26,67 44,44 24,44 4,45
Bảng 3: Kết quả để xử lý tính toán tham số
Lớp thực nghiệm 12C1:
6,9
TN
X =
Lớp đối chứng 12C2:
5,6
DC
X =
X
i
n
i
i
X X−
2
( )
i
X X−
n
i
2
( )
i
X X−
X
i
n
i
i
X X−
2
( )
i
X X−
n
i
2
( )
i
X X−
0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 1 0 0 0 0
2 0 0 0 0 2 0 0 0 0
3 0 0 0 0 3 3 2,6 6,76 20,28
4 3 2,9 8,41 25,23 4 9 1,6 2,56 23,04
5 6 1,9 3,61 21,66 5 12 0,6 0,36 4,32
6 10 0,9 0,81 8,1 6 8 0,4 0,16 1,28
7 9 0,1 0,01 0,09 7 7 1,4 1,96 13,72
8 10 1,1 1,21 12,1 8 4 2,4 5,76 23,04
9 7 2,1 4,41 4,41 9 2 3,4 11,56 23,12
10 1 3,1 9,61 9,61 10 0 4,4 19,36 0
46 107,66 45 109,25
Bảng 4: Các tham số đặc trưng
Tham số
Lớp
X
2
δ
δ
(%)V
TN (12C1) 6,9 2,39 1,54 22,4
ĐC (12C2) 5,6 2,48 1,57 28,8
Qua bảng số liệu ta có nhận xét: Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn lớp
ĐC và hệ số biến thiên V của lớp TN luôn nhỏ hơn của lớp ĐC. Điều này chứng tỏ
mức độ phân tán điểm của HS lớp ĐC rộng hơn của lớp TN, chất lượng của lớp TN
tốt hơn của lớp ĐC.
Bảng 5: Bảng phân phối tần suất
Điểm
X
i
Lớp thực nghiệm 12C1 Lớp đối chứng 12C2
Tần số n
i
Tần suất
i
ω
(%)
Tần suất
lũy tích
F
i
(%)
Tần số n
i
Tần suất
i
ω
(%)
Tần suất
lũy tích
F
i
(%)
16
0 0 0 0 0 0 0
1 0 0 0 0 0 0
2 0 0 0 0 0 0
3 0 0 0 3 6,7 6,7
4 3 6,5 6,5 9 20,0 26,7
5 6 13,0 19,5 12 26,7 53,4
6 10 21,8 41,3 8 17,8 71,2
7 9 19,6 60,9 7 15,6 86,8
8 10 21,8 82,7 4 8,8 95,6
9 7 15,2 97,9 2 4,4 100
10 1 2,1 100 0 0 100
∑
46 100 45 100
Từ các bảng số liệu trên đây, tác giả tiến hành vẽ các đồ thị biểu diễn tỉ lệ phần
trăm số học sinh xếp loại và đồ thị đường phân bố tần suất tích lũy của hai lớp 12C1
và 12C2. Kết quả thu được được biểu diễn bằng các đồ thị sau:
Hình 1: Đồ thị biểu diễn tỉ lệ phần trăm số học sinh xếp loại yếu kém, TB, khá, giỏi của hai lớp
Từ đồ thị ta có nhận xét:
- Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, trung bình của khối thực nghiệm (TN) luôn
thấp hơn lớp đối chứng (ĐC).
- Tỉ lệ phần trăm (%) HS khá, giỏi của khối TN luôn cao hơn của lớp ĐC.
17
Hình 2: Đồ thị đường phân bố tần suất.
Ghi chú: Trục tung biểu diễn tần suất
i
ω
(%), trục hoành biểu diễn điểm số X
i
.
Hình 3: Đồ thị đường phân bố tần suất lũy tích.
Ghi chú: Trục tung biểu diễn tần suất lũy tích F
i
(%), trục hoành biểu diễn điểm số X
i
.
Từ các đồ thị hình 2 và hình 3 ta có nhận xét: Đồ thị đường tần suất và tần suất lũy
tích của lớp TN nằm bên phải và ở phía dưới của đường tần suất và tần suất lũy tích
của lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ rằng chất lượng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức
của lớp TN 12C1 tốt hơn lớp ĐC 12 C2.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tác giả đã giải quyết được một số
vấn đề lí luận và thực tiễn như sau:
18
- Nghiên cứu và cung cấp cho các em học sinh một bức tranh toàn cảnh về sóng
điện từ. Qua đó trang bị cho các em một hệ thống kiến thức lí thuyết cơ bản về lĩnh
vực này; trang bị cho các em những hiểu biết hết sức bổ ích về những tác hại của sóng
điện từ đối với môi trường nói chung và sức khỏe của con người nói riêng.
- Tác giả đã xử lí các số liệu thực nghiệm sư phạm bằng phương pháp thống kê
toán học trong khoa học giáo dục; phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để có
những kết luận mang tính chính xác và khoa học.
- Trao đổi, lấy ý kiến của các giáo viên và một số học sinh tham gia lớp thực
nghiệm để khẳng định tính thực tế, tính sáng tạo và tính hiệu quả của đề tài.
2. Khuyến nghị
- Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến các buổi học ngoại khóa nói chung và
ngoại khóa môn Vật lý nói riêng; cần có thời gian biểu cụ thể cho vấn đề này; cần
trang bị các phòng học bộ môn có chất lượng cao, có đầy đủ các thiết bị phục vụ cho
bài giảng. Đặc biệt là các dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các môn khoa học thực
nghiệm. Giáo viên giảng dạy cần truyền thụ những kiến thức về việc giáo dục bảo vệ
môi trường trong các bài học.
- Nhà trường, tổ chuyên môn cần tạo điều kiện, khuyến kích và có chế độ đối với
các giáo viên trong việc tổ chức các buổi thảo luận, các buổi ngoại khóa để tạo niềm
đam mê và bầu không khí sôi nổi trong quá trình học tập và giảng dạy.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN do chính
bản thân mình viết, không sao chép nội
dung của người khác.
Bùi Sỹ Khiêm
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa Vật lý 12 cơ bản, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
[2]. Sách giáo viên Vật lý 12 cơ bản, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
[3]. Sách giáo khoa Vật lý 12 nâng cao, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
19
[4]. Sách giáo viên Vật lý 12 nâng cao, NXB Giáo Dục, tái bản lần thứ 3 năm 2011.
[5]. Phạm Quý Tư, Tư liệu vật lí 12 – một số vấn đề về sóng, NXB Giáo Dục 2009.
[6]. Vật lí công nghệ và đời sống, NXB Giáo Dục 2003.
[7]. 168 câu hỏi lý thú về vật lý, NXB Văn Hóa Thông Tin 2007.
[8]. Bùi Sỹ Khiêm, SKKN: Tổ chức buổi học ngoại khoá “Tình yêu Vật lý và Thiên
văn học” lớp 12 THPT, được hội đồng khoa học ngành xếp loại B (Quyết định số:
539/QĐ-SGD&ĐT ngày 18/10/2011).
PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI
A. HỆ THỐNG CÂU HỎI CHO BUỔI HỌC NGOẠI KHÓA
I. Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
20
Câu 1: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có tần
số nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại. B. tia đơn sắc màu lục.
C. tia hồng ngoại. D. tia Rơn-ghen.
Câu 2: Hãy chọn câu đúng
Nhiều khi ngồi trong nhà không thể dùng được điện thoại di động, vì không có
sóng. Nhà đó chắc chắn phải là
A. nhà sàn. B. nhà lá. C. nhà gạch. D. nhà bê tông.
Câu 3: Sóng điện từ có tần số 12MH
z
thuộc loại sóng nào dưới đây?
A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng ngắn. D. Sóng cực ngắn.
Câu 4: Trong quá trình lan truyền sóng điện từ, vectơ
B
r
và vectơ
E
r
luôn luôn
A. trùng phương với nhau và vuông góc với phương truyền sóng.
B. dao dộng cùng pha.
C. dao dộng ngược pha.
D. biến thiên tuần hoàn theo không gian, không tuần hoàn theo thời gian.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Sóng điện từ là sóng ngang.
B. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường
E
r
luôn vuông góc với
vectơ cảm ứng từ
B
r
.
C. Khi sóng điện từ lan truyền, vectơ cường độ điện trường
E
r
luôn cùng phương
với vectơ cảm ứng từ
B
r
.
D. Sóng điện từ lan truyền được trong chân không.
Câu 6: Sóng điện từ
A. là sóng dọc hoặc sóng ngang.
B. là điện từ trường lan truyền trong không gian.
C. có thành phần điện trường và thành phần từ trường tại một điểm dao động cùng
phương.
D. không truyền được trong chân không.
Câu 7: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng
chu kì.
21
B. Trong sóng điện từ, điện trường và từ trường luôn dao động lệch pha nhau
2
π
.
C. Sóng điện từ dùng trong thông tin vô tuyến gọi là sóng vô tuyến.
D. Sóng điện từ là sự lan truyền trong không gian của điện từ trường biến thiên theo
thời gian.
Câu 8: Mạch chọn sóng trong máy thu vô tuyến điện hoạt động dựa trên hiện tượng
A. Phản xạ sóng điện từ. B. Giao thoa sóng điện từ.
C. Khúc xạ sóng điện từ. D. Cộng hưởng sóng điện từ.
Câu 9: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa 2 môi trường.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
D. Sóng điện từ truyền trong chân không với vận tốc c ≈ 3.10
8
m/s.
Câu 10: Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là
A. tác dụng nhiệt. B. làm iôn hóa không khí.
C. làm phát quang một số chất. D. tác dụng sinh học.
Câu 11: Nguồn sáng nào không phát ra tia tử ngoại
A. Mặt Trời. B. Hồ quang điện. C. Đèn thủy ngân. D. Cục than hồng.
Câu 12: Chọn câu sai. Tia tử ngoại
A. không tác dụng lên kính ảnh. B. kích thích một số chất phát quang.
C. làm iôn hóa không khí. D. gây ra những phản ứng quang hóa.
Câu 13: Tia nào sau đây không do các vật bị nung nóng phát ra ?
A. Ánh sáng nhìn thấy. B. Tia hồng ngoại.
C. Tia tử ngoại. D. Tia X.
Đáp án:
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Đ. án C D C B C B B D C A D A D
II. Hệ thống câu hỏi tự luận
Câu 1: Tại sao nói bức xạ điện từ cũng làm ô nhiễm môi trường?
Câu 2: Phân biệt tia hồng ngoại và tia tử ngoại?
Câu 3: Tia X là gì? Nó có tính chất và công dụng gì?
22
Câu 4: Nêu những nét khái khát về thang sóng điện từ.
Câu 5: Đeo điện thoại di động trước ngực sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Câu 6: Để điện thoại di động trong túi quần sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Câu 7: Theo em điện thoại di động được sử dụng như thế nào thì đảm bảo sức khỏe
của con người?
Câu 8: Tại sao điều khiển từ xa có thể điều khiển một số đồ điện gia dụng?
B. ĐỀ KIỂM TRA
Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm khách quan
Câu 1: Sóng điện từ và sóng cơ học không có chung tính chất nào dưới đây?
A. Phản xạ. B. Truyền được trong chân không.
23
C. Mang năng lượng. D. Khúc xạ.
Câu 2: Sóng điện từ là quá trình lan truyền của điện từ trường biến thiên, trong không
gian. Khi nói về quan hệ giữa điện trường và từ trường của điện từ trường trên thì kết
luận nào sau đây là đúng?
A. Véctơ cường độ điện trường và cảm ứng từ cùng phương và cùng độ lớn.
B. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động
ngược pha.
C. Tại mỗi điểm của không gian, điện trường và từ trường luôn luôn dao động
lệch pha nhau π/2.
D. Điện trường và từ trường biến thiên theo thời gian với cùng chu kì.
Câu 3: Chọn câu đúng. Tia hồng ngoại và tia tử ngoại
A. đều là sóng điện từ nhưng có tần số khác nhau.
B. không có các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, giao thoa.
C. chỉ có tia hồng ngoại làm đen kính ảnh.
D. chỉ có tia hồng ngoại có tác dụng nhiệt.
Câu 4: Chọn kết luận đúng. Tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia tử ngoại, tia X và
tia gamma đều là
A. sóng vô tuyến, có bước sóng khác nhau.
B. sóng cơ học, có bước sóng khác nhau.
C. sóng ánh sáng có bước sóng giống nhau.
D. sóng điện từ có tần số khác nhau.
Câu 5: Chọn câu trả lời không đúng:
A. Tia X được phát hiện bới nhà Bác học Rơnghen.
B. Tia X có năng lượng lớn vì có bước sóng lớn.
C. Tia X không bị lệch trong điện trường và trong từ trường.
D. Tia X là sóng điện từ.
Câu 6: Tia hồng ngoại là những bức xạ có
A. bản chất là sóng điện từ.
B. khả năng ion hoá mạnh không khí.
C. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.
D. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
Câu 7: Khi nói về tia tử ngoại, phát biểu nào dưới đây là sai?
24
A. Tia tử ngoại có tác dụng mạnh lên kính ảnh.
B. Tia tử ngoại có bản chất là sóng điện từ.
C. Tia tử ngoại có bước sóng lớn hơn bước sóng của ánh sáng tím.
D. Tia tử ngoại bị thuỷ tinh hấp thụ mạnh và làm ion hoá không khí.
Câu 8: Bức xạ hồng ngoại là bức xạ
A. đơn sắc, có màu hồng.
B. đơn sắc, không màu ở đầu đỏ của quang phổ.
C. có bước sóng nhỏ hơn 0,4
µ
m.
D. có bước sóng từ 0,75
µ
m đến 10
-3
m.
Câu 9: Tia Rơnghen được phát ra trong ống Rơnghen là do
A. từ trường của dòng eleectron chuyển động từ catốt sang đối catốt bị thay đổi
mạnh khi electron bị hãm đột ngột bởi đối catốt.
B. đối catốt bị nung nóng mạnh.
C. phát xạ electron từ đối catốt.
D. các electron năng lượng cao xuyên sâu vào các lớp vỏ bên trong của nguyên
tử đối catốt, tương tác với hạt nhân và các lớp vỏ này.
Câu 10: Trong các loại tia: Rơn-ghen, hồng ngoại, tự ngoại, đơn sắc màu lục; tia có
tần số nhỏ nhất là
A. tia tử ngoại. B. tia hồng ngoại. C. tia đơn sắc màu lục. D. tia Rơn-ghen.
Câu 11: Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tần số các sóng điện từ sau:
A. Ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia tử ngoại.
B. Tia hồng ngoại, tia tử ngoại, ánh sáng thấy được.
C. Tia tử ngoại, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại.
D. Ánh sáng thấy được, tia tử ngoại, tia hồng ngoại.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sóng điện từ?
A. Khi một điện tích dao động thì sẽ có điện từ trường lan truyền trong không gian
dưới dạng sóng.
B. Điện tích dao động không thể bức xạ ra sóng điện từ.
C. Tốc độ của sóng điện từ trong chân không nhỏ hơn nhiều lần so với tốc độ ánh
sáng trong chân không.
D. Tần số của sóng điện từ bằng nửa tần số của điện tích dao động.
Câu 13: Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
25