BẢO TỒN CHỨC NĂNG THẦN KINH
TRONG BỆNH PHONG
1. Đại cương:
Sự tổn hại thần kinh trong bệnh phong là một dấu hiệu đặc thù của bệnh, các dây
thần kinh không phải bị huỷ hoại hoàn toàn một cách nhanh chóng mà thường xảy
ra âm thầm, lặng lẽ. Giai đoạn đầu mất chức năng nhẹ, thường bệnh nhân không
chú ý phát hiện sớm, về sau liệt không hoàn toàn và cuối cùng bị liệt hoàn toàn.
Chính vì vậy, việc phát hiện sớm, điều trị đúng các tổn thương thần kinh, sẽ bảo
vệ được chức năng thần kinh và ngăn ngừa được tàn tật có thể xảy ra.
2. Mục đích:
1. Phát hiện sớm các thương tổn thần kinh.
2. Phát hiện các dây thần kinh thuờng bị tổn thương trong bệnh phong.
3. Các biện pháp bảo vệ.
3. Nội dung:Cần phải:
3.1. Phát hiện sớm các thương tổn thần kinh, nhờ khám định kỳ, trắc nghiệm cơ và
cảm giác để phát hiện dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh như:
- Mất tiết mồ hôi: Khô da.
- Rối loạn cảm giác: đau, nhiệt, xúc giác.
- Yếu liệt cơ.
3.2. Phát hiện tiến triển xấu của thương tổn thần kinh: cũng dựa vào khám định
kỳ, trắc nghiệm cơ và cảm giác.
- Chú ý các thần kinh bị tổn thương của lần khám trước, so sánh với lần khám này
về:
+ Tăng diện tích da khô (mất tiết mồ hôi).
+ Tăng vùng da rối loạn cảm giác, mất cảm giác.
+ Yếu cơ hơn hoặc liệt cơ.
- Ghi chép kỹ vào hồ sơ theo dõi.
4. Phát hiện các dây thần kinh thường bị thương tổn:
Chú ý: Thần kinh to chưa đủ chẩn đoán xác định bệnh phong mà cần xem: vùng
mất cảm giác, hay yếu liệt cơ tương ứng với phân bố của thần kinh đó.
4.1. Phát hiện thương tổn dây thần kinh trụ:
- Mất cảm giác vùng da lòng bàn tay dưới ngón út + ½ ngón 4.
- Tìm các thương tổn khác: Bọng nước, sẹo, loét, khô da, nứt nẻ.
- Thử cảm giác đau, nóng lạnh, sờ mó ở hai vị trí.
- Yếu cơ: Vụng về bàn tay. Sự phối hợp của ngón út với các ngón khác không
được tốt, cò ngón 4 và 5.
Mất 2 điểm cảm giác, xẹp mô út, cò ngón 4+5
4.2. Phát hiện thương tổn dây thần kinh giữa:
- Vùng da, lòng bàn tay mất cảm giác (ngón cái + 2+3+1/2 ngón 4).
- Khám cảm giác: (3 điểm, xem hình) thử cảm giác đau, nóng lạnh
- Tìm các vết thương, sẹo, bọng nước, nứt rạn, da khô.
- Yếu, teo mô cái, cầm giữ đồ vật khó khăn, cò ngón cái và các ngón.
Mất 3 điểm cảm giác, xẹp mô cái cò ngón1+2+3
4.3. Phát hiện tổn thương dây thần kinh chày sau:
- Khám cảm giác da gan chân.
- Tìm vết thương, sẹo, loét, nứt nẻ, da khô.
- Tìm cảm giác 5 điểm lòng bàn chân (đầu bút bi).
Mất 5 điểm cảm giác, cò các ngón chân
4.4. Phát hiện tổn thương dây thần kinh mác chung:
- Vùng da mặt trước cẳng chân + mu bàn chân mất cảm giác.
- Yếu cơ: Nhóm cơ cẳng chân trước bên. Có chức năng nâng bàn chân, quay bàn
chân ra ngoài.
- Khi đi bộ, ngón cái không bám lấy đường.
- Khó khăn khi chạy.
- Bệnh nhân phải giơ cao chân khi đi, khi nhóm cơ cẳng chân trước bị thương tổn,
động tác này không thực hiện được (chân cất cần).
- Nhóm cơ cẳng chân trước bị teo.
4.5. Phát hiện thương tổn dây thần kinh quay:
- Bàn tay rũ (khi liệt các cơ duỗi cẳng tay do thần kinh quay phụ trách).
- Các cơ mặt duỗi cẳng tay bị teo (do thần kinh quay chi phối)
Bàn tay phải bị rũ Mắt trái hở mi do tổn
do tổn thương TK quay thương TK VII
4.6. Phát hiện tổn thương dây thần kinh mắt (VII)
- Yếu cơ vùng mi, cơ nhăn của trán, mắt hở mi.
5. Bảo vệ chức năng thần kinh:
5.1. Những hành động cần thiết:
- Phát hiện sớm các nguy cơ gây tổn thương thần kinh.
- Ghi chép đầy đủ tình trạng dây thần kinh sau khi khám và đánh giá.
- Bệnh nhân có tổn thương thần kinh phải được đánh giá tỷ mỉ và đưa ra chế dộ
điều trị thích hợp.
- Giáo dục bệnh nhân để họ nhận biết và báo cáo khi có tình trạng viêm dây thần
kinh hoặc mất chức năng.
- Lượng giá + ghi vào bệnh án các dây thần kinh thường bị tổn thương trong bệnh
phong. Tình trạng dây thần kinh được phân loại thành nhóm, có nguy cơ thấp,
nguy cơ cao, và nhóm đặc biệt nguy hiểm.
5.2. Đánh giá tình trạng của dây thần kinh:
5.2.1. Nhóm nguy cơ thấp: dây thần kinh không to, không nhạy cảm.
5.2.2. Nhóm có nguycơ cao: dây thần kinh to nhạy cảm nhưng chưa có dấu hiệu
của tổn thương thần kinh. Cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện dấu hiệu sớm
của tổn thương thần kinh.
5.2.3. Nhóm nguy hiểm: dây thần kinh trong giai đoạn này có thể bị huỷ hoại, bị
nguy hiểm, dây thần kinh viêm cấp tính.
Bệnh phong thể BB, BT thuộc nhóm này vì có thể bị phản ứng đảo ngược dẫn đến
thương tổn thần kinh nặng.
5.2.4.Dây thần kinh bị huỷ hoại hoàn toàn:
Dây thần kinh mất hoàn toàn chức năng (liệt kéo dài ít nhất một năm, dây thần
kinh bị huỷ hoại hoàn toàn).
6. Điều trị các thương tổn thần kinh
6.1. Nguyên tắc:
- Tiếp tục đa hoá trị liệu.
- Điều trị cơn phản ứng hoặc điều trị viêm thần kinh âm thần.
- Nghỉ ngơi (nẹp bột, dây đeo, băng chun cố định).
- Vật lý trị liệu, điện trị liệu
- Mổ giải áp thần kinh.
6.2. Theo dõi bệnh nhân phong điều trị:xem có viêm thần kinh, hồng ban nút
phong hay phản ứng đảo ngược không?
Mục đích theo dõi:
- Đảm bảo bệnh nhân làm theo đúng chỉ định điều trị.
- Xem điều trị có kết quả không.
- Giải thích cho bệnh nhân thấy được lợi, hại việc tuân theo các chỉ định của thấy
thuốc .
- Kiểm tra xem có biến chứng gì không?
6.3. Hướng dẫn bệnh nhân biết bảo vệ chức năng thần kinh:
Cần làm ngay lúc bắt đầu đa hoá trị liệu:
- Những điều bệnh nhân cần biết:
+ Diễn biến và hậu quả của thương tổn thần kinh.
+ Nhận biết dấu hiệu ban đầu và thương tổn tiến triển trầm trọng và báo cáo cho
thầy thuốc biết.
- Giải thích cho bệnh nhân và người nhà:
+ Các dây thần kinh chi phối cảm giác, bài tiết mồ hôi, hoạt động của các cơ ở tay,
chân, mắt.
+ Dây thần kinh có thể vị viêm âm thầm, viêm cấp tính.
+ Khi tổn thương thần kinh dẫn đến:
• Mất tiết mồ hôi.
• Mất cảm giác đau, nhiệt, xúc giác.
• Các cơ nó chi phối yếu hoặc liệt.
• Hướng dẫn bệnh nhân những kiến thức về điều trị.
Cần có sự hợp tác của người bệnh.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định.
- Nghỉ ngơi, dùng nẹp bột để cho thần kinh nghỉ ngơi chóng hồi phục.
- Tập VLTL, xoa bóp, cơ khớp khi hết giai đoạn viêm.
- Đôi khi phải phẫu thuật, nếu cần thiết.
Tóm lại:
Để bảo vệ chức năng thần kinh cần thực hiện như sau:
1. Nhận biết thương tổn thần kinh giai đoạn sớm.
2. Hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự mình phát hiện các thương tổn ban đầu hoặc
các thương tổn trầm trọng hơn.
3. Điều trị kịp thời và đúng phác đồ.
4. Động viên và khuyến khích bệnh nhân làm theo lời khuyên của thầy thuốc.