Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

BAN ĐỎ NHIỄM SẮC CỐ ĐỊNH TÁI PHÁT ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.34 KB, 5 trang )

BAN ĐỎ NHIỄM SẮC CỐ ĐỊNH TÁI PHÁT

1. Định nghĩa.
Ban đỏ nhiễm sắc cố định tái phát (BĐNSCĐ) là một phản ứng da do thuốc (dị
ứng thuốc), thường là do thuốc uống, có đặc điểm là tổn thương đỏ da hình tròn,
bầu dục, nề, có khi nổi bọng nước, trợt, nhiễm sắc ở giai đoạn thoái lui, thường tái
phát sau những lần dùng thuốc, cố định ở một số vị trí (có thể thêm vị trí mới),
thường xuất hiện vài giờ sau khi uống thuốc, sự xuất hiện tổn thương thường được
báo trước bởi cảm giác nóng bỏng và căng ở vị trí mà sau đó sẽ mọc tổn thương.
2. Căn nguyên và cơ chế bệnh sinh.
+ Nguyên nhân thường gặp nhất của BĐNSCĐ là do các nhóm thuốc : cảm sốt,
kháng sinh, sulfamid, an thần và giảm đau.
+ Cơ chế bệnh sinh của BĐNSCĐ thuốc đáp ứng miễn dịch dị ứng týp III và IV và
được xem như là do mẫn cảm , tái phát khi bệnh nhân dùng lại thứ thuốc đã dùng
hoặc có công thức hóa học gần giũ.
3. Lâm sàng.
3.1. Vị trí :
Bất kỳ vị trí nào, nhưng hay gặp ở bộ phận sinh dục, quanh miệng, quanh mắt, có
thể gặp ở bàn tay, thân mình, mặt
Khi bệnh tái phát tổn thương lại xuất hiện ở những vị trí đã bị lần trước, ngoài ra
còn có thể thêm vị trí mới.
Có trường hợp có thể tổn thương niêm mạc miệng, viêm màng tiếp hợp, hoặc
tương tự herpes simplex, viêm niệu đạo.
3.2. Tổn thương:
Là vết (đám mảng) đỏ da, hình tròn hoặc bầu dục, đường kính 1 đến vài cm, hơi
nề, ranh giới rõ rệt, màu đỏ chói, đỏ sẫm, tím, có nề cộm làm vết đỏ gờ cao hơn.
Có khi trên bề mặt có bọng nước và trợt ra. Khi khỏi để lại dát màu thâm, nâu, tím
đen do nhiễm sắc tố sau viêm, tồn tại vài tháng đến vài năm.
Số lượng đám tổn thương thường ít, một vài đám, ít khi quá 10 đám, song cũng
hiếm ca rất nhiều tổn thương hay tổn thương thành đám lớn 10-20 cm đường kính,
có khi tương tự hội chứng Lyell.


Khi tổn thương trợt ở miệng và sinh dục gây cảm giác đau.
Hay tái phát, do bệnh nhân những lần đầu không biết là bệnh do dị ứng thuốc, nên
lại dùng thuốc làm bệnh tái phát, sau khi uống thuốc 30 phút đến 8 giờ sẽ xuất
hiện tổn thương, tổn thương kéo dài nếu vẫn dùng thuốc, sau khi ngừng thuốc vài
ngày đến vài tuần thì tổn thương biến mất. Càng tái phát nhiều lần tổn thương
nhiễm sắc càng nhiều và tồn tại lâu (màu thâm đen).
3.3. Triệu chứng cơ năng:
Ngứa, rát bỏng, có khi cảm giác này có trước ở vị trí sẽ mọc tổn thương.
3. 4. Triệu chứng toàn thân:
Thường không có triệu chứng toàn thân, hiếm ca gặp sốt, nhức đầu, rối loạn tiêu
hóa.
3.5. Có thể có một số thể lâm sàng khác nhau như:
Thể sẩn, thể mày đay, thể nề, thể mụn nước, phỏng nước (hay gặp nhất), thể xuất
huyết dưới da, thể loét, thể giả teo.
3.6. Tiến triển và tiên lượng:
Thường khỏi sau vài tuần sau khi ngừng thuốc, tái phát xảy ra vài giờ sau khi uống
thuốc, vết nhiễm sắc sau viêm tồn tại lâu vài tháng, hàng năm, càng tái phát nhiều
lần thì tổn thương càng thâm đen.
4. Chẩn đoán.
4.1. Chẩn đoán xác định:
+ Sự liên quan tới việc dùng thuốc.
+ Vị trí số lượng tổn thương.
+ Tính chất tổn thương.
+ Tính chất tái phát: tái phát đúng vào vị trí bị lần trước, nhiễm sắc tồn tại sau
viêm.
+ Tét nội bì,tét áp da( patch test) ở vùng da bị tổn thương với chất nghi ngờ đáp
ứng ở 30% số ca hoặc cho dùng thử chất nghi ngờ đó (ít dùng, nên tránh)
4.2. Chẩn đoán phân biệt:
+ Ban đỏ đa dạng.
+ Xuất huyết dưới da.

+ Trợt sinh dục phân biệt với herpes.
+ Hội chứng Stevens-Johnson.
+ Trợt miệng phân biệt với aphthosis, herpes.
5. Điều trị và dự phòng.
+ Nhận dạng và ngừng ngay thuốc nghi vấn:
+ Tại chỗ bôi thuốc dịu da như dầu ôxyt kẽm, hoặc kem corticoid
+ Toàn thân dùng kháng histamine tổng hợp, corticoid, vitamin C, clorua canxi
tiêm tĩnh mạch chậm.
+ Nhiễm sắc sau viêm kéo dài vài tháng hoặc nhiều năm và nên điều trị bằng
hydroquinone.
Phòng bệnh:
Thận trọng trong việc dùng một số thuốc gây bệnh như đã nói ở trên, nhất là nhóm
thuốc cảm sốt, kháng sinh, sulfamid, thuốc ngủ.
Nhận diện và ngừng dùng thuốc gây bệnh ; nếu đã bị một lần thì khuyên bệnh
nhân không dùng lại thuốc đó, các dạng khác của thuốc cũng có thể gây phản ứng
chéo.
Th.S Nguyễn Từ Đệ

×