Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

NGỘ ĐỘC KHÍ CO pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.9 KB, 3 trang )

NGỘ ĐỘC KHÍ CO


Triệu chứng lâm sàng
1. Ngộ độc nhẹ
Bệnh nhân thấy khó chịu, chóng mặt, ù tai, đau đầu, buồn nôn, mờ mắt, cảm giác
ép chặt hai bên thái dương.
2. Ngộ độc nặng
Đau đầu dữ dội, ý thức u ám, ngất xỉu, tức ngực khó thở, nhịp tim nhanh, huyết áp
tụt, mặt đỏ hoặc xanh tím.
3. Ngộ độc rất nặng
Hôn mê sâu, co cứng, co giật, nhịp nhanh kịch phát, khó thở suy hô hấp, ngừng
tuần hoàn, vô niệu, thân nhiệt hạ.
Triệu chứng cận lâm sàng
- Khí máu: hình ảnh toan chuyển hoá còn bù hoặc mất bù
- Bạch cầu Neutro tăng, Transaminase tăng, CPK tăng
- Nặng: Ure tăng, Creatinin tăng
Chẩn đoán
1. Hoàn cảnh xảy ra ngộ độc: tiếp xúc trực tiếp, ở trong vùng khí độc như khí Gas
hầm mỏ, Gas nấu trong nhà, khí hơi cay quân sự
2. Lâm sàng: đau đầu chóng mặt, buồn nôn, u ám hoặc hôn mê, co giật, rối loạn
các chức năng sống (nhịp tim nhanh, thở nhanh nông, huyết áp tụt )
3. Cận lâm sàng: toan chuyển hoá, thay đổi ECG
Chẩn đoán phân biệt ngộ độc thuốc ngủ, ngộ độc thuốc điều trị tâm thần kinh
Xử trí cấp cứu
- Nhanh chóng đưa bệnh nhân ra khỏi vùng khí độc
- (Chú ý: nhân viên y tế phải được mặc quần áo bảo vệ)
- Bảo đảm thông khí tốt, hút đờm dãi, thở o xy. Trường hợp nặng cho hô hấp hỗ
trợ qua Ambu, nếu cần đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo (PEEP, FiO2 cao).
- Nếu ngừng tim cấp cứu hồi sinh tổng hợp theo nguyên tắc ABCD.
- Chống sốc: truyền dịch cao phân tử, Corticoid


- Điều chỉnh toan chuyển hoá: Nabica 4,2% hoặc 1,4%
- Điều chỉnh các rối loạn kèm theo: nước- điện giải, thân nhiệt, nhịp tim, huyết
áp
- Nếu hôn mê co giật: Maniton, Sedusen
- Điều trị O xy cao áp khi tình trạng bệnh nhân cho phép.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×