Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.5 KB, 4 trang )
GÂY MÊ TĨNH MẠCH
Gây mê tĩnh mạch đơn thuần hiện nay chỉ còn được áp dụng cho các thủ thuật
ngắn, có kế hoạch( không làm cho bệnh nhân cấp cứu), ít xâm nhập, bệnh nhân
ngoại trú, hoặc ở một số địa phương chưa có đủ điều kiện để gây mê nội khí quản
cho tất cả các bệnh nhân. Nhưng gây mê tĩnh mạch cũng chỉ được tiến hành ở
những nơi có đủ điều kiện để chủ động thông khí, có oxy, máy hút, có thể đặt
được ống nội khí quản(NKQ) hoặc mát thanh quản(MTQ), khi cần.
1. Chuẩn bị bệnh nhân:
- Thực hiện đầy đủ các yêu cầu của chuẩn bị bệnh nhân mổ có kế hoạch( xem bài
thăm khám bệnh nhân trước mổ). Đặc biệt là phải đảm bảo bệnh nhân có dạ dày
rỗng theo “nguyên tắc 2/4/6”.
- Chuẩn bị trước một đường truyền tĩnh mạch chắc chắn để tiêm thuốc, truyền dịch
trong khi mổ.
- Cho thở oxy 100% qua mát hở hoặc qua ống thông mũi 3-5 lít/phút
2. Chuẩn bị thuốc:
- Chuẩn bị phương tiện làm hô hấp nhân tạo: bóng bóp, mát, ống NKQ, MTQ,
oxy, máy hút, ống hút, đèn soi thanh quản. Nếu có thể có máy gây mê để sẵn là tốt
hơn.
- Pha dung dịch thiopental 2,5%, nếu bệnh nhân yếu thì pha dung dịch loãng hơn:
1,25%; 1% hoặc 0,5%. Hoặc thuốc mê Propofol hút sẵn ra bơm tiêm, nếu có thể
có bơm tiêm điện dùng truyền liên tục Propofol sẽ thuận tiện hơn.
- Cần chuẩn bị sẵn các thuốc cấp cứu cơ bản.
3. Kỹ thuật
- Tiền mê: chỉ nên cho atropin, thuốc ức chế bài tiết dịch vị, hạn chế sử dụng hoặc
chỉ cho liều lượng nhỏ các thuốc an thần, giảm đau họ nha phiến để tránh ức chế
hô hấp.
- Nên để bệnh nhân nằm ngửa, đầu hơi nghiêng sang bên, hoặc kê một gối nhỏ
dưới vai để tránh tụt lưỡi.
- Nên dùng phương pháp liều lượng nhỏ, tiêm thật chậm vào tĩnh mạch : khởi
mê bằng thiopental liều lượng 2-4mg/kg,cho đến khi mất tri giác; tiêm thêm 2 –