Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.58 KB, 4 trang )

GÂY MÊ NỘI KHÍ QUẢN


1. Chuẩn bị bệnh nhân:
o Thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị được ghi trong bài “Thăm khám bệnh nhân
trước mổ”
o Bỏ răng giả
o Đánh giá các tiêu chuẩn đặt nội khí quản khó
o Chuẩn bị một tĩnh mạch chắc chắn để tiêm thuốc và truyền dịch.
2. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc
- Máy gây mê, oxy. Bóng và mát có kích thước phù hợp.
- Đèn soi thanh quản, có lưỡi đèn phù hợp
- Ống nội khí quản có ba cỡ số tương ứng với người bệnh.
- Băng dính hoặc dây để cố định ống nội khí quản
- Thiopental 2,5 – 1,25%, hoặc Propofol 1%, myorelacin, giãn cơ không khử cực,
thuốc và bình thuốc mê bốc hơi, thuốc hồi sức như dịch truyền đẳng trương,
ephedrin, adrenalin
- Máy hút, ống thông hút dịch tiết.
- Đặt máy theo dõi liên tục huyết động, SpO2…
3. Kỹ thuật:
- Úp mát cho thở oxy 100% trong 5 phút
- Khởi mê bằng thiophetal, hoặc Propofol tiêm chậm tĩnh mạch cho đến khi mất tri
giác.
- Tiêm myorelacin 60 – 100 mg vào tĩnh mạch
- Bóp bóng có oxy để làm hô hấp nhân tạo
- Khi đã giãn cơ hoàn toàn, đặt đèn soi thanh quản.
- Chọn ống nội khí quản, đặt nhẹ qua thanh quản vào khí quản
- Lắp ống nội khí quản vào máy gây mê, bóp bóng hoặc làm hô hấp nhân tạo.
- Nghe phổi xem thở có tốt không
- Cố định ống nội khí quản, bơm bóng của ống nội khí quản.
- Duy trì mê bằng thuốc mê tĩnh mạch hoặc thuốc mê bốc hơi.


- Đặt ống thông dạ dày
- Kiểm tra các chỉ số huyết động và SpO2.
- Tiêm thuốc giãn cơ có tác dụng dài như pavulon, norcuron, hoặc esmeron.
- Đặt bệnh nhân ở tư thế thuận lợi cho phẫu thuật
- Trong khi mổ chú ý truyền dịch bảo đảm khối lượng tuần hoàn đầy đủ.
- Mổ xong, trước khi để bệnh nhân tự thở và rút bỏ ống nội khí quản phải kiểm tra
xem đã hết ảnh hưởng của thuốc giãn cơ chưa: ho được, há được mồm, thè lưỡi
được, mở được mắt Nếu còn tác dụng của thuốc giãn cơ thì phải trung hoà bằng
cách tiêm prostigmin 0,0005 – 0,0015g vào tĩnh mạch. Trước khi tiêm phải lấy
mạch. Nếu mạch chậm dưới 100 lần/phút thì phải tiêm atropin 1/4mg. Sau đó 5-10
phút khi mạch đã lên quá 100 lần/phút mới tiêm prostigmin.
4. Chỉ định:
Mổ lồng ngực, mổ tim, mổ bụng trên, mổ bụng, mổ nội soi, bệnh nặng có nhiều
thương tổn phối hợp, những phẫu thuật cần làm giãn cơ…
Ts.Bs. Công Quyết Thắng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×