Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Phân tích tài chính và giải pháp tăng cường năng lực tài chính tại Cty Xây lắp và Kinh doanh vật tư thiết bị - 4 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.09 KB, 10 trang )


31

nợ càng cao, doanh lợi vốn chủ sở hữu càng nhỏ. Điều đó là do phần thu nhập từ
các tài sản được hình thành bằng vốn chủ sỡ hữu được dùng để bù đáp cho sự
thiếu hụt của lãi vay phải trả, do đó lợi nhuận còn lại của chủ sở hữu còn lại rất ít
so với số lợi nhuận đáng lẽ ra được hưởng.
2. Hiệu quả kinh doanh qua phân tích báo cáo tài chính.
2.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở có vai trò hết sức quan trọng đối với sự
phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được
quan tâm từ nhiều phía không chỉ từ những cá nhân chủ sở hữu mà còn từ mọi
thành viên có liên quan nhằm thâu tóm những yếu tố chi phí cũng như kết quả để
xây dựng một chỉ tiêu phù hợp cho đánh giá hiệu quả kinh tế doanh nghiệp. Kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hai mặt chủ yếu:
- Kết quả sản xuất vật chất: Lượng giá trị dược tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thể
hiện ở các chỉ tiêu được tính bằng đơn vị hiện vật hoặc đơn vị giá trị.
- Kết quả về mặt tài chính: Thể hiện qua chỉ tiêu khối lượng lợi nhuận để lại
doanh nghiệp và phần đóng góp cho nhà nước.
Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp không thể chỉ tính trong phạm
vi một doanh nghiệp mà còn phải tính đến sự đóng góp của nó trên phạm vi toàn
xã hội.
2.2. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp qua phân tích báo cáo tài chính.
Trong kết quả kinh tế quản lý người ta xem xét các chỉ tiêu kết quả chi phí và
hiệu quả theo trình tự phát triển, đồng nghĩa với việc xem xét hai chỉ tiêu này
trong động thái của chúng dưới những quy luật nhất định về hiệu quả kinh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

32

doanhdoanh nghiệp, điều này được thể hiện qua mối quan hệ giữa chi phí, kết


quả, hiệu quả cụ thể như sau:
(1). Phải đảm bảo mối quan hệ trong sự phát triển có tính quy luật thứ nhất là:
(K1/K0)>(C1/C0). Mối quan hệ này biểu hiện yêu cầu hiệu quả là: Kết quả cần
tăng nhanh hơn chi phí.
(2). Mối quan hệ giữa chỉ tiêu lợi nhuận và chỉ tiêu chỉ số hàng hoá phải đảm
bảo: (LN1/LN0)>(Sx1/Sx0). Thể hiện do sự tác động của khoa học công nghệ
nên tốc độ tăng lợi nhuận trên đơn vị sản phẩm có xu hướng tăng do chi phí sản
xuất ra khối lượng tương ứng đơn vị sản phẩm giảm xuống.
(3). (V1/V0)>(L1/L0), Cho biết dưới tác động của khoa học công nghệ, kết cấu
hữu cơ của vốn được gia tăng nhờ sự thay thế lao động giản đơn bằng lao động
phức tạp. Do đó Vốn vật chất phải tăng trưởng nhanh hơn lao động (Tiền đề cho
tăng năng suất lao động).
(4). (Z1/Z0)>(V1/V0). Thể hiện sự phát triển kỹ thuật và sản xuất hiện đại với xu
thế phát triển theo chiều sâu là yêu cầu đặt ra đòi hỏi tăng nhanh hơn nữa tốc độ
chu chuyển vốn, điều này tương đương với việc tăng nhanh khối lượng đơn vị
sản xuất trên đơn vị thời gian.
(5). (S1/S0)> (Sx1/Sx0). Với: S1,S0: Sản phẩm thuần tuý; Sx1,Sx0: Sản lưọng
hàng hoá. Sản phẩm thuần tuý là sản phẩm hàng háo trừ đi các tiêu hao vật chất
mà chủ yếu là khấu hao và chi phí nguyên vật liệu. Mối quan hệ này thể hiện yêu
cầu tiết kiệm ngày càng nhiều tiêu hao vật chất và nâng cao hiệu quả.
(6). (Sx1/Sx0)>(Cnvl1/Cnvl0). Thể hiện mối quan hệ, trong đó, sản xuất hàng
hoá phải tăng nhanh hơn chi phí tiêu hao của nguyên vật liệu, yêu cầu của việc
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

33

tăng hiệu quả sử dụng các yếu tố khấu hao và tiết kiệm tiền tiêu hao nguyên vật
liệu sử dụng.
(7). (Ln1/Ln0)>(S1/S0). Xuất phát từ yêu cầu phát triển và tích luỹ đòi hỏi tính
quy luật là tăng trưởng của lợi nhuận phải lớn hơn tăng trưởng của sản phẩm

thuần tuý.
Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, thông
thường ta chỉ đánh giá thông qua xem xét hệ thống chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
của doanh nghiệp dưới hai hình thức: Vốn Lưu động và Vốn cố định.
2.2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu
sau đây:
2.2.1.1. Số vòng quay của vốn lưu động.
Trong đó:
k = số vòng quay của vốn lưu động trong kì
M = Tổng doanh thu của DNTM
Obq= số dư vốn lưu động bình quân (năm)
Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhiêu vòng kì. Nếu số vòng quay càng
nhiều càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
2.2.1.2. Số ngày của một vòng quay vốn lưu động.
V= số ngày cần thiết để thực hiện một vòng quay.
T = thời gian theo lịch trong kì.
Thời gian một vòng quay càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn.
2.2.1.3. Tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

34

Trong đó:
P’ = tỉ lệ sinh lời của vốn lưu động (%)
∑p = Tổng số lợi nhuận thu được trong kỳ.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận
cho doanh nghiệp.
2.2.1.4. Số vốn lưu động tiết kiệm được.
Trong đó:

B = số vốn lưu động tiết kiệm được
KKH = số vòng quay của vốn lưu động trong kì kế hoạch
Kb/c = số vòng quay của vốn lưu động trong kì báo cáo.
ObqKH= Số dư vốn lưu động bình quân kì kế hoạch.
2.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định.
2.2.2.1. Hiệu suất vốn cố định.
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm và sử
dụng tài sản cố định trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất vốn cố định = Doanh thu thuần trong kỳ
Tổng vốn cố định sử dụng trong kỳ
Để đánh giá chính sác hơn người ta có thể sử dụng chỉ tiêu hiệu suất tài
sản cố định. Các chỉ tiêu càng lớn càng tốt.
Doanh lợi vốn tự có = Doanh thu thuần trong kỳ
Tài sản cố định sử dụng trong kỳ
2.2.2.2. Hàm lượng vốn cố định.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

35

chỉ tiêu này phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh
thu trong kỳ.
Hàm lượng vốn cố định = Số vốn cố định sử dụng bình quân tronh kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này càng nhỏ thì càng thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản
cố định đạt trình độ càng cao.
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Chỉ tiêu này nói lên một đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Hiệu quả sử dụng vốn cố định= Lãi thuần trong kỳ
Vốn cố định sử dụng bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng tốt.
Tuy nhiên cần lưu ý, khi sử dụng những chỉ tiêu trên thì tất cả các nguồn
thu nhập, lợi nhuận, doanh thu phải do vốn cố định tham gia tạo nên. Ngoài ra
các chỉ tiêu trên hiệu quả sử dụng vốn cố định còn được đánh giá qua một số chỉ
tiêu khác như: hệ số sử dụng tài sản cố định, hệ số hao mòng tài sản cố định.
Hệ số sử dụng tài sản cố định = Công suất thực tế
Công suất kế hoạch
Hệ số này chứng minh năng lực hoạt động của máy móc là cao hay thấp.
Hệ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng máy móc có hiệu quả.
Hệ số hao mòn = Giá trị còn lại
Nguyên giá
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

36

Thông qua việc phân tích, so sánh các chỉ tiêu giữa các thời kỳ, doanh
nghiệp sẽ có cơ sở đánh giá ưu nhược điểm trong công tác quản lý sử dụng vốn
cố định và đề ra các biện pháp khắc phục.
Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = Vốn chủ sở hữu
Giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn
Thông qua phân tích nhằm xác định các tài sản đầu tư được tài trợ bằng những
nguồn nào? Cách huy động ra sao? Việc thanh toán công nợ trong tương lai dựa
vào đâu? Đồng thời giúp cho doanh nghiệp luôn duy trì được khả năng thanh
toán và an toàn trong kinh doanh.
Chương II: Thực trạng tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh tại
công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị.
I- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty dựng, tiền thân là Xí nghiệp cung ứng vật tư vận tải thuộc Liên hiệp các
xí nghiệp cơ khí – Bộ xây dựng, có nhiệm vụ cung ứng vật tư vận tải phục vụ các

đơn vị trong Liên hiệp và các đơn vị trong Bộ xây dựng. Đơn vị được hình thành
theo quyết định 228/BXD –TCLĐ ngày 4/2/1980 của Bộ trưởng bộ xây dựng.
Giấy phép được cấp theo quyết định số 132/GP-UBXDCB ngày 17/6/1983 do
chủ nhiệm UBXDCB ký.
Mới được thành lập, đơn vị gặp không ít khó khăn về địa điểm làm việc,
kho bãi chứa thiết bị phải đi thuê hoàn toàn. Tổ chức đang hình thành đội ngũ
cán bộ CNV các bộ phận còn thiếu. Đến năm 1982, đơn vị mới được thành phố
và Huyện Gia Lâm cấp đất. Lúc này, đơn vị phải vừa xây dựng cơ sở vật chất
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

37

vừa thực hiện nhiệm vụ cung ứng vận tải nên đơn vị gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng tập thể CBCNV đã nêu cao tinh thần đoàn kết, đồng thời được sự quan
tâm chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ được giao hàng năm.
Đến tháng 9 năm 1984, Công ty đã hoàn thành công tác xây dựng cơ bản
khu nhà làm việc, kho tàng sân bãi, đồng thời được Bộ xây dựng điều cho một số
phương tiện vận tải; lúc này mặt tổ chức cũng đã được biên chế ổn định, phù hợp
với nhiệm vụ. Từ khi thành lập tới năm 1986, Công ty luôn hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao.
Đến năm 1987, thực hiện đường lối mở cửa của Đảng và Nhà nước,
chuyển hoạt động của các doanh nghiệp từ kinh doanh sản xuất theo kế hoạch,
bao cấp sang kinh doanh hoạch toán theo nền kinh tế hàng hoá có sự chỉ đạo của
Nhà nước, Công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Bước đầu không tìm được việc
làm, công nhân phải nghỉ việc nhiều, đời sống của CBCNV khó khăn, tư tưởng
của các CBCNV bị dao động, nhiều người xin nghỉ chế độ 176 và nghỉ không
lương. Vào các năm từ 1987- 1989, lúc này có nguy cơ phải giải thể, chờ cấp
trên sát nhập.
Trước tình hình đó, năm 1990, chi bộ Công ty đã quán triệt tư tưởng chỉ

đạo là phải đi lên từ chính mình nên đã quyết tâm giữ vững đơn vị và đã được
lãnh đạo Bộ và Tổng công ty ủng hộ; đồng thời được tập thể CBCNV hưởng ứng
và thể hiện quyết tâm cao.
Trải qua hơn 20 năm vừa xây dựng vừa kinh danh. Công ty đã thay đổi
nếp nghĩ, cách làm; mở rộng sự hợp tác, liên doanh liên kết, đa dạng hoá ngành
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

38

nghề, thu hút các lực lượng, phát huy nội lực, hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty đã luôn luôn hoàn thành nhiệm vụ của mình và không ngừng phát triển .
Từ năm 1990 đến 1992, Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị là một đơn
vị trực thuộc Tổng công ty cơ khí xây thu từ 300.000.000,đ lên 1.200.000.000,đ.
Từ những thành tích đó đã khẳng định, Công ty là đơn vị không những ổn
định mà ngày càng phát triển và đã có vị trí của mình trên thị trường. Công ty xác
định phải đi lên bằng nhiều hướng và đã được Bộ xây dựng quyết định thành lập
lại doanh nghiệp, Quyết định số 162A ngày 5 tháng 5 năm 1993 bổ sung nhiệm
vụ vừa kinh doanh vật tư thiết bị vừa xây lắp, nhưng xây lắp là nhiệm vụ trọng
tâm để phù hợp với định hướng phát triển của đất nước. Để phát huy được nhiệm
vụ chức năng của mình ngay từ năm 1993 đã tập trung đầu tư lực lượng cán bộ
kỹ thuật, công nhân lành nghề, các phương tiện thiết bị phục vụ thi công; đồng
thời xây dựng mở rộng, nâng cấp cơ sở hạ tầng Công ty bề thế, khang trang hơn.
Công ty đã xây dựng được định hướng phát triển phù hợp với cơ chế thị trường
và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước, lấy ngắn nuôi dài, đa dạng hàng
hoá, đa dạng ngành nghề; đồng thời mở rộng thị trường kinh doanh và xây lắp
Kinh doanh từ chỗ phục vụ các đơn vị trong Tổng công ty, chủ yếu là các
thiết bị phục vụ ngành xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, đến nay đã kinh
doanh các thiết bị vật tư cho nhiều ngành kinh tế, nhiều lĩnh vực như giao thông,
thuỷ lợi, nông nghiệp, y tế
Xây lắp từ chỗ thi công các công trình nhỏ giá trị vài trăm triệu, kỹ thuật

đơn giản, đến nay đã thi công các hạng mục công trình có giá trị tới vài chục tỷ,
có trình độ kỹ thuật phức tạp, công nghệ cao như khoan cọc nhồi v.v. Các công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

39

trình đã thi công đều được bên A (Bên chủ đầu tư) và cơ quan giám sát thi công
đánh giá và công nhận đạt chất lượng cao. Một số công trình đã được Bộ xây
dựng cấp huy chương vàng năm 1998, 1999 như:
Nhà thư viện phân viện Hà nội – Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đại
sứ quán úc; Nhà in tạp chí cộng sản; Nhà làm việc các ban Đảng tỉnh Hưng Yên;
Nhà làm việc liên đoàn tỉnh lao động Hưng Yên.
Từ những kết quả đó đã khẳng định sự tăng trưởng và phát triển của Công ty
trong những năm qua từ khi thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa của Đảng từ
năm 1986. Từ năm 1993 đến nay công ty rất quan tâm đến công tác đầu tư vì
những năm gần đây có nhiều dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Công ty đã sớm
nắm bắt được tình hình đó để hàng năm có kế hoạch đầu tư đúng mức, đáp ứng
được như cầu, nhiệm vụ theo hướng phát triển. Từ năm 1997-1999 đã đầu tư mua
sắm thiết bị máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất, kinh doanh và xây dựng một
phần để ngày càng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới của
các nước tiên tiến, một phần tạo điều kiện làm việc tiến tới cơ giới hoá trong xây
dựng và đảm bảo chất lượng cao các công trình
Ngoài việc đầu tư thiết bị, công nghệ, Công ty còn rất quan tâm đến đầu tư đội
ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề. Trong những năm gần đây, do được
bổ sung nhiệm vụ, Công ty đã đầu tư cho một số cán bộ đi học để nâng cao trình
độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay đang có 12 đồng chí theo học các
trường đại học, trong đó có nhiều đồng chí học văn bằng 2; đồng thời công ty đã
tuyển dụng hàng chục cán bộ, kỹ sư trẻ và công nhân bậc cao các nghề có đủ
năng lực đảm nhận các công việc, nhất là lĩnh vực xây dựng. Do vậy, các công
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


40

trình mà Công ty thi công đều đạt chất lượng cao, được chủ đầu tư khen ngợi.
Kết quả là doanh thu từ 1.200.000.000,đ năm 1993 đã lên đến 185.372 tỷ năm
2000.
Với bề dày về kinh nghiệm trong quản lý và thi công, đội ngũ kỹ sư và Công
nhân lành nghề có trình độ chuyên môn cao, năng lực về thiết bị được đầu tư đầy
đủ, hiện đại. Năng lực về tại chính lành mạnh có khả năng ứng vốn cho nhiều
công trình.
Công ty đã và đang tham gia thiết kế, chế tạo thi công lắp đặt các công trình
trọng điểm trong nước và các công trình khác ở trong nước và ngoài nước đạt
chất lượng và hiệu quả kinh tế.
Để mở rộng thị trường xây dựng, ngành nghề sản xuất cũng như nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật các nghề. Công ty đã hợp tác liên danh với
nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước để chuyển giao công nghệ, ứng
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của thế giới. Kinh doanh xuất nhập khẩu các vật
tư kỹ thuật và thiết bị phục vụ cho ngành xây dựng, quản lý đô thị, sản xuất vật
liệu xây dựng và các ngành khác theo yêu cầu của thị trường trong nước và
ngoài nước.
Trong những năm tới Công ty xây lắp và kinh doanh vật tư thiết bị sẽ tăng cường
thêm năng lực về mọi mặt để phù hợp với nhu cầu của thị trường. Với mục tiêu
là: “ Năng suất Chất lượng - an toàn và Hiệu quả”
2. Đặc điểm mặt bằng sản xuất kinh doanh của Công ty Xây Lắp và Kinh Doanh
Vật Tư Thiết Bị
2.1. Chức năng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×