Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.6 KB, 3 trang )
Viêm xoang khó chữa, biến chứng nguy hiểm
Bác sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Lan, Trưởng khoa Mũi xoang Bệnh viện Tai mũi họng
TP HCM, cho biết, từ lâu bệnh nhi đã bị nhiễm trùng các răng số 5, 6, 7 của hàm
trên, do không được điều trị nên đã gây viêm xoang hàm. Ổ áp-xe mắt chính là
hậu quả của biến chứng từ xoang hàm ở giai đoạn mạn tính. Loại biến chứng này
rất nguy hiểm và khó phát hiện vì không có triệu chứng báo trước. Mắt bệnh nhân
chỉ bị đau nhức một tuần trước khi nhập viện. Không nhức đầu, không nghẹt mũi,
không chảy mũi và cũng không có tiền sử bệnh căn mũi xoang.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, khí hậu Việt Nam nóng ẩm nên mọi người rất dễ bị
nhiễm xoang. Ở Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM năm 2004, chỉ tính riêng số
bệnh nhân đến nội soi để chẩn đoán viêm xoang đã là hơn 13.000 người. Tỷ lệ
viêm xoang ở trẻ em ngày càng tăng, nhất là trẻ em dưới 6 tuổi. Theo khảo sát của
Bệnh viện Nhi đồng 1, tỷ lệ viêm xoang cấp ở trẻ dưới 6 tuổi là gần 7% trong tổng
số bệnh nhi.
Hiện nay, do đã có nhiều loại kháng sinh nên tỷ lệ biến chứng từ viêm xoang
không cao. Nhưng vào mùa hè, những trường hợp như vậy vẫn hay xuất hiện.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm xoang, hay gặp nhất là dị ứng môi trường, nhiễm
trùng từ mũi, răng hoặc lạm dụng kháng sinh (viêm do nấm). Viêm xoang còn có
thể do bị tác động sau chấn thương, hoặc các căn bệnh toàn thân như tiểu đường,
suy giảm miễn dịch nguyên phát Bệnh phát triển qua hai thời kỳ: cấp tính và
mạn tính.
Theo các thống kê trên thế giới, cứ 10 người bị viêm xoang thì 3 là do dị ứng. Đối
với nhóm này, bác sĩ Quỳnh Lan khẳng định, bệnh sẽ hết sau đợt điều trị nhưng
chắc chắn tái phát". Còn theo một nghiên cứu về điều trị viêm xoang của bác sĩ
Nguyễn Thị Thu Thủy, Bệnh viện y học cổ truyền TP HCM, tỷ lệ điều trị không
hết hẳn chiếm đến 50%.
Một nguyên nhân khiến bệnh không dứt hẳn, hay tái phát là sự thiếu kiên nhẫn,
mất niềm tin của bệnh nhân trong quá trình điều trị. Bác sĩ Quỳnh Lan cho biết: