Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.38 KB, 3 trang )

Bệnh chảy máu cam ở trẻ em



Chảy máu mũi trong hốc mũi
Viêm mũi cấp tính và mạn tính: tình trạng viêm mũi làm cho lớp chất nhày bảo
vệ bề mặt niêm mạc mũi bị thương tổn, vì thế các mạch máu nằm ngay dưới đó
cũng hay bị xước, rách gây chảy máu mũi.
Viêm mũi gây kích thích tạo ra dịch rỉ viêm gồm có nước, muối, protein và các
thành phần hữu hình hòa tan, dịch làm tăng tính thấm thành mạch gây đau căng
trong hốc mũi, tạo thành những chất dính gọi là dỉ mũi, bám chặt lên lớp niêm mạc
mũi. Điều này làm trẻ hay cho tay vào mũi ngoáy, gây chảy máu mũi.
Dị vật mũi: trẻ nhét hạt cườm, hòn bi, hạt lạc vào trong hốc mũi gây viêm loét
và chảy máu mũi.
Dị hình hốc mũi: đây cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm mũi dẫn
đến chảy máu mũi.
Chấn thương mũi: do va chạm, do đánh nhau, do tai nạn giao thông hoặc tai nạn
sinh hoạt làm rách hệ thống niêm mạc mũi. Nếu chấn thương nặng làm vỡ các
mạch máu lớn trong hốc mũi có thể dẫn đến sặc máu, mất máu cấp với số lượng
lớn có thể tử vong.
Các khối u hốc mũi lành hoặc ác tính: có thể có nhưng rất hiếm gặp ở trẻ em,
chủ yếu là những khối u xơ vòm mũi họng hay gặp ở trẻ nam tuổi dậy thì. Bên
cạnh dấu hiệu chảy máu mũi cần đánh giá dịch chảy ra có mùi hôi hoặc thối, bẩn
để nghi ngờ đến bệnh lý ác tính.
Chảy máu mũi ngoài hốc mũi
Thường gặp do cúm, thương hàn, sốt xuất huyết - đây là những loại bệnh lý cũng
hay gặp ở trẻ em. Ngoài ra bệnh lý viêm cầu thận cấp hay những trẻ em phải sử
dụng thuốc chống đông kéo dài do điều trị một số bệnh tim mạch bẩm sinh.
Cách phòng bệnh
Theo bác sĩ Lam, nếu trẻ xuất hiện viêm mũi lâu ngày cần khám và điều trị ngay,
giải thích cho trẻ không nên ngoáy mũi vì bên cạnh việc gây chảy máu mũi, đây


cũng là một nguyên nhân làm nhiễm khuẩn mũi.
Khi thấy trẻ có biểu hiện về mũi, các bậc cha mẹ cần hướng dẫn cho trẻ bình tĩnh
ngồi xuống hoặc nằm (nếu có thể) rồi dùng hai ngón tay bịt chặt hai lỗ mũi và thở
nhẹ nhàng bằng miệng trong 5 đến 10 phút sẽ hết chảy máu.
Tuy nhiên, vì chảy máu mũi còn rất nhiều nguyên nhân khác nên khi trẻ xuất hiện
chảy máu mũi nhiều lần phải đưa trẻ đi khám và điều trị tại các cơ sở tai mũi họng
để tìm ra nguyên nhân giúp cho việc xử trí triệt để chảy máu mũi.
Ngoài ra, 2 lần một tuần bạn có thể dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi, không
nên rửa nước muối nhiều lần vì cũng làm cho niêm mạc mũi mất đi lớp nhày bảo
vệ và dễ bị tổn thương.

×