Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những phương thuốc bí truyền chữa bệnh tăng huyết áp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.02 KB, 5 trang )

Những phương thuốc bí truyền
chữa bệnh tăng huyết áp


Theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.Hồ
Chí Minh), để chữa các thể bệnh tăng huyết áp, Đông y có những phương thuốc cổ
phương, bí truyền (bí phương), hay thuốc nam, hoặc kết hợp châm cứu…
Những thể tăng huyết áp theo Đông y
Theo lương y Nguyễn Công Đức (khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược TP.Hồ
Chí Minh), Đông y quan niệm bệnh tăng huyết áp có những thể sau: thể can thận
hư; thể âm hư hỏa vượng; thể tâm tỳ hư, thể đàm thấp.
Thể âm hư hỏa vượng thường gặp ở người trẻ và phụ nữ lúc “giao thời” - thời
điểm tiền mãn kinh. Triệu chứng biểu hiện thường là: hoa mắt, chóng mặt, ù tai,
miệng khô, đắng, ít ngủ, mạch huyền sác (mạch nhanh, cứng) và hay cáu gắt…
Nếu trường hợp bệnh thiên về âm hư, thì những triệu chứng sẽ là: chóng mặt, hoa
mắt, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, lòng bàn tay bàn chân nóng, mạch huyền tế sác
(mạch cứng, nhỏ, nhanh).
Còn nếu thiên về hỏa vượng, thì sẽ bị đau đầu dữ dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô,
đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác hữu lực (mạch nhanh, mạnh). Còn tăng huyết áp thể
can thận hư hay gặp ở người lớn tuổi, bị xơ cứng động mạch, triệu chứng biểu
hiện thường là: nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ít ngủ, hay mê,
lưng đau, gối mỏi, miệng khô, mặt đỏ, mạch huyền tế sác (nếu bệnh thiên về âm
hư).
Nếu bệnh thiên về dương hư, sẽ có những triệu chứng: sắc mặt trắng, lưng, chân,
gối yếu mềm, đi tiểu nhiều, liệt dương, di mộng tinh, mạch trầm tế (mạch chìm,
nhỏ). Tăng huyết áp thể tâm tỳ hư hay gặp ở người già có kèm theo bệnh viêm loét
dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính. Triệu chứng biểu hiện thường thấy: sắc
mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ít ngủ, ăn uống kém, thường đi tiêu phân lỏng, đầu
choáng, mắt hoa, rêu lưỡi nhợt…
Nếu mắc bệnh ở thể đàm thấp (thể này thường gặp ở những người béo phệ, nghiện
thuốc lá, uống rượu nhiều, cholesterol máu cao…), triệu chứng biểu hiện: ngực


tức, tim đập mạnh, khó thở, hồi hộp, chân, tay tê, đầu nhức căng, chóng mặt, hoa
mắt, ăn ngủ kém…
Nữ trinh tử
Cổ phương và bí phương chữa trị Tăng huyết áp sẽ nặng hơn nếu gặp các yếu tố
thuận lợi. Cần kìm chế bản thân tránh giận dữ, lo lắng, nghĩ ngợi, buồn rầu… quá
mức để tránh bệnh nặng thêm; sinh hoạt lao động thường ngày cần có thời gian
nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý; tập luyện thể dục, các bài dưỡng sinh nhẹ nhàng, phù
hợp với sức khỏe mỗi người, giữ tinh thần thoải mái trước lúc đi ngủ; ăn uống điều
độ, hạn chế rượu, bia, thuốc lá…
Theo lương y Nguyễn Công Đức, để chữa các thể bệnh tăng huyết áp, Đông y có
những phương thuốc cổ phương, bí truyền (bí phương), hay thuốc nam, hoặc kết
hợp châm cứu… Nếu bệnh ở thể âm hư hỏa vượng, thì phép chữa sẽ là tư âm tiềm
dương. Bài thuốc cổ phương cho trường hợp này có tên Thiên ma câu đằng ẩm,
gồm các vị thuốc: thiên ma, chi tử (mỗi vị 8gr), bạch linh, đỗ trọng, ngưu tất,
hoàng cầm (mỗi loại 12gr), câu đằng, tang ký sinh, dạ giao đằng, ích mẫu (mỗi thứ
16gr) và 20gr thạch thuyết minh (vỏ bào ngư).
Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một thang. Tùy trường hợp, nếu nhức đầu nhiều thì
thêm vào vị thuốc cúc hoa 12gr. Nếu khó ngủ thì thêm táo nhân 20gr và bá tử nhân
12gr. Nếu bệnh thể âm hư hỏa vượng mà thiên về âm hư, thì bài thuốc dùng thích
hợp gồm những vị: trạch tả, bạch linh, đơn bì (mỗi vị 12gr), sơn thù, hoài sơn (mỗi
vị 16gr), kỷ tử, cúc hoa (20gr mỗi vị) và 32gr thục địa. Đem sắc uống mỗi ngày
một thang. Đặc biệt ở bệnh tăng huyết áp thể âm hư hỏa vượng, Đông y còn có bí
phương hiệu nghiệm đó là bài Kỷ cúc địa hoàng gia giảm, gồm các vị thuốc: kỷ tử,
cúc hoa, sơn thù, đơn bì (mỗi loại 10gr), hoài sơn, quy bản (mỗi loại 16gr), thục
địa, đơn sâm (mỗi loại 20gr) và 30gr mẫu lệ. Tất cả đem sắc uống mỗi ngày một
thang.
Hoàng cầm
Nếu tăng huyết áp thể can thận hư, phép chữa bổ can thận âm (nếu âm hư) và ôn
dưỡng can thận (nếu dương hư). Phương thuốc cổ phương chữa trị trong trường
hợp can thận âm hư là dùng bài thuốc: thục địa 32gr, hoài sơn, sơn thù (16gr mỗi

loại), bạch linh, trạch tả, đơn bì (mỗi loại 12gr), đương quy, bạch thược (mỗi loại
8gr). Nếu là can thận dương hư, thì cũng với bài thuốc như trên, nhưng gia thêm
các vị, ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử (mỗi thứ 12gr) và 16gr đỗ trọng.
Và bí phương ở thể này gồm có bài Nhất quán tiên gia giảm, với những vị thuốc:
sa sâm, huyền sâm, sinh địa, câu đằng, hạ khô thảo, hạn liên thảo, thạch thuyết
minh, táo nhân (mỗi vị 16gr), đương quy, mạch môn, kỷ tử, cúc hoa, trần bì, nữ
trinh tử (mỗi vị 10gr) và 6gr xuyên luyện tử. Sắc uống ngày một thang (nếu can
thận âm hư).
Nếu âm dương lưỡng hư thì dùng bí phương Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm, với
các vị: 32gr thục địa, 20gr câu đằng, cùng sơn thù, hoài sơn, hải tảo, cúc hoa, tiên
liên bì, đan sâm, xuyên khung (mỗi vị 16gr), bạch linh, đơn bì, trạch tả (mỗi vị
12gr) và 4gr nhục quế. Sắc uống ngày một thang.
Bạch linh
Trường hợp tăng huyết áp thể tâm tỳ hư, thì cổ phương có bài Quy tỳ thang gia
giảm, gồm: đảng sâm, bạch truật, hoa hòe, tang ký sinh, táo nhân, long nhãn, ngưu
tất (mỗi loại 12gr), hoàng cầm, viễn chí, mộc hương, đương quy (mỗi loại 8gr).
Sắc uống ngày một thang.
Và bí phương trong trường hợp này là bài Ôn dương giáng áp, gồm: thái tử sâm,
đan sâm, bạch linh (mỗi vị 20gr), hoàng kỳ, phụ tử chế, tiên linh bì, bá tử nhân,
trạch tả, táo nhân (mỗi vị 16gr), đào nhân, sinh khương (mỗi vị 10gr) và 6gr quế
chi. Sắc uống mỗi ngày một thang.
Đơn bì
Còn tăng huyết áp thể đàm thấp, thì bài cổ phương, gồm: thiên ma, câu đằng, ngưu
tất, hoa hòe, ý dĩ (mỗi vị 16gr), bán hạ, bạch truật (mỗi vị 12gr), trần bì, bạch linh
(mỗi vị 8gr) và 6gr cam thảo. Sắc uống ngày một thang.
Bí phương trong trường hợp này là bài Giả quyết thất vị thang, với các vị: hoàng
kỳ, đại giả thạch (mỗi vị 30gr), đảng sâm, bạch linh (mỗi vị 16gr), bạch truật, cam
thảo (mỗi vị 10gr), 24gr thảo thuyết minh, 12gr bán hạ, 8gr trần bì. Sắc uống mỗi
ngày một thang. Với những cổ phương và bí phương trên, mỗi đợt trị liệu thường
là khoảng 2 tuần.


×