tạo nên tính không đồng nhất, không ổn định và khó xác định chất lượng SPDV
ngân hàng.
1.1.2.3. Các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng
SPDV ngân hàng rất đa dạng và nhiều chủng loại nên có nhiều quan điểm
khác nhau về phân chia SPDV, song nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm.
a.Sản phẩm cơ bản
Là những sản phẩm cụ thể, có hình thức biểu hiện bên ngoài như :tên gọi, hình
thức cụ thể, đặc điểm biểu tượng, điều kiện sử dụng…, những sản phẩm này sẽ
mang lại những già trị chủ yếu mà khách hàng mong đợi.
Sản phẩm tiền gửi ( nhận tiền gửi )
- Nhận tiền gửi của dân cư ( cá nhân và hộ gia đình )
Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng
không có sự thoả thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này có đặc điểm là
khồng ổn định nên ngân hàng thường phải thực hiện các khoản dự trữ lớn khi sử
dụng vào kinh doanh, gồm 2 loại chủ yếu
+ Tiền gửi thanh toán cá nhân: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà khách
hàng gửi vào nhằm mục đích thanh toán, chi trả
+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà
khách hàng gửi vào với mục đích đảm bảo an toàn tài sản
Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi khách hàng gửi vào ngân hàng có sự thoả
thuận trước về thời hạn rút tiền. Loại tiền gửi này có đặc điểm là tính ổn định tương
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
đối cao. Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi của
dân cư và cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi có kỳ hạn của ngân hàng.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế: gồm 2 loại.
Tiền gửi không kỳ hạn:
Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, bao gồm:
+Tiền gửi thanh toán: Mục đích của loại tiền gửi này là các sử dụng các
công cụ thanh toán không dùng tiền mặt
+ Tiền gửi không kỳ hạn giao dịch: Là loại tiền gửi không kỳ hạn mà
khách hàng gửi vào ngân hàng nhằm mục đích đảm bảo an toàn tài sản.
Tiền gửi có kỳ hạn:
Loại tiền gửi này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tiền gửi của các tổ chức kinh tế,
thời hạn gửi thường là ngắn hạn.
- Tiền gửi của các ngân hàng khác:
Nhằm mục đích thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM này có thể
gửi tiền tại ngân hàng khác.Tuy nhiên quy mô loại tiền gửi này thường không lớn.
Sản phẩm tín dụng và đầu tư tài chính
- Sản phẩm tín dụng: Đặc trưng chủ yếu của ngân hàng là “ đi vay để cho
vay”, vì thế hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của ngân hàng.
Ngân hàng thường cung cấp cho khách hàng hai nhóm sản phẩm tín dụng là tín
dụng ngắn hạn và tín dụng trung-dài hạn .
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm, thường
cho vay để bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của doanh nghiệp và cho vay
phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. Có các hình thức cấp tín dụng ngắn hạn như:
- Chiết khấu thương phiếu
- Thấu chi ( tín dụng không có đảm bảo )
- Tín dụng bằng chữ ký ( tín dụng bảo lãnh )
- Tín dụng theo mùa
- Tín dụng trung-dài hạn
- Tín dụng thuê mua
- Cho vay đồng tài trợ
-Nghiệp vụ đầu tư: Bên cạnh khoản mục cho vay, ngân hàng cũng tìm kiếm
lợi nhuận, tăng khả năng thanh khoản, đa dạng hoá danh mục đầu tư và phân tán rủi
ro thông qua nghiệp vụ đầu tư vào các giấy tờ có giá và tham gia vào thị trường
chứng khoán.
b.Sản phẩm bổ sung ( dịch vụ ngân hàng ):
Khác với sản phẩm cơ bản, sản phẩm bổ sung được thể hiện dưới hình thức là
loại hình dịch vụ ngân hàng, đây cũng là các hình thức kinh doanh của ngân hàng
mà không phải đầu tư cho vay vốn. Nó nhằm bổ sung cho các sản phẩm truyền
thống của ngân hàng ngày càng hoàn thiện, tăng thu lợi nhuận cho ngân hàng.
Dịch vụ thanh toán:
+ Dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước
+ Dịch vụ thu hộ, chi hộ…
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Để nhằm thực hiện tốt dịch vụ thanh toán cho khách hàng, ngân hàng thườngsử
dụng các phương tiện thanh toán như: séc; thư tín dụng, uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm
thu, thẻ thanh toán…
Dịch vụ ngân quỹ:
+ Dịch vụ đếm kiểm, thu nộp và cung ứng tiền mặt cho các khách hàng có tài
khoản.
+ Dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá.
+ Dịch vụ cho thuê két sắt
+ Các dịch vụ ngân quỹ khác
Dịch vụ uỷ thác
Dịch vụ tư vấn
Các dịch vụ ngân hàng khác như: dịch vụ bảo hiểm… , đến nay dịch vụ ngân
hàng đã được mở rộng một cách đáng kể, phát triển ngày càng có ưu thế trong danh
mục sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sự gia tăng không ngừng trong cạnh tranh quốc tế
đã đem lại các dịch vụ mới như: các nghiệp vụ phòng chống rủi ro hối đoái thông
qua các hợp đồng Forward, Option, Swap, Future, nghiệp vụ phòng chống rủi ro lãi
suât…
Như vậy, SPDV ngân hàng rất phong phú và đa dạng.Với mỗi ngân hàng lại
có vốn và cơ sở hạ tầng khác nhau nên mỗi ngân hàng cần xây dựng cho mình một
danh mục sản phẩm phù hợp để hoàn thiện, phát triển và cung ứng tốt nhất cho
khách hàng của mình.
1.2.Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện naY
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.2.1. Sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng
Công nghệ là một trong những nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn tới sự phát
triển của ngân hàng. Những thay đổi và tiến bộ của công nghệ ứng dụng vào ngân
hàng đ• tạo ra một cuộc cách mạng công nghệ trong ngành ngân hàng. Nó đòi hỏi
các ngân hàng đổi mới và hoàn thiện danh mục SPDV và cung ứng ra thị trường
một loạt các SPDV trên cơ sở công nghệ hiện đại như dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân
hàng tại nhà, ngân hàng tự động, máy rút tiền tự động (ATM) cho phép khách hàng
truy cập tài khoản tiền gửi của họ 24/24 giờ, chuyển tiền điện tử, máy thanh toán
POS…
1.2.2. Sự thay đổi nhu cầu của khách hàng.
Xuất phát từ quan điểm của Marketing ngân hàng, khác hàng được coi là
trung tâm. Đặc biệt là trong hoạt động ngân hàng, khách hàng vừa tham gia trực tiếp
vào quá trình cung ứng SPDV ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng chúng. Do vậy nhu
cầu, mong muốn, cách thức sử dụng SPDV của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định
cả về số lượng, kết cấu, chất lượng SPDV, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân
hàng và sự thay đổi nhu cầu của khách hàng sẽ là yếu tố quyết định đến sự thay đổi
chính sách sản phẩm của ngân hàng.
Khách hàng của ngân hàng rất phong phú và đa dạng, từng khách hàng lại có
nhu cầu, mong muốn và đòi hỏi về SPDV ngân hàng. Tuy nhiên, dù là khách hàng
cá nhân hay tổ chức nhìn chung họ đều tìm đến các dịch vụ ngân hàng để thoả mãn
các nhu cầu căn bản sau:
+> Tìm kiếm thu nhập.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+> Quản lý rủi do.
+> Di chuyển tiền tệ.
+> Sử dụng các nguồn tài chính thiếu hụt.
+> Tư vấn.
+> Tìm kiếm thông tin.
1.2.3. Sự gia tăng cạnh tranh.
Cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trở lên quyết liệt khi số lượng ngân
hàng tham gia trên thị trường tăng và các ngân hàng ngày càng mở rộng danh mục
SPDV, áp lực cạnh tranh đóng vai trò như một lực đẩy tạo ra sự phát triển SPDV
ngân hàng cả hiện tại và tương lai. Vì vậy, những thông tin về chiến lược SPDV của
đối thủ cạnh tranh sẽ là căn cứ quan trọng trong việc khai thác và phát triển danh
mục SPDV của một NHTM và chúng cũng ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh
của mỗi ngân hàng.
1.2.4. Chính sách của chính phủ và quy định của pháp luật
Ngành tài chính_ngân hàng từ lâu đã được coi là huyết mạch, là hệ thần kinh
trung ương của nền kinh tế nên các SPDV ngân hàng có những tác động lớn tới hoạt
động kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Do vậy, chính phủ của các quốc gia đều
quản lý chặt chẽ hoạt động của hệ thống ngân hàng thông qua luật pháp. Vì thế,
những thay đổi trong chính sách pháp luật của nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới
hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và tới danh mục SPDV ngân hàng nói
riêng. Nó vừa mang lại cơ hội để hình thành những nhóm SPDV ngân hàng mới,
vừa tạo nên những thách thức mới cho danh mục SPDV ngân hàng trong tương lai.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
1.3.Tác động của việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
1.3.1. Giúp NHTM phân tán và giảm thiểu rủi ro.
Đặc điểm hoạt động kinh doanh của các NHTM là thường xuên phải đối đầu
với mọi loại rủi ro như: rủi ro lã suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản… Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống và mang lại nhiều lợi nhuận nhất
nhưng rủi ro tín dụng lại dễ xảy ra nhất và gây thiệt hai cho ngân hàng nhiều nhất
do ngân hàng luôn ở thế bị động sau khi cấp tín dụng cho khách hàng. Quản lý hoạt
động tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: khách hàng, pháp luật, mức độ biến động
của nền kinh tế… Thực tế đ• có rất nhiều NHTM trên thế giới bị phá sản vì đầu tư
vốn mà không thu được nợ. Với tỷ lệ nợ khó đòi vượt quá mức cho phép (5%/ tổng
dư nợ) cũng làm cho NHTM không thu được lợi nhuận và mất dần vốn tự có.
Vì vậy, bên cạnh các nghiệp vụ truyền thống, các NHTM hiện đại đang nỗ
lực tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới làm đa dạng hoá các danh mục sản phẩm, từ đó
góp phần phân tán và giảm thiểu rủi ro.
1.3.2. Làm tăng khả năng cạnh tranh của NHTM trong nền kinh tế thị trưòng.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là trong điều kiện công nghệ
hiện đại, công nghệ thông tin đang đổi mới không ngừng như hiện nay, nhu cầu của
khách hàng về SPDV ngày càng cao và đa dạng. Ngân hàng nào muốn tồn tại, phát
triển và tạo được vị thế của mình trong cạnh tranh đều phải cải tiến hoạt động kinh
doanh sao cho đáp ứng kịp thời các nhu cầu của khách hàng. Như vậy, cạnh tranh
không phải lúc nào cũng dìm chết các NHTM nhỏ bé mà chính cạnh tranh sẽ làm
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -