Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Thực trạng và giải pháp hòan thiện thẩm định dự án đầu tư tài chính tại VPBANK Hòan Kiếm - 2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.49 KB, 13 trang )

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+Các hợp đồng kinh tế chứng minh việc mua bán nguyên vật liệu, hàng
hố máy móc thiết bị…, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá hoặc các hợp đồng
khác nhằm thực hiện dự án đầu tư đó.
+Các tài liệu thẩm định về kinh tế, kỹ thuật của dự án.
+ Đối với việc vay vốn thực hiện dự án đầu tư của doanh nghiệp Nhà
nước cần có các quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.
+Đối với khách hàng là cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty liên doanh cần có văn bản của hội đồng quản trị hoặc những sáng lập viên
về việc chấp thuận vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án đầu tư
* Tài liệu về tình hình kinh doanh và khả năng tài chính :
+Báo cáo tài chính trong 2 năm gần đây nhất và các quý của năm xin vay,
gồm: bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính và các báo cáo chi tiết về tình hình
cơng nợ, tình hình hàng tồn kho…
+Nếu doanh nghiệp mới thành lập chưa đủ thời gian hoạt động 2 năm thì
gửi báo cáo từ ngày thành lập đến ngày xin vay.
Đối với doanh nghiệp liên doanh các báo cáo tài chính trên đã được kiểm tốn.
* Hồ sơ đảm bảo tín dụng
+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng tài sản cần có các giấy tờ
chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của bên vay hoặc bên bảo lãnh đối với tài sản.
+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng bảo lãnh của ngân hàng khác
thì phải cung cấp bản chính thư bảo lãnh.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+Nếu khách hàng có đảm bảo tín dụng bằng giá trị các khoản đầu tư xây
đựng các cơng trình thuộc vốn nhà nước hoặc vốn đầu tư nước ngồi chưa thanh
tốn phải có quy định cụ thể trong hợp đồng giao thầu giữa bên thi cơng và bên


thanh tốn vốn tại điều khoản thanh toán, xác định: tiền thanh toán được chuyển vào
tài khoản của bên thi công- bên vay tại VPBank.
+Trường hợp bên thế chấp cầm cố tài sản là công ty cổ phần, công ty trách
nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh phải có văn bản chấp thuận của hội đồng quản
trị hoặc các sáng lập viên nhất trí cho giám đốc( hoặc người đại diện hợp pháp) của
doanh nghiệp được mang tài sản để cầm cố, thế chấp tại ngân hàng.
* Các hồ sơ tài liệu khác nếu cán bộ ngân hàng thấy cần thiết và có liên quan
đến việc giải quyết cho vay.
Bên cạnh đó, các tài liệu trên cũng phải đảm bảo tính hợp lệ nghĩa là các tài
liệu gửi ngân hàng như báo cáo nghiên cứu khả thi, giấy đề nghị vay vốn, biên bản
họp hội đồng quản trị hoặc các sáng lập viên thông qua phương án vay vốn… bắt
buộc phải là bản chính và là được ký bởi người đại diện hợp pháp của bên vay. Các
tài liệu khác nếu không thể cung cấp (như: hồ sơ pháp lý, báo cáo tài chính, quyết
định bổ nhiệm giám đốc hoặc kế toán trưởng, giấy chứng minh thư nhân dân…) thì
sử dụng bản photo nhưng phải có chứng nhận của cơng chứng hoặc có ký đóng dấu
"Sao y bản chính" của bên vay(nếu bên vay là pháp nhân) hoặc có chữ ký của chính
người vay (nếu bên vay là thể nhân).
2.2.2. Thẩm định khách hàng vay vốn
* Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tư
cách của chủ doanh nghiệp


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

- Thẩm định về lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp
+Xuất xứ hình thành doanh nghiệp
+Các bước ngoặt lớn doanh nghiệp đã trải qua: thay đổi quy mô, công suất,
loại sản phẩm, bộ máy điều hành…
+Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của cơng ty
+Uy tín của cơng ty trên thương trường: Khách hàng của doanh nghiệp là

công ty nào, nước nào? mối quan hệ làm ăn có bền vững không? Mặt hàng của
doanh nghiệp chiếm thị trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng ngành
nghề, việc sản xuất kinh doanh có ổn định khơng?
- Thẩm định về tư cách của lãnh đạo doanh nghiệp:
+Thẩm định về lịch sử bản thân, hồn cảnh gia đình
+Trình độ học vấn, chun mơn
+Trình độ quản lý
+Hiểu biết pháp luật
+Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại trên
thương trường
+Uy tín trên thương trường với các bạn hàng, đối tác
+ Nhận thức của người vay vốn, tính hợp tác với ngân hàng
* Thẩm định thực lực tài chính của khách hàng
Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng cán bộ tín dụng cần dựa vào
các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp và kết hợp với các thông tin từ hệ
thống CIC, từ các nguồn thông tin khác. Nội dung thẩm định khả năng tài chính bao
gồm:


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Nguồn vốn chủ sở hữu: đối chiếu với mức vốn pháp định đối với các
ngành nghề kinh doanh của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở hữu nếu

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng các năm trước, quý trước,
nhận xét về nguyên nhân lỗ lãi.
+ Tình hình cơng nợ bao gồm: Nợ các ngân hàng và các tổ chức tín dụng,
tình hình thanh tốn với người mua, người bán. Đi sâu phân tích những khoản phải
thu từ người mua và những khoản phải trả đối với người bán để xác định phần đi
chiếm dụng và phần bị chiếm dụng, đánh giá thời hạn luân chuyển hàng tồn kho,

thời hạn lưu chuyển các khoản phải trả, phải thu.
+ Phân tích các hệ số tài chính:
Tỷ suất tài trợ: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập về tài chính của doanh
nghiệp càng lớn.
Tỷ suất tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng số nguồn vốn
Chỉ tiêu này phải > = 0.3 mới đạt tiêu chuẩn.
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp
thể hiện rõ nét tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng
thanh tốn cao thì tình hình tài chính khả quan và ngược lại. Các chỉ tiêu về khả
năng thanh toán được xem xét bao gồm:
- Tỷ suất thanh toán ngắn hạn = Tài sản lưu động/ Tổng số nợ ngắn hạn
Tỷ suất này cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn (phải thanh tốn
trong vịng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh) của doanh nghiệp là cao hay thấp.


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn khi ~ 1.
- Tỷ suất thanh toán của vốn lưu động = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số tài
sản lưu động
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản lưu động.
Chỉ tiêu này lớn hơn 0,5 hoặc nhỏ hơn 0,1 đều khơng tốt vì sẽ gây ứ đọng vốn hoặc
thiếu tiền để thanh toán.
Chỉ tiêu này đạt tiêu chuẩn nếu nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,5.
- Tỷ suất thanh toán tức thời = Tổng số vốn bằng tiền/ Tổng số nợ ngắn hạn.
Nếu tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh tốn tương đối khả quan, nếu
nhỏ hơn 0,5 thì doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc thanh tốn cơng nợ và
có thể phải bán gấp sản phẩm để trả nợ.
Chỉ tiêu này ~ 0,5 thì đạt tiêu chuẩn.

Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = Lợi nhuận / Vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn kinh doanh bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi
nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng tốt.
- Tỷ suất tài sản vốn với các khoản nợ nần (T):
T = Tổng tài sản có/ Tổng các khoản nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết với một trách nhiệm nợ nần đến thời điểm tính tốn bên
vay thực sự còn bao nhiêu tài sản. Chỉ tiêu này cần rất lưu ý trong điều kiện hiện
nay, nhất là đối với các công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn, tư nhân vì thực sự có
nhiều đơn vị nếu tính đúng tài sản khơng cịn đủ trang trải các khoản nợ nần.Theo
cách xác định thông thường, liên quan đến chỉ tiêu này là các chỉ số:


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

- Hệ số các khoản nợ trên tổng tài sản = Các khoản nợ bên ngồi/Tổng tài sản

Chỉ tiêu này cho biết trong 1 đơn vị giá trị tài sản có bao nhiêu phần đơn vị giá
trị đi vay bên ngoài
- Hệ số khai thác tài sản =Tổng tài sản có sinh lời/Tổng giá trị tài sản có
Ngồi ra cán bộ thẩm định có thể phân tích thêm các hệ số tài chính khác như : hệ
số doanh lợi của vốn kinh doanh, hệ số nợ trên tổng tài sản, hệ số khai thác tài sản...
để làm rõ thêm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài chính của
khách hàng tại thời điểm vay vốn
2.2.3. Thẩm định dự án đầu tư :
Là việc thẩm định dự án trên các khía cạnh sau:
-Thẩm định về phương diện thị trường
-Thẩm định về hình thức đầu tư
-Thẩm định về phương diện kỹ thuật

-Thẩm định về phương diện tài chính
-Thẩm định về phương diện tổ chức quản lý, vận hành cơng trình
-Thẩm định về phương diện vệ sinh mơi trường
Các nội dung trên tuỳ theo quy mơ, tính chất, đặc điểm của dự án, mức vốn
xin vay, cơ quan tài trợ vốn, tính chất của tài sản đảm bảo phịng tín dụng tiến hành
thẩm định một cách tồn diện chi tiết hay chỉ thẩm định khái quát những vấn đề đủ
để kết luận dự án có khả thi khơng và ngân hàng có nên tài trợ cho dự án hay
khơng?


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

2.2.3.1. Thẩm định phương diện thị trường của dự án
Thị trường là một khâu hết sức quan trọng quyết định sự thành bại của một
dự án, do vậy thẩm định phương diện thị trường là một trong những nội dung không
thể thiếu khi đánh giá tính khả thi của dự án đầu tư. Tuỳ thuộc vào lượng thơng tin
và mức độ chính xác của thông tin thu thập được, cán bộ thẩm định tiến hành đánh
giá về thị trường của sản phẩm trên những khía cạnh sau:
* Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm mà dự án
cung cấp:
- Thị trường trong nước: Cán bộ thẩm định cần thu thập các thơng tin sau
+Thói quen, tập quán tiêu dùng của người dân địa phương, tình hình phát
triển kinh tế cũng như mức thu nhập bình quân đầu người của người dân từng vùng
tiêu thụ và tốc độ gia tăng dân số hàng năm
+Hiện đã có nhu cầu về sản phẩm mà dự án định sản xuất hay chưa, quy
mô là lớn hay nhỏ? Ai là người tiêu thụ chủ yếu và ai sẽ là người tiêu thụ có thể
được.
+Nhu cầu về sản phẩm này đã được thoả mãn bằng cách nào? ai là người
đáp ứng nhu cầu này, trong đó bao nhiêu phần trăm nhu cầu được đáp ứng nhờ sản
xuất nội địa và bao nhiêu là do nhập khẩu.

+Sản phẩm của dự án đang nằm trong giai đoạn nào trong chu kỳ sống của
sản phẩm
+Nhu cầu về sản phẩm có thay đổi theo mùa không? Dự kiến trong những
năm tới khi dự án đi vào hoạt động, nhu cầu này sẽ thay đổi như thế nào?


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Sản phẩm thay thế của dự án là những loại sản phẩm gì, tình hình sản
xuất và tiêu thụ chúng trên thị trường ra sao, khả năng bị thay thế là bao nhiêu?
+Để xác định mức tiêu thụ trong một thời gian nhất định (năm/quý) ngân
hàng thường sử dụng công thức sau:
Tổng mức = tổng lượng + tổng sản phẩm + tổng lượng - tổng lượng - tổng lượng
Để tính được công thức trên, cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin
về tổng sản phẩm sản xuất trong nước tính theo cơng suất thực tế các nhà máy hiện
đang hoạt động, tổng lượng nhập khẩu, tổng lượng xuất khẩu, lượng tồn kho từng
kỳ hoặc hàng năm. Các thông tin này có thể được cung cấp từ Bộ thương mại, tổng
cục thống kê, các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan chuyên ngành của
địa phương hay các đầu mối kinh doanh lớn…
- Thị trường nước ngoài: căn cứ vào các hợp đồng bao tiêu sản phẩm, hợp đồng
mua bán hàng hố…
* Phân tích tình hình cung sản phẩm trong hiện tại và tương lai
- Nguồn cung cấp trong nước :
+Hiện có bao nhiêu cơ sở đã và đang sản xuất loại sản phẩm của dự án
với công suất và sản lượng thực tế là bao nhiêu?
+Khả năng mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có và các cơ sở khác có
thể có trong tương lai
+Các nhà máy đang và sẽ được đầu tư mới
+Các dự án sản xuất sản phẩm cùng loại/sản phẩm thay thế đang và sẽ
được triển khai



Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

- Nguồn nhập khẩu: Dự kiến mức nhập khẩu hàng năm (căn cứ vào tốc độ tăng
trưởng bình quân hàng năm)
* Phân tích thị trường mục tiêu của dự án và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
Cán bộ thẩm định cần đánh giá thị trường mục tiêu của dự án là nhằm để
chiếm lĩnh thị trường nội địa, thay thế hàng nhập khẩu hay xuất khẩu ra thị trường
quốc tế. Cụ thể cán bộ thẩm định cần xem xét các vấn đề sau:
- Đối với thị trường trong nước (nếu mục tiêu của dự án là nhằm chiếm lĩnh thị
trường nội địa hay thay thế hàng nhập khẩu):
+Sản phẩm của dự án có đặc điểm gì về uy tín, mẫu mã, chất lượng, hình
thức trình bày so với các sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập
khẩu? Giá cả và chất lượng có giúp cho sản phẩm cạnh tranh được với các sản phẩm
tương tự trước mắt và lâu dài khơng?
+Chính sách của doanh nghiệp trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm như
thế nào? chi phí cho công tác tiếp thị quảng cáo là bao nhiêu? Dự án có những biện
pháp gì nhằm đối phó với nạn hàng giả hàng nhái?
+Phương thức tiêu thụ sản phẩm dự án là phương thức nào? Mạng lưới phân
phối đã được xác lập chưa, mạng lưới đó có phù hợp với đặc điểm của thị trường
không? ( Mạng lưới tiêu thụ cần được đánh giá kỹ lưỡng nếu như sản phẩm của dự
án là hàng tiêu dùng )
- Đối với thị trường ngoài nước (nếu sản phẩm của dự án sản xuất để xuất khẩu)
+Sản phẩm cùng loại của Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường dự
kiến hay chưa, kết quả như thế nào? Sản phẩm mà dự án sản xuất ra có những ưu


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -


thế gì và liệu có cạnh tranh nổi ở thị trường nước ngoài về giá cả, chất lượng phẩm
chất, mẫu mã hay không?
+Những quy định của thị trường xuất khẩu về quy cách, phẩm chất, mẫu mã,
bao bì, vệ sinh mơi trường, hạn ngạch như thế nào? sản phẩm của dự án có khả
năng đáp ứng được những tiêu chuẩn đó hay khơng?
+Dự án đã có sẵn những khế ước tiêu thụ sản phẩm hay chưa? Nếu có thì
thời hạn là bao nhiêu? Số lượng, giá cả như thế nào?
+Khả năng mở rộng thị trường ra nước ngoài như thế nào? cần đặc biệt chú ý
tới những thay đổi trong chính sách thương mại quốc tế có thể tạo mơi trường thuận
lợi hay hạn chế việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án (như lộ trình
cắt giảm thuế trong khu vực mậu dịch tự do AFTA, hiệp định thương mại Việt Mỹ,
những hiệp ước song phương hay các thoả ước quốc tế khác, những quy định của
Việt Nam về hạn ngạch xuất khẩu…)
+Sản phẩm có được nhà nước trợ cấp xuất khẩu không? mức trợ cấp là bao
nhiêu?
Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trị quyết định đến tính hiệu quả
của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả thi về mục tiêu dự án mới thẩm định tiếp các
nội dung thẩm định khác .
2.2.3.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật
- Các phương án lựa chọn máy móc thiết bị, dây chuyền cơng nghệ
+Trình độ tiên tiến của công nghệ ở mức độ nào so với thế giới
+Sự phù hợp của công nghệ với Việt Nam


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+Đánh gía sự hợp lý trong phương thức chuyển giao công nghệ, khả năng
nắm bắt và vận hành công nghệ của chủ đầu tư
+Đánh giá về công suất, danh mục, số lượng, chủng loại của máy móc thiết
bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất

+Đánh giá sự hợp lý của giá cả máy móc thiết bị và phương thức thanh tốn
+Đánh gía uy tín, năng lực của các nhà cung cấp thiết bị .
+Đánh giá sự phù hợp về thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị với tiến độ
thực hiện dự án
- Các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
+Nguyên vật liệu đầu vào cho sản phẩm của dự án là những loại nào, có
thuộc loại dễ kiếm hay dễ thay thế khơng. Có những nhà cung cấp đầu vào nào? có
nhiều nhà cung cấp đồng thời hay chỉ có một nhà độc quyền cung cấp duy nhất?
+Các chính sách của doanh nghiệp trong việc khai thác, thu mua hay nhập
khẩu nguyên vật liệu như thế nào?
+Nguồn cung cấp có gần nơi sản xuất không và phương thức vận chuyển dự
kiến ra sao? Chi phí vận chuyển chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trong giá thành sản phẩm
+Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, tỷ giá trong
trường hợp phải nhập khẩu
- Các phương án thi công, xây dựng cơng trình
+ Đánh giá sự hợp lý về quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc so với quy
hoạch chung của địa phương nơi có cơng trình xây dựng
+ Đánh giá năng lực, uy tín của các nhà thầu tham gia thi cơng các hạng
mục cơng trình


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

+ Đánh giá việc bố trí cơ sở hạ tầng như: Điện, nước, giao thơng…
2.2.3.4. Thẩm định về phương diện tài chính
Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dự
án vay vốn nào. Nội dung thẩm định bao gồm:
+Tổng mức vốn đầu tư
+Nguồn tài trợ
+Doanh thu, chi phí, giá thành và lợi nhuận dự kiến

+Dòng tiền của dự án
+Lãi suất chiết khấu
+Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính
+Độ nhạy
* Thẩm định tổng mức vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư của dự án bao gồm vốn cố định và vốn lưu động ban đầu cho
sản xuất (tính cho chu kì sản xuất kinh doanh đầu tiên). Trong phần này cán bộ
thẩm định cần xem xét, đánh giá xem tổng vốn đầu tư đã được tính tốn hợp lý hay
chưa, đã tính tốn tất cả các khoản mục cần thiết chưa, cần xem xét các yếu tố tác
động làm tăng chi phí như trượt giá, lạm phát, các khoản mục có thể phát sinh thêm
về khối lượng, dự phòng việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án có sử dụng ngoại
tệ… Trên cơ sở tham khảo các dự án tương tự và những kinh nghiệm được ngân
hàng đúc kết ở giai đoạn thẩm định dự án sau đầu tư ( về suất vốn đầu tư, về
phương án công nghệ, về các hạng mục thực sự cần thiết và không cần thiết ở giai
đoạn thực hiện đầu tư…), nếu cán bộ thẩm định thấy có sự khác biệt quá lớn ở từng
nội dung thì cần tiến hành tập trung phân tích, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ta nhận


Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

xét. Từ đó đưa ra cơ cấu vốn hợp lý mà vẫn đảm bảo mục tiêu dự kiến ban đầu của
dự án để xác định mức tối đa mà ngân hàng nên tham gia tài trợ cho dự án
Ngoài ra, cán bộ thẩm định cũng cần xem xét sự hợp lý về cơ cấu giữa vốn
cố định và vốn lưu động. Sự hợp lý này rất cần thiết, vì dự án đi vào hoạt động cần
đảm bảo vốn lưu động nếu không thì vốn cố định đã đầu tư vào nhà xưởng sẽ không
phát huy được tác dụng. Tỷ lệ này tuỳ thuộc vào từng ngành nghề. Ngân hàng sẽ
căn cứ vào tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của các doanh nghiệp cùng ngành nghề
và khả năng khả năng tự chủ về vốn lưu động của chủ đầu tư mà xác định nhu cầu
và chi phí cho từng giai đoạn
* Nguồn tài trợ và cơ cấu nguồn vốn

Trên cơ sở dự kiến tổng vốn đầu tư, cán bộ thẩm định cần đánh giá khả năng
tham gia của mỗi nguồn cả về quy mơ và tiến độ. Một dự án có thể được tài trợ từ
rất nhiều nguồn: Nguồn vốn tự có, vốn do ngân sách cấp, vốn vay tín dụng, vốn tự
huy động. Cán bộ thẩm định cần xem xét tỷ trọng đóng góp của từng nguồn, khả
năng tham gia nguồn vốn sở hữu trong tổng nguồn vốn. Đối với mỗi nguồn vốn, cần
đánh giá các mặt sau:
- Cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn đảm bảo tính chân thực của nguồn vốn: Dự
án thường được tài trợ bởi nhiều nguồn khác nhau. Nếu là nguồn ngân sách cấp hay
nguồn vốn vay thì cần có cam kết bằng biên bản sau khi các cơ quan này đ• ký vào
hồ sơ thẩm định dự án. Nếu là vốn góp cổ phần, vốn liên doanh cần có cam kết góp
vốn về mặt số lượng và tiến độ của các cổ đông hay các bên liên doanh. Nếu là vốn
tự có phải có xác minh cụ thể



×