Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ Phần 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.66 KB, 5 trang )

- 1 -


















































TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC



TS. HUỲNH THỊ THU HẰNG




ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC

TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ







ĐÀ NẴNG - 2008

- 2 -


MỤC LỤC

I. Đề cương chi tiết
II. Đề cương bài giảng
Chương 1: Những vấn đề chung về trẻ Chậm phát triển trí tuệ
1.1.Khái quát về trẻ chậm phát triển trí tuệ 3
1.1.1.Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại mức độ Chậm phát triển trí tuệ 6
1.1.3. Nguyên nhân gây nên tật Chậm phát triển trí tuệ 8
1.1.4. Những khó khăn về thể chất và tinh thần có liên quan đến tật CPTTT 9
1.2. Đặc điểm phát triển tâm lí trẻ CPTTT 13
1.3. Giáo dục đặ
c biệt cho trẻ CPTTT 21
Chương 2: Giao tiếp với trẻ Chậm phát triển trí tuệ
2.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ Chậm phát triển trí tuệ 26
2.2.Giao tiếp tổng thể với trẻ CPTTT 29
2.3. Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ CPTTT 33

Chương 3: Quản lí hành vi của trẻ Chậm phát triển trí tuệ
3.1. Quan niệm về hành vi bất thường của trẻ CPTTT 36
3.2. Các biện pháp quản lí hành vi của trẻ CPTTT trong lớp học 38
Ch
ương 4: Thực trạng giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam
4.1. Lịch sử giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam 43
4.2. Hệ thống giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam 46
III. Tài liệu tham khảo



















- 1 -



I. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1.Tên học phần: ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ
(Overview of Education of Children with Visual Impairment)
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ 3.
4. Phân bố thời gian:
- Lên lớp ý thuyết: 23
- Bài tập thực hành trên lớp: 14
-Thảo luận: 3
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên đã học xong học phần Nhập môn giáo dục đặc biệt.
6.Mục tiêu học phần
Kiến thức: Người h
ọc nắm được những kiến thức cơ bản có liên quan đến giáo dục trẻ
Chậm phát triển trí tuệ: Khái niệm, nguyên nhân, các khuyết tật và hội chứng thường đi
kèm với tật CPTTT, đặc điểm tâm lí của trẻ CPTTT; Các phương pháp giao tiếp, Quản lí
hành vi của trẻ CPTTT và thực trạng giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam hiện nay.
Kĩ năng: Người học có được những kĩ năng trong vi
ệc tìm hiểu những vấn đề liên quan
đến trẻ CPTTT (những khó khăn về thể chất – tâm thần, đặc điểm tâm lí…), có kĩ năng
giao tiếp và quản lí hành vi của trẻ CPTTT.
Thái độ: Có thái độ trân trọng khả năng và nhu cầu của trẻ CPTTT, tôn trọng, khích lệ
trẻ học tập; yêu nghề, tận tâm với giáo dục trẻ CPTTT, tích cực, chủ động tìm kiếm và áp
dụng kiến thức, kỹ n
ăng vào thực tiễn giáo dục trẻ CPTTT
7.Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học: Khái niệm, nguyên nhân, mức độ, các khuyết tật
và hội chứng thường đi kèm với tật Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), đặc điểm tâm lí trẻ
CPTTT; các biện pháp giao tiếp và quản lí hành vi của trẻ CPPTT và tình hình giáo dục trẻ
CPTTT ở Việt Nam

Trên cơ sở những kiến thứ
c được trang bị, người học bước đầu có những kĩ năng cơ
bản trong quá trình tiếp cận và làm việc với trẻ CPTTT.
8. Nhiệm vụ của người học
- Dự lớp và làm một số bài tập tại lớp
- Thực hành, viết báo cáo thực hành
- Hoàn thành bài thi giữa và cuối học kì.
9. Tài liệu học tập
1. Đề cương bài giảng
2. Trần Thị Lệ Thu - Đại cươ
ng Giáo dục Đặc biệt trẻ Chậm phát triển trí tuệ
NXB ĐHQG Hà Nội – 2002
3. Lê Quang Sơn, Tâm lý trẻ CPTTT, Đề cương bài giảng, ĐHSP Đà Nẵng
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào các tiêu chí sau:
- Dự lớp : Sinh viên đi đủ số giờ lý thuyết và thực hành theo qui định, chuẩn bị các
bài đọc theo yêu cầu của giảng viên.
- Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiế
n, trình bày kết quả thảo luận
của nhóm.
- Bản thu hoạch: Viết thu hoạch về các buổi thảo luận (theo nhóm), viết thu hoạch
cá nhân sau mỗi buổi thực hành.
- Kiểm tra giữa học kì : Làm bài kiểm tra giữa học kì
- Thi cuối học kì : theo hình thức trắc nghiệm khách quan (60 phút) hoặc theo hình
thức tự luận (120 phút).
11. Thang điểm: Điểm 10 với các nội dung như sau:
STT Nội dung đánh giá Trọng số

1. Báo cáo bài thực hành: 0,2
- 2 -



2. Kiểm tra giữa môn/ tiểu luận 0,3
3. Thi hết môn 0,5
12. Nội dung chi tiết của học phần
Chương 1: Những vấn đề chung về trẻ Chậm phát triển trí tuệ
1.1.Khái quát về trẻ chậm phát triển trí tuệ
1.1.1.Khái niệm
1.1.2. Phân loại mức độ Chậm phát triển trí tuệ
1.1.3. Nguyên nhân gây nên tật Chậm phát triển trí tuệ
1.1.4. Những khó khăn về thể chất và tinh thần có liên quan đến tật CPTTT
1.2. Đặc
điểm phát triển tâm lí trẻ CPTTT
1.3. Giáo dục đặc biệt cho trẻ CPTTT
Chương 2: Giao tiếp với trẻ Chậm phát triển trí tuệ
2.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ Chậm phát triển trí tuệ
2.2.Giao tiếp tổng thể với trẻ CPTTT
2.3. Các biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ CPTTT
Chương 3: Quản lí hành vi của trẻ Chậm phát triển trí tuệ
3.1. Quan niệm về hành vi bất thường của trẻ CPTTT
3.2. Các biệ
n pháp quản lí hành vi của trẻ CPTTT trong lớp học
Chương 4: Thực trạng giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam
4.1. Lịch sử giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam
4.2. Hệ thống giáo dục trẻ CPTTT ở Việt Nam






























- 1 -


II. NỘI DUNG CHI TIẾT
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ
CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ


1.1. Khái quát về trẻ CPTTT
1.1.1.Khái niệm
1.1.1.1. Thuật ngữ “chậm phát triển trí tuệ”
Trước đây ở nước ta, đặc biệt là ở phía Bắc, những trẻ chậm phát triển trí tuệ
(CPTTT) thường được gọi là “trẻ chậm khôn”, thuật ngữ này được sử dụng đầu tiên tại
Trung tâm nghiên cứu tâm lí trẻ em (NT) của Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.
Thuật ngữ “chậm phát triển tâm thần” cũng được s
ử dụng trong nhiều tài liệu tiếng
Anh và tiếng Việt. Trong tiếng Anh thuật ngữ đó là: “Mental Retardation”. Hiệp hội chậm
phát triển trí tuệ Mỹ và các tác giả của cuốn Sổ tay thống kê – chẩn đoán những rối nhiễu
tâm thần IV (DSM-IV) sử dụng thuật ngữ này.
Hiện nay, trên thế giới có xu hướng sử dụng những thuật ngữ ít mang tính kì thị hơn
đối với khuyết tật như: trẻ
ngoại lệ, trẻ có khó khăn về học tập, trẻ có khuyết tật về phát
triển, trẻ có nhu cầu đặc biệt… Những cách sử dụng này nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực
của việc sử dụng thuật ngữ “chậm phát triển trí tuệ” hoặc “chậm phát triển tâm thần”; vì
những thuật ngữ này có thể làm cha mẹ trẻ cảm thầy buồn, trẻ dễ bị các bạ
n trêu chọc và
giáo viên ít tin tưởng vào khả năng học tập của trẻ.
Những lí giải trên của một số nhà khoa học xét về nhiều khía cạnh cũng có lý do thoả
đáng, nhưng có những thuật ngữ khác, chẳng hạn như “trẻ giảm khả năng”, lại quá chung
chung, bởi lẽ những trẻ giảm khả năng không chỉ là trẻ CPTTT mà còn có cả những trẻ bị
khuyết tật khác.
Mộ
t hoạt động thông thường của các nhà khoa học về con người là phân chia các cá
nhân thành nhóm, gán tên gọi cho họ, và xem xét những người đó có gì khác so với những
người còn lại. Việc gán tên dù là tích cực hay tiêu cực, cũng đều khiến một nhóm người
nào đó sẽ phải tách ra khỏi phần đông những người còn lại. Như vậy dù việc gán tên có thể
rất có ích trong các hoạt động hành chính và khoa học nhưng nó lại rất dễ dẫn đến những

hiểu lầm trong cuộc sống.
Hầu hết những người chưa bao giờ gặp người CPTTT thường cho rằng người CPTTT
là những người khác biệt. Trong thực tế, nhận định này là hoàn toàn không đúng. Người
CPTTT sống trong cùng một xã hội với người bình thường, khi đường ranh giới CPTTT
được vạch ra thì nó đã tách những người này ra khỏi những người không bị coi là CPTTT,
đây là việc làm hoàn toàn mang tính chuyên môn.
Xem xét trên những mặt chung nhất, người CPTTT không khác những ng
ười không
CPTTT. Những người bị gán tên gọi là CPTTT và những người không bị gán tên gọi này
đều có tình cảm, suy nghĩ, kì vọng… Nhưng nếu kết luận rằng những người CPTTT không
có gì khác biệt so với mọi người thì lại là cực đoan. Mặc dù người bị gán nhãn CPTTT có
nhiều điểm giống người không CPTTT, nhưng nói chung thì họ vẫn khác với phần đông
mọi người. Đó chính là những vấn đề cần nghiên cứ
u và lí giải.
Ngay trong nhóm người được xem là CPTTT, cũng phải rất thận trọng, tránh kết luận
đơn giản là tất cả những người CPTTT đều giống nhau. Những người CPTTT cũng khác
nhau như là tôi khác với bạn vậy.
Trên thế giới hiện nay có hai thuật ngữ tiếng Anh được sử dụng phổ biến đó là thuật
ngữ “Mental Retaration” do Hiệp hội chậm phát triển trí tuệ Mỹ lựa chọn và thuật ng

“Intellectual Disability” do tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế về CPTTT (IASSID) lựa
chọn. Trong học phần này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ tiếng Việt là “chậm phát triển trí
tuệ”, đây là thuật ngữ đang được sử dụng tại Việt Nam.
1.1.1.2. Những khái niệm khác nhau về chậm phát triển trí tuệ
1.1.1.2.1. Khái niệm CPTTT dựa trên trắc nghiệm trí tuệ

×