Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, quyển 2 - Phần 9 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (649.94 KB, 33 trang )

Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên, phần 7, trang 265 of 322
Sách Tiểu Học Vận Ngữ
173
chính là dựa theo sách Tiểu Học mà soạn
ra. Trẻ nhỏ đọc đến có thể biết được những điều đại cương chánh yếu
trong Nho lễ. Lợi ích đạt được bởi sách ấy cố nhiên chẳng rộng rãi sâu
xa bằng Cảm Ứng Thiên Trực Giảng. Năm Dân Quốc 18 (1929), tôi đã
giảo chánh từng câu từng chữ sách [Tiểu Học Vận Ngữ] ấy, nêu ra
những tiết, những đoạn mang tánh chất hủy báng Phật, nhưng vẫn chưa
sửa; do bị bệnh nên bỏ đó. Năm sau đến đất Tô, liền lo sắp chữ [Lịch Sử
Cảm Ứng] Thống Kỷ Tăng Tu Bản, Phổ Đà Sơn Chí và các sách nên
quên khuấy luôn chuyện ấy.
Xin hãy dùng Cảm Ứng Thiên để dạy con cháu, [bảo chúng] suốt đời
đọc tụng sẽ [lợi lạc] hơn đọc sách Tiểu Học Vận Ngữ nhiều lắm. Khéo
sao chiều hôm qua [sách Cảm Ứng Thiên] mới gởi đến. Đối với thế đạo,
nhân tâm, [sách Giáo Hối Thiển Thuyết] khá hữu ích, nhưng Quang in
các sách cần khoản tiền rất lớn (Quang một mực chẳng quyên mộ, ai có tín tâm
biếu tặng thì nhận, ngoài ra toàn là tiền hương kính của Quang), không sức đâu
lo thêm [chuyện in Giáo Hối Thiển Thuyết]. Sách ấy (tức Cảm Ứng
Thiên Trực Giảng) kẻ tục người nhã đều xem được, chỉ buồn không ai
giúp đỡ in ra. Hiện thời tôi bận bịu cùng cực, đúng là vô thường sắp xảy
đến, cấp bách không đợi được! Viết lời tựa [cho sách Giáo Hối Thiển
Thuyết] thì đợi khi hơi rảnh rỗi sẽ gắng sức viết. Từ nay về sau bất luận
là ai, bất luận chuyện gì, đều nhất loạt đừng nên giới thiệu họ nhờ vả
Quang viết lách vì Quang bị ba bộ Sơn Chí bức bách chẳng thể chờ đợi
được!

420. Thư trả lời cư sĩ Thiệu Huệ Viên (thư thứ tư)

Thư nhận được đầy đủ. Pháp danh của ba người Tăng, Đinh, Bành
gởi kèm theo thư này. [Pháp danh của] Âu Dương Như Tam thì đã gởi


trong thư viết cho Viên Phước Cầu rồi. Quang thật khó thể giúp đỡ cho

173
Tiểu Học Vận Ngữ là sách dành cho trẻ học vỡ lòng do La Trạch Nam (1808-1856) soạn
vào đời Thanh. La Trạch Nam từng làm thầy đồ gõ đầu trẻ, cho rằng sách Tiểu Học rất có
giá trị, nhưng câu chữ dài ngắn không đều, trẻ khó nhớ, nên đã trích lấy những điểm đại
cương, quan trọng, soạn theo lối văn vần, mỗi câu gồm bốn chữ. Tổng cộng là 2.944 chữ,
hoàn tất vào năm Hàm Phong thứ sáu (1856). Tiểu Học vốn có nghĩa là những loại học vấn
không thuộc về Kinh Học (nghiên cứu ý nghĩa kinh điển Nho gia) và phạm vi rất rộng bao
gồm ngôn ngữ, văn chương, cú pháp, đặc biệt là âm vận. Về sau này mới có thêm ý nghĩa là
những học vấn dành cho trẻ nhỏ. Dưới đời Ung Chánh, Lưu Tử Trừng đã tập hợp những câu
nói dạy về lễ nghĩa Nho Giáo của Châu Tử để soạn thành thiên sách đặt tên là Tiểu Học, với
ngụ ý những điều phải học tập từ nhỏ để trở thành con người tốt đẹp.

×