Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Lược sử về “một lược sử” pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.39 KB, 7 trang )

LƯỢC SỬ THỜI GIAN - Lược sử về
“một lược sử”
Bài này in lần đầu tiên vào tháng Chạp năm 1988 trên tờ Independent.
Trên thực tế, lược sử thời gian đã ở trong danh mục sách bán chạy nhất của
tờ New York Times trong 53 tuần, tại nước Anh, đến tháng Giêng năm 1993,
nó đã ở trong danh mục sách bán chạy nhất của tờ Sunday Times trong 205
tuần. Đến nay đã có 33 bản dịch không kể bản tiếng Việt.
Tôi hãycòn kinh ngạc với sự đónnhận cuốn sáchcủa tôi: Lượcsử thời gian. Nó đã
ở danhmục sách bán chạy nhất của NewYork Timestrong ba mươi bảy tuầnvà
của tờ Sunday Times trong haimươi támtuần (cuốn sáchđược xuất bản ở Anh
chậmhơn ở Mỹ). Vànó được dịch ra haimươi thứ tiếng (hai mươi mốt, nếu bạn
xem tiếngMỹ khác với tiếng Anh).Điều đó vượt sự mong ước củatôi dự định lần
đầu tiên vào năm1982 viết một cuốnsách về Vũ trụ cho độcgiả rộng rãi.Một
trong các ý định của tôi là kiếm tiền trả học phí cho con gái. (Trên thực tế, khi cuốn
sách cuối cùng rồicũng ra được, con gái tôi đanghọc nămchót). Nhưng độngcơ
chủ yếu của tôi muốn giải thích sự hiểu biếtcủa chúng ta về vũ trụ đã tiến lên được
bao nhiêu và cólẽ chúng tađã gần tới mức nào trong việc tìm kiếm mộtlý thuyết
hoàn chỉnh mô tả vũ trụ và tất cả mọi thứ trong đó.
Nếu tôi phải dànhthời gian và sức lựcđể viết một cuốnsách, tôi muốnnó có thể
đến vớimột số người càng đông càngtốt. Các tác phẩm khoahọc màtôi đã viết cho
tới lúc đó đều doCambridge UniversityPress xuấtbản.Họ đã làm công việc rất tốt,
nhưng có vẻ không thànhthạo với thị trườngđộc giả rộng rãi màtôi nhằm vào.Tôi
tiếp xúcvới một người môi giớivăn học, Al Zuckerman, vốn là anh emrể của một
đồngsự. Tôi đưa cho anh ta bản nhápchương đầutiên và giải thích rằngtôi muốn
viết mộtcuốn sách có thể bán tại các quầysách của các sân bay.Anhta trả lời là
điều đó khôngthể được: một cuốn sáchnhư thế có thể bán chạy cho giới đại học và
sinh viên, nhưngkhông có cơ hội nào để cạnh tranhvới StephenKing (một tiểu
thuyết gia).
Tôi đưabản nháp đầu tiêncủa cuốn sách cho Zuckerman vào năm 1984. Anhta đã
gửi nó chomấy nhàxuất bản vàkhuyêntôi nên nhậnđề nghị của Norton,nhà xuất
bản Mỹ hơi kén chọn. Tôi quyết địnhchọn Bantam, không chuyên mônhóa chút


nào trong việcxuất bản những tác phẩm khoahọc, nhưng sách của họ được phát
hành rộngrãi tại các quầy sách sân bay.Nếu họ chấp nhận sách của tôi thì chắc là
do mối quan tâm củamột trong cáccố vấn biên tậpcủa họ, PeterGujjardi.Ông này
vốn rấtnghiêm túc trong côngviệc và bắt tôi viếtlại cuốn sáchsao chonhững
người ngoạiđạo như ông ta cũnghiểu được. Cứ mỗi lầntôi gửi choông ta một
chương đã được soát lại và sửa chữa thì ông ta gửi lại cho tôi một bản liệt kê dài
các nhận xétvà các câu hỏi mà ôngmuốntôilàm sáng tỏ. Thỉnhthoảng tôi nghĩ
rằng quá trìnhnày chắc khôngcó kết thúc.Nhưng ôngta có lý:rốt cuộc cuốn sách
trở nên hay hơn nhiều.
Ít lâusau khi nhận được đề nghị của Bantam, tôi bị sưng phổi. Tôi phải chịu phẫu
thuật mở khí quản làm cho mất giọng.Trong mộtthời gian,tôi chỉ có thể giao tiếp
bằngcáchnhướn lông mày khiai đó chỉ đúng chữ phù hợp trên một lá bài. Nếu
khôngcóchương trìnhmáytính người ta tặng thì tôi hoàn toàn không thể viết
xong cuốn sách.Viết như vậy hơichậm, nhưng tôi nghĩ ngợi cũngchậm, do vậyrất
phù hợp vớitôi. Nhờ chương trìnhmà tôi hoàntoàn viết lại bản nhápđầu tiên đáp
lại sự cổ vũ của Gujjardi.Trongviệc sửa chữanày tôi đượcsự trợ giúp của một
trong các sinhviên của tôi, BrianWhitt.
Tôi có ấn tượng rất mạnhđối với bộ phimtruyền hình nhiều tập của Jacob
Bronowski cótên gọi là “Sự thăng tiến của đàn ông”.(Một tên gọi phân biệt giới
tính như vậy ngàynay sẽ không được phép). Bộ phimgiới thiệu tất cả nhữnggì mà
loài người đạt được từ những người dã mannguyên thủy cách đây vạn rưởi năm
đến chúngta ngày nay. Tôicũngmuốngiới thiệu những tiếnbộ mà chúngta đạt
được khitiến đến một sự thônghiểuhoàn toàn các quyluật chi phối vũ trụ.Tôi tin
chắc rằng hầuhết mọi ngườiđều muốn biết vũ trụ vận hành như thế nào. Nhưng
đa số họ không đủ khả năng theodõi các phương trình toán học - vả lại ngaytôi
cũng chẳng yêu mến lắmcác phươngtrình. Điều đó một phầnlà tôi viết rất khó
khăn,nhưngchủ yếu là do tôi không có sự nhạy cảm trực giácđối với các phương
trình.Tôi suynghĩ bằng hìnhảnh vàmục đích củatôi làmô tả bằngchữ các hình
tượng trong đầuqua nhữngso sánh tương tự quenthuộc vàbằng vài đồ thị. Tôi hy
vọng bằng cách đó có thể chia sẻ với số đông người sự phấn khởi và tình cảm của

tôi với các tiến bộ nổibật mà mônvật lý đạt đượctrong hai mươi lămnăm gần đây.
Tuy vậy, dù đã tránh được các diễn dịch toán học, một số ý tưởngvật lý vẫn còn xa
lạ và rất khótrình bày. Tôi đứng trước hai con đường: hoặc là tôi thử giải thích
chúng với nguycơ làm độcgiả rối trí, hoặc là tôitránhcác chỗ khó khăn? Mộtsố
khái niệm lạ lùng, như việcnhững nhà quansát di chuyển với tốc độ khác nhauđo
được nhữngkhoảngcách thời giankhác nhau đốivới cùng mộtcặp hiệntượng,
khôngthực cần thiết cho bức tranh mà tôi muốnvẽ ra. Hìnhnhư tôi cóthể bằng
lòng với việc kể chúng ramà khôngđi vào chi tiết. Mặt khác, một vài ý tưởngkhó
hiểu nhưng lại rất cơ bản khiến tôi phải giải thích. Đặc biệt cóhaikhái niệm mà tôi
buộcphải đưavào. Mộtkhái niệm mà người ta gọi là “tổng hòa về cáclịch sử”. Ý
tưởng đó nói rằng không tồntại chỉ một lịch sử duynhất của vũ trụ, mà làtập hợp
của tấtcả các lịch sử cóthể có của vũ trụ,và rằng tất cả các lịch sử đó đều có thực
như nhau (chodù như vậy có ý nghĩa gì). Ý tưởngkháccần thiết để rút raý nghĩa
toánhọc của tổnghòa của các lịch sử, đó là ý tưởng về “thời gianảo”. Ngượclại quá
khứ, ngày nay tôi cócảm giác rằng tôi cần bỏ nhiều côngsứchơn nữa để giải thích
hai khái niệmrất khó đó, có vẻ chúng đã đặt ranhiều vấn đề nhất cho các độc giả
cuốn sách của tôi. Tuyvậy, cũng không thựcsự cần thiết phải hiểu chính xác thời
gian ảo là gì, chỉ cần biết nó khác biệt như thế nào với cái mà chúng ta gọilà thời
gian “thực”.
Khi thời hạn phát hànhđến gần, mộtnhà khoahọc nhận được nhiều trangđể bình
luận trên tờ Thiên nhiên đã ngạc nhiên về số lượngcác sai sóttrong đó, đặc biệt về
vị trí và chú giải của các minhhọa. Ông đã điện cho Bantam, ở đó họ cũng đã rất
ngạc nhiên như vậy và quyết định thu hồi tấtcả cácbản inđể sửa chữa. Sau ba
tuần lễ sửachữa và kiểmtra cật lực, cuốnsách rồi cũngđược đặt lên quầy các hiệu
sách đúng thời hạn phát hành đã thông báo. Vào lúc đó, tờ Time đã dành chotôi
một bàibáo dài. Các nhà xuấtbản tuy vậy cũng ngạc nhiên về số lượng yêu cầu.
Cuốn sách đượctái bản mười bảylần ở Mỹ, vàmười lần ở Anh.
Tại sao nhiều người muanó? Tôi khómàkháchquan được, vậy xin nhường lời cho
các ý kiến bên ngoài. Tôi thấyđa số các bài bìnhduyệt tuy thuận lợi nhưng không
được sáng tỏ cholắm. Cácbài đó có khuynh hướngđi theo cáccông thứcsau đây:

StephenHawking mắc bệnhLou Gehrig (đốivớingười Mỹ) hoặc bệnh về các
nơron vận động (đối với ngườiAnh).Anhta bị gắn chặt vào một chiếc ghế di động,
khôngnói được và chỉ có thể ngọ ngậymột số x ngón tay(x biếnthiên từ 1 đến 3,
tùy theo bài báo khôngchính xác mà ngườibình duyệt đã đọc về tôi). Tuyvậy anh
ta đã viết một cuốnsách về vấn đề cơ bản trong cácvấn đề là chúng ta từ đâutới
và chúng ta điđâu? Câu trả lời mà Hawkingđề nghị làvũ trụ không được sáng tạo
ra cũngnhư mất đi: đơngiảnlà nótồn tại. Để phát biểu ý tưởng đó,Hawkingđã
đưa ra khái niệm thời gianảo mà tôi (người bình duyệt) thấy hơi khótheo dõi. Dù
sao nếu Hawkingcó lý vànếu chúng ta đi tới một lý thuyếthoàn toàn thốngnhất,
chúng ta sẽ biết được tư tưởngcủa Chúa. (Khi sửa chữacác bản nháp,tôi đã định
gạch câu cuối cùngnói rằngchúng ta sẽ biết đến tư tưởng của Chúa. Nếu tôi làm
vậy, số sách bán được có thể giảmđi một nửa).
Sángsuốt hơn một chút (theo tôi) làbài báo của TheIndipendentnói rằng ngay
một cuốn sách khoa học nghiêm túc như lược sử thời gian cũngcó thể trở thành
cuốn sách kích động.Vợ tôi (cuốinăm 1995các báo loantin S. Hawkingly dị với bà
Jane đã có với ông ba mặt con và lấy người hộ lý vẫn chăm sóc ông) thì kinh hãi
nhưng tôi hơi khoái vì thấy cuốn sách của mìnhđược sosánhvới cuốn Luận về
thiền vàviệc bảo dưỡngxe máy. Tôi hy vọng rằng, cũngnhư cuốn Luận, nó cho mọi
người cảm giác rằng họ khôngbị tách rời một cáchđịnh mệnh khỏi cácvấn đề lớn
về tư duy và triết học.
Không nghingờ gì là khía cạnh con người,liên quan đếnviệctuy bị tàn tật nhưng
tôi vẫn trở thành mộtnhà vật lý lý thuyết, đã phát huy tác dụng.Nhưng những aivì
quan tâm đếnđiều ấymà mua cuốn sách có thể thất vọng, vì cuốn sáchchỉ có đôi
chỗ hiếm hoi đả động đếntình trạng sứckhỏe của tôi; đây là cuốn sáchvề lịch sử
của vũ trụ,khôngphải của tôi.Điều đó khônggiúp choBantamkhỏi bị buộc tội
rằng đã khaithác thô bạobệnhtật của tôi, và tôi thì đã hợp tác bằng cách cho in
ảnh của mìnhlên trangbìa. Trên thực tế thì theo hợp đồng tôikhôngcó quyền gì
đối với tờ bìa.Tuy thế tôi cũng thuyết phụcđược Bantamdùng một tấm ảnhtốt
hơncho tờ bìa cuốn sách xuất bản ở Anh,thay cho hình ảnh thảm hạivà đã cũ
dùngđể trangtrí cho cuốn xuất bản ở Mỹ. Nhưng họ vẫn không thay đổi tờ bìa cho

cuốn sách xuất bản ở Mỹ vì họ nói với tôi rằngđộc giả Mỹ bây giờ đã đồng nhất
tấmảnh ấy với cuốn sách.
Ngườita cũng ám chỉ rằng mọi người mua sách vì họ đã đọc các bài bình duyệt,
hoặc vì cuốn sách được liệt vào danh mụccác sách bánchạy nhất, chứ họ không
đọc nó;họ chỉ đơn thuần có nó trongtủ sách hay đặtnó trênbàn xa lông để được
tiếnglàsở hữunó, mà không cầnbỏ côngtìm hiểu.Tôitin rằngđiều ấycũng xảyra,
nhưng tôi không biết đó có phải cũng là trườnghợp của các sáchnghiêm túc khác,
bao gồm cả Thánh kinhvà Shakespeare.Trái lại, tôi biết rằng một số người ít ra
cũng đã đọc nó, vì hàng ngàytôi nhận đượcmột chồng thư về cuốn sách của mình;
nhiều thư có những câu hỏi haynhững bìnhluận chi tiết, chứng tỏ người viết đã
đọc cuốn sách, dù rằnghọ không phải luôn luôn hiểuđược tất cả. Cũng có những
người lạ đóngặp tôi trênđườngphố để nói rằng cuốn sách đã làm họ hài lòng đến
mức nào.Hiển nhiên tôi dễ nhận ravà khác biệt nhiều, chứ không phải được công
nhậnnhiều sovới đa số các tác giả khác. Nhưng tần số của những khenngợi công
cộng đó (làm đứa con trai9 tuổi của tôi bối rối). Hìnhnhư chứngtỏ rằngít ra có
một tỷ lệ nhữngngười muasách đã đọc nó.
Nhiều người hỏi tôi rằnghiện nay tôi định tiếp tục làm gì. Tôi khó mà viết được
phần tiếp theo cuốn sách Lược sử thời gian. Tôi sẽ gọinó làgì? Một lịch sử dài hơn
của thờigian? Bên kiasự kết thúccủa thời gian? Đứa con củathời gian? Người môi
giới gợi ý nênquay một cuốnphim về cuộc đời củatôi! Nhưngcả tôi và giađình tôi
sẽ không có được sự tôn trọngcá nhân nếu chúngtôi để cho các diễn viên đóng vai
của mình. Cũng sẽ là như vậy, trong chừng mực ít hơn,nếu tôi cho phépai đó viết
tiểu sử của mình. Dĩ nhiên,tôi không thể ngăn cấm ai đó tự ý viếttiểu sử của tôi,
miễnlà khôngbôi nhọ tôi, nhưng tôi sẽ cố làmnản lòng những người có dự định ấy
bằngcáchnói rằng tôi nghĩ đếnviệc tự viếttiểu sử cho mình. Có thể làm như vậy,
nhưng tôi không vội. Tôi đang dự tính nhiềunghiên cứu chúnglà ưu tiên đối với
tôi.
Những hệ quả khác của giả thiết không có điềukiện biên hiện nayđang được
nghiêncứu.Một vấn đề đặc biệt lý thú làtrị số củanhững độ lệch nhỏ khỏi mật độ
đồngnhất củavũ trụ vào những giaiđoạn sớm, chínhnhững độ lệch nhỏ đó sau

này sẽ cấu thành trước hết là các thiên hà, sauđó là các saovà cuối cùng là bản
thân chúng ta. Nguyên lý bất định buộc rằng vũ trụ vào cácgiai đoạn sớm không
thể tuyệt đối đồng nhất bởi vì tồn tại những bất địnhhay những thăng giáng của vị
trí vàvận tốc củacác hạt. Sử dụngđiều kiện không có biên, chúng ta thấy rằng vũ
trụ trong thựctế phải xuất phát từ sự không đồng nhất trongphạm vi cho phép bởi
nguyênlý bất định.
Vũ trụ đã phải trải qua mộtthời kỳ giãn nở nhanhnhư trong các môhìnhlạm phát.
Suốtthời kỳ đó,nhữngchỗ khôngđồng nhất banđầu sẽ được phóng đại lênđến
khi đủ lớn để chophép chúng tagiải thích được nguồn gốc củanhữngcấu trúc
quan sát được trong vũ trụ. Trong mộtvũ trụ giãn nở, trong đó mật độ vậtchất
thayđổi không nhiều từ chỗ này sang chỗ khác, thì hấp dẫn làm cho nhữngvùng có
mậtđộ cao hơn giãn nở chậm và bắt đầucolại. Điều nàydẫn đến sự hình thành các
thiên hà, các saovà sau đó là cơ thể của chúngta. Như vậy mọi cấu trúc phứctạp
mà chúng ta quansát đượctrong vũ trụ đều có thể giải thíchđược bởi giả thiết
khôngcóbiên củavũ trụ cộng với nguyên lý bất định củacơ họclượng tử.
Ý tưởng cho rằng không và thời gian cóthể làm thànhmột mặtđóng không cóbiên
cũng đưa ra những điều ràng buộc sâu sắc đốivới vai trò của Chúa trong các công
việc trong vũ trụ. Với tiến bộ của các lý thuyết khoahọc có khả năng mô tả nhiều
hiện tượng,đa số tin rằng Chúa cho phép vu trụ tiến hóatheo những quy luậtnhất
định vàkhông can thiệp để vi phạm các địnhluật đó. Songcác định luật này không
nói lên được vũ trụ đã thoát thaitừ trạngthái nào - lêndây cótđồnghồ và chọn
xem vũ trụ bắt đầu như thế nào vẫn làphần của Chúa. Nếu mà vũ trụ có một điểm
xuấtphát, chúng ta buộc lòngphải giả định có một Đấngsángtạo.Nhưngnếu vũ
trụ là hoàn toàn tự thân, không biên không mút thì vũ trụ cũng không có bắtđầu,
khôngcókết cuộc: vũ trụ chỉ tồn tại. Vậythì Đấng sángtạogiữ vị trí gì ở đây?

×