Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đi trên than hồng không phải là phép lạ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.48 KB, 5 trang )

Đi trên than hồng không
phải là phép lạ
Than hồng có sức nóng lên tới gần 1.000 độ C. Ở nhiệt độ đó, nhiều thứ
có thể cháy thành than chứ đừng nói đến da thịt của con người.
Kỷ lục thế giới đi trên thannóng đỏ lâu nhấtđược lập năm 1998tại Trường
Pittsburgh (Pennsylvania, Mỹ). 15 người đã đi 165 bước (khoảng52 m) trênthan
hồng mà không aibị thương.
Các màn trình diễn đi trên than đá nóngđỏ đã có từ hàng nghìn năm trước tại
nhiều nơi trên thế giới. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằngcớ về màn
trìnhdiễn này cách đây khoảng 1.200năm trước công nguyên.Thời cổ đại, các
buổi biểu diễn đi trên lửathường liên quan đến tôn giáo,để thể hiện sức mạnh
siêu nhiên.
Vào những năm 1930,các nhà khoahọc Anhđã bắt tay nghiên cứuvề hiện tượng
này. Hội đồng Londonnghiên cứu hiện tượngsiêu nhiên đã tiếnhànhhai cuộc
kiểmtra. Một người Ấn Độ tên là Kuda Buxvà 2 người Anh đã biểu diễnđi bộ 12
bướcbằng chân không trên đống thannóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được hội
đồngtiến hànhsau đó với một ngườiđàn ông Hồigiáo có tên làAhmed Husain.Tất
cả kết quả chothấy, họ đều đi qua bãithan nóng đỏ bằng chântrần mà không hề bị
tổn thương.Tài liệu về các cuộc kiểm tra này đã được côngbố rộng rãi sau đó
khẳng định hiện tượng đi trên than nónglà có thậtchứ khôngphải là mộttrò ảo
thuật.
Không có gì là siêu nhiên
Các tài liệu trên cũngkhẳng định hiện tượngđi trên thannóng hoàn toàn có thể lý
giảibằng khoahọc. Bí quyết là cáchthức di chuyển làmsao chothời gian tiếp xúc
với thannóng là ngắn nhất.
Nhiệt lượng đượctruyền theo ba cách: đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt. Trong đó,dạng
đối lưuvà bức xạ chỉ xảy ra với chất lỏng, tiasóng. Như vậy, trong tìnhhuống đi
trên than hồng, việc truyền nhiệt giữa thannóng và bàn chân con người thuộc
dạng dẫn nhiệt. Đó là sự tiếp xúctrực tiếp giữa các tế bào da chân và than nóng.
Nhưng giữa hai yếu tố nàycòn có một chất cách nhiệt kháclà lớp thanchì và gỗ
(chưa cháy), trongđó than chì có khả năngcách nhiệt caogấp 4 lần gỗ ướt.Khi di


chuyển nhanh, thời gian tiếpxúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt
lượng truyền theo dạng tiếpxúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn
thương.
Loại than được sử dụngthường từ gỗ tuyết tùng,hoặc bulô trắng. Chúngcháy rất
đỏ lửanhưng nhiệtđộ không thật cao, chỉ gần 400 độ C. Thannày rất chắc, khótàn
và khôngcó những cạnh sắc, giúp ngườithực hành di chuyển dễ dàng hơn.
Trường dạy "đùa với lửa"
Sau lần đầu tiên đi trên thanhồng vào năm 1977, ông TollyBurkan, một chuyên
gia về ảo thuật người Mỹ, đã bị môn này cuốn hút. Ông đã phát hiện rađi trên than
khôngphải là ảo thuậtmà làmột nghệ thuật. Những năm đầutiên, dokỹ thuật
chưa hoàn thiệnnên ông bị nhiều vết thương ở chân. Nhưng sauđó, Burkan đã
pháttriển nhiều kỹ thuật mới và tập hợp lại thành mộtgiáo trình để hướng dẫn
mọingười.
Ông chobiết cô con gái là Amberđã làm quenvới trò đi trên than hồng từ năm2
tuổi. Đến năm 4 tuổi, Amber đã thực hành đitrên "thảm lửa" lần đầu tiên. Và đến
nay ở tuổi 17, trò đitrên thannóng đã trở thành sở thích của cô. Nhiều học viên
của Tollycó thể di chuyển trên thanhồng bằng cách trồng cây chuối.
Ông Tollycho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên
cạnh việc rèn luyệnthể lực (bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác), nó giúp
người thực hànhvượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ
hãi sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộcsống, điều đó đồngnghĩa với sự thành
đạt. Khẩu hiệu của ông là: "Hãy tin tưởnglà bạn sẽ thành công".
Sau 30năm hình thành, TrườngFire củaTolly đã cấp chứngchỉ cho 2.000 học viên
đến từ khắpnơi trên thế giới. Họcviên của ôngđủ mọilứa tuổi,từ trẻ emđến
người già. Tuy nhiên,trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không
thực hành.
Đi trên thannóng là chủ đề thực sự "nóng" của nhiều chương trình như Discovery,
NBC, ABC, MTV và đang ngàycàng thu hút sự chú ý củanhiều người. Cóđiều,các
bạn khôngnên tự tậpở nhàdưới bất kỳ hình thứcnào vì cóthể gây thương tích
cho bản thân.

Trăng đánh lừa mắt ta
Kỳ trăng tròn tuần này sẽ treo thấp trên bầu trời hơn bất kỳ đợt trăng
tròn nào khác trong năm nay, và là cơ hội tốt để đánh lừa chúng ta.
Khi nằm thấp ở gần đường chân trời, mặttrăng trông có vẻ to hơn sovới khi
nằm trên cao. Nhưngkỳ thực nó chỉ làmột ảo giác đánh lừa mắt, các nhàkhoa học
nói, và nó chẳng liên quan gì đến bất cứ ảnh hưởng nào của bầukhí quyển. Thay
vào đó,nó là do quanniệm của bạn.
Và đâylà cơ chế hoạt động củahiện tượng đó:
Não của chúng ta nghĩ rằng mọi thứ nằm trên đường chân trời thì ở xa hơn so với
những thứ ở trên đầu. Đó là bởichúng ta đã quenvới việc nhìn thấy các đámmây
gần ngaytrên đầu so với các thứ khác ở đường chân trời. Trong conmắt củatư
tưởng, bầu trời là mộtmái vòm phẳng.
Và lấy mái vòm này làm chuẩn,chúng ta ước định các thứ ở đường chântrời(mặt
trăngchẳng hạn) sẽ ở xa hơn, và vìthực tế nó không xahơn so với khi ở trên đầu,
nên não của chúng ta sẽ ngốc nghếch tưởng tượng rằng nó to hơn.
Nếu bạn hoài nghi?Có thể thử điều này tại nhà.
Khi trăng bắt đầu mọc, hãy cầm một thứ nhỏ giống như mộtcục tẩy vàso sánh kích
cỡ nóvới mặt trăng trên bầu trời. Làmlại 2 giờ sau đó khimặt trăng đã ở cao hơn.
Hoặc có thể thử cách khác: Hãy chụp ảnh mặt trăng ở hai vị trí, sau đó cắt, dán và
so sánh.
Một mẹo khác: Làm một ống nhòm bằng tờ giấycuộn lại, sao cho lỗ hổng chỉ nhỉnh
hơnmặt trăngchút xíu sovới khi trăngbắt đầulên. Dáncái ốnglại sao chokích cỡ
của nócố định, và sauđó làm lạithí nghiệm để xem mặt trăng cóthay đổi kích cỡ
không.

×