Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Học thêm qua góc nhìn của học sinh docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.4 KB, 5 trang )

Học thêm qua góc nhìn của
học sinh
Vấn đề dạy thêm - học thêm từ lâu đã trở thành một
trong những nỗi bận tâm lớn của toàn xã hội. Mặc dù đã có rất
nhiều ý kiến, bài viết cũng như nghiên cứu về vấn đề này
nhưng đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đề cập quan điểm của chính
người trong cuộc, tức học sinh (HS).
Vậy HS nghĩ gì về việchọc thêm? Họcthêm vì lý dogì? Tác động của việc học
thêm đối với thành tích học tập cũng như sứckhỏe của HS rasao?
Học thêm từ khi nào? Số môn và các môn học thêm? Chi phí học thêm
hằng tháng?
Kết quả khảo sát cho thấy 66,2%HSđã bắt đầu đi học thêm từ khivào học
THCS, trong đó có đến29,5% bắt đầu học thêmngay từ năm học đầu cấp họcnày
(tức lớp 6).Trong 33,8%HS họcthêm từ cấp tiểuhọc, có 7,0% cho biếtđã học
thêm ngay từ khi họclớp 1, tức là ngaykhi vừahọc xongbậc họcmẫu giáo.
Về số mônhọc thêm, trung bình mỗiHS đanghọc thêm 2,5môn, trong đó có
50,2% họcthêm từ bamôn trở lên. Kếtquả khảo sát cho thấy sự khác biệtcó ý
nghĩa (p<0.05) giữa thành tích họctập vớisố môn học thêm của HS: HS càngcó kết
quả học tập tốt thì số môn họcthêm cũng càng nhiều và ngượclại.
Như vậy, hiện nay nếu HS muốn cóthành tích học tậptốt thì bắtbuộc phải
học thêm nhiều, mà việc họcthêm nhiều hayít phụ thuộcnhiều vào mức sống gia
đình của HS tức HS thuộc gia đình khó khănsẽ rơi vàonguy cơ bị tụt hậu hơn so
với HS thuộc gia đìnhcó mứcsống khá giả.
Khảo sátcác môn HSđang học thêm cho thấy có bốn môn được chọn học
thêm nhiều nhất làtoán (84,9%), tiếng Anh (52,3%), lý (47,9%)và hóa(41,6%).
Môn văn,vốn đượcgọi là “nhân học”,chỉ có 19,9%HS chọn học thêm mà thôi.Nếu
phân theo cấp học, hai môn được HSbậc THCS chọn học nhiềunhất làtoán
(83,5%)và tiếng Anh(61,3%).Trong khiđó, HS bậc THPT tập trungvào bamôn
chủ lực là toán, lý,hóa và chỉ có 3,3%chọn học thêm môn văn.
Về chi phí cho việc học thêm, qua kết quả khảo sát, trung bìnhmột HS phải
bỏ ra 326.474 đồng/tháng, trong đó cấp THCSlà 287.024đồng và cấp THPTlà


391.171 đồng.Như vậy,càng họclên cao thì chi phí cho việchọc thêm càng nhiều
(p<0.006).Tất nhiên, chi phíhọc thêm cũngphụ thuộc mức sống giađình của HS.
Nhóm HSthuộc giađình khá giả chi chohọc thêm hằng tháng là 360.503đồng,còn
nhóm HS thuộc gia đìnhkhókhăn chỉ chi 280.000 đồng. Dùvới mức sốngnào thì
mỗi năm giađình đều phải chi trên3triệu đồngcho mỗi đứa con đang đi học. Như
vậy, nếucó hai hoặc ba con đi học,số tiền học thêm sẽ là một gánhnặng lớncho
ngân sách gia đình (khảo sátcho thấy số em cho biết gia đình hiện có từ haingười
đang cònđi học trở lên chiếm đến 61,7%).
HS học thêm ở đâu? Học với ai? Số buổi học thêm mỗi tuần và số giờ
mỗi buổi học thêm?
Về nơi học thêm, 48,6%HS chobiết đang học thêmtại nhà thầy cô (HS THCS
52,7% so với42,0%HSTHPT), 23,9%cho biết đanghọc tại các trungtâm dạy
thêm (19,3%THCS và 31,5%THPT) và 22,9%cho biết học thêm tại trườngđang
theo học chính khóa (19,3%THCS và 28,7%THPT).
Đối với người dạy, 39,6%HScho biết học thêm với thầy cô đangdạy tại
trường mà HS đangtheo học chính khóa, kế đến làhọc với thầy cô ở trường khác
và thầy cô ở các trung tâmdạy thêm(35,0%và 29,2%). Đáng lưu ý: HS thuộc gia
đình càng khó khăn thì càngcó xuhướng chọn học vớithầy cô đangdạy tại trường
mà HS đang học chính khóa,còn HSthuộc giađìnhkhá giả chọn học với gia sư,
thầy cô ở trungtâm, thầy cô ở trườngkhác nhiều hơn.
Về số buổi học thêm trong tuần, kếtquả khảo sát cho thấy số ngày đi học
thêm trung bình mỗi tuầnlà 4,09ngàyvà thời gian trungbình mỗi ngày học thêm
là 2,06 giờ.Đặc biệt 10,3%HS đi họcthêm 7 ngày/tuần và chỉ có 2,5% cho biết chỉ
học thêm 1ngày/tuần màthôi. Như vậy có thể thấy hiện nay việc học chínhkhóa
và học thêmđã chiếm gần hết thời giancủa HS, vì vậyviệc tham gia các hoạt động
ngoại khóa hayvui chơi giải trí là rấthạn chế.
Giữa cáccấp học cũng cósự khác biệtvề thờigian học thêm. Cụ thể ở cấp
THCS, mỗi HShọc thêm 3,9 ngày/tuần,HS ở cấpTHPT họcđến 4,4 ngày/tuần. Kết
quả học tập có mối tươngquan thuận với số buổi đi học thêm,tức học thêm càng
nhiều thì kết quả học tập càng tốt vàngược lại, cụ thể HS cókết quả học tập loại

giỏi thì số ngày học thêm trung bìnhlà 4,2 ngày, trong khi với HS loại trung bìnhvà
yếu thì số ngày học thêm lần lượt là 3,6và3,3 ngày/tuần.
Lý do học thêm là gì? Học thêm có tác động gì đến HS? Đánh giá chung
về việc học thêm hiện nay?
Những lý dohàng đầu khiếnHS phải đi
học thêm là nhằmcủng cố kiến thứcđốivới các
môn học yếu (48,8%), kế đến là học thêm để
theo kịp chương trìnhchínhkhóa (41,9%)và
thứ ba là dobản thâncác em thích đihọc thêm
(39,4%).Đặc biệt cuộc khảo sát cũng cho thấy
17,3% HS cho biếtđi học thêmlà để học trước
chương trình học chínhkhóa và 14,6% cho biết
không học thêm thì khôngđạt được điểm cao.
Tất nhiên, lý do họcthêm cũng còn phụ
thuộc cấphọc và thànhtích học tập của HS.
Chẳng hạn, đối vớiHS đanghọc THPT,lý do
chủ yếu làđể củng cố kiến thức (62,1%), để
theo kịp chương trìnhchínhkhóa (56,6%)và
để chuẩn bị cho kỳ thi đại học (53,3%);ngược
lại, đối với HS đang học THCS,lý dođầu tiên để học thêm làdo bảnthân thích học
(46,6%)và sauđó mới đến lý do củng cố kiếnthức (40,6%).Cònđối với HS có học
lực giỏi, chủ yếu là do bản thân thíchhọc (45,7%), HScó học lực trungbìnhđi học
thêm chủ yếu để củng cố kiến thức các mônhọc yếu và để theokịp chương trình
học.
Như vậy, lý do chủ yếu để đi học thêm hiện naycủa HS thường là nhằm củng
cố kiến thức và để theo kịp chươngtrình do chương trình học hiện nayquá nặng.
Số liệu khảo sát cho thấy chỉ có 2,3%HS chobiết chương trình họchiện nay là nhẹ
và 39,8%cho là bình thường trongkhi có đến57,9% còn lại đánhgiá chương trình
học hiệnnay là từ khá nặng đến rấtnặng. Như mộtnam HSTHPT chobiết: “Tại vì
nền giáo dục VN mà em phải học thêm, chương trình quá nặng chẳng để làm gì, chỉ

để thi”. Một nữ sinhTHPT khác cho biết: “Emphản đốiviệc học thêmvì quánặng
đối với HS,nhưng do trên lớp chưa đầy đủ kiến thứcnên phải đi họcthêm”.
Về tác động củaviệc học thêm đối với HS, đa số HSđều cho biết việc học
thêm đã lấy hết thời giannghỉ ngơi và giải trí (51,6%),vì vậy HS cũng chobiết cảm
Cuộckhảo sát được thực
hiệncuối tháng 10-2008 với
480 HScấpTHCS và THPT
(năm trường THCSvà ba
trườngTHPT công lập)trải
rộngtrên địa bàn các quận 3,
9,Tân Bình, BìnhThạnhvà Gò
Vấp. Vì là mộtkhảo sátmang
tínhkhai phá nên mẫu được sử
dụnglà “mẫu tình cờ”: người
hỏi đến cáctrường vàphỏng
vấntrực tiếp HShiện đang học
thêm ngoài chươngtrình học
chínhkhóa.
thấy mệtmỏi vì phải học quá nhiều (36,1%),đồng thời việc học thêm quánhiều
cũng khiến HS khôngcó thời gian tự học và họcbài tạinhà (26,2%),tốn quá nhiều
tiền cho việc học thêm cũng là điềuđược khá nhiều HSnêu lêntrong cuộc khảosát
này (20,3%).
Như vậy, mục tiêu củagiáo dục là nhằmtạo ra nhữngcôngdân có sức khỏe
và có kiến thức cóthể sẽ khôngthành hiện thực vì việc học cả chínhkhóa lẫn học
thêm hiệnnay đã làm HS mệt mỏi vàkhông cònthời giờ để giải trí,vui chơi. Với
nội dung chương trìnhnhư hiện nay, việc họcthêm làkhông tránhkhỏi và việc này
chắc chắn sẽ để lạinhững hệ quả khôngtốt đến sự phát triển bình thường về thể
chất và tinhthầncủaHS. Việc giảm tải chươngtrình chắc chắn là điều cấp bách nếu
chúng ta muốn HScó cơ hội phát triển toàn diện.
Khi đượchỏi về sức khỏe hiệnnay, đa số HS đều cho rằngcảm thấy mệt mỏi

hoặc căng thẳng(57,4%), trong đó có 62,6% HSnữ cho biết việc học hiện naylà
mệt mỏi và căngthẳng.
HS có dự định thi đại học không?
77,3% HS cho biếtmình sẽ thi ĐH trong tương lai,và chỉ 2,4%quả quyết
không thi ĐH, số còn lại đang dodự. Tuynhiên, khixem xétý định nàygiữa HS
THCS và HS THPT, chúng tôi thấy có một sự khác biệtđáng quantâm: 68,9%HS
THCS cho biết sẽ thi ĐH (sovới 90,6%HS THPT) và31,1% còn lại cho biết sẽ
không thi hoặc chưa biết cóthi ĐHhay không. Con số nàyrất có ýnghĩa vì nếu
chúng ta muốn định hướng nghề nghiệp choHS cũng như muốn giảm bớt lãngphí
khi có quá nhiềuHS chọn thi ĐHthì chúng ta phải bắt đầu địnhhướngngay từ khi
còn ở bậc THCSchứ không phải là năm cuối bậc THPT như hiệnnayđang làm.

×