Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Khắc phục và phòng tránh nhà nứt pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.67 KB, 3 trang )

Khắc phục và phòng tránh nhà nứt
Những vết nứt trên trường hoặc trần nhà không chỉ khiến cho ngôi nhà của
bạn xấu xí mà còn đe dọa đến sự an toàn của những người sống trong nhà.
Muốn khắc phục phải biết đúng nguyên nhân


Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng nhà bị nứt, xé. Ví dụ, nhà bị lún móng, mác bê
tông không đạt, cốt thép đặt sai, tháo dỡ cốp-pha sớm hơn quy định hoặc do ảnh
hưởng bởi thời tiết, nhiệt độ khắc nghiệt… Mặt khác, có thể do từ khâu thiết kế,
không khảo sát kỹ mà vẫn xây "thông thường" trên khu vực đất yếu. Hoặc sử dụng
vật liệu không đúng chuẩn hay thi công không đúng quy trình. Ví dụ, sử dụng mát
tít, sơn nước trong nhà đem trát, phủ ngoại thất hay các công đoạn thực hiện
không tương thích với chỉ dẫn của nhà sản xuất. Ngay cả việc trộn hồ không đều
cũng có thể gây ra hiệt tượng nứt, xé.

Do tính phức tạp từ nguyên nhân, để biết rõ và cụ thể, cần có một đơn vị chuyên
môn kiểm tra, giám định, nhất là khi có hiện tượng nứt nghiêm trọng. Những đơn
vị đó có chức năng và thiết bị chuyên kiểm tra khi ấy mới biết chính xác "bệnh"
của nó là gì. Xác định được nguyên nhân mới có giải pháp sửa chữa và đều có thể
xử lý được trong mọi tình huống. Tuy nhiên, không phải trong bất cứ hoàn cảnh
nào cũng sửa chữa được, vì có trường hợp "nặng", kinh phí sẽ khá lớn.

Không nên cứ thấy nứt là trám trét… sửa bừa, sửa theo các cách thông thường khi
chưa biết nguyên nhân. Vì làm như vậy, việc nứt vẫn tái diễn bởi chưa trị được tận
gốc căn “bệnh”. Có những vết nứt cần để nhiều thời gian sau mới chữa được.
Chẳng hạn, do lún gây ra, phải chờ cho nhà hết bị lún mới thi công sửa chữa. Và
thời gian chờ là bao thì tùy công trình, chỉ có người trong nghề hay đơn vị giám
định mới biết được. Riêng vết nứt có thể dẫn đến sụt nghiêng hay sập thì độ nứt
"phát" rất nhanh. Mặt khác, vết nứt không phát triển mà chỉ lộ ở một vài vị trí nhất
định trên tường là do trộn hồ không đều, tường bị co ngót và giật nứt.


Riêng vết nứt của cấu kiện bê tông là nghiêm trọng, cần kiểm tra thường xuyên và
có đơn vị chức năng giám định vì có thể gây nguy hiểm. Tình huống này có thể do
mác bê tông sai, thiết kế không đúng; sử dụng vật tư không phù hợp với chủng
loại trong thiết kế; hoặc người sử dụng không đúng chức năng, chẳng hạn, thay vì
phòng ngủ, lại làm phòng nhảy đầm…


Phòng bệnh hơn chống bệnh

Các chủ đầu tư cần nghĩ đến việc thuê nhà thiết kế độc lập làm giám sát thi công.
Họ sẽ kiểm tra các mặt, từ kết cấu, mác xi măng, nguyên vật liệu, các hệ thống kỹ
thuật… cho đến việc tháo dỡ cốp-pha. Giá thuê người giám sát thi công có định
mức trong đơn giá xây dựng. Nếu theo thỏa thuận, tùy công trình lớn/nhỏ, tính
phức tạp của công trình mà có giá khác nhau. Thông thường xây dựng nhà phố
khoảng 1,5-2 triệu/căn và thường họ là những kiến trúc sư hay kỹ sư. Có thể nhờ
bên thiết kế làm giám sát thi công luôn thể, một khi bộ phận thi công riêng.

Chủ đầu tư cần lưu ý đến các hồ sơ thiết kế, kết cấu, kiến trúc, điện nước. Nếu
không đọc được, có thể nhờ bên tư vấn thiết kế chỉ để cùng người giám sát thi
công theo dõi tiến độ xây dựng đúng với yêu cầu đã thể hiện rõ trong các bản vẽ,
thuyết minh…

Trên nguyên tắc, người giám sát phải viết một cuốn nhật ký công trình và bên thi
công cũng viết như thế, ghi lại tiến trình xây dựng cho đến khi hoàn công. Hai
cuốn này lưu chung với toàn bộ hồ sơ nhà, nó như bộ lý lịch, khi cần kiểm tra,
phải xem lại lý lịch nhà, hồ sơ thiết kế…

Thông thường có sự cố nứt xé thì bên thi công phải sửa chữa và như vậy họ vẫn
phải chịu trách nhiệm nếu về sau vẫn tái diễn. Trường hợp bị nặng, phải thuê đơn
vị kiểm định độc lập và từ đó mới xử lý.


×