Hướng dẫn sử dụng phương
tiện, thiết bị dạy học môn Vật lý
lớp 12 để đổi mới phương pháp
dạy học ( Phần 1)
I. Giới thiệu khái quát phương tiện, thiết bị dạy học môn Vật lí lớp 12
1. Những vấn đề chung về sử dụng phương tiện và thiết bị dạy học vật lí
a) Chức năng của thí nghiệm trong dạy học vật lí
+ Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lí luận nhận thức
Theo quan điểm lí luận nhận thức thì thí nghiệm có những chức năng cụ thể
sau đây:
- Thí nghiệm là phương tiện thu nhận tri thức
Thí nghiệm là một phương tiện quan trọng của hoạt động nhận thức của con
người, thông qua thí nghiệm con người đã thu nhận được những tri thức
khoa học cần thiết nhằm nâng cao năng lực của bản thân để có thể tác động
và cải tạo thực tiễn. Trong dạy học thí nghiệm là phương tiện của hoạt động
nhận thức của học sinh, nó giúp người học trong việc tìm kiếm và thu nhận
kiến thức khoa học cần thiết.
- Thí nghiệm là phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của những tri thức đã thu
nhận
Trong khoa học phương pháp thực nghiệm được coi là “hòn đã thử vàng”
củamọitrithứcchân chính. Bởivậy, cóthể nóithí nghiệmcóchứcnăngtrong việc
kiểmtra tính đúng đắn của tri thức đã thu nhận.
- Thí nghiệm là phương tiện để vận dụng tri thức vào thực tiễn
Trong quá trình vận dụng kiến thức vào thực tiễn, vào việc thiết kế và chế
tạo các thiết bị kỹ thuật,ngườita gặp phải những khó khăn nhất định do tính khái
quát và trừu tượng của các tri thức cầnvận dụng, cũng như bởi tính phức tạp của
các thiết bị kỹ thuật cần chế tạo. Trong trường hợp đó thí nghiệm được sử dụng
với tư cách là phươngtiện thử nghiệm cho việc vận dụngtri thức vào thực tiễn.
Chẳnghạn:việcvận dụng kiếnthứcvề lựcnângtrong chế tạomáybay, để có
đượcphươngántốiưu trongviệcthiếtkế kiểudángcánhmáybayngườitađã làm
thí nghiệm với với các mô hình máy bay thu nhỏ. Sau đó dựa vào phương pháp
tương tự và lý thuyết đồng dạng để chuyển kết quả thu được qua việc nghiên cứu
trên môhình vào các đối tượng thực tế cần chế tạo.
- Thí nghiệm là một bộ phận của các phương pháp nhận thức
Thí nghiệm luôn đóng một vai trò rất quan trọng trong các phương pháp
nhận thức khoa học, chẳng hạn: Đối với phương pháp thực nghiệm, thí nghiệm
luôn có mặt ở nhiều khâu khác nhau: làm xuất hiện vấn đề nghiên cứu, kiểm tra
tính đúng đắn của các giả thuyết. Trong phương pháp mô hình, thí nghiệm giúp ta
thu thập các thông tin về đối tượng gốc làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình.
Ngoài ra, đối với mô hình vật chất điều bắt buộc là người ta phải tiến hành các thí
nghiệm thựcsự với nó.Cuốicùng,nhờ nhữngkết quả của cácthínghiệm đượctiến
hành trên vật gốc tạo cơ sở để đối chiếu với kết quả thu được từ mô hình, qua đó
để có thể kiểm tra tính đúng đắn của mô hình được xây dựng và chỉ ra giới hạn áp
dụngcủa nó.
+ Chức năng của thí nghiệm theo quan điểm lý luận dạy học
Trong dạy học vật lí thí nghiệm đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, dưới
quan điểm lý luận dạy học vai trò đó được thể hiện những mặt sau:
- Thí nghiệm có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau của
tiến trình dạy học
Thí nghiệm vật lí có thể được sử dụng trong tất cả các giai đoạn khác nhau
của tiến trình dạy học: đề xuất vấn đề nghiên cứu, giải quyết vấn đề (hình thành
kiến thức, kỹ năng mới ), cũng cố kiến thức và kiểm tra đánh giá kiến thức kỹ
năng, kỹ xảocủa họcsinh.
- Thí nghiệm góp phần vào việc phát triển toàn diện học sinh
Việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học góp phần quan trong vào việc hoàn
thiện những phẩm chất và năng lực của học sinh, đưa đến sự phát triển toàn diện
chongườihọc.Trước hết,thínghiệm làphương tiệnnhằm gópphầnnâng caochất
lượng kiến thức và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo vật lí cho học sinh. Nhờ thí nghiệm
học sinh có thể hiểu sâu hơn bản chất vật lí của các hiện tượng, định luật, quá
trình được nghiêncứu vàdođó cókhả năngvận dụngkiếnthức vào thựctiễn của
học sinhsẽ linh hoạt vàhiệu quả hơn.
- Thí nghiệm là phương tiện góp phần quan trọng vào việc giáo dục kỹ thuật
tổng hợp cho học sinh.
Quatiến hành thínghiệmhọcsinh có cơ hội trong việcrènluyệnkỹ năng, kỹ
xảo thực hành, góp phần thiết thực vào việc giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học
sinh. Thí nghiệm còn là điều kiện để học sinh rèn luyện những phẩm chất của
người lao động mới, như: đức tínhcẩnthận, kiên trì, trung thực
- Thí nghiệm là phương tiện kích thích hứng thú học tập của học sinh
Thínghiệmlàphươngtiệngâyhứng thú,làyếutố kíchthíchtínhtòmòham
hiểu biết của học sinh học tập, nhờ đó làm cho các em tích cực và sáng tạo hơn
trong quá trình nhậnthức.
- Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức hoạt động của học sinh
Thí nghiệm là phương tiện tổ chức các hình thức làm việc độc lập hoặc tập
thể qua đó góp phần bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức của học sinh. Qua thí
nghiệm đòi hỏi học sinh phải làm việc tự lực hoặc phối hợp tập thể, nhờ đó có thể
phát huy vai trò cá nhân hoặc tính cộng đồng trách nhiệm trong công việc của các
em.
- Thí nghiệm vật lí góp phần làm đơn giản hoá các hiện tượng và quá trình vật lí
Thínghiệm vật lígópphầnđơngiản hoáhiệntượng,tạotrực quansinh động
nhằm hỗ trợ cho tư duy trừu tượng của học sinh, giúp cho học sinh tư duy trên
nhữngđốitượngcụ thể,những hiệntượng vàquá trìnhđang diễnratrướcmắt họ.
Các hiện tượng trong tự nhiên xẩy ra vô cùng phức tạp, có mối quan hệ chằng chịt
lấy nhau, do đó không thể cùng một lúc phân biệt những tính chất đặc trưng của
từng hiện tượng riêng lẻ, cũng như không thể cùng một lúc phân biệt được ảnh
hưởng của tính chất này lên tính chất khác. Chính nhờ thí nghiệm vật lí đã góp
phần làm đơn giản hoá các hiện tượng, làm nổi bật những khía cạnh cần nghiên
cứu của từng hiện tượng và quá trình vật lí giúp cho học sinh dễ quan sát, dễ theo
dõi và dễ tiếp thu bài.
Ngoài ra, thí nghiệm vật lí hiểu theo nghĩa rộng còn là một trong những
phương pháp dạy học vật lí ở trường phổ thông. Đó là cách thức hoạt động của
thầy và trò, giúp cho trò tự chiếm lĩnh kiến thức kỹ năng, kỹ xảo, đặc biệt là kỹ
năng,kỹ xảo thựchành. Thêmvào đó,thínghiệmcòncótácdụnggiúpchoviệc dạy
học vật lí tránh được tính chất giáo điều hình thức đang phổ biến trong dạy học
hiện nay.
Cuối cùng, thínghiệmvật lícòn góp phần giúp cho họcsinh cũng cố niềm tin
khoa họcnhằm hình thành thế giới quan duy vật biệnchứng chohọc sinh.
Mặc dù có tác dụng to lớn như vậy nhưng thí nghiệm vẫn chưa chiếm được
vị trí xứng đáng trong dạy học vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Điều đó, một
mặt do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất và thiết bị thí nghiệm ở các trường phổ
thông. Mặt khác, do thí nghiệm chưa được đưa vào trong kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập của học sinh. Điều đó đã ảnh hưởng đến thái độ của cả người dạy và
người học đối với việc sử dụng thí nghiệm trong dạy và học vật lí ở trường phổ
thông. Bởi như chúng ta biết thi cử có tác dụng điều chỉnh việc dạy và học: thi thế
nào thì dạyvàhọc thế đó. Đồng thời, ở một mức độ nàođó năng lực thực hành vật
lícủa giáo viên vàhọc sinh cũngcónhữnghạnchế nhất định, đó cũng làmộttrong
những nguyên nhân đưađến thực trạngtrên.