Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách đầu tư phát triển Nông nghiệp ở Hà Tây - 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.68 KB, 12 trang )

quốc.Với diện tích là 2147 km2 , năm 2000 mật độ dân số là 1084 người / km2, trong
đó vùng đồng bằng có mất độ khá cao là 1305 người / km2. Có thể nói mật độ dân số
Hà Tây là rất cao, như vậy đây là một tỉnh đông dân . Trong số dân này, có đến 90%
dân số sồng ở các cùng đồng bằng, trong khi các vùng núi có tiềm năng số dân lại ít
ỏi.Và cũng một tỉ lệ đó dân sô sống ở các vùng nông thôn . Mặc dù là một tỉnh giáp
với thủ đô, một trung tâm lớn của cả nước nhưng số dân thành thị của Hà Tây lại
thấp. Nhìn chung đây vẫn là một tỉnh đông dân, sống phụ thuộc chủ yếu vào nông
nghiệp với dân số lại tương đối trẻ và sung sức.
Với lực lượng lao động là 1276. 3 triệu người ( chiếm 52.6% dân số ), thì Hà Tây
có đội ngũ lao động hùng hậu với tốc độ tăng bình quân là 2% năm . Trong số này thì
hơn 70% laođộng tập trung trong sản xuất nông nghiệp.Người lao động trong nông
nghiệp rất khoẻ, cần cù chịu khó lại có trình độ văn hoá tương đối khá, họ còn là
những người có kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên lực lượng lao
động trong nông nghiệp chủ yếu là thuần nông và thiếu ngành nghề phụ để sinh sống
.Dọ vậy cần phải mở các lớp dạy nghề và nâng cao kiến thức cho người nông dân.
Trong những năm gần đây , lực lượng lao động trí thức của Hà Tây đã có bước
phát triển đáng kể cả về chất lượng và số lượng, nhưng tập trung chủ yếu ở thành thị,
tuy vậy việc làm của họ chưa thật ổn định.
2. Những lợi thế và thách thức.
2.1 Lợi thế.
Nhìn vào các nguồn lực cho phát triển trên ta thấy , Hà Tây có rất nhiều thuận lợi
cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng.
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
- Gần thủ đô Hà Nội, nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, lên có diện tích
đồng bằng khá lớn, có chất lượng đất tốt nên thuận lợi cho trồng trọt . Ngoài ra , Hà
Tây còn có thể tiếp nhận những giống cây trồng vật nuôi mới được phát triển từ các
trung tâm nghiên cứu ở thủ đô. Sản phẩm nông sản của tỉnh còn có một thị trường
tiêu thụ rộng lớn.Nằm ở vị trí này cũng dễ nhận được sự quan tâm và đầu tư của
Đảng và nhà nước cũng như của nhiều thành phần kinh tế xã hội.
- Với lượng mưa lớn, nguồn nước dồi dào, nếu sử dụng tốt ngành nông nghiệp
sẽ được đảm bảo thuận lợi về tưới tiêu


- Hà Tây có lực lượng lao động đông đảo, có nhiều đặc tính nổi bật lại tập trung
hơn 70 % cho sản xuất nông nghiệp.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh và đang được đầu tư
- Khí hậu đa dạng phong phú và thay đổi giữa các mùa và địa hình thì không
đồng nhất
- Đất nước đang trong qua trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên toàn dân
hăng hái sản xuất xây dựng đất nước.
2.2 Những thách thức
Bên cạnh những lợi thế ,sự phát triển nông nghiệp của tỉnh cũng gặp nhiều khó
khăn và thách thức.
+ Đất nước đang trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá nên sự quan tâm và
đầu tư của các cấp chính quyền cũng như của các tầng lớp dân cư cho nông nghiệp sẽ
kém hơn trước, cho nên nhiều yếu tố thuận lợi không còn
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
+ Mùa mưa với lượng nước lớn thường gây úng ngập ở nhiều vùng trong tỉnh. Một
số huyện nằm trong vùng phân lũ của sông Hồng cho nên gây khó khăn cho sản xuất
nông nghiệp vào mùa mưa
+ Dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp có hạn dẫn đến bình quân m2 đất
trên đầu người giảm, đất nông nghiệp cũng bị thu hẹp để phục vụ cho mục đích khác.
+ Lực lượng lao động tuy đông nhưng trình độ còn thấp , chủ yếu là lao động thuần
nông nên chưa đủ kiến thức để tiếp thu những tiến bộ mới trong nông nghiệp
+ Cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp đã quá cũ và hỏng nhiều, tuy có đầu tư những vẫn
chưa khắc phục được
+
Tóm lại , Quá trình phát triển nông nghiệp của toàn tỉnh Hà Tây có nhiều cơ hội
cũng như gặp nhiều thách thức.Do vậy để có được một nền nông nghiệp mạnh thì
toàn tỉnh phải cố gắng nỗ lực phấn đẫu hơn nữa để phát huy hết những lợi thế đồng
thời phải vượt qua những khó khăn thử thách.
II.Tổng quan về tình hình đầu tư Hà Tây trong giai đoan 1996- 2000
Hà Tây là tỉnh nằm ở một vị trí hết sức thuận lợi cho phát triển kinh tế xã

hội lại nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng , nhà nước và các tầng lớp dân cư và
các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh nên kinh tế Hà Tây đã có sự phát triển
mạnh mẽ trong thời gian qua . Cùng với bước phát triển đó, các nguồn vốn đầu tư
vào Hà Tây cũng tăng lớn rất mạnh với nhiều dự án có vốn đầu tư khá lớn và hoạt
động mang lại hiệu quả cao. Nó đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
tỉnh.

1.Phân theo nguồn vồn đầu tư
Như trên đã trình bày , tổng vốn đầu tư toàn tỉnh Hà Tây không ngừng tăng
lên; theo cơ cấu này các nguồn vốn đầu tư có sự biến đổi khác nhau. Theo bảng trên ,
cơ cấu vốn đầu tư tỉnh Hà Tây có nhiều điểm nổi bật nhưng lại có nhiều điểm chưa
hợp lí.Vốn đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn này chiếm tỷ trọng khá thấp
trong tổng vốn đầu tư trong khi vốn đầu tư của tư nhân và các tầng lớp dân cư lại
chiếm tỷ lệ cao.
Trong từng năm của giai đoạn 1996- 2000, vốn đầu tư doanh nghiệp chỉ chiếm tỉ lệ
khá nhỏ trong khi vốn đầu tư tư nhân -dân cư chiếm một tỉ lệ rất cao. Điều này
chứng tỏ Hà Tây có nhiều chính sách hợp lí để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân, nhưng
mặt khác cho thấy đầu tư ở Hà Tây chủ yếu vào các dự án có qui mô vốn nhỏ, mang
tính cá thể. Trong khi đó vốn đầu tư doanh nghiệp thấp cho thấy hoạt động của các
doanh nghiệp trên địa bàn là yếu hay thiếu năng động trong việc tìm cơ hội đầu tư.
Không những thế vốn đầu tư của các doanh nghiệp lại giảm như 30.1 tỉ đồng năm
1996 xuống còn 24 tỉ năm 1999 và 25.4 tỉ năm 2000. Có thể giải thích là do xu
hướng chung của nền kinh tế nhưng với một tỉnh giàu tiềm năng như Hà Tây mà tỉ
trọng vốn đầu tư của các doanh nghiệp chiếm tỉ lệ không cao là chưa thật thuyết
phục. Vì vậy tỉnh nên có những biiện pháp cải tổ và khuyến khích đầu tư từ khu vực
này . Bởi vì vốn đầu tư của doanh nghiệp là động lực quan trọng nhất cho sự phát
triển kinh tế xã hội của tỉnh
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Trong bảng cho thấy là vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng lớn và tăng

dần theo các năm. Năm 1996 la 96.4 tỉ ; đến năm 1997 là 152.9 tỉ đồng, tăng 58.61%;
Năm 2000 là 500,4 tỉ đồng, thấp hơn năm cao nhất là 536.2 tỉ đồng ( năm 1999 ),
nhưng so với các năm trước là cao hơn nhiều, như so với năm 1996 , nó gấp 5.2
lần.Không những thế, tỷ trọng vốn đầu tư từ ngân sách còn chiếm vị trí ngày càng
quan trọng trong tổng vốn đầu tư; năm 1999 nguồn vốn này có giá trị cao nhất trong
tổng vốn đầu tư. Điều này chứng tỏ Đảng, nhà nước và các cấp chính quyền của tỉnh
chú ý tới việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nhằm khuyến khích và thu hút các
nguồn vốn khác phục vụ phát triển kinh tế.
Về nguồn vốn tín dụng cũng có tỷ trọng thấp nhưng điều đáng mừng là khối
lượng vốn nay ngày càng tăng , và năm sau cao hơn năm trước. Năm 1999 là 28 tỉ
đồng tăng 96.97 % so với năm 1996, năm 2000 là 30 tỉ đồng tăng so với năm 1999
là7.14 %. Trong số vốn này đã có một khối lượng vốn cho vay ưu đãi đối với hộ
nông dân để họ xoá đói giảm nghèo và phát triển sản xuất nông nghiệp.
Tóm lại , nguồn vốn cho đầu tư phát triển của Hà Tây là rất phong phú và đa
dạng, đã góp phần khai thác được các thế mạnh của tỉnh. Tuy vậy, để có một nền
kinh tế mạnh đỏi hỏi tỉnh phải có những biện pháp huy động nhiều hơn nữa mọi
nguồn và cân đối một cách hợp lí.
2.Theo cơ cấu ngành kinh tế
Để phân tích đánh giá vốn đầu tư Hà Tây theo cơ cấu kinh tế, do không có điều
kiện xem xét tổng các nguồn vốn ,ta có thể lấy vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh và từ
nguồn thuế nông nghiệp để xem xét đánh giá. Do Hà Tây là một tỉnh nông nghiệp và
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
ngành nông nghiệp đóng góp một tỉ trọng cao trong ngân sách tỉnh cho nên vốn đầu
tư cho nông nghiệp của tỉnh cũng chiểm tỉ trọng cao.
Ngoài các ngành trên, vốn ngân sách tỉnh còn phải đầu tư cho nhiều ngành
khác như : giáo dục và đào tạo, y tế, văn hoá xã hội, thể dục thể thao
Nhìn vào số liệu từ bảng trên ta nhận thấy rằng, vốn đầu tư của tỉnh Hà Tây cho
hai ngành công nghiệp và dịch vụ là tương đối thấp so với vị trí và khả năng của hai
ngành kinh tế này. Như ngành công nghiệp, Hà Tây là tỉnh gần Hà Nội, đây là một
thị trường có sức tiêu thụ lớn, ngày càng phát triển, các sản phẩm công nghiệp của

Hà tây dễ tiêu thụ. Tỉnh chỉ đầu tư rất khiêm tốn cho công nghiệp, năm cao nhất là
năm 1996 với 17.68 tỉ đồng( chiếm tỷ trọng 28.2 %) nhưng về các năm sau sau lại có
xu hướng giảm hơn so với đầu thời kì, năm 1999 là 16 tỉ đồng(chiếm 15%)và năm
2000 là 18 tỉ đồng(chiếm 20.28 %) , nếu chỉ đầu tư nhỏ cho công nghiệp thì khó phát
triển được công nghiệp và khai thác thị trường trên
Trong vùng Đồng Bằng Bắc Bộ , Hà Tây là một vùng có nhiều danh thắng cảnh
nổi tiếng và đẹp, lại có một thị trường rộng lớn cho du lịch như Hà Nội, Hải
Dương trong khi các công ty ngoài quốc doanh chưa phát triển trong ngành này thì
đầu tư của ngân sách sẽ đóng vai trò quan trọng. Nhưng thực tế thì nguồn vốn này lại
rất thấp, chiếm tỷ trọng chưa đầy 10 % , do đó cần phải khắc phục và điều chỉnh kịp
thời.
Trong giai đoạn này, tín hiệu đáng mừng nhất là đối với ngành nông nghiệp; Vốn
đầu tư cho ngành nông nghiệp có tỷ trọng tương đối cao và về số lượng ngày càng
tăng lên So với năm 1996(vốn đầu tư :13.406 tỉ đồng) năm 1997(với 20.42 tỉ đồng
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
)tăng 52.3 %, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là (84.65% ), năm 2000 là cao nhất với
số vốn đầu tư 29.03 tỉ đồng. Tuy vậy năm 1998 lại thấp hơn năm 1997 với vốn đầu tư
17.55 tỉ đồng.Vốn đầu tư cho nông nghiệp trong giai đoạn này tăng vì tỉnh Hà Tây
tập trung mạnh đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi: các trạm bơm,
cống như dự án tưới tiêu Đồng Mô( Sơn Tây), trạm bơm Ngọ Xá ( ứng Hoà) với số
vốn hàng tỷ đồng; hoặc cùng với trung ương đầu tư cho hệ thống đê điều và phân lũ
sông Hồng.
3.Phân theo cấp quản lí.
Xét theo cấp quản lí , vốn đầu tư của Hà Tây được chia theo hai cấp :Cấp
trung ương và cấp địa phương. Cấp trung ương quản lí các dự án có qui mô lớn hoặc
đầu tư hợp tác với nước ngoài; cấp địa phương quản lí các dự án nhỏ hơn.
Qua bảng trên có thể nhận thấy rằng vốn đầu tư do địa phương quản lí luôn
chiếm tỉ lệ cao trong tổng vốn đầu tư tỉnh Hà Tây trong những năm vừa qua. Theo
qui định ,vốn đầu tư do tỉnh quản lí thường là các dự án nhỏ, vốn đầu tư không cao;
với một tỉnh nhỏ như Hà Tây điều này cũng tương đối hợp lí. Đi vào phân tích kĩ ta

thấy vốn đầu tư của nguồn này là tương đối ổn định, với mức độ tăng giảm không
đáng kể. Năm có giá trị cao nhất là năm 1997 với số vốn đầu tư là 799.3 tỉ đồng
chênh lệch không nhiều so với năm 1996 là 653.1 tỉ đồng ; các năm còn lại tương đối
đồng đều. Nguồn vốn này luôn chiếm tỉ lệ cao cũng chứng tỏ Hà Tây chú trọng tới
việc thu hút các nguồn vốn nhỏ trong tỉnh cho phát triển kinh tế.
Trong khi đó , nguồn vốn do trung ương quản lí có những sự tăng đột ngột và
mạnh mẽ trong hai năm gần đây cả về giá trị tuyệt đối lẫn tỉ trọng. Cụ thể năm 1997,
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vốn đầu tư là 58.3 tỉ đồng( chiếm 6.8% ), năm 1998 là 55.6 tỉ đồng ( chiếm 6.95% ),
đến năm 1999 là 426.9 tỉ đồng( chiếm 36.68%) tăng vọt so với năm 1998 là 668%,
năm 2000 nguồn vốn này cũng cao. Vốn trung ương quản lí các dự án đầu tư vào tỉnh
có qui mô lớn, lượng vốn này tăng cao cho thấy có nhiều dự án lớn : như dự án đầu
tư cải tạo hệ thống đê điều, nước sạch nông thôn , nhà máy xi măng Tiên Sơn, sân
gold Đồng Mô đầu tư vào Hà Tây .Đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với sự phát
triển kinh tế của tỉnh.
Tóm lại, dù có phân chia vốn đầu tư theo cách nào, dựa trên các số liệu ,ta có
thể khẳng định rằng tình hình đầu tư của Hà Tây trong thời gian vừa qua là rất tích
cực và có chiều hướng tăng lên theo thời gian. Từ đó ta thấy kinh tế xã hội của tỉnh
đang trong xu hướng tăng trưởng và phát triển
III.Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp HàTây.giai đoạn 1996- 2000
Hà Tây, như đã nói ở trên là một tỉnh nông nghiêp, ngành nông nghiệp vẫn
chiếm một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy phát triển
một ngành nông nghiệp vững mạnh, đảm bảo cung cấp đầy đủ lương thực , thực
phẩm cho người dân và có thể xuất khẩu là một đòi hỏi thiết yếu của tỉnh Hà Tây.Vì
vậy mà trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Hà Tây luôn được toàn tỉnh quan tâm
và đầu tư thích đáng và trong các ngành kinh tế thì nông nghiệp có một tỷ trọng khá
cao trong tổng vốn đầu tư.
1.Theo cơ cấu vốn đầu tư
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Hà tây là phong phú và đa

dạng,như vốn đầu tư do trung ương cấp, vốn của dân , vốn tín dụng Cụ thể các
nguồn vốn trong bảng dưới đây.
Nhìn vào tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà Tây, thấy rằng nguồn vốn đầu tư
cho ngành này là khá đa dạng và biến động khá phức tạp. Những nguồn vốn này đầu
tư cho cả nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ta có thể thấy rằng vốn đầu tư cho
nông nghiệp của Hà Tây là tương đối cao và luôn ở một mức độ tương đối ổn định.
So với năm 1996 ,đầu thời kì những năm tiếp theo cao hơn rất nhiều, thậm chí có
năm cao gấp đôi. Trong dòng vốn đầu tư này , ta nhận thấy năm có giá trị vốn đầu tư
cao nhất là năm 1998 với vốn đầu tư 112.48 tỉ đồng, so với năm 1996 với vốn đầu tư
58.839 tỉ đồng tăng 91.16 %. Các năm còn lại đều có vốn đầu tư là khá cao với giá
trị khoảng 100 tỉ đồng. Nhìn vào đây ta cũng thấy là mức độ gia tăng vốn đầu tư là
không đồng đều. Trong khi năm 1998 tăng 1.65% so với năm 1997, năm 1999 lại
giảm 4.5% so với năm 1998, còn năm 2000 cũng giảm đáng kể. Từ tình hình đầu tư
trên ta thấy, nông nghiệp Hà Tây trong giai đoạn vừa qua đã có những tiến bộ trong
việc thu hút vốn đầu tư, để có thể phát triển hơn và thu hút được nhiều lượng vốn đầu
tư ,ngành nông nghiệp cũng như tỉnh Hà Tây phải có những cố gắng nhiều hơn nữa
trong chính sách cũng như chiến lược thu hút vốn đâù tư từ nhiều nguồn khác nhau.
Trên đây là một vài phân tích về tổng vốn đầu tư , nhưng để có thể đánh giá
chính xác và chi tiết về thực trạng đầu tư nông nghiệp Hà Tây , ta còn phải đi sâu hơn
nữa vào các nội dung sau.
1.1 Vốn ngân sách trung ương
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Đây là nguồn vốn do nhà nước đầu tư cho tỉnh Hà Tây hoặc bổ sung vào ngân
sách tỉnh để đầu tư nông nghiệp của tỉnh. Giá trị nguồn vốn này phản ánh phần nào
sự quan tâm của Đảng và nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành
nông nghiệp nói riêng.
Xem xét cả về tỷ trọng và khối lượng vốn ,ta thấy rằng nguồn vốn này tăng khá
đều qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn này
biến đổi thay đổi khá ổn định. Ta thấy rằng năm 1996, năm đầu của thời kì phát triển
kinh tế 1996 -2000, là năm có giá trị thấp nhất là 20.264 tỉ đồng , nhưng cũng cao

hơn so với giá trị bình quân giai đoạn 1991 -1995. Đến năm 1997 giá trị nguồn vốn
này tăng vọt, với giá trị là 50.84 tỉ đồng , tăng lên 150.8 % so với năm 1996. Đây là
con số rất cao, sở dĩ như vậy vì giai đoạn này nhà nước chú trọng đầu tư cho các
công trình lớn tỉnh Hà Tây nhằm hiện đại hoá cơ cấu hạ tầng nông nghiệp và nông
thôn.Năm 1998 là năm còn có giá trị cao hơn năm 1997 và là năm đạt giá trị cao nhất
trong thời kì này với tỷ trọng 51 % trong tổng vốn đầu tư cho nông nghiệp. Trong hai
năm tiếp ,nguồn vốn này có xu hướng giảm do các công trình ở Hà Tây xây dựng hạ
tầng đã hoàn thành và ngành nông nghiệp tỉnh đã khá phát triển.
Nguồn vốn trung ương này được chia làm hai phần: nguồn vốn do các bộ quản (
thường với các công trình có qui mô lớn và có ý nghĩa quan trọng ) và nguồn vốn
do tỉnh quản lí ( với các dự án có qui mô nhỏ hơn). Hai nguồn này luôn hỗ trợ và
tương hỗ lẫn nhau trong việc đầu tư cho ngành nông nghiệp nhưng không phải chúng
có xu hướng vận động như nhau mà sự biến động của chúng là khá phức tạp
* Vốn do bộ quản
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
Nguồn vốn do bộ quản có thể nói luôn chiếm một vị trí cao không những trong
tổng vốn ngân sách trung ương cấp mà còn trong cả vốn đầu tư cho nông nghiệp Hà
Tây. Trong vốn trung ương thường thì nguồn vốn này luôn chiếm khoảng hơn hai
phần ba, và trong thời kì vừa qua nó tăng khá .Năm 1996 là năm có giá trị vốn đầu tư
thấp nhất , nhưng từ năm 1997 trở đi, vốn đầu tư luôn ở mức cao và cao hơn rất
nhiều so với năm 1996, thường gấp từ hai lần trở lên so với năm 1996. Nguồn vốn
này tăng, và chiếm tỷ lệ cao do trong thời kì này nhà nước tập trung đầu tư các dự án
lớn cho tỉnh Hà Tây như dự án đầu tư nâng cấp hệ thống sông Nhuệ với số vốn hàng
chục tỷ đồng , hay dự án cải tạo hồ chứa nước Quan Sơn, dự án cống Bến mắm ở Sơn
Tây với vốn thực hiện là 21 tỉ đồng, hay như dự án bãi Xuân Phú với số vốn đầu tư
19 tỉ đồng ,đều bắt đầu từ năm 1997 và kéo dài trong nhiều năm tiếp theo, như dự án
sông Nhuệ thậm chí còn kéo dài sang cả những năm của thế kỉ 21.Quan trọng trong
nguồn vốn này là nguồn vốn đầu tư cho hệ thống đê điều và dự án phân lũ sông Hồng
vào một số huyện thị của tỉnh Hà Tây. Những năm trong giai đoạn này có vốn đầu tư
thấp bởi lẽ hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông nghiệp Hà Tây như các trạm bơm , các

kênh mương cấp I, nhiều hệ thống tưới tiêu đã cũ và xuống cấp khá trầm trọng cần và
đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn của nhà nước và của tỉnh.
Đi vào phân tích kĩ từng năm, năm 1998 có giá trị cao nhất với số vốn 41 tỉ
đồng, năm này có giá trị cao bởi nhiều dự án bắt đầu từ năm 1997 đi vào thực hiện ở
giai đoạn quan trọng và trọng điểm do vậy đòi hỏi lượng vốn rót cho các công trình
khá lớn ,đồng thời năm 1998 cũng bắt đầu một vài dự án khá quan trọng như trạm
bơm An Vọng( Chương Mĩ ). Đến năm 1999 ,một vài dự án đã hoàn thành do vậy
Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -
vốn do bộ quản đã giảm đi chút ít . Còn năm 2000 hàng loạt các công trình hoàn
thành như bãi Xuân phú, bến Mắm ( Sơn Tây ) Trong khi các dự án mới ít và vốn
không lớn do vậy mà năm 2000 vốn giảm sút rất nhiều , so với năm 1999 thì nó giảm
tới 20.1 %. Như vậy nguồn vốn bộ quản trong thời kì vừa qua tăng giảm không đều
nhưng nó góp phần cực kì quan trọng vào quá trình phát triển nông nghiệp Hà Tây.
*Vốn do tỉnh quản
Trong khi nguồn vốn do bộ quản có xu hướng giảm trong thời gian gần đây thì
nguồn vốn ngân sách trung ương do tỉnh quản lại có xu hướng gia tăng. Nguồn vốn
này thể hiện sự quan tâm của trung ương đối với những dự án nhỏ ,các dự án liên
quan hỗ trợ cho các dự án lớn . Như vậy nhà nước không chỉ quan tâm ở tầm vĩ mô
mà còn ở tầm vi mô. Bởi lẽ các dự án nhỏ có qui mô nhỏ , vốn ít đầu tư chi tiết do
vậy mà bộ không thể quan tâm được hết và như vậy lại tốn chi phí quản lí. Trong khi
đó, do nắm vững tình hình phát triển của ngành nông nghiệp do vậy mà chính quyền
địa phương dễ nắm bắt các khu vực nhỏ cần đầu tư ,do vậy giao một phần vốn cho
tỉnh quản là hợp lí ;đồng thời tăng cường tính tự chủ của địa phương. Các dự án đầu
tư thuộc nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng và phát triển trạm bơm, kiên cố hoá các
kênh mương cấp II ,phát triển hệ thống giống, bảo vệ thực vật Nhìn vào vốn đầu tư
ta thấy rằng năm 1996 là năm có giá trị thấp nhất, đến năm 1998 vốn này cũng đạt
giá trị cao, với vốn đầu tư là 16.43 tỉ đồng, tương ứng với mức vốn ngân sách trung
ương đầu tư cho tỉnh ở mức cao.Như vậy bên cạch đầu tư cho các dự án lớn tỉnh cũng
phát triển đồng bộ các dự án nhỏ khác để các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả cao.Đến
năm 2000 , vốn do tỉnh quản cao hơn hẳn và là năm cao nhất với vốn đầu tư 20.44 tỉ

Simpo PDF Merge and Split Unregistered Version -

×