Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hipparque - Người đặt nền móng cho thiên văn học tính toán pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.76 KB, 5 trang )

Hipparque - Người đặt nền
móng cho thiên văn học tính toán
Nhà thiên văn của Hi Lạp cổ đại Hi-pa-cơ (Hipparque) (khoảng 180
hoặc 190 – 125 TCN) được xem là người đầu tiên đã đặt nền móng tính toán
cơ bản cho khoa học thiên văn chính xác. Tiểu sử của ông được người ta biết
đến rất ít. Chỉ biết rằng ông sinh ra ở thành phố Ni-kee6y (Nikei) (bây giờ là
thành phố I-nic) (Iznik) thuộc Thổ Nhĩ Kỳ).
Có mộtthời gian ông đã từng sống ở thành phố A-lec-xan-đri-a (Alexandria),
nên phảichăng ông đã có đượccơ maytiếp xúc với khoahọc thực nghiệm nhiều
hơn. Cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứukhoa học củaôngchủ yếu diễn raở hòn
đảo Rô-đơ (Rhodes,thuộc Hi Lạpcổ đại), và ông đã cho xây dựng một đài thiên văn
quan sát ở đây.
Hi-pa-cơ là ngườiđầu tiên tiếnhành quansát thiên vănmột cách có hệ
thống. Lúc này kính viễn vọng chưa đượcphát minh,ông đã quansát bầu trời qua
một ốngrỗngdài. Sau đấy ông đã dùngcác phươngpháp toánhọc để phân tích
tổng thể các số liệu đượcquansát. Ông còn thiết lập đượcnhững khái niệm cơ bản
cho thiên văn cầu và lượng giác cầu, hệ tọa độ địa lý…
Đầu tiên ông tiến hành phân tích tỉ mỉ chi tiết chuyển động biểu kiến của Mặt Trời
và Mặt Trăngtrên thiên cầu. Nhờ thế ông đã biết được rằngmặt phẳngchứa quỹ
đạo chuyển độngcủa Mặt Trăng nghiêng sovới mặt phẳnghoàng đạo (mặt phẳng
chứa quỹ đạochuyển động biểu kiến của Mặt trời trongmột năm) một góckhoảng
5 độ. Dựa trên kết quả đó, ôngđã xây dựng được cơ sở lý thuyết củahiện tượng
nhật thực và nguyệt thực rồi ôngđã dự đáon được các thời điểm xảy ra cũng như
quá trìnhdiễnbiến củahiện tượng nhật, nguyệt thực.
Từ nhiều kết quả quan sát Mặt Trời, ôngđã tính được bảng số liệu mà theođó có
thể xác định đượcvị trí của MặtTrời trong từng ngày. Quantrọng nhất là ôngđã
pháthiện ra được hiệntượng tuế sai – dịchchuyển của điểm xuân phân (làmột
trong haigiao điểm củađườnghoàng đạovà đường xíchđạo trời)hàngnăm về
phía đối diện với chuyểnđộng biểu kiếncủa MặtTrời. Do đó độ dài của một năm
xuân phân ngắn hơn năm giao hội (khoảng thời gian giữahailần liên tiếp Mặt Trời
quay về gặp ngôi sao đượcchọn làm mốc) khoảng 20 phút.


Ông đã thiết lậpbảng danhmục vị trícủa hơn 1.000ngôi sao. Ngoài raông
còn phân loại tất cả các sao được nhìnthấy lúcbấy giờ ra thành6 cấp. Nhữngsao
sáng nhất thuộc cấp một, mờ nhất thuộccấp sáu; như vậy, khái niệm cấp sao(xem
tập một) đã được sử dụng từ thời Hi-pa-cơ. Vàở đây cần lưu ý thêm là,vào thời đó
người ta vẫn còn nghĩ rằng tất cả các ngôi sao đều ở cách Trái Đất một khoảng như
nhau nên ngôi saonào càng sáng rõ thì đường kính của nó cànglớn.
Mặcdù vào thời điểm đó,cho đến năm1515 khái niệm về các hàm số lượng giác
vẫn chưa ra đời (đến mãi đầu thế kỷ thứ XVI mới xuấthiện), nhưng nhờ áp dụng
những tính chất đồng dạn của các tam giác, Hi-pa-cơ đã tính được khoảngcáchtừ
MặtTrăng đến Trái Đất với độ chính xáckhá caoso với thời bấygiờ. Giátrị ấy lớn
gấp59 lần bánkính của Trái Đất, hay cụ thể xấp xỉ bằng 371nghìn kilomet.Suyra
khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời cỡ khoảnghơn 7triệu kilomet.Tuy sovớisố
liệu thực tế bây giờ, kết quả mà Hi-pa-cơ tính đượcbé hơnđến 20 lần, nhưng nó
đã được các nhàthiênvăn sử dụng trongsuốt hơn mười thế kỷ kể từ lúc được
công bố.
Anders Jonas Ångström
Anders Jonas Ångström (1814–1874)là nhà vật lý người Thụy Điển,
ông là một trong những người lập ra ngành quang phổ học và cũng được biết
đến là người nghiên cứu vật lý thiên văn, truyền nhiệt, từ trường Trái Đất và
bắc cực quang.
Năm 1868,Ångströmlập ra bảngquang phổ của bức xạ Mặt Trời trongđó
biểuthị bước sóng của các bứcxạ điện từ trong bảng quangphổ điện từ theo phân
mức một phần mười triệu milimethay1×10−10met. Đợn vị độ dài này saunày
được đặt là đơnvị Ångström haygọi tắtlà ångström.
Khoảngthấy được củacon ngườilà vào khoảng 4000 ångström (tím) đến 7000
ångström (đỏ đậm)vìvậy tác dụngcủa đơn vị ångströmlà nó không manglũy
thừaâm. Vì thang đonày gần với cấu trúcnguyên tử và phân tử nên nó cũng khá
thông dụng trong hóa học và tinh thể học.
Mặcdù ban đầu được lập ra chophù hợp với 1×10−10 met,nhưng với yêu cầuđộ
chínhxác cao khiđo đạc quang phổ, angstrom cần đượctính toánchính xác hơn

đơn vị met, đơn vị này cho đến năm 1960 vẫn dựa trên độ dài củamột thanhkim
loại nằmở Pari. Năm 1907, International Astronomical UNI0N (hội thiên vănquốc
tế) đã xác định bước sóng đỏ của nguyên tố cadmium (catmi)trong khôngkhí
bằng6438,46963 đơn vị ångström quốc tế, và nó được côngnhận
bởi International Bureau of Weights and Measures (cụcđo lường quốc tế) năm
1927. Từ năm 1927đến 1960,đơn vị angstromđượccoi làđơn vị đo độ dài thứ
hai trong quangphổ học, hoàntoàn độc lập với đơn vị met,nhưng năm1960 đơn
vị met được định nghĩa lại theo thuật ngữ quangphổ học, và angstrom trở thành
ước số của met.
Ngày nay,angstrom ít được dùnghơn nanomet (nm).
Một ångström hay angstrom (Ký hiệu Å) là đơn vị không thuộc SI được
thế giới thừa nhận, có giá trị bằng 0,1 nanomet hay 1×10−10 met. Đôi khi nó
được dùng để biểu thị kích thước của các nguyên tử, độ dài của các liên kết
hóa học và quang phổ của ánh sáng thấy được, và độ lớn của các linh kiện
trong vi mạch. Nó được dùng khá phổ biến trong cấu trúc sinh học.

×