Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

hãy học cách kiểm soát stress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.61 KB, 4 trang )

HÃY HỌC CÁCH KIỂM SOÁT STRESS TRƯỚC
KHI NÓ CHI PHỐI CUỘC SỐNG CỦA BẠN
Theo các nhà y học, stress là từ dùng để chỉ trạng thái tinh thần căng thẳng hoặc áp
lực mà ai đó phải chịu đựng. Nó là sản phẩm mang tính xã hội trong thương trường
hiện đại. Áp lực do công việc; sức khỏe giảm sút; đời sống cá nhân bị tác động
mạnh… là điều khó tránh khỏi đối với bất cứ những ai đã và đang bước vào đời
sống kinh doanh.
Và stress có tác động đến các công ty, tổ chức và cá nhân người nhân viên trên mọi góc
độ và gây ra những ảnh hưởng nhất định. Bạn có thể xem xét những con số thống kê dưới
đây:
- Năm 2002, theo một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Robert Haft International Inc.,
các giám đốc điều hành đã giãi bày với các nhà nghiên cứu rằng họ đang bị stress; họ
muốn có thời gian để nghỉ ngơi nhiều hơn vì hiện tại họ đang phải làm việc trung bình 51
giờ trong tuần. Gần một nửa số người được khảo sát (46%) nói rằng thời gian dành cho
công việc của họ đã ngày càng tăng hơn so với trước đó năm năm.
- Cũng trong một cuộc khảo sát khác được tiến hành trong năm 2002, 77% các nhà điều
hành kinh doanh được khảo sát đã trả lời rằng trung bình cứ một nhân viên của họ phải
làm việc trong tình trạng quá tải ít nhất một lần. Chỉ có 1/10 nói rằng tình trạng căng
thẳng trong công việc có tác dụng tích cực.
- Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh Mỹ (Centres for Disease Control and
Prevention) tính toán rằng có tới 60% đến 70% bệnh tật và sự ốm yếu có liên quan đến
stress.
- Một tính toán khác cũng chỉ ra rằng 75% đến 90% bệnh nhân đến gặp bác sĩ điều trị
đang ở trong những trạng thái stress khác nhau.
- Theo một nghiên cứu mới đây đăng trên tạp chí của Hiệp hội thuốc Phụ nữ Mỹ
(American Medical Women’s Association), 60% số phụ nữ được khảo sát đã nói rằng sự
căng thẳng trong công việc đang là vấn đề nghiêm trọng nhất trong cuộc sống của họ.
- Áp lực công việc cũng được nhắc đến nhiều nhất trong số những lời phàn nàn vì sao sức
khỏe giảm sút của những người được Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và an toàn
nghề nghiệp Mỹ (National Institute for Occupation Safety Health) khảo sát.
Tuy nhiên, không phải tất cả mọi trạng thái stress đều là xấu. Trên thực tế, có những loại


stress có lợi. Stress có lợi được hiểu là mức độ stress diễn ra trong khả năng kiểm soát
được và trong thời gian hợp lý, giúp bạn huy động năng lực giải quyết công việc tốt, hiệu
quả, cảm xúc tích cực. Hãy lấy các vận động viên điền kinh hay thể dục thể thao làm ví
dụ, họ đã sử dụng stress như là một công cụ đánh thức khả năng tiềm ẩn trong con người
để giành chiến thắng tại những cuộc đua tài lớn. Và nếu như bạn không phải chịu một áp
lực nào trong công việc và cuộc sống, chắc chắn bạn sẽ không tận dụng hết nguồn năng
lượng và huy động mọi khả năng để hoàn thành một công việc nào đó với kết quả tốt
nhất. Và khi không có stress, cuộc sống của bạn sẽ trở nên buồn tẻ và tâm trạng của bạn
cũng sẽ ở trong trạng thái thất vọng nào đó.
Nhưng mặt khác, nếu quá nhiều stress đến với bạn cùng một lúc, thì nó sẽ trở thành sự
quá mức, và đó gọi là stress bất lợi. Nếu gọi stress là một quá trình, một sự tương tác giữa
khả năng đáp ứng của một người nào đó với đòi hỏi được đặt ra trong môi trường sống,
thì nó khác hoàn toàn với khái niệm sau: khi con người bị căng lên như dây đàn. Bởi vì,
một chiếc đàn khi bị chùng dây, âm thanh của nó sẽ thiếu độ vang cần thiết. Còn nếu bị
lên căng quá, dây đàn sẽ đứt. Stress không thể “đứt” hay mất đi ngay lập tức, bởi nó
chính là “một phần của cuộc sống”.
Vì vậy, không nhất thiết phải tìm mọi cách để loại bỏ stress ra khỏi cuộc sống của bạn,
mà hãy học cách kiểm soát các áp lực do stress tạo ra. Dưới đây là một số lời khuyến
giúp bạn kiểm soát stress có hiệu quả:
1. Hãy dành thời gian để đi dạo
Chìa khóa để kiểm soát stress nằm ở chỗ: học cách thư giãn, tìm kiếm sự thoải mái để bù
đắp những tổn thất về tâm lý và sức khỏe do stress gây ra. Bất kỳ sự thư giãn nào bạn có
thể làm được đều có ích: ví dụ thư giãn đầu óc, thả lỏng cơ thể để huyết mạch được lưu
thông. Hãy đi dạo, đọc một cuốn sách, nghe vài bản nhạc…, bạn sẽ thấy những điều này
sẽ mang lại cho bạn những cảm giác thư thái sau một ngày làm việc căng thẳng.
2. Tập trung vào giải quyết các nguy cơ có thể xuất hiện stress và đừng để sự lo lắng
xâm chiếm ý nghĩ của bạn
Trong khi sự lo lắng khó có thể giải quyết bằng một hành động trực tiếp, thì mối lo ngại
là một vấn đề hoặc tình huống mà bạn có thể thay đổi được nó theo chiều hướng có lợi.
Ví dụ, một nhân viên có thói quen đến, điều này có thể được xem như là một mối lo ngại.

Vì đó là một vấn đề có thể được thay đổi bằng một hành động rất đơn giản, ví dụ như
khuyến khích nhân viên để đồng hồ chạy nhanh hơn 15 phút.
3. Lên kế hoạch cho cả những điều không được mong đợi
Lên kế hoạch là việc làm hết sức quan trọng, vì nó sẽ giúp bạn làm chủ được thời gian
trong công việc, cũng như thư giãn, giải trí. Đấy cũng là những biện pháp giúp bạn thoát
khỏi stress.
Tuy nhiên, thay vào việc lên một lịch làm việc dày đặc, không có một khoảng trống để
nghỉ ngơi, bạn hãy chỉ lấp đầy 80% khoảng thời gian dành cho một ngày làm việc, 20%
còn lại để dành cho những sự cố bất thường xảy ra như tắc đường, người thân trong gia
đình bị ốm đau đột xuất…
4. Tập thể thao
Để sinh lực luôn dồi dào, trái tim của chúng ta cần được hoạt động đều đặn. Nếu không
được rèn luyện thường xuyên, dần dần chức năng của chúng sẽ bị suy giảm. Vì vậy, bạn
nên tập thể thao đều đặn, thường xuyên, ít nhất ba lần/một tuần. Bạn có thể chọn cho
mình một trong các môn thể thao như cầu lông, tenis, bóng bàn, bóng đá, bóng rổ hay tập
thể hình…
Qua chơi thể thao, bạn sẽ tránh được những mệt mỏi, giữ cho đầu óc luôn sảng khoái.
Hoạt động thể thao làm giảm bớt đi căng thẳng, giải phóng xúc cảm và khiến bạn ngủ
ngon hơn.
Những người thường xuyên có thói quen tập thể dục sẽ tạo cho mình một lối suy nghĩ
tích cực và ít lo lắng hơn những người chẳng bao giờ tập thể dục thể thao. Trong một
nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra kết quả như sau: sau một bài tập thể
dục khoảng 30 phút, khoảng 25% số người được khảo sát đã cảm thấy hoàn toàn thoát
khỏi trạng thái lo lắng mà trước đó luẩn quẩn trong đầu của họ. Như vậy có thể thấy tập
thể dục có thể khiến thay đổi hoạt động của bộ não theo chiều hướng tích cực. Nói như
nhà tâm lý học Thomas Stephen: “Càng tập thể dục nhiều, bạn càng điều khiển được suy
nghĩ của mình tốt hơn, theo hướng giảm bớt những lo lắng và áp lực trong cuộc sống”.
5. Tạo thói quen hài hước và biết cười trong cuộc sống
Theo tiến sĩ William F.Fry của Trường đại học Y dược Stanfor: “Một nụ cười bằng mười
thang thuốc bổ”. Một cái cười thoải mái sẽ sản sinh ra rất nhiều cảm giác tốt đẹp. Khi bạn

cười, những cơ ở cằm và cơ bụng sẽ giãn ra khiến bạn thở sâu hơn, những căng thẳng và
mệt nhọc dường như biến mất.
6. Học cách thở sâu
Thở sâu có thể được xem như một kỹ thuật giữ bình tĩnh để đối phó với những tình
huống căng thẳng, hoặc khi được luyện tập một cách thường xuyên, nó sẽ có tác dụng
ngăn ngừa bạn rơi vào trạng thái căng thẳng. Vì vậy, hãy tập cách hít thở sâu một hoặc
hai lần trong ngày để luôn giữ được sự cân bằng thần kinh và tâm lý.
7. Ngủ đủ giấc
Một vài người cho rằng không nhất thiết phải quá lo lắng về giấc ngủ. Song trên thực tế,
giấc ngủ rất quan trọng, giúp bạn tái tạo sức khỏe thể chất cũng như tinh thần. Ngủ tốt
mới có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Tại Mỹ, trong một cuộc điều tra do Tổ chức
giấc ngủ quốc gia (National Sleep Foundation) tiến hành cho thấy 44% người Mỹ gặp rắc
rối vì mất ngủ, 48% nói rằng họ thường xuyên bị tỉnh giấc lúc nửa đêm, 50% nói rằng khi
thức dậy, họ cảm thấy chưa được ngủ đủ giấc.
Chắc chắn, stress sẽ thường xuyên xuất hiện như một phần không thể thiếu trong cuộc
sống hiện đại. Trong suốt cuộc đời, bạn sẽ có lúc phải đối diện với nó và bạn không thể
đợi đến khi nó xuất hiện mới tìm cách chế ngự nó. “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy học
cách chế ngự nó trước khi nó chi phối cuộc sống của bạn.

×