Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Thiếu máu hồng cầu hình liềm – Phần 2 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.57 KB, 19 trang )

Thiếu máu hồng cầu hình liềm – Phần 2

CHẨN ĐOÁN
Chẩn đoán sớm thiếu máu tế bào hình liềm là rất quan trọng. Những trẻ bị bệnh
này cần phải được điều trị nhanh chóng và phù hợp.
Tại Hoa Kỳ, tất cả các bang đều bắt buộc phải đưa test thiếu máu tế bào hình liềm
thành một phần trong chương trình tầm soát ở trẻ sơ sinh.
Test này sử dụng máu từ cùng một mẫu máu được lấy trong các test tầm soát định
kỳ khác ở trẻ sơ sinh, nhờ đó có thể biết được trẻ có bị thiếu máu tế bào hình liềm
hay mang đặc điểm tế bào hình liềm hay không.
Nếu kết quả test cho thấy có một vài hemoglobin hình liềm, trẻ cần phải được thử
lại lần thứ hai để xác định chẩn đoán. Test thử lại lần 2 phải được thực hiện càng
sớm càng tốt trong vòng 1 tháng đầu đời của trẻ.
Các bác sĩ cũng có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu tế bào hình liềm trước khi sinh
bằng cách lấy một mẫu dịch ối hoặc một mẫu mô lấy từ nhau thai. (Dịch ối là dịch
bên trong một bao bao bọc xung quanh thai nhi đang lớn. Nhau thai là một cơ
quan nối dây rốn của thai nhi với tử cung của mẹ).
Xét nghiệm này có thể được thực hiện sớm trong vòng vài tháng đầu thai kỳ và có
mục đích tìm ra các gen tế bào hình liềm hơn là các hemoglobin mà những gen
này tạo ra.
window.google_render_ad();
ĐIỀU TRỊ
Thiếu máu tế bào hình liềm không có cách trị dứt hẳn được phổ biến rộng rãi. Tuy
nhiên có thể điều trị làm giảm triệu chứng và điều trị những biến chứng. Mục tiêu
điều trị ở những bệnh thiếu máu tế bào hình liềm là giảm đau, ngăn nhiễm trùng,
tổn thương mắt, và đột quỵ, cùng với kiểm soát các biến chứng (nếu xảy ra).
Ghép tủy xương có thể trị dứt hẳn trong một số ít trường hợp. Các nhà nghiên cứu
đang tiếp tục tìm kiếm những cách điều trị mới cho loại bệnh này bao gồm liệu
pháp gen và những phương pháp ghép tủy xương được cải tiến.
Kế hoạch điều trị
Thuốc và dịch


Có thể điều trị những cơn đau nhẹ bằng những loại thuốc bán không cần toa và
miếng dán nhiệt. Những cơn đau nặng có thể cần phải được điều trị tại bệnh viện.
Những cách điều trị thường dùng cho những cơn đau cấp tính là dịch và những
loại thuốc giảm đau. Dịch giúp phòng ngừa mất nước, là tình trạng cơ thể không
có đủ dịch. Dịch có thể được cung cấp qua đường miệng hoặc đường tĩnh mạch.
Những loại thuốc thường dùng để điều trị đau bao gồm acetaminophen, thuốc
kháng viêm không steroid (NSAID), và những thuốc gây nghiện như meperidine,
morphine, oxycodone, và những loại thuốc khác (cần phải chú ý đến tình tràng quá
liều và nghiện khi xem xét kế hoạch sử dụng những loại thuốc này).
Điều trị nhưng cơn đau từ nhẹ đến trung bình thường bắt đầu bằng NSAID hoặc
acetaminophen. Nếu tiếp tục đau, có thể thêm vào các thuốc gây nghiện. Những
cơn đau từ trung bình đến nặng thường được điều trị bằng những thuốc gây
nghiện. Thuốc gây nghiện có thể được dùng một mình hoặc cùng với NSAID hay
acetaminophen.
Hydroxyurea
Nếu bạn bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, bạn có thể cần 1 loại thuốc có tên là
hydroxyurea. Loại thuốc này giúp làm giảm số cơn đau mà bạn phải chịu đựng.
Hydroxyurea được dùng để phòng ngừa cơn đau chứ không thể làm chúng biến
mất khi đang diễn ra.
Nếu được cho thường ngày, thuốc sẽ làm giảm mức độ thường xuyên mà cơn đau
và hội chứng ngực cấp xảy ra. Những người uống loại thuốc này cũng ít cần phải
truyền máu hơn và ít phải nhập viện hơn.
Hydroxyurea có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm gia tăng
nguy cơ bị các loại nhiễm trùng nguy hiểm. Những bệnh nhân dùng hydroxyurea
nên được theo dõi cẩn thận. Bác sĩ có thể cần phải điều chỉnh liều lượng của thuốc
để làm giảm nguy cơ xảy ra tác dụng phụ.
Các bác sĩ đang nghiên cứu những tác dụng lâu dài của hydroxyurea trên bệnh
nhân bị thiếu máu tế bào hình liềm. Các nghiên cứu đang trên đường tìm hiểu xem
hydroxyurea có ngăn ngừa được tổn thương cơ quan hay những biến chứng khác
của bệnh hồng cầu hình liềm hay không.

Hãy trao đổi với bác sĩ về những nguy cơ và lợi ích khi dùng hydroxyurea.
Phòng ngừa các biến chứng
Bệnh nhân thường được truyền máu khi tình trạng thiếu máu trở nên nặng nề hơn
và để điều trị những biến chứng của bệnh hồng cầu hình liềm. Đột ngột thiếu máu
nặng hơn do nhiễm trùng hoặc lách to là lý do thường gặp buộc phải truyền máu.
Một vài (nhưng không phải tất cả) bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu hình liềm cần
phải truyền máu để phòng ngừa những biến chứng gây đe dọa mạng sống như đột
quỵ hoặc viêm phổi.
Truyền máu thường xuyên có thể gây ra các tác dụng phụ. Do đó bệnh nhân cần
phải được theo dõi cẩn thận. Các tác dụng phụ có thể bao gồm tình trạng tích lũy
sắt một cách nguy hiểm trong máu (cần phải được điều trị) và gia tăng nguy cơ
nhiễm trùng từ máu được truyền.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là một biến chứng chính của bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.
Thực tế, viêm phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những trẻ bị thiếu máu
tế bào hình liềm. Những nhiễm trùng thường gặp khác liên quan đến thiếu máu tế
bào hình liềm bao gồm viêm màng não, influenza, và viêm gan.
Nếu trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm có những biểu hiện sớm của nhiễm trùng
chẳng hạn như sốt, hãy đưa trẻ đi khám ngay lập tức.
Những biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng ở trẻ nhỏ bao gồm:
 Dùng penicillin với liều hằng ngày. Điều trị nên bắt đầu trước 2 tháng tuổi
và tiếp tục ít nhất cho đến khi trẻ được 5 tuổi.
 Tiêm phòng đều đặn tất cả những vaccine thường quy kèm theo vaccine
phòng meningococcal.
Những người lớn bị thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng nên được tiêm phòng cúm
mỗi năm và nhận vaccine phòng viêm phổi.
Tổn thương mắt
Thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể gây tổn thương các mạch máu ở mắt. Các
phụ huynh nên đưa trẻ đi khám mắt đều đặn để kiểm tra tình trạng võng mạc.
Võng mạc là một lớp mô mỏng bên trong phần sau của mắt.

Những người trưởng thành bị thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng nên đi khám mắt
thường xuyên.
Đột quỵ
Hiện nay có thể phòng ngừa và điều trị đột quỵ cho trẻ em và người lớn. Bắt đầu
từ 2 tuổi, những trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm nên thường xuyên được siêu
âm đầu. Phương pháp này được gọi là siêu âm Doppler xuyên sọ để khảo sát dòng
máu chảy trong não. Phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện ra những trẻ có
nguy cơ đột quỵ cao. Những trẻ này sẽ được điều trị bằng cách truyền máu định
kỳ. Cách điều trị này được chứng minh là có thể giảm đáng kể số lượng đột quỵ ở
trẻ em.
Điều trị những biến chứng khác
Hội chứng ngực cấp là một biến chứng nặng của bệnh thiếu máu hồng cầu hình
liềm có khả năng đe dọa mạng sống của trẻ. Thường cần phải nhập viện và cho trẻ
thở oxy, truyền máu, kháng sinh, thuốc giảm đau và kiểm tra lượng dịch trong cơ
thể.
Nếu bị loét chân do thiếu máu hồng cầu hình liềm, có thể bệnh nhân sẽ được cho
những loại thuốc giảm đau mạnh. Những vết loét có thể được điều trị bằng những
dung dịch rửa, các loại dầu hoặc cream y khoa. Có thể cần phải ghép da nếu bệnh
tiếp tục tồn tại. Nằm nghỉ tại giường và giữ chân cao có thể làm giảm sưng mặc dù
không phải lúc nào cũng có thể thực hiện được.
Có thể cần phải phẫu thuật cắt túi mật nếu bệnh nhân có sỏi mật gây tắc.
Rối loạn cương dương có thể được điều trị bằng dịch hoặc bằng phẫu thuật.
Chăm sóc sức khỏe thường xuyên cho trẻ
Những trẻ bị thiếu máu hồng cầu hinh liềm cần được chăm sóc sức khỏe thường
xuyên (giống như những trẻ bình thường khác). Chúng cần được kiểm tra quá
trình phát triển và cũng cần được tiêm phòng tất cả những mũi tiêm mà các trẻ
khác được nhận.
Tất cả trẻ em nhỏ hơn 1 tuổi cần phải được đưa đến gặp bác sĩ thường xuyên.
Những trẻ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể cần có những đợt kiểm tra thêm.
Sau 2 tuổi, trẻ có thể được đưa đến gặp bác sĩ ít thường xuyên hơn, nhưng thông

thường thì ít nhất mỗi 6 tháng một lần.
Những lần đưa trẻ đến khám sẽ là những lần trao đổi giữa cha mẹ và bác sĩ về
cách chăm sóc trẻ, về kiểm tra mắt cho trẻ và trẻ có cần được siêu âm não hay
không.
Cho đến 5 tuổi, penicillin sẽ được cho hằng ngày ở hết những trẻ bị thiếu máu
hồng cầu hình liềm. Các bác sĩ cũng sẽ cho trẻ uống một loại vitamin có tên là
folic acid (folate) để giúp phòng chống một số biến chứng của bệnh hồng cầu hình
liềm.
Những cách diều trị mới
Những nghiên cứu về ghép tủy xương, liệu pháp gen và những loại thuốc mới điều
trị thiếu máu hồng cầu hình liềm đang được tiến hành. Hy vọng những nghiên cứu
này sẽ cung cấp thêm những cách điều trị tốt hơn. Các nhà nghiên cứu cũng đang
tìm cách tiên đoán trước độ nặng của bệnh.
Ghép tủy xương
Ghép tủy xương có thể điều trị tốt bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. Thậm chí
cách điều trị này còn có thể chữa khỏi bệnh trong một số ít trường hợp.
Tuy nhiên, thủ thuật này rất có nguy cơ và có thể dẫn đến những tác dụng phụ
nghiêm trọng hoặc thậm chí tử vong. Do đó, chỉ có một số ít người có thể và nên
được điều trị bằng phương pháp này.
Phương pháp ghép tủy xương thường chỉ được dùng cho những bệnh nhân trẻ bị
thiếu máu hồng cầu hình liềm nặng. Tuy nhiên, quyết định có nên sử dụng hay
không còn tùy thuộc vào từng trường hợp.
Tủy xương dùng để ghép phải là của một người cho rất phù hợp, thường là một
thành viên có mối quan hệ gần gũi trong gia đình và không bị thiếu máu hồng cầu
hình liềm.
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục tìm cách làm giảm nguy cơ của phương pháp
này.
Liệu pháp gen
Liệu pháp gen đang được nghiên cứu để trở thành cách điều trị khả dĩ cho bệnh
thiếu máu hồng cầu hình liềm. Các nhà nghiên cứu muốn biết có thể đưa gen bình

thường vào tủy xương của người bệnh được hay không. Nếu được phương pháp
này sẽ làm cơ thể sản xuất ra các hồng cầu bình thường.
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu xem có thể "tắt" gen hồng cầu hình liềm
và "mở" gen tạo ra những hồng cầu bình thường hay không.
Các loại thuốc mới
Các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu một số loại thuốc mới để điều trị bệnh bao gồm:
 Butyric acid. Đây là loại thức ăn hỗ trợ có thể làm tăng lượng hemoglobin
bình thường trong máu.
 Nitric oxide. Loại thuốc này có thể giúp các hồng cầu hình liềm ít dính hơn
và giúp các mạch máu được thông thoáng. Những người bệnh thiếu máu tế
bào hình liềm có nồng độ nitric oxid trong máu thấp.
 Decitadine. Loại thuốc này làm tăng nồng độ hemoglobin F trong máu (là
loại hemoglobin mang nhiều oxy). Nó có thể là lựa chọn tốt để thay thế
hydroxyurea.
window.google_render_ad();
PHÒNG NGỪA
Bạn không thể phòng ngừa bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm do nó là bệnh di
truyền. Tuy nhiên, bạn có thể thực hiện các bước để làm giảm các biến chứng của
nó.
Những người có nguy cơ bị thiếu máu hình liềm cao và đang có kế hoạch có con
nên đến gặp chuyên viên tư vấn di truyền. Người này sẽ giúp bạn hiểu được nguy
cơ có con bị bệnh này và giúp giải thích những khả năng mà bạn có thể lựa chọn
được.
SỐNG CHUNG VỚI BỆNH
Nếu được chăm sóc tốt, nhiều bệnh nhân có thể sống một cuộc sống có ích. Họ
cũng có đủ sức khỏe trong hầu hết thời gian và sống lâu hơn so với những bệnh
nhân trước đây. Nhiều bệnh nhân thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể sống đến
40 hoặc 50 tuổi, hoặc có thể lâu hơn.
Nếu bạn bị thiếu máu hồng cầu hình liềm, điều quan trọng là:
 Chấp nhận và duy trì cuộc sống lành mạnh

 Thực hiện các bước ngăn ngừa và kiểm soát biến chứng
 Học cách đối phó với cơn đau
Nếu bạn có con nhỏ hoặc ở tuổi mới lớn bị bệnh này, bạn có thể tìm hiểu thêm về
bệnh và giúp trẻ sống chung được với nó.
Chấp nhận và duy trì cuộc sống lành mạnh
Để chăm sóc tốt sức khỏe của mình, bạn nên chấp nhận và duy trì những thói quen
sống lành mạnh.
Theo một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Các bác sĩ có thể đề nghị bạn bổ sung
thêm folic acid (một loại vitamin) mỗi ngày để giúp cơ thể tạo ra nhiều tế bào
hồng cầu mới. Bạn cũng nên uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày, đặc biệt là vào
những ngày nóng. Điều này giúp bạn tránh mất nước.
Cơ thể bạn cũng cần vận động thường xuyên để có thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, bạn
nên tránh những bài tập làm bạn cảm thất rất mệt mỏi. Uống nhiều nước khi luyện
tập. Hãy trao đổi với bác sĩ về mức độ và loại bài tập thể dục nào phù hợp nhấn
với bạn.
Bạn cũng nên ngủ và nghỉ ngơi đủ. Hãy báo với bác sĩ nếu bạn nghĩ mình gặp rắc
rối với giấc ngủ, chẳng hạn như ngáy hoặc ngừng thở lúc ngủ. Ngừng thở lúc ngủ
là một rối loạn thường gặp và là một tình trạng có một hay nhiều khoảng ngừng
thở hoặc thở nông trong khi ngủ.
Hãy trao đổi với bác sĩ xem bạn có thể uống rượu được không và uống với mức độ
nào là an toàn. Hãy bỏ thuốc nếu bạn đang hút thuốc.
Thực hiện các bước ngăn ngừa và kiểm soát biến chứng
Đi kèm với những thói quen sống có lợi cho sức khỏe, bạn còn phải thực hiện các
bước để phòng ngừa và kiểm soát những cơn đau do bệnh. Một số yếu tố có thể
gây ra cơn đau. Biết cách tránh hoặc kiểm soát những yếu tố này có thể giúp bạn
kiểm soát được cơn đau.
Bạn nên tránh những thuốc thông mũi, chẳng hạn như pseudoephedrine. Những
thuốc này có thể làm hẹp mạch máu và ngăn không cho các hồng cầu di chuyển
trơn tru qua các mạch máu này.
Tránh những tình trạng quá nóng và quá lạnh. Mặc áo ấm khi đi ra ngoài khi trời

lạnh và ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ. Không bơi trong nước lạnh hoặc
leo lên vùng cao mà không có oxy dự trữ.
Tránh những áp lực trong cuộc sống. Hãy báo với bác sĩ nếu bạn bị trầm cảm hoặc
gặp vấn đề trong công việc hoặc với gia đình. Với sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè
có thể giúp bạn đương đầu được với cuộc sống hằng ngày.
Nếu có thể, tránh những công việc đòi hỏi thể lực nhiều, tiếp xúc với những môi
trường quá nóng và quá lạnh, hoặc thời gian làm việc kéo dài.
Ngoài ra, không đi máy bay nơi cabin không được điều áp (tức là không được bơm
oxy thêm vào trong cabin). Nếu bạn cần phải đi máy bay, hãy trao đổi với bác sĩ
về cách tự bảo vệ mình.
Tiêm vaccine ngừa cúm và những loại vaccine ngừa nhiễm trùng khác. Bạn nên
đến gặp nha sĩ thường xuyên để phòng nhiễm trùng và rụng răng. Liên hệ với bác
sĩ nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào của nhiễm trùng, chẳng hạn như sốt, khó thở.
Trong những trường hợp này, điều trị ngay lập tức là rất quan trọng.
Kiểm tra sức khỏe và điều trị thường xuyên cũng rất quan trọng. Kiểm tra định kỳ
bao gồm khảo sát những bệnh về thận, phổi, và gan có khả năng xảy ra. Hãy đến
gặp các bác sĩ huyết học thường xuyên. Ngoài ra cũng nên đến gặp các bác sĩ mắt
thường xuyên để kiểm tra xem mắt có bị tổn thương hay không.
Tìm hiểu những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ. Chúng có thể bao gồm nhức
đầu kéo dài, yếu một nửa bên người, đi khập khiễng, đột ngột thay đổi giọng nói,
thị giác, hoặc thính giác. Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào kể trên, hãy nhanh
chóng thông báo với bác sĩ.
Điều trị và kiểm soát bất kỳ những bệnh nào khác mà bạn mắc phải, chẳng hạn
như đái tháo đường.
Hãy trao đổi với bác sĩ nếu như bạn đang có thai hoặc dự định có thai. Bạn sẽ cần
có sự chăm sóc thai kỳ đặc biệt. Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm có thể nặng
hơn trong thai kỳ.
Những phụ nữ bị thiếu máu hồng cầu hình liềm cũng bị tăng nguy cơ sinh non
hoặc sinh con nhẹ cân. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc thai sớm và kiểm tra thường
xuyên, bạn có thể có một thai kỳ khỏe mạnh.

Học cách đối phó với cơn đau
Mỗi người có một kiểu đau khác nhau. Người này có thể sống chung được với cơn
đau nhưng nó lại là quá sức chịu đựng đối với một người khác. Hãy cộng tác với
bác sĩ để tìm cách kiểm soát cơn đau của bạn. Có thể bạn sẽ cần cả thuốc bán tự do
và thuốc bán theo toa để kiểm soát cơn đau. Bác sĩ có thể kê toa cho bạn những
loại thuốc giảm đau gây nghiện. Hãy hỏi bác sĩ cách sử dụng chúng an toàn.
Những cách khác để kiểm soát cơn đau bao gồm miếng dán, tắm nước nóng, nghỉ
ngơi, hoặc massage. Vật lý trị liệu có thể làm giảm đau bằng cách giúp bạn thư
giãn và tăng cường sức mạnh cho các cơ và khớp.
Chăm sóc trẻ bị thiếu máu tế bào hình liềm
Nếu trẻ bị thiếu máu tế bào hình liềm, bạn nên tìm hiểu càng nhiều về bệnh này
càng tốt. Như vậy sẽ giúp bạn phát hiện ra những dấu hiệu sớm của bệnh, chẳng
hạn như sốt, hoặc đau ngực, và đưa trẻ đi điều trị sớm.
Theo dõi
Trẻ cần phải được đưa đến bác sĩ để xét nghiệm máu thường xuyên. Các bác sĩ
cũng sẽ kiểm tra xem trẻ có bị những tổn thương ở phổi, thận, và gan hay không.
Hãy trao đổi với bác sĩ về kế hoạch điều trị cho trẻ, bao lâu thì cần đưa trẻ đi kiểm
tra lại, và những cách tốt nhất để giúp trẻ khỏe mạnh hết mức có thể.
Ngăn ngừa nhiễm trùng
Để ngăn ngừa nhiễm trùng, hãy bảo đảm trẻ được tiêm tất cả các loại vaccine được
bác sĩ khuyến cáo.
Giữ vệ sinh tốt cũng giúp phòng nhiễm trùng. Hãy bảo đảm trẻ rửa tay thường
xuyên. Điều này sẽ giúp trẻ giảm bớt khả năng bị nhiễm trùng.
Hãy gọi bác sĩ ngay khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào chẳng hạn như sốt
hoặc khó thở. Luôn để nhiệt kế trong tầm tay và biết cách sử dụng chúng. Hãy gọi
cho bác sĩ nếu nhiệt độ của trẻ cao hơn 38.5
o
C.
Ngăn ngừa đột quỵ
Biết những dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ giúp bạn biết khi nào nên hành

động. Những dấu hiệu và triệu chứng bao gồm nhức đầu kéo dài, yếu một bên
người, đi khập khiễng và thay đổi đột ngột giọng nói, thị giác, hoặc thính giác.
Thay đổi hành vi cũng có thể là một dấu hiệu của đột quỵ.
Hãy trao đổi với bác sĩ xem trẻ có cần được siêu âm đầu thường xuyên hay không.
Siêu âm đầu có thể xác định xem trẻ có nguy cơ cao bị đột quỵ hay không.
Gọi bác sĩ
Hỏi bác sĩ xem khi nào thì nên báo bác sĩ ngay lập tức. Chẳng hạn như bác sĩ có
thể muốn bạn báo ngay lập tức nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của đột quỵ hoặc
nhiễm trùng. Bạn cũng có thể cần phải gọi bác sĩ nếu trẻ bị:
 Sưng ở tay hoặc chân
 Sưng bụng. Nếu lách lớn hơn bình thường, bạn có thể cảm thấy khối sưng ở
phía dưới khung sườn bên trái. Trẻ có thể sẽ than đau hoặc khó chịu ở khu
vực đó.
 Xanh tái da hoặc giường móng hoặc màu vàng xuất hiện ở da hoặc ở phần
tròng trắng mắt.
 Bất ngờ cảm thấy mệt mỏi và không có hứng thú gì với môi trường xung
quanh.
 Cương dương vật không khỏi.
 Đau ở khớp, dạ dày, ngực, hoặc cơ
 Sốt
Những trẻ ở lứa tuổi đi học có thể thường xuyên, nhưng không phải luôn luôn,
tham gia các buổi học thể dục hoặc chơi thể thao. Tuy nhiên, bất kỳ hoạt động nào
của trẻ cũng cần phải được bác sĩ thông qua. Hỏi bác sĩ về những hoạt động an
toàn đối với trẻ.
Chăm sóc trẻ mới lớn bị thiếu máu tế bào hình liềm
Những trẻ mới lớn bị thiếu máu tế bào hình liềm phải thích ứng với tình trạng
bệnh của chúng đồng thời với những áp lực thông thường tuổi mới lớn phải trải
qua. Những trẻ này cũng phải đối mặt với một số áp lực đặc biệt liên quan đến căn
bệnh của chúng bao gồm:
 Những rắc rối về hình dạng cơ thể do chậm phát triển giới tính.

 Đối đầu với cơn đau và nỗi sợ bị nghiện do dùng những thuốc giảm đau gây
nghiện.
 Sống một cuộc sống không chắc chắn (bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm
là một bệnh không đoán trước được và có thể gây đau và tổn thương cơ thể
vào bất kỳ lúc nào).
window.google_render_ad();
TIÊN LƯỢNG
Thiếu máu tế bào hình liềm ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Bệnh
không có cách điều trị khỏi hẳn được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, có những các
điều trị triệu chứng và các biến chứng của bệnh. Ghép tủy xương có thể điều trị
khỏi trong một số ít trường hợp.
Trong vòng 30 năm qua, các bác sĩ đã tìm hiểu được khá nhiều về căn bệnh này.
Họ biết được nguyên nhân gây bệnh, nó ảnh hưởng đến cơ thể bằng cách nào và
cách điều trị nhiều loại biến chứng của nó.
Bệnh thiếu máu tế bào hình liềm thay đổi tùy theo từng người. Một số người bệnh
bị đau hoặc mệt mỏi mạn tính. Tuy nhiên, bằng những cách chăm sóc và điều trị
thích hợp, nhiều người bệnh có thể cải thiện được chất lượng sống và có được sức
khỏe chấp nhận được trong đa số thời gian.
Do sự cải thiện trong điều trị và chăm sóc, hiện nay những bệnh nhân bị thiếu máu
tế bào hình liềm có thể sống đến 40 hoặc 50 tuổi, hoặc có thể lâu hơn nữa.


×