Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

LẮP RÁP, CÀI ĐẶT, SỬA CHỮA MÁY TÍNH VÀ MÁY IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 81 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT TRUNG ƯƠNG
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên đề thực tập:
“LẮP RÁP, CÀI ĐẶT, SỬA CHỮA MÁY TÍNH VÀ MÁY IN”
Cơ quan thực tập: Công ty TNHH Máy tính Bắc Việt
Giảngviên hướng dẫn :Trần Tuấn Việt
Sinh viên thực hiện : Đào Văn Chiến
Lớp : CNTTK3A
HÀ NỘI – THÁNG 5 NĂM 2014
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên:
Lớp : Chuyên ngành :
Cơ quan thực tập:





…………, ngày…… tháng…… năm 2014
GIÁM ĐỐC
(Ký tên và đóng dấu xác nhận)
Nguyễn Văn Giáp
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN









Ngày…… tháng…… năm 2014
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký tên)
Trần Tuấn Việt
Lời cảm ơn
Sau hai tháng thực tập tốt nghiệp và thực hiện báo cáo chuyên đề: "Lắp ráp, cài
đặt, sửa chữa máy tính và máy in" đã hoàn thành. Ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
đã nhận được sự khích lệ rất nhiều từ phía nhà trường, thầy cô, bạn bè trong khoa và
các anh chị, bạn bè tại đơn vị thực tập. Chính điều này đã mang lại cho em sự động
viên rất lớn để em có thể hoàn thành tốt công việc cũng như báo cáo của mình.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Thầy Trần Tuấn Việt, người đã
tận tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện báo cáo thực
tập tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô khoa Công nghệ thông tin, trường Cao
đẳng Kinh tế Kỹ thuật Trung Ương đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo
điều kiện cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường, và cho đến bây giờ là
thực tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên và chỉ bảo rất nhiệt tình của các
anh chị và các bạn cùng làm việc tại Công ty TNHH Máy Tính Bắc Việt.
Bài báo cáo đã hoàn thành với một số kết quả nhất định, tuy nhiên do giới hạn
về thời gian cũng như kinh nghiệm chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong sự cảm thông và đóng góp ý kiến từ quý các Thầy Cô.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Đào Văn Chiến

Mục lục

Danh sách các hình sử dụng trong báo cáo
Hình 2.1. Nguyên lý hoạt động của máy in Laser 14
Hình 3.1. Đóng khóa chốt cẩn thận sau khi lắp CPU 16
Hình 3.2. Đặt Mainboard đúng với các lỗ trong tấm chắn 16
Hình 3.3. Lắp quạt tản nhiệt cho CPU 17
Hình 3.4. Lắp RAM vào khe cắm RAM 18
Hình 3.5. Lắp thêm Card Video hoặc các loại Card khác nếu cần 18
Hình 3.6. Setup BIOS 19
Hình 3.7. Tạo phân vùng Primary 20
Hình 3.8. Tạo phân vùng Extended 21
Hình 3.9. Format lại phân vùng cài windows 22
Hình 3.10. Sơ đồ tổng quan về cấu trúc máy tính 24
Hình 3.11. Lỗi Dump phycical memory 29
Hình 3.12. Lỗi Dump trên Windows 8 29
Hình 3.13. Lỗi mất MBR 30
Hình 3.14. Lỗi Winloader trên Winndows 7 30
Hình 3.15. Giao diện BootICE 31
Hình 3.16. Lỗi NTLDR is missing 32
Hình 3.17. Lỗi file Ntfs.sys 32
Hình 3.18. Thông báo lỗi ổ cứng trên windows 7 33
Hình 3.19. Lỗi Diskette drive 0 seek failure 34
Hình 3.20. Các linh kiện liên quan đến sự hoạt động của Mainboard 39
Hình 3.21. Card Test Main đã được gắn 40
Hình 3.22. Mainboard và CPU hoạt động 40
Hình 3.23. Mainboard bị chập đường nguồn 5V 41
Hình 3.24. Mạch tạo xung CLK không hoạt động 41
Hình 3.25. Gắn CPU nhưng đèn OSC và BIOS không sáng 41
Hình 3.26. Các đèn Mosfet điều khiển cấp nguồn cho CPU 41

Hình 3.27. IC tạo dao động điều khiển các đèn Mosfet cấp nguồn cho CPU 42
Hình 3.28. Sơ đồ nguyên lý mạch cấp nguồn cho CPU 42
Hình 3.29. Chíp BIOS 43
Hình 3.30. IC giao tiếp chuột, bàn phím, máy in, FDD 43
Hình 3.31. Chipset nam 44
Hình 3.32. Mạch điều khiển nguồn trên Mainboard 46
Hình 3.33. Hai ổ cứng đấu chung cáp 49
Hình 3.34. Tụ bên trên bị phồng lưng, nổ bên dưới, nổ bên trên 50
Hình 3.35. Màn hình SCANDISK 52
Hình 3.36. Giao diện chính của Norton Ghost 53
Hình 3.37. Chọn phân vùng chính cần sao lưu 54
Hình 3.38. Chọn nơi lưu tập tin (*.gho) 54
Hình 4.1. Add a Printer 56
Hình 4.2. Tùy chọn dạng máy in muốn sử dụng 57
Hình 4.3. Chọn cổng kết nối máy in 57
Hình 4.4. Sơ đồ khối máy in laser 59
Hình 4.5. Khối quang 60
Hình 4.6. Khối cơ 62
Hình 4.7. Mô hình của quá trình nạp giấy 63
Hình 4.8. Cơ cấu nạp, tải giấy của máy in HP5L/6L, Canon LBP800/810 65
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Mở đầu
Những năm gần đây, ngành công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, máy
tính trở thành sản phẩm không thể thiếu trong mỗi gia đình. Sau đó là sự phổ
cập internet trải dài qua bao miền đất nước, từ thành thị tới khắp nông thôn.
Máy in-photocopy giờ đây cũng trở thành một thiết bị không thể thiếu đối với
các công ty lớn, các văn phòng tòa nhà hay đơn giản các cửa hàng phục vụ nhu
cầu in ấn, photo tài liệu cho chúng ta.
Với xu hướng phát triển công nghệ, tiện ích cho người sử dụng, số lượng máy
tính, máy in ở thị trường tiêu dùng ngày càng tăng cao vượt mức. Việc sử dụng

máy tính, máy in đối với mỗi người ngày nay là quá quen thuộc, trong cả công
việc và học tập ngày càng thường xuyên hơn. Máy tính, máy in cũng là máy
móc, nên trong quá trình sử dụng thì việc hư hỏng là không thể tránh khỏi.
Để sửa chữa máy tính, máy in cần phải kết hợp giữa kỹ thuật đào tạo bài bản,
kinh nghiệm, máy móc chuyên dụng để đảm bảo an toàn, vì vậy khi bị hư hỏng
bắt buộc người sử dụng phải mang máy tới các công ty chuyên nghiệp để đảm
bảo độ an toàn cho máy. Nhu cầu nguồn nhân lực để sửa chữa, khắc phục sự cố
liên quan đến các loại thiết bị này đang rất lớn. Có thểnói đây là một nghề không
quá mới nhưng nó vẫn luôn có chỗ đứng nhất định trong các nghề nghiệp hiện
nay đặc biệt là trong những ngành nghề liên quan đến sữa chữa. Chính vì thế,
học sửa chữa máy tính, máy in chính là lựa chọn thông minh và sáng suốt nhất
trong thời đại hôm nay và ngày mai.
Xuất phát từ các lý do trên nên em đã thực hiện đề tài:
“LẮP RÁP, CÀI ĐẶT, SỬA CHỮA MÁY TÍNH VÀ MÁY IN”
Nội dung của báo cáo được chia thành 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Chương 2: Tổng quan chuyên đề lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Đào Văn Chiến 9
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Chương 3: Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính
Chương 4: Cài đặt, sửa chữa máy in
Chương 5: Đánh giá và kết luận
Tuy đã đầu tư khá nhiều thì giờ và công sức vào báo cáo này nhưng chắc
chắn em cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được ý kiến
đóng góp và sự thông cảm của quý thầy cô! Em xin chân thành cảm ơn!
Đào Văn Chiến 10
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH MÁY TÍNH BẮC VIỆT
Địa chỉ: Số 57 Minh Khai, Đông Ngàn, Từ Sơn, Bắc Ninh

Website: />1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
Công ty TNHH Máy Tính Bắc Việt là một trong những doanh nghiệp
hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm CNTT. Thành lập
từ năm 2005 đến nay, công ty đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường
bán buôn, bán lẻ, trở thành thương hiệu quen thuộc và là đối tác tin cậy của
nhiều ta hàng trong tỉnh và cả nước.
Với hơn 9 năm hoạt động, công ty đã có một hệ thống khách hàng ổn định trải
dài từ Bắc đến Nam. Mọi hoạt động kinh doanh của Công ty luôn hướng tới mục
tiêu tôn trọng và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng, chinh phục khách hàng
bằng chất lượng sản phẩm và dịch vụ tối ưu.
BVC cũng mang lại cho các nhân viên công ty một môi trường làm việc thân
thiện, chuyên nghiệp và một công việc ổn định, hấp dẫn. Tất cả cán bộ, nhân
viên hiện đang cộng tác và làm việc tại công ty đều có nghiệp vụ chuyên môn
vững vàng, có trách nhiệm với công việc, giàu tính sáng tạo cùng với tinh thần
làm việc đầy nhiệt huyết.
1.2. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG
Công ty TNHH Máy Tính Bắc Việt hoạt động trong các lĩnh vực:
- Tin học
- Điện tử
Đào Văn Chiến 11
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
- Viễn thông
Đặc biệt trong lĩnh vực tin học Công ty chú trọng các họat động như:
- Cung cấp các thiết bị tin học (Máy chủ, máy tính PC, Laptop, các thiết bị ngoại
vi, các ứng dụng.)
- Các dịch vụ bảo hành, sửa chữa máy tính, máy in
- Thiết kế giải pháp tổng thể (thiết kế hệ thống, xây dựng mạng LAN, WAN, )
- Cung cấp phần mềm của các hãng trên thế giới, các phần mềm quản lý, truyền
thông
1.3. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ

Đào Văn Chiến 12
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Chương 2: Tổng quan chuyên đề lắp ráp, cài đặt,
sửa chữa máy tính và máy in
2.1. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY TÍNH
Lịch sử của máy tính cá nhân
Máy vi tính đầu tiên ra đời vào 1981 do IBM đưa ra. Nó nhanh chóng
chiếm lĩnh được thị trường. Máy vi tính bao gồm các phần sau: CPU, linh kiện
vào, linh kiện ra, bộ nhớ trong và bộ nhớ ngoài. Xét theo góc độ lắp ráp, các bộ
phần trên được lắp nối thành khối xử lý trung tâm và khối các linh kiện ngoại vi
của một dàn máy vi tính.
Các thành phần của máy vi tính
Các bộ phận nằm trong khối xử lý trung tâm Các linh kiện ngoại vi
1. Bo mạch chủ (mainboard) gồm: CPU, RAM,
bộ nhớ cache, ROM có chứa chương trình
BIOS, các chip sets là các bộ điều khiển, các
cổng nối I/O, bus, và các slot mở rộng
2. Các loại ổ đĩa: Ổ đĩa mềm, Ổ đĩa cứng, Ổ
CD, DVD
3. Các mạch mở rộng: video card, network
card, card âm thanh, card modem
4. Nguồn và vỏ máy
Bàn phím
Chuột
Máy in
Máy Scan
Loa
Ổ đĩa cắm ngoài
Modem


2.2. TÌM HIỂU TỔNG QUAN VỀ MÁY IN
Khả năng sản xuất được bản in tài liệu là một chức năng cơ bản của máy
vi tính. Máy in đã trở thành một thiết bị phụ không thể thiếu được của máy tính,
với sự tiến bộ của công nghệ, máy in dần trở nên rất phổ biến. Các loại máy in
có kiểu dáng, chủng loại cũng như nhãn hiệu khác nhau. Vấn đề đặt ra là, sau
một thời gian sử dụng, các máy in đó không thể tránh khỏi những hư hỏng. Để
phục hồi lại chúng đòi hỏi phải có các kiến thức cơ bản nhất về máy in như sơ
Đào Văn Chiến 13
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
đồ khối, cấu tạo, nguyên lý hoạt động đến phương pháp chẩn đoán suy luận,
cũng như tính năng của từng chủng loại mới có thể tiến hành phục hồi sửa chữa
hư hỏng của máy in.
Nguyên lý hoạt động của máy in Laser
Nguyên tắc cơ bản của máy in laser (Laser printer) dựa trên công nghệ ghi
ảnh bằng hiện tượng điện quang (xerography hoặc electrophotography). Nguyên
lý này đã cho ra đời máy photocopy năm 1950 và sau đó cải biên thành máy in
laser để bàn đầu tiên trên thế giới năm 1985 với ý tưởng cải cách của hãng
Canon trong công nghệ laser.
Hình 2.1. Nguyên lý hoạt động của máy in Laser
Máy in nhận tín hiệu in từ bộ phận kết nối (máy vi tính, thiết bị lưu trữ) và giấy
được lấy từ khay chứa giấy, đồng thời trống in được tích điện và mực in được
các bộ phận trong máy in tạo một bản sao của bản inlên trống intùy vào sự hoạt
động ở giai đoạn này mà người ta sử dụng các công nghệ in khác nhau. Hiện nay
phổ biến nhất là máy in laser, giấy được bộ phận cơ học của máy đưa qua trống
in và được in bản sao này lên (công việc như ta đóng dấu vậy), sau khi ra khỏi
trống in giấy được đưa vào trục sấy,dưới tác dụng nhiệt trục sấy sẽ giúp mực
khô và bám chặt trên giấy. Bộ phận cơ học của máy sau đó sẽ đưa giấy in ra
ngoài và hoàn tất quá trình in.
Đào Văn Chiến 14
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in

Chương 3: Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính
3.1. LẮP RÁP MÁY TÍNH
3.1.1. Chuẩn bị linh kiện cho một bộ máy tính
3.1.1.1. Chọn linh kiện theo mục đích sử dụng
Tùy mục đích sử dụng mà ta chọn linh kiện để lắp ráp lên một bộ máy
tính với cấu hình thích hợp và tiết kiệm chi phí.
• Máy tính sử dụng cho các công việcđồ hoạ cao như: Vẽ thiết kế; Xử lý
ảnh; Chơi Game 3D; Tạo phim hoạt hình.
• Máy tính sử dụng cho các công việc văn phòng nhẹ nhàng như: Soạn thảo
văn bản; Truy cập Internet; Học tập; Nghe nhạc, xem phim; Các công việc
khác…
3.1.1.2. Tính tương thích khi chọn linh kiện
Trong máy tính có 3 linh kiện có tính tương thích, ta phải chọn đồng bộ
nếu không có thể chúng sẽ không hoạt động hoặc không phát huy hết tác dụng,
đó là: Mainboard– CPU - Bộ nhớ RAM
Ba linh kiện này rằng buộc ở tốc độ Bus, cần chọn theo nguyên tắc:
=> Chọn Mainboard trước, Main phải đáp ứng được các yêu cầu sử dụng.
=> Chọn CPU có tốc độ Bus (FSB) nằm trong phạm vi Mainboard hỗ trợ.
=> Chọn RAM có tốc độ Bus > = 50% tốc độ Bus của CPU.
3.1.1.3. Các linh kiện để lắp ráp một bộ máy tính
Những linh kiện tối thiểu cho một bộ máy tính:
 Mainboard (Bo mạch chủ)  Màn hình (Monitor)
 CPU (Bộ vi xử lý)  Keyboard (Bàn phím)
 RAM (Bộ nhớ trong)  Mouse (Chuột)
 Nguồn (Power)  Case (Vỏ máy)
 HDD (Ổ cứng)
Những linh kiện bổ sung, tăng tốc cho các máy tính chuyên dụng:
 Card Video  Loa (Speaker)
 Card Net  Ổ đĩa CD hay DVD
 Card Sound

Đào Văn Chiến 15
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
3.1.2. Quy trình lắp ráp
- Thứ đầu tiên cần phải thực hiện là lắp ráp CPU vào Mainboard. Cần
phải bảo đảm đúng góc, giống đúng các chốt giữ. Sau đó đóng khóa chốt cẩn
thận.
Hình 3.1. Đóng khóa chốt cẩn thận sau khi lắp CPU
- Bo mạch chủ thường đi kèm với nó là một tấm kim loại chắn Mainboard. Ta
cần phải gắn tấm kim loại này vào phía sau Case trước khi lắp Mainboard.Trước
khi lắp Main, cần phải bảo đảm rằng Case đã gắn ốc vít để định vị Main. Lúc
này đặt Mainboard đã cắm CPU vào trong Case, khớp với các lỗ ốc vít và các
đầu ra vào của các cổng trên Mainboard đúng với các lỗ trong tấm chắn
Mainboard.
Hình 3.2. Đặt Mainboard đúng với các lỗ trong tấm chắn
- Sau đó dùng tua vít để bắt chặt Mainboard vào Case.
- Bước tiếp theo ta cần phải cắm các đầu cáp. Một số Mainboard có jack cắm
cáp nguồn CPU gần CPU. Ta nên cắm cáp trước khi lắp quạt cho CPU để dễ
Đào Văn Chiến 16
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
thao tác hơn. Lắp quạt CPU chú ý sao cho khớp với các lỗ, ấn mạnh vào bốn
chốt định vị theo thứ tự chéo nhau. Sau đó cắm cáp cấp nguồn cho quạt CPU.
Hình 3.3. Lắp quạt tản nhiệt cho CPU
- Tiếp theo lắp ổ đĩa cứng và ổ CD/DVD vào Case. Cần phải bảo đảm bắt chặt
bốn ốc gá hai bên để tránh bị rung trong khi hoạt động.
- Tiếp đến cần kết nối các dây của Mainboard với các dây dẫn đến các nút bật
nguồn và khởi động lại, cáp audio, USB, và các cáp khác với Case.
- Kết nối các cáp nguồn cấp cho Mainboard, ổ cứng, CD/DVD vào đúng vị trí.
- Cho đến đây, các cáp vẫn còn chưa gọn gàng gây cản trở luồng không khí làm
mát máy và rất nguy hiểm. Chính vì vậy cần phải sử dụng dây hoặc băng dính
để cố định cho các dây cáp được gọn gàng để Case thoáng mát và tránh các hiện

tượng khó thao tác cho các thành phần khác cần phải lắp sau này.
- Chuyển sang công đoạn lắp RAM, mở các lẫy giữ ở hai đầu khe cắm RAM ra
và đặt RAM vào khe và nhấn xuống, hai miếng nhựa lẫy giữ hai đầu sẽ tự động
kẹp chặt khi thanh RAM vào khe.
Đào Văn Chiến 17
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Hình 3.4. Lắp RAM vào khe cắm RAM
- Sau đó ta có thể lắp thêm Card Video hay bất cứ thành phần phụ nào khác. Tuy
nhiên cần phải tháo miếng kim loại ở đúng vị trí mà định cắm các card bổ sung
này.
Hình 3.5. Lắp thêm Card Video hoặc các loại Card khác nếu cần
- Sau khi kiểm tra kỹ lại lần cuối xong, ta có thể đóng lắp Case vào. Cuối
cùng cắm màn hình và khởi động máy tính để cài đặt hệ điều hành.
Đào Văn Chiến 18
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
3.2. CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
3.2.1. Thiết lập BIOS
BIOS (Basic Input/Output System) có nghĩa là Hệ thống xuất nhập cơ
bản. Chức năng chính của BIOS là chuẩn bị cho máy tính để các chương trình
phần mềm được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ (chẳng hạn như ổ cứngvà đĩa
CD) có thể được nạp, thực thi và điều khiển máy tính.
- Khi mở máy nhấn phím DELETE để vào trình BIOS Setup. Vớimột số dòng
mainboard khác có thểlà phím DEL, F2 hoặc F12.
- Sau đó chọn BOOT/Boot Device Priority và chọn thiết bị khởi động đầu tiên
là CDROM, thứ 2 là HARD DRIVE sau đó nhấn F10 để lưu cài đặt. Đối với các
loại Mainboard khác ta cũng áp dụng tương tự.
Hình 3.6.Setup BIOS
3.2.2. Phân vùng, định dạng ổ cứng
Có sẵn trong đĩa Hiren’s BootCD, công cụ Acronis Disk Ditector cung
cấp cho người dùng toàn bộ tiện ích điều hành ổ cứng được cho hiệu quả nhất

hiện nay với cách sử dụng dễ dàng. Toàn bộ mọi chức năng của Acronis Disk
Ditector đều được trình bày trực quan bằng chữ và biểu tượng trên giao diện.
Đào Văn Chiến 19
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
3.2.2.1. Tạo phân vùng Primary để cài đặt hệ điều hành
- Từ giao diện của chương trình ta nhấn chuột phải vào ổ đĩa với tên Unallocated
hoặc nhấn Menu Wizards chọn Create Partition.
- Xuất hiện hộp thoại thiết lập các thông số cho phân vùng như hình dưới rồi
nhấn OK.
Hình 3.7. Tạo phân vùng Primary
- Để phân vùng này khởi động cũng như cài đặt hệ điều hành các ta phải
SetActive cho phần vùng bằng cách: Click chuột phải vào phân vùng chọn
Advanced/SetActive sau nhấn OK xác nhận.
3.2.2.2. Tạo phân vùng Extended
Sau khi tạo ra phân vùng Primary, phần còn lại chúng ta có thể chia ra các
phân vùng Extended (chứa các ổ đĩa logic D, E). Create Partition làm tương tự
như phần trên, chỉ khác lần này là phân vùng tạo thêm là phân vùng
Extended/Logic.
Đào Văn Chiến 20
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
Hình 3.8. Tạo phân vùng Extended
Khi thiết lập xong thì nhấn OK.
 Sau khi đã phân vùng xong ổ cứng ta nhấn vào Commit sẽ xuất hiện
hộp thoại, ta nhấn vào Proceed phần mềm sẽ thực thi tất cả những
phần việc mà ta đã thiết lập cho các phân vùng và kể từ bây giờ ổ đĩa
đã được thiết lập phân vùng, định dạng theo đúng yêu cầu và không có
lỗi ta khởi động lại và cài đặt hệ điều hành được rồi.
3.2.3. Cài đặt hệ điều hành cho máy tính
Có thể sử dụng phương pháp Ghost để tiết kiệm thời gian, nhưng ở phần
này em xin trình bày phương pháp cài đặt Windows XP mới:

- Cho đĩa cài Windows XP vào và khởi động lại máy, nhấn phím bất kì để vào
cài Windows
- Ở màn hình đầu tiên nhấnENTER để cài đặt, sau vài phút máy dừng lại ở màn
hình sau, bấm phím F8 để đồng ý cài đặt.
Đào Văn Chiến 21
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
- Vì đã phân vùng cho ổ cứng từ trước nên sau một lát máy dừng lại ở màn hình
chọn phân vùng cài Windows lên, ta chọn phân vùng Primary đã chia, sau đó
Format nhanh lại một lần nữa với định dạng NTFS file system:
Hình 3.9. Format lại phân vùng cài windows
- Tiếp theo là quá trình Copy các File của hệ thống, đợi cho đến khi mầu vàng
chạy hết 100%. Máy sẽ tự động khởi động lại sau 15 giây.
- Khi khởi động lại, không nhấn một phím bất kì hãy để trôi qua.
Windows đang được khởi động.
- Chuột lúc này đã hoạt động. Bây giờ ta chọn các định dạng chuẩn khu vực,
ngôn ngữ thích hợp, và thông tin cá nhân sau đó bấm OK và Next khi đã sẵn
sàng.
- Tiếp đó ta điền CD-Key. Xong nhấn NEXT.
- Bây giờ ta đặt tên cho máy tính và pasword của admin. Xác nhận lại password
và nhấn NEXT.
- Hệ thống giờ và ngày là phần tiếp theo, ta thay đổi nếu thấy cần thiết, và nhấn
NEXT. Windows sẽ tiếp tục được cài đặt ngay sau đó. Quá trình cài đặt kết thúc,
máy tự động khởi động lại.
Đào Văn Chiến 22
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
- Màn hình WELCOME hiện lên và kết thúc là Desktop của Windows XP.
Windows đã được cài xong.
Đào Văn Chiến 23
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
3.2.4. Cài đặt Driver

Tất cả các linh kiện phần cứng của máy vi tính muốn hoạt động được đều
cần phải có chương trình điều khiển thiết bị (Driver). Một số linh kiện đời cũ và
thông dụng như các ổ đĩa, bàn phím, chuột, màn hình đã được hệ điều hành
Windows hỗ trợ sẵn. Nếu máy vi tính có các linh kiện chưa được hệ điều hành
Windows hỗ trợ Driver thì cần phải cài đặt thêm cho chúng, các Driver này được
cung cấp kèm theo thiết bị và thường nằm trong đĩa CD-ROM.
Cài đặt Driver cho các thiết bị thường được thực hiện ngay sau khi cài hệ điều
hành hoặc khi cần thay đổi, gắn thêm linh kiện mới.
3.2.4.1. Cài Driver bằng đĩa
Đối với cách cài đặt này, đa số với các loại Mainboard ta chỉ cần đưa đĩa
CD chứa Driver của thiết bị cần cài vào ổ đĩa của máy vi tính, chương trình cài
đặt (Setup) sẽ tự động chạy và hiển thị bảng liệt kê các Driver cần phải cài đặt,
thông thường chỉ cần để nguyên các lựa chọn mặc định và nhấn Install, Go,
Next, để tiến hành cài đặt Driver và chương trình ứng dụng cho thiết bị.
3.2.4.2. Cài Driver bằng các phần mềm Driver tự động
Các phần mềm này rất có ích trong trường hợp không có đĩa CD chứa
Driver của thiết bị. Một trong các bộ Driver tự động được dùng phổ biến hiện
nay là Wan Drive (Easy Driver Packs).
Cách sử dụng rất đơn giản, chỉ việc giải nén ra và chạy file chương trình:
Click Start -> Extract And Install Drivers (Giản nén và cài đặt Driver)
Sau khi xong click REBOOT để khởi động lại là máy tính đã được cài đầy đủ
Driver.
Đào Văn Chiến 24
Lắp ráp, cài đặt, sửa chữa máy tính và máy in
3.3. SỬA CHỮA MÁY TÍNH
3.3.1. Khái niệm phần cứng và phần mềm
• Phần mềm: là các chương trình trên hệ điều hành đa nhiệm (Windows) và đơn
nhiệm (DOS). Và các phần mềm ứng dụng như Office, Vietkey, BKAV.
BIOS-CMOS là chương trình nhập xuất cơ sở của hệ thống, được nhà sản xuất
tích hợp trên bo mạch chủ, giữ vai trò là cầu nối giữa các linh kiện phần cứng

với hệ điều hành và thực hiện các lệnh ra vào cơ bản.
• Phần cứng: là các linh kiện vật lý mà ta có thể nhìn thấy được (CPU,
Mainboard, Ram,.v.v…)
Hình 3.10. Sơ đồ tổng quan về cấu trúc máy tính
3.3.1.1. CPU (Bộ vi xử lý)
CPU (Center Processor Unit - Đơn vị xử lý trung tâm): Là một linh kiện
quan trọng nhất của máy tính, được ví như bộ não của con người, toàn bộ quá
trình xử lý, tính toán và điều khiển đều được thực hiện tại đây. Khi ta chạy một
chương trình, dữ liệu của chương trình đó được nạp lên RAM, kết hợp với các
điều khiển của người dùng, dữ liệu được cập nhật từ RAM lên CPU để xử lý.
3.3.1.2. Các loại bộ nhớ
• Bộ nhớ trong:
Là thành phần quan trọng thứ hai trong hệ thống máy tính, không có bộ
nhớ trong thì máy tính không thể hoạt động được, trong máy tính có hai loại bộ
nhớ hay dùng nhất là RAM và ROM.
Đào Văn Chiến 25

×