Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tính toán phân tích tài chính và kinh tế cho các trạm điện gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.66 KB, 10 trang )

Tính toán phân tích tài chính và kinh tế cho các
tr
ạm điện gió
Tư vấn và Đào tạo cho Chương trình Đo gió
tại Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh, 17/10/2011
German ProfEC GmbH, Andreas Jansen (MSc. Dipl Ing(FH), Ing.),
Ahornstr. 2, D-49744 Geeste, Germany
www.german-profec.com,
Nội dung trình bày
● Doanh thu
● Chi phí
● Các thông số tài chính chủ yếu
2
Doanh thu
● Bán điện
● Bán tín chỉ các-bon
3
Bán điện
● Chi phí sản xuất có thể xấp xỉ 5 xu Euro/kWh
● Hệ số Hoàn vốn nội bộ (IRR) của trạm điện gió phải
đạt khoảng 12-15% đối với một địa điểm thông thường
● Do có nhiều yếu tố bất định và nhiều chi phí đầu tư cơ
bản, một hợp đồng bán điện (PPA) phải thu được ít nhất
là 10 xu Euro/kWh
để đạt được hệ số nội hoàn nêu trên
4
Bán tín chỉ các-bon theo Nghị định thư Kyoto – Động lực
thúc đẩy Cơ chế Phát triển sạch (CDM)
Các quốc gia không thuộc Phụ lục 1 (các quốc gia đang ở ngưỡng
cửa thay đổi) – phải giảm phát thải, dù không xác định cụ thể


lượng cần giảm, nhờ các khoản thu từ CDM.
Lượng giảm phát
thải khí CO
2
, CH
4
,
N
2
O, HFC, PFC,
SF
6
, được bán
cho các quốc gia
thuộc Phụ lục 1
dưới dạng Chứng
chỉ giảm phát thải
(CER)

$
$
Các quốc gia thuộc
Phụ lục 1 áp dụng
quyền giảm phát thải
trong phạm vi các thị
trường bắt buộc
Các quốc gia thuộc Phụ lục I (OECD) – Bắt
buộc phải giảm 5,2% phát thải (1990) trong
giai đoạn 2008 - 2012
5

Các cơ hội và lợi ích của CDM
Công nghệ/các dự án
Tỷ lệ tăng thêm bình quân của Hệ số nội hoàn
IRR (%)
Bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh
5.5 - 50
Thu hồi khí mê-tan
(các nguồn vô cơ)
7 - 12
Sinh khối
2 - 8
Tiết kiệm năng lượng
0.5 - 7
Năng lượng tái tạo
0.2 - 3
Nguồn: Tài chính các-bon Ngân hàng Thế giới, 2006. IRR tính theo giá CER là 6,5 USD / tấn CO
2
tương đương
. Nếu xét theo
mức giá thực trong các năm trước và k

ỳỳ

vọng giá trong tương lai thì IRR sẽ còn cao hơn nhiều!
6
Phê duyệt ở
cấp quốc gia
Giám sát
nội bộ
Xác nhận

Đăng ký
Thẩm tra và
C
ấp chứng chỉ
Phát hành
các CER*
Chu trình dự án CDM
Văn kiện
Thiết kế Dự
án (PDD)
Xây dựng và Thiết kế
dự án
T
h

c
h
i

n
Chu trình dự án CDM – Các yếu tố chính
● Các dự án có phát thải khí nhà
kính (CO
2
, CH
4
, N
2
O, HFC,
PFC y SF

6
)
● Các dự án có tính bổ sung,
nghĩa là vượt khỏi khuôn khổ
phát triển “thông thường” ở
trong nước
● Dự án góp phần vào sự Phát
triển bền vững của đất nước
7
Kế hoạch hoạt động
 Khó có thể chắc chắn về khoảng thời gian của các giai đoạn xác nhận và
phê duyệt một Hoạt động dự án CDM, vì điều này phụ thuộc nhiều vào sự
linh hoạt của DOE (Cơ quan Tác nghiệp được chỉ định thẩm định dự án
CDM) và Ban Điều hành UNFCCC cũng như thời gian cần thiết cho các cơ
quan này đánh giá và thẩm tra Văn kiện Thiết kế Dự án.
 Giai đoạn thực hiện CDM của một hoạt động dự án có thể kéo dài đến 18
tháng và chia thành ba giai đoạn nhỏ: cụ thể hóa Văn kiện Thiết kế Dự án,
Xác nhận, và Đăng ký
8
Chi phí
Đầu tư trạm điện
gió, ví dụ cho
trạm 50 MW
Đầu tư
Tua-bin gió
Trạm biến thế cho tua-bin gió
Thiết bị kiểm soát điện bên ngoài
Chi phí nền móng cho tua-bin (2,5% chi phí cho tua-bin)
Thuê cần cẩu
Vận chuyển cần cẩu

Trạm biến áp
Vận chuyển tua-bin từ nước ngoài về
Vận chuyển tua-bin ở Honduras
Rải sỏi vệt bánh cần cẩu
Rải sỏi đường
Nối lưới cho trạm điện gió
Chứng nhận khảo sát đất/nền
Chứng nhận khảo sát và lập bản đồ
Báo cáo nghiệm thu tua-bin gió (báo cáo lắp đặt và chạy thử)
Tham gia CDM
Cộng
Kỹ thuật xây dựng và quản lý thi công
Mức độ bất định
9
Chi phí
Các chi phí cụ thể cho tua-bin gió
Chi phí lắp đặt đang tăng sau một
thời gian đi xuống
10
Các mục chi phí – Chi phí vận hành
● Bảo dưỡng: ~7’000 EUR cho 1 tua-bin mỗi năm. Vì nhà sản xuất bảo hành trong thời hạn 2 năm nên không cần chi
phí bảo dưỡng trong 2 năm đầu. Công tác bảo dưỡng do nhà sản xuất tự thực hiện, do đó có thể chắc chắn rằng hệ
thống bảo dưỡng sẽ được triển khai đúng cách để đảm bảo tính sẵn sàng cũng như tuổi thọ lâu dài của các tua-bin.
● Sửa chữa: ~0,5% chi phí đầu tư cho tua-bin gió sẽ được sử dụng hàng năm cho mục đích sửa chữa, bắt đầu từ năm
thứ 3 sau khi đi vào hoạt động. Sau đó, tỷ lệ này sẽ tăng theo mức lạm phát, và sẽ tăng gấp đôi vào năm thứ 12 và
năm thứ 17.
● Quản lý kỹ thuật: ~ 5’000 EUR cho 1 tua-bin mỗi năm.
● Chi phí thông tin liên lạc để kiểm soát từ xa: ~ 500 EUR/1 tua-bin/năm.
● Không cần dành riêng một khoản để tháo dỡ khu vực trạm điện gió sau khi kết thúc vòng đời dự án, thứ nhất là vì
những tua-bin này có thể chưa dừng hoạt động sau 20 năm, và thứ hai là giá trị tận dụng được sẽ đủ để chi trả các

chi phí tháo dỡ.
● Bảo hiểm cho trường hợp máy móc hỏng hóc, dịch vụ bị gián đoạn và trách nhiệm bên thứ ba: ~ of 7’000 EUR mỗi
năm cho 1 tua-bin.
● Chi phí quản lý và kế toán cho trạm điện gió: ~ lương cán bộ/nhân viên địa phương 13’000 EUR/năm.
● Thẩm tra CDM định kỳ: ~ 3% CER/năm.
● Chi phí quản lý hành chính cho giao dịch mua bán CER sẽ được tính là phí môi giới tương đương với 2% giá trị giao
ngay của CER
● Trông nom?
● Chi phí thuê đất?.
11
Các thông số tài chính chủ yếu
● Giá trị hiện tại ròng (NPV)
● Hệ số nội hoàn (IRR)
● Thời gian hoàn vốn
12
Giá trị hiện tại ròng
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là một chỉ số kinh tế chủ yếu cho các
hoạt động đầu tư vốn cổ phần.
NPV thể hiện tổng tất cả các dòng tiền chiết khấu hàng năm
(dòng tiền vào hoặc ra) trong suốt vòng đời của dự án.
Lấy tổng tất cả các khoản lãi đã chiết khấu trừ đi khoản đầu tư
ban đầu. Nếu kết quả > 0 thì quyết định đầu tư là có lãi và lợi
nhuận thu được sẽ lớn hơn so với khi để tiền trong tài khoản
ngân hàng để nhận lãi suất ngân hàng thông thường.
13
Tính lãi trên số tiền lãi do tiền gốc sinh ra (lãi kép)
Nếu ta gửi tiền vào ngân hàng, số tiền sẽ tăng lên, bao gồm cả
khoản lãi kép.
Lãi kép: khi cộng tiền lãi với tiền gốc, bản thân số tiền lãi này
cũng sẽ tạo ra một khoản tiền lãi mới – gọi là lãi kép.

Trong đó: FV=giá trị tương lai, PV=giá trị hiện tại, i=lãi suất được nhận, n=năm
Để so sánh được các giá trị này, đôi khi chúng ta cần biết giá trị
hiện tại của một khoản thanh toán, một hóa đơn hay một dòng
tiền trong tương lai.
14
Giá trị hiện tại ròng
Mỗi một dòng tiền vào/ra được chiết khấu để quay về giá trị hiện
tại của nó (PV).
Trong đó: PV=giá trị hiện tại, n=năm, i=tỷ suất chiết khấu (tỷ lệ hoàn vốn của một khoản
đầu tư trên các thị trường tài chính với rủi ro tương tự / lãi suất tiền gửi ngân hàng),
FV=giá trị tương lai, hay nói cách khác là dòng tiền thực trong tương lai (lượng tiền,
dòng tiền vào trừ dòng tiền ra) tại thời điểm n.
15
Giá trị hiện tại ròng
NPV là tổng tất cả các dòng tiền tương lai đã chiết khấu trừ đi giá
trị đầu tư ban đầu:
Trong đó: PV=giá trị hiện tại của khoản đầu tư trong năm 0, n=năm, i=tỷ suất chiết khấu
(tỷ lệ hoàn vốn của khoản đầu tư trên các thị trường tài chính có rủi ro tương tự / lãi
suất tiền gửi ngân hàng / lãi suất vay), FV=giá trị tương lai, hay nói cách khác là dòng
tiền thực trong tương lai (lượng tiền, dòng tiền vào trừ dòng tiền ra) tại thời điểm n.
16
- PV
Giá trị hiện tại ròng
Nhược điểm:
Phương pháp này không cho biết khi nào dự án thu được các
dòng tiền dương hay dòng tiền lớn
Nếu …. Có nghĩa là …… Thì …
NPV > 0 Đầu tư sẽ làm tăng giá trị cho
doanh nghiệp
Có thể chấp nhận dự án

NPV < 0 Đầu tư sẽ làm giảm giá trị của
doanh nghiệp
Không nên chấp nhận dự án
NPV = 0 Đầu tư không làm tăng cũng
không làm giảm giá trị của doanh
nghiệp
Chúng ta nên trung lập khi quyết định nên chấp nhận
hay loại bỏ dự án. Dự án không đem lại giá trị gia tăng
nào về mặt dòng tiền. Do đó, cần quyết định dựa trên
những tiêu chí khác, ví dụ như xác định vị trí chiến lược
hay các yếu tố khác không được nêu rõ trong tính toán.
17
Hệ số nội hoàn IRR
IRR cho một dự án đầu tư chính là tỷ suất chiết khấu mà tại đó
giá trị hiện tại ròng chính bằng chi phí đầu tư ban đầu. Đó chính là
tỷ suất chiết khấu tạo ra NPV = 0. Như vậy, tỷ suất chiết khấu phù
hợp cho giả định này chính là tỷ suất chiết khấu mà tại đó dự án
không đem lại lợi nhuận nhưng cũng không gây lỗ cho nhà đầu
tư.
IRR = i trong điều kiện sau:
18
Hệ số nội hoàn
● Có thể dễ dàng so sánh các cơ hội đầu tư khác nhau dựa trên tính khả thi về
mặt tài chính của chúng bằng cách so sánh IRR, ở đây IRR là một chỉ số cho
biết vốn đầu tư sẽ tăng trưởng như thế nào.
● Nếu IRR > chi phí vốn (chính là lãi suất đi vay) ⇒ nên tiến hành đầu tư; vì
đầu tư này khả thi về mặt tài chính
● Nếu IRR < chi phí vốn (chính là lãi suất đi vay) ⇒ không nên đầu tư; vì đầu
tư này không khả thi về mặt tài chính
● Với hai dự án A và B loại trừ nhau:

●IRR_A > IRR_B ⇒ nên chọn đầu tư dự án A, vì dự án A khả thi hơn dự án B
về mặt tài chính.
Nhược điểm:
Phương pháp này không cho biết khi nào dự án thu được các dòng tiền dương hoặc
dòng tiền lớn
19
Thời gian hoàn vốn
Thời gian hoàn vốn quyết định điểm hòa vốn. Khoản đầu tư
liên tục được bù đắp bởi cán cân dòng tiền tích lũy
(bao gồm
cả các chi phí vốn) trên cơ sở hàng năm. Khi phép tính dưới
đây trở thành hiện thực (đầu tư ban đầu bằng cán cân dòng
tiền tích lũy), chính là lúc đạt điểm hòa vốn, được thể hiện
bằng thời gian hoàn vốn n.
Nhược điểm:
Phương pháp này không cho biết về khoảng thời gian sau khi đạt điểm hòa
vốn, và cũng không xét đến các giá trị chiết khấu.

=
n
1
0
balance flowCash Investment

20

×