Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG VIỆC SỬA BÀI VIẾT TIẾNG ANH" pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (331.18 KB, 6 trang )

MỘT SỐ SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TRONG VIỆC SỬA BÀI VIẾT TIẾNG ANH
SOME SUGGESTIONS ON IMPROVING THE CORRECTION
OF ENGLISH WRITTEN WORK


TRẦN THUÝ HẰNG
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Trong tiếng Anh, viết là một kỹ năng khó, đòi hỏi người học một kiến thức xã hội sâu sắc, một
khả năng tốt về ngôn ngữ cùng với việc nắm vững các phương pháp, kỹ năng và thủ thuật
viết. Để học tốt môn viết, ngoài những yếu tố kể trên, người học còn phải có khả năng xem
xét, đánh giá và sửa các loại lỗi để tự nâng cao chất lượng bài viết của mình. Qua kinh
nghiệm bản thân, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên của khoa tiếng Anh chuyên ngữ vẫn
phụ thuộc quá nhiều vào giáo viên viết trong quá trình sửa bài viết mà chưa có được kỹ năng
tự sửa và đánh giá bài của mình. Hiện tượng này không những không phát huy được khả
năng tự đánh giá và độc lập suy nghĩ của sinh viên mà còn đặt một gánh nặng lên giáo viên
môn viết trong việc sửa bài. Với những suy nghĩ trên, bài viết này xin góp một số suy nghĩ vào
việc nâng cao hiệu quả của việc sửa bài viết tiếng Anh với sự tham gia chủ động của sinh
viên dưới sự giúp đỡ và giám sát của giáo viên.
ABSTRACT
In English, learning to write fluently and expressively is the most difficult of the macroskills. It
requires the students a rich store of social knowledge, a good command of the language as
well as a mastery of necessary writing skills and techniques. Especially, the students are
expected to have the ability of examing, evaluating and improving their own written work.
From our experience, many students in the Dapartment of English have not acquired the habit
of editing their own written work, which is completely done by their writing teachers instead.
This is in fact not efficient for both the students and the teachers. This paper is first aimed at
finding out the problems that both students and teachers are likely to face when the


responsibility of correcting English written work is totally placed in the teachers’ hands.Then, it
will recommend some correction procedures in which the students are actively involved in the
process of editing a piece of written work for themselves (self correction and peer correction)
with some necessary help and strict supervision from the teachers of writing.


1. Những vấn đề thực tại trong việc sửa bài viết tiếng Anh
Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến là gánh nặng sửa bài đối với giáo viên. Trong môn
viết, một trong những khâu quan trọng nhất là sửa bài và chấm bài. Bài viết của sinh viên thể
hiện rõ nhất khả năng viết vốn có và những gì mà họ tiếp thu được qua học lý thuyết. Qua
việc sửa và chấm những bài viết, giáo viên biết được sự tiến bộ của từng sinh viên. Vì vậy
hiện nay, hầu hết giáo viên dạy môn viết thường xuyên mang bài của sinh viên về sửa sau khi
đã sửa một số bài điển hình ở trên lớp. Như vậy chỉ tính nhẩm đơn giản, một giáo viên phụ
trách 5 lớp viết (mỗi lớp khoảng 25 đến 30 sinh viên) sẽ phải chấm trung bình một tuần không
dưới 100 bài chưa kể độ ngắn dài. Thực sự đây là một gánh nặng vì ngoài giờ lên lớp như bao
giáo viên khác, giáo viên dạy viết lại phải tiếp tục sửa và chấm bài - một công việc không hề
đơn giản. Nếu phải liên tục chấm bài trong mỗi tuần như vậy, việc sửa bài không kỹ - chỉ sửa
các lỗi ngữ pháp mà không tập trung vào ý, cách diễn đạt và hiệu quả của bài viết - là điều có
thể hiểu được. Như vậy, ở đây lại nổi thêm một vấn đề: chất lượng bài sửa. Ngoài ra, cũng
chính gánh nặng phải sửa bài hàng tuần như vậy cũng làm cho giáo viên không mặn mà lắm
trong việc ra thêm bài tập cho các em về nhà làm để trau dồi thêm kỹ năng viết. Và như vậy,
vô hình trung, các em mất đi cơ hội để trau dồi thêm kỹ năng viết.
Vấn đề thứ hai nằm về phía sinh viên. Có những giáo viên rất tích cực sửa bài nhưng
không đạt được những gì mong đợi. Lấy trường hợp của bản thân, tôi để ý mỗi lần trả bài, chỉ
một số sinh viên xem kỹ những phần tôi sửa và còn hỏi tôi một số điều mà các em chưa hiểu.
Phần này đều rơi vào những em học chăm và khá. Tuy nhiên một số lớn khác sau khi nhận bài
đút ngay vào vở hay là chỉ xem lướt qua chiếu lệ. Và các em vẫn lặp lại những lỗi mà tôi đã
chỉ ra cho các em. Trước hiện trạng như vậy, tôi tự hỏi mình liệu cách sửa bài như hiện nay
của mình có thực sự hiệu quả cả cho giáo viên và sinh viên? Có cách nào để giảm bớt gánh
nặng cho giáo viên đồng thời tăng hiệu quả của việc dạy viết thông qua việc sửa bài?


2. Quan niệm về sự độc lập của người học trong việc tự sửa bài viết
Theo Byrne (1988), chúng ta cần nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp cho người
học tự nhận ra và sửa các lỗi trong bài viết của mình từ những giai đoạn học viết đầu tiên.
Mục đích của hoạt động này là để cuối cùng người học sẽ có thể xem xét, đánh giá và cải
thiện bài viết của mình và đây cũng chính là một phần của quá trình viết nháp, sửa lỗi và hoàn
chỉnh bản viết cuối cùng. Có những trường hợp giáo viên cần phải sửa tất cả các lỗi có trong
bài viết nhưng cũng có lúc chúng ta nên để việc đấy cho người học để họ dần dần phát huy
được khả năng tự kiểm tra bài của mình.
White và Mc Govern (1994) cũng nhấn mạnh việc giúp sinh viên tự đánh giá bài viết
của mình là một trong những kỹ năng quan trọng cần được thực hành. Khi biên soạn giáo
trình viết, các tác giả này đã thiết kế các bài giảng theo từng bước rất hệ thống để thúc đẩy
thói quen tự đánh giá trong suốt quá trình viết nhằm giúp sinh viên phát triển tính độc lập và
tự tin. (The systematic, step-by-step structure of the units fosters a routine of self-evaluation
during the writing process which leads to independence and confidence).
Doff (1995), một trong nhiều tác giả, cùng chia sẻ hướng phát triển sự độc lập này của
sinh viên qua việc tạo cho họ cơ hội tự đánh giá bài của mình và bạn (self correction and peer
correction). Họ cho rằng việc yêu cầu sinh viên sửa bài của mình hay của bạn là một cơ hội
hữu ích giúp họ đọc và sửa những gì đã viết. Hơn nữa, đây cũng là một cách tốt giúp sinh viên
tích cực tham gia vào quá trình học.
Trở lại vấn đề đề cập ở phần 1 về cách thức các em tiếp nhận lỗi và lại tiếp tục phạm
các lỗi mà các em đã được chỉ ra. Theo tôi, nếu giáo viên cứ làm hết công việc sửa lỗi cho các
em thì các em sẽ liên tục ở trong thế tiếp thu lỗi một cách thụ động. Đây có lẽ là một trong
những lý do chính vì sao các em chưa thật ý thức về các lỗi sai mà mình đã mắc phải. Hơn
nữa, một số sinh viên còn ngại hỏi thầy cô về các lỗi sai của mình và chưa thực sự học hỏi từ
những lỗi sai đó. Ngoài ra,với một bài viết có quá nhiều nét mực đỏ của thầy cô, một số em sẽ
cảm thấy mất dần sự tự tin và hứng thú trong việc viết bài- một công việc không phải khi nào
cũng thú vị. Tóm lại, việc giáo viên làm tất cả các công đoạn sửa bài không hoàn toàn đạt
hiệu quả như mong muốn. Vậy vấn đề cần giải quyết là tạo cho các em cơ hội làm việc theo
nhóm (group work) hoặc cặp (pair work) để tự sửa bài cho nhau trước khi nộp bài cho giáo

viên nhằm giảm tối đa những lỗi sai. Các em sẽ cảm thấy an toàn hơn “more secure” khi làm
việc với các bạn của mình và được thực hành nhiều hơn. Điều quan trọng là các em tham gia
một cách tích cực vào hoạt động viết và thực sự cảm nhận, đánh giá những sai sót trong bài
viết trước khi được giáo viên sửa lần cuối.
3. Một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sửa bài viết
3.1. Nhóm học tập và việc tăng cường hiệu quả làm việc của nhóm
a. Thành lập nhóm học tập
Theo Byrne (1988), một trong những bước đầu tiên để giúp người học có được thói
quen nhận ra những lỗi sai trong bài viết của mình là khuyến khích người học làm việc theo
cặp hay nhóm để cùng nhau phát hiện ra tất cả các lỗi sai trước khi giáo viên tiến hành công
việc sửa bài. Do vậy, thành lập nhóm học tập là một bước rất quan trọng cho các em học hỏi
lẫn nhau, tự đánh giá khả năng viết của bản thân và các bạn. Giáo viên cũng sẽ tích cực hơn
trong việc nâng cao chất lượng bài sửa là cho sinh viên làm thêm bài tập vì họ đã bớt được
một phần gánh nặng sửa bài.
Mỗi nhóm nên có 4 sinh viên, và các thành viên của một nhóm sẽ bao gồm đại diện
của các đối tượng trong lớp học xét về khả năng và thái độ nghiêm túc trong học tập. Việc
phân loại này có thể được tiến hành thông qua việc xem xét bảng điểm môn viết, bài kiểm tra
đầu học kỳ và ý kiến của sinh viên trong lớp. Các em có thể tự lập nhóm theo sự chỉ dẫn của
giáo viên. Sinh viên giỏi và chăm chỉ sẽ là nhóm trưởng. Các em trưởng nhóm sẽ giúp các em
học yếu hơn và khyến khích sự tham gia của các bạn trong quá trình làm bài tập theo nhóm.
b. Làm việc theo nhóm
Khi đã có nhóm học tập, giáo viên cho sinh viên làm bài tập theo nhóm đã phân và
duy trì hoạt động này thường xuyên. Trong mỗi giáo án lên lớp, giáo viên phải luôn thiết kế
những dạng bài tập mà các em sẽ làm theo cặp hoặc nhóm để giúp các em viết tốt một kỹ
năng nào đấy trước khi các em tự viết bài. Ví dụ, trong phần học viết thư phàn nàn (Letters of
Complaint), giáo viên nên cho các em viết theo nhóm những lá thư đầu tiên. Các em sẽ cùng
nhau bàn bạc để tìm ra cách viết hay nhất với ngôn ngữ chuẩn xác nhất cùng với sự giúp đỡ
của giáo viên. Chính hoạt động tập thể này sẽ cho các em một số kinh nghiệm khi bắt tay vào
viết bài của riêng mình. Tùy vào chất lượng của từng bài làm tập thể mà giáo viên cho các em
thực hành viết chung bao nhiêu bài.

Làm việc theo nhóm sẽ tạo điều kiện cho các em học hỏi được rất nhiều từ những bạn
khá hơn. Giáo viên cũng giảm được gánh nặng chấm bài và đồng thời nâng cao chất lượng bài
sửa. Vào cuối mỗi unit, giáo viên nên cho các em viết độc lập để giáo viên đánh giá được khả
năng nắm bắt của sinh viên. Áp dụng cách này, giáo viên phải theo dõi cẩn thận để tránh tình
trạng một số em lười ít hoặc không làm việc. Giáo viên có thể kiểm tra thông qua các em
trong nhóm và đặc biệt là nhóm trưởng.
c. Sửa bài theo nhóm
Các em có thể đổi bài sửa cho nhau trong một nhóm và liên nhóm. Các em học sinh
khá giỏi có thể giúp các em yếu hơn sửa bài. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi đọc một bài viết
đã được một em sinh viên giỏi sửa. Chỉ mới là sinh viên năm một nhưng em đã nắm bắt rất
nhanh những điều mà giáo viên hướng dẫn và sửa bài cho bạn thật tốt - rõ ràng và dễ hiểu.
Vậy nên giáo viên nên tạo điều kiện cho các em sửa bài lẫn nhau, cả ở trên lớp lẫn mang về
nhà. Dĩ nhiên giáo viên phải hướng dẫn cặn kẽ và kiểm tra lại bài các em đã sửa để cho ý kiến
và giúp các em sửa bài hiệu quả hơn. Các em sẽ học được nhiều hơn nếu các em trực tiếp đọc
và sửa bài của người khác.
d. Lưu ý đến hình thức
Một yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả trong quá trình sửa bài là cách trình bày
bài viết, khoảng cách chừa hàng và chừa lề cùng với hình thức của tờ giấy làm bài của sinh
viên. Cha ông ta đã nói “Nét chữ, nết người”. Nhưng hình như nhiều sinh viên vẫn chưa nhận
thức được tầm quan trọng của nét chữ nên các em vẫn rất vô tư nộp cho thầy cô những mảnh
giấy được xé vội ra từ tập giấy nháp và trên đấy là những con chữ loằng ngoằng hoặc lít nhít
mà giáo viên phải căng mắt ra và vận dụng hết khả năng tưởng tượng để đọc.
Giáo viên nên quy định cho các em một kiểu giấy và một cách chừa dòng, lề nhất định.
Các em cũng nên viết rõ tên người hay nhóm viết bài, tên lớp và tên của người sửa để giáo
viên tiện theo dõi.
3.2. Vai trò của giáo viên trong việc nâng cao hiệu quả làm bài và sửa bài theo
nhóm
a. Nắm vững khả năng của từng sinh viên
Việc tạo nhóm học tập không đồng nghĩa với việc khoán trắng cho các em mà giáo
viên cần theo dõi sát sao và nắm vững khả năng của từng sinh viên. Vào tiết học đầu tiên,

giáo viên nên cho các em viết một bài kiểm tra để nắm được trình độ chung của cả lớp. Khi
sửa bài cho nhóm và sửa bài từng cá nhân, giáo viên nên cho điểm và ghi chép điểm số một
cách đều đặn để theo dõi sự tiến bộ của từng nhóm và từng sinh viên. Bằng cách làm như vậy,
giáo viên sẽ biết được điểm mạnh của em này để phát huy và điểm yếu của em kia để tập
trung hạn chế. Giáo viên cũng biết em nào cần sự giúp đỡ và mức độ giúp đỡ đó là bao nhiêu.
Ngoài ra, giáo viên cũng cần theo dõi sự chuyên cần và thái độ nghiêm túc của các em
để có những hình thức thưởng phạt đúng lúc vì phần lớn các em chưa tự giác. Muốn làm được
điều ấy giáo viên phải thật kiên nhẫn, nghiêm túc và có sự ghi chép cẩn thận để các em có
một ý thức rằng mọi thái độ trong học tập của các em đều được thầy cô nắm rõ. Chính sự
quan tâm và thái độ nghiêm túc trong làm việc của giáo viên sẽ làm cho các em có ý thức học
tập tốt hơn.
b. Vai trò của giáo viên trong việc giúp các em làm quen và phát triển kỹ năng sửa bài
Giáo viên cần tiến hành từng bước để giúp các em dần dần phát triển khả năng nhận
diện nhanh những lỗi sai trong bài viết của mình, của bạn và cách khắc phục. Theo Byrne
(1988) bước đầu tiên, giáo viên nên sửa mẫu một số bài và chỉ ra tất cả các loại lỗi để các em
ý thức được những sai sót của mình cũng như ảnh hưởng của các lỗi này lên bài viết. Bước
tiếp theo giáo viên sửa chọn lọc một số lỗi mà sinh viên cần sự trợ giúp hay cần đặc biệt chú ý
vào giai đoạn đấy và để lại những lỗi khác cho các em tự sửa. Sau đấy, giáo viên có thể giúp
các em độc lập hơn trong việc tự sửa bài bằng cách gạch chân những lỗi sai và dùng các ký
hiệu để giúp các em nhận diện. Giáo viên cũng có thể chỉ gạch chân các lỗi sai mà không chỉ
ra đó là lỗi gì. Cuối cùng khi các em đã nắm bắt được những kỹ năng quan trọng trong việc
sửa bài thì giáo viên cho các em tự sửa lỗi theo nhóm, theo cặp hay sửa độc lập.
Giáo viên nên cho các em những chỉ dẫn như Bản nhận xét bài của bạn (Peer Review
Sheet) hay Bản đánh giá Editing Checklist (Oshima, 1997), Evaluation Checlist (White and
Mc Govern, 1994) để các em có những tiêu chuẩn nhất định trong việc đánh giá bài của mình
và bạn. Ví dụ, giáo viên có thể cho các em một bản Editing Checklist (Oshima, 1997) như sau
để giúp các em đánh giá một phần cũng như toàn bộ một bài luận.

EDITING CHECKLIST


Writer’s Questions Peer Editor’s Answers and Comments
FORMAT
1. Is the format correct? Check the title, indenting, and double spacing
ORGANIZATION
2. Does the essay have an introduction, a
body, and a conclusion?
Introduction
3. Do the general statements
 Give background information?
 Attract the reader;s attention?
4. Does the thesis statement state a clearly
focused main idea for the whole essay?
Body
5. Does each body paragraph have
 A clearly stated topic ssentence with a
main idea?
 Good development with sufficient
supporting details (facts, examples, and
quotations) ?
 Inity ( one idea per paragraph)?
 Coherence (logical organizatin and
transition words)?
Conclusion
6. Does the conclusion
 Restate your thesis or summarize your
main points?
 Give your final thoughts on the subject of
your essay?
How many paragraphs does the essay have?
How many paragraphs are in the body?


How many general statements are there?
Is this a funnel introduction? Yes No
Does it stimulate your interest in the topic?Yes No
Copy the thesis statement here:


Write the main idea for each body paragraph:

List one supporting detail from each body
paragraph:


Underline any sentences that break the unity:
List the traditions between each body paragraph:


What kind of conclusion does the essay have?
( Check one) summary of the main points
restatement of the thesis


GRAMMAR AND MECHANICS
7. Are commas used where necessary?
8. Are verb tenses used approximately?
Circle any comma errors. Add missing commas:
Check each verb for the appropriate tense. Check
any that you have questions about.
SENTENCE STRUCTURE
9. Do all sentences contain at least one

subject and one verb and express a
complete thought?
10. Does the essay contain a variety of
sentence types?
11. Are adjective clauses used?

Underline any sentences that you have questions
about.

What sentence ype (simple, compound, or complex)
does this writer use the most often?
Underline all adjective clauses and check them for
correctness.

4. Kết luận
Trên đây là một số suy nghĩ của người viết về việc nâng cao kỹ năng viết thông qua
việc sửa bài. Thực sự, phương pháp này không phải là mới và đã được một số giáo viên dạy
viết áp dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chưa được áp dụng đồng đều, chưa được duy trì
đều đặn và chưa được nhấn mạnh ở ngay những năm đầu tiên. Qua áp dụng những biện pháp
này vào ba lớp năm thứ ba đang học viết Expository Essays, tôi nhận thấy hầu hết sinh viên
hưởng ứng và chất lượng bài viết tăng lên nhiều so với thời kỳ các em viết độc lập. Theo
thông kê, lượng bài viết theo nhóm đạt loại khá chiếm từ 75% đến 85%. Những bài các em
viết độc lập cũng khá hơn rất nhiều vì các em đã thực hành nhiều qua những hoạt nhóm và
việc tự phát hiện lỗi sai trong bài viết của mình. Trước kia, khi các em hoàn toàn viết độc lập,
số bài khá chỉ chiếm khoảng 25% đến 30% nhưng kể từ lúc các em thực hành theo nhóm thì
lượng bài khá tăng từ 40 đến 55%. Tuy số lượng mẫu (the sample) chỉ gói gọn ở ba lớp (83
sinh viên) và các em còn gặp nhiều lúng túng vì chưa quen với cách làm này. Kết quả này
cũng cho tôi một số ý tưởng để tiếp tục tìm ra những giải pháp hiệu quả hơn giúp giáo viên
giảm nhẹ gánh nặng sửa bài, và quan trọng hơn nữa là giúp các em sinh viên nâng cao khả
năng viết tiếng Anh qua việc tự đánh giá và cải thiện bài viết của mình. Hy vọng bài viết này

góp một phần nhỏ vào suy nghĩ chung của đông đảo đồng nghiệp về một vấn đề tuy không
hoàn toàn mới mẻ nhưng còn rất nhiều khó khăn này.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Byrne, D., Teaching Writing Skills, Longman, 1988.
[2] Doff, A., Teach English, Cambridge University Press, 1995.
[3] Oshima, A. and Hogue, A., Introduction to Academic Writing, Longman, 1997.
[4] White, R. and McGovern, D., Writing, Prentice Hall International (UK) Ltd, 1994.

×