Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VẤN ĐỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.53 KB, 5 trang )

VẤN ĐỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NAM VÀ ĐÀ NẴNG
SAFE WORKING CONDITIONS IN QUANG NAM’S AND DANANG’S
ENTERPRISES


BÙI QUANG BÌNH
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo đảm mội trường làm việc an toàn với sức khỏe của người
lao động không chỉ đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp mà còn bảo đảm cho
sự phát triển kinh tế Việt Nam bền vững. Bài viết này sẽ điểm qua tình hình sức khỏe của
người lao động và đưa ra những đánh giá về môi trường làm việc trong các doanh nghiệp ở
Quảng Nam và Thành phố Đà Nẵng trong quá trình phát triển của họ, đồng thời cũng xem xét
những nguyên nhân của tình trạng trên.
ABSTRACT
In the current circumstances, securing safe working conditions to protect labor health
promotes not only the corporate long-term development but also Vietnam’s sustained
economic development. This paper is to give a brief review of labor health and evaluate the
working conditions in Quang Nam’s and Danang’s enterprises in their course of development,
as well as examine the underlying causes of the situation.


Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa. Quảng Nam và Đà Nẵng là hai địa
phương nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung, thời gian qua đã có bước phát
triển kinh tế mạnh mẽ, là những điểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của cả nước. Sự
phát triển nhanh của các doanh nghiệp ở các địa phương này đã và đang đóng góp rất nhiều
vào sự phát triển chung của mỗi địa phương. Hãy điểm qua tình hình phát triển của các doanh
nghiệp ở hai địa phương này.



1. Sự phát triển của các doanh nghiệp ở khu vực
Quảng Nam ngay sau khi chia tách, cùng với khó khăn chung của tỉnh, ngành công
nghiệp có nhiều khó khăn và thách thức: Vốn sản xuất kinh doanh chỉ bằng 1/100 tổng giá trị
trên địa bàn Quảng Nam-Đà Nẵng cũ (40/4000 nghìn tỷ đồng). Giá trị sản xuất công nghiệp
năm 1997 chỉ đạt 623,5 tỷ đồng. Nhận thức được vấn đề, chính quyền tỉnh đã quan tâm đến
việc ban hành và bổ sung, điều chỉnh nhiều chính sách, cơ chế thoáng mở, cải thiện môi
trường đầu tư, nhất là trong sản xuất công nghiệp, nhờ đó mà trên toàn tỉnh đến nay đã có
khoảng hơn 10 ngàn doanh nghiệp. Chính họ đã tạo ra động lực lớn thúc đẩy kinh tế của địa
phương phát triển, trung bình mỗi năm GDP tăng 9,3%. Thời kỳ 2000-2004, giá trị sản xuất
công nghiệp đạt mức tăng trưởng bình quân 25,2%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân
thời kỳ 1997-2000 (19,22%/năm). Mức tăng trưởng này đã tác động đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá-hiện đại hoá. Riêng năm 2004 giá trị sản xuất
công nghiệp đạt 2.541,7 tỷ đồng tăng 25,45% so với năm 2003, và 4,9 lần so với năm chia
tách tỉnh (520 tỷ đồng), GDP công nghiệp chiếm tỷ trọng 21,8% trong GDP của tỉnh
(1)
.
Khác với Quảng Nam, Thành phố Đà Nẵng có phần thuận lợi hơn. Từ năm 1997 sau
thời điểm chia tách, kinh tế của Thành phố có sự phát triển vượt bậc, tốc độ tăng trưởng trung
bình GDP là 10,57% và tốc độ tăng của sản xuất công nghiệp là gần 18% giai đoạn 1995-
2000. Giai đoạn 2000-2004 GDP có tốc độ là 12,67% và tốc độ tăng của công nghiệp là
20,33%. Cơ cấu kinh tế của Thành phố Đà Nẵng đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ
trọng của công nghiệp trong GDP tằng từ 32,86% năm 1990 lên 49,45% năm 2004, cùng thời
gian dịch vụ từ 51% còn 44,45%, nông nghiệp giảm từ 16,11% còn 6,1%. Sự thành công này
có sự đóng góp lớn của các doanh nghiệp, với chính sách và cơ chế thông thoáng đến nay
Thành phố Đà Nẵng đã có tổng số 3834 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp bình quân đầu người
của Đà Nẵng là 200 người/1doanh nghiệp đứng vào thứ 3 so với cả nước (sau TP HCM và Hà
Nội)
(2)
. Theo tổng kết của Bộ KH&ĐT thì có mối quan hệ thuận giữa số lượng doanh nghiệp

bình quân đầu người với mức thu nhập bình quân đầu người của thành phố. Bình quân số
người/doanh nghiệp thấp thì mức thu nhập bình quân đầu người ở địa phương đó cao hơn các
địa phương khác.
Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế
chung của các địa phương, nhưng sự phát triển này cũng đặt ra nhiều vấn đề. Ngoài tình trạng
gây ô nhiễm môi trường thì môi trường làm việc của người lao động trong các doanh nghiệp
đang là vấn đề thời sự. Môi trường làm việc không đảm bảo tiêu chuẩn, môi trường sống tồi
ảnh hưởng tới sức khỏe và là nguồn gốc sự gia tăng tỷ lệ bệnh tật của công nhân.

2. Tình trạng sức khỏe của người lao động
Bảng 1. Phân loại bệnh của các lao động đi khám bệnh
Quảng Nam Đà Nẵng
STT Nhóm bệnh
Số ca Tỷ lệ Số ca Tỷ lệ
1
Ỉa chảy, viêm dạ dày, ruột do nhiễm trùng 308
16.0% 3566 13.1%
2
Bệnh mắt 89
4.6% 7176 26.4%
3
Bệnh tai 49
2.5% 77 0.3%
4
Bệnh tim mạch 119
6.2% 72 0.3%
5
Viêm xoang, mũi họng, thanh quản 322
16.7% 12056 44.4%
6

Các bệnh về phế quản 148
7.7% 1660 6.1%
7
Bệnh dạ dày, tá tràng 121
6.3% 1675 6.2%
8
Bệnh gan mật 35
1.8% 304 1.1%
9
Bệnh da 43
2.2% 271 1.0%
10
Bệnh cơ, xương khớp 47
2.4% 40 0.1%
11
Bệnh nghề nghiệp 46
2.4% 540 2.0%
12
Bệnh sốt rét 596
31.0% 0 0.0%

Bảng 1 cho thấy tình hình bệnh của người lao động đến khám ở các bệnh viện trong
năm 2004 ở Quảng Nam và 2003, 2004 ở Thành phố Đà Nẵng. Trong thực tế con số thực còn
lớn hơn vì còn một số người lao động không đến bệnh viện, họ đi khám ở các phòng khám tư,
đặc biệt số liệu ở Quảng Nam. Còn một lý do có sự chênh lệch số lượng giữa 2 địa phương
không chỉ do số liệu ở Thành phố Đà Nẵng là số liệu 2 năm mà còn do người lao động ở
Quảng Nam có thể đến khám ở các cơ sở khám chữa bệnh ở Thành phố Đà Nẵng.
Bảng 2. Cơ cấu bệnh nghề nghiệp
Tỷ lệ % so với bệnh nghề nghiệp (%)
Loại bệnh nghề nghiệp

Quảng Nam
(3)
Đà Nẵng
(4)
Cả nước
(4)
Bệnh nhiễm độc HC trừ sâu 30,2 2,2 6,93
Bệnh bụi phổi-silic NN 25 26,3 40
Bệnh sạm da nghề nghiệp 15 30 6,1
Điếc nghề nghiệp 17,8 30,8 34,2
Bệnh VPQ mạn tính NN 12 10,7 3,1
Số liệu của các Trung tâm Y học dự phòng ở bảng 2 dưới cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
nghề nghiệp do nhiễm độc do hoá chất trừ sâu, bệnh bụi phổi-silic và điếc nghề nghiệp là
những nhóm bệnh chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu bệnh nghề nghiệp ở Quảng Nam, thì Thành
phố Đà Nẵng tỷ lệ bệnh bụi phổi Silic, bệnh điếc nghề nghiệp, bệnh sạm da nghề nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn và cao hơn cả nước.
Để làm rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng bệnh tật của người lao động trong
các doanh nghiệp, chúng ta cần xem xét điều kiện làm việc trong các doanh nghiệp ở đây.

3. Thực trạng môi trường làm việc của lao động trong các doanh nghiệp
Qua khảo sát thực tế về điều kiện môi trường làm việc của lao động trong các doanh
nghiệp ở hai địa phương cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có điều kiện không đủ tiêu chuẩn
còn quá cao, tuy nhiên tỷ lệ ở mỗi loại điều kiện môi trường không giống nhau ở hai địa
phương.
Biểu 3. Kết quả khảo sát môi trường lao động
(4 và 5)
Các yếu tố của
MTLĐ
Nhiệt độ


Độ ẩm Tốc độ gió Ánh sang

Bụi Ồn
Hơi khí
độc
Tỷ lệ không
đạt TCCP ở
Quảng Nam
50/105
(47,7%)

52/105
(49,5%)
30/105
(25,6%)
10/105
(9,5%)
52/105
(49,5%)
45/105
(43%)
20/105
(19%)
Tỷ lệ không
đạt TCCP ở
Đà Nẵng
130/607
(21,4%)

11/608

(1,8%)
157/608
(25,8%)
137/482
(28,4%)
78/428
(18,2%)
212/525
(40%)
52/466
(11,16%)

Về yếu tố nhiệt độ, theo điều lệ vệ sinh quy định nhiệt độ tối đa cho phép ở nơi làm
việc của công nhân vào mùa nóng là 30
o
C và không được vượt quá nhiệt độ cho phép từ 3-
5
o
C. Thế nhưng theo kết quả điều tra có tới 47% doanh nghiệp được khảo sát không đủ tiêu
chuẩn ở Quảng Nam và 21,4% ở Đà Nẵng. Tình trạng chung ở các cơ sở sản xuất là chủ
doanh nghiệp thường chỉ xây dựng một kết cấu nhà xưởng mỏng, nhẹ, tiết kiệm, không gian
tới mức tối đa. Trong điều kiện khí hậu ở khu vực miền Trung thì ngoài nhiệt độ do người, do
công nghệ toả ra còn có một lượng bức xạ mặt trời tương đối lớn truyền vào nhà, đa số nhà
xưởng lại không có hoặc có thông gió chống nóng nhưng không hợp lý hoặc chưa được quan
tâm đầy đủ. Vì vậy nhiệt độ không khí trong nhà xưởng thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài.
Các số liệu về vận tốc gió tại các cơ sở điều tra vẫn chưa đạt yêu cầu, trong số mẫu
được điều tra có đến hơn 25% cơ sở sản xuất kinh doanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho
phép (TCVSCP). Tiêu chuẩn về vận tốc chuyển động không khí trong mùa hè là 1,5m/s, điều
này rất cần thiết cho sự giảm nhiệt của cơ thể cũng như thay đổi không khí cho bộ máy hô
hấp. Thế nhưng có những nơi chưa đạt đến 1m/s, thậm chí còn thấp hơn nhiều. Lấy ví dụ về

Công ty Thực phẩm Chế biến Á Châu, thực tế vận tốc gió tại các khu vực sản xuất của công
ty này chỉ đạt từ 0.2 tới 0,6 m/s. Vận tốc gió quá thấp làm cho không khí bị tù đọng không
giải quyết được lượng nhiệt dư và khí CO
2
(5)
.
Trong sản xuất, chiếu sáng ảnh hưởng nhiều tới năng suất lao động và an toàn lao
động. Chiếu sáng hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện lao động thuận lợi,
chiếu sáng không đạt yêu cầu gây khó khăn trong khi tiến hành công việc, dẫn tới giảm năng
suất lao động và có thể là nguyên nhân các tai nạn và các bệnh về mắt. Trong thời gian qua
các Trung tâm Y tế Dự phòng đã tiến hành kiểm tra, đo đạc yếu tố ánh sáng trong các doanh
nghiệp thì có 9,5% mẫu ở Quảng Nam và 28,4% mẫu ở Thành phố Đà Nẵng vi phạm
TCVSCP. Điều này chứng tỏ yếu tố ánh sáng được cải thiện tốt hơn cho điều kiện làm việc so
với các yếu tố vi khí hậu. Tuy nhiên, tại một số cơ sở sản xuất do tính chất công việc đòi hỏi
phải có đủ lượng ánh sáng thì lại không đáp ứng được như tại các vị trí đo của Công ty Gạch
men Đồng Tâm Miền Trung, độ rọi ánh sáng cho phép >75 Lux, nhưng thực tế 2 trong 3 khu
vực sản xuất có độ chiếu sáng chỉ đạt 35-40 Lux tức là thấp hơn tiêu chuẩn cho phép
(5)
.
Tại các phân xưởng của doanh nghiệp dệt may, việc bố trí bóng đèn sai quy cách,
thiếu độ sáng. Điều này khiến cho công nhân hoa mắt, chóng mặt… không thể làm việc có
hiệu quả. Thậm chí ở những doanh nghiệp mắc rất nhiều đèn trên trần nhưng chỉ tập trung rọi
lối đi là chính, trong khi nơi bàn làm việc của công nhân cần tập trung ánh sáng lại là nơi
thiếu ánh sáng nhất. Hàng ngàn công nhân làm việc tại xưởng máy đều có hiện tượng nhức
mắt, chóng mặt thường xuyên dẫn tới công nhân hoa mắt hay chệch đường chỉ, nhuộm sai
màu vải…
Bụi gây nhiều tác hại cho con người và trước hết là bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da,
bệnh trên đường tiêu hoá Tại các doanh nghiệp tiến hành điều tra, có tới 49,5% doanh
nghiệp ở Quảng Nam bị ô nhiễm bụi và 18,2% ở Thành phố Đà Nẵng. Với tỷ lệ này, tình
trạng ô nhiễm bụi trong các cơ sở sản xuất kinh doanh trên hai địa phương này thì ở Thành

phố Đà Nẵng thấp hơn so với cả nước, còn ở Quảng Nam khá cao so với của cả nước là
27,8%. Theo các chuyên gia bảo hộ lao động 27,8% số cơ sở sản xuất ở Quảng Nam bị ô
nhiễm bụi là cao vì người công nhân không những tiếp xúc phần lớn điều kiện làm việc tại
nơi làm việc mà họ còn phải chịu tác động của môi trường bên ngoài có nhiều bụi trên đường
đi, đặc biệt là ở những thành phố hoặc những nơi có tốc độ đô thị hoá diễn ra mạnh mẽ, việc
xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, làm cầu cống, đường sá, vận chuyển vật liệu cho các công
trình là nguồn phát sinh ra bụi rất lớn.
Do đó, con số 49,5% cơ sở bị ô nhiễm bụi là đáng báo động. Kết quả đo đạc môi
trường tại Mỏ than Nông Sơn ở Quảng Nam cho thấy hầu hết các khu vực sản xuất đều bị ô
nhiễm bụi trầm trọng, khối lượng bụi trong không khí từ 1,2 – 1,9 mg/m
3
, trong khi tiêu chuẩn
cho phép chỉ là 1 mg/m
3 (5)
.
Tiếng ồn và rung động cũng là một trong những yéu tố ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ
của người lao động. Theo kết quả khảo sát, gần 43% cơ sở sản xuất được khảo sát ở Quảng
Nam và 40% ở Thành phố Đà Nẵng vượt TCVSCP về tiếng ồn và rung động. Hiện nay con số
này của cả nước 29,4%, Thái Nguyên 45%, Quảng Ninh 75%. Như vậy so với mức trung bình
của cả nước, mức độ ô nhiễm ở các doanh nghiệp vẫn còn cao, đặc biệt là trong các khu vực
làm việc như sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác đá, cơ khí, gò hàn. Đa số ở những nơi này
không có công trình xử lý tiêu âm, giảm chấn, nên người công nhân làm việc trong môi
trường này phải chịu rung động lớn. Chẳng hạn mỏ đá Chu Lai là một cơ sở khai thác đá có
quy mô ở Quảng Nam, thế nhưng tại các vị trí làm việc đều không đảm bảo các điều kiện về
môi trường lao động: mức ồn chung vượt TCCP 5-15 dAB, mức áp âm ở tần số 1000Hz cũng
vượt từ 8-10 Hz, đặc biệt vận tốc rung cục bộ vượt TCVSCP hơn 2 lần
(5)
.
Thực trạng trên về môi trường làm việc của lao động trong các doanh nghiệp ở Quảng
Nam và Thành phố Đà Nẵng là đáng quan tâm. Trong điều kiện hiện nay, nếu chúng ta không

khắc phục tình trạng này thì khó có thể hội nhập kinh tế quốc tế và để phát triển kinh tế bền
vững. Nhưng chỉ có thể giải quyết được vấn đề nếu xác định rõ nguyên nhân chủ yếu của tình
trạng trên.

4. Những nguyên nhân chủ yếu
Những nguyên nhân tồn tại của tình trạng trên có thể xem xét trên nhiều khía cạnh, cả
về sự khiếm khuyết trong công tác quản lý nhà nước, lẫn việc thực hiện không nghiêm túc
quy định về vệ sinh lao động của Nhà nước và về những hạn chế của người lao động.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước; Có thể nói hệ thống các quy định về vệ sinh
lao động được quy định trong các văn bản pháp luật của Nhà nước là khá đầy đủ. Nhưng việc
thi hành nó có vấn đề. Thứ nhất; đó là sự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh lao
động chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Họ cho rằng vấn đề
này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Họ đâu có biết những hậu
quả của tình trạng vệ sinh lao động không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người
lao động mà còn làm cho môi trường kinh doanh của địa phương xấu đi, sức cạnh tranh của
sản phẩm yếu đi. Thứ hai; tình trạng buông lỏng quản lý những quy định này ở các địa
phương cũng là nguyên nhân. Thứ ba; việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện các
quy định của các cơ quan chức năng từ sở Lao động và Thương binh xã hội, sở Y tế, Liên
đoàn lao động thiếu đồng bộ, không có sự phân công phân cấp rõ ràng. Thứ tư; đội ngũ cán bộ
thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng. Thứ năm; công tác chỉ đạo, hướng dẫn
thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về pháp luật VSLĐ còn nhiều hạn chế. Thứ sáu; việc xử
lý các vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm minh và kịp thời làm giảm hiệu lực thực
thi pháp luật.
Về phía các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp trên địa bàn các địa phương phần lớn là
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu
quả sản xuất kinh doanh còn thấp cho nên kinh phí triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao
động (VSLĐ) quá ít dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao Ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp,
nhà xưởng máy móc thiết bị xuống cấp, lạc hậu, điều kiện lao động không đảm bảo yêu cầu
VSLĐ, trong khi đó sức ép về vốn đầu tư, thay thế thiết bị, công nghệ, giá thành sản phẩm
đã tạo ra nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về VSLĐ.

Ở nhiều cơ sở, doanh nghiệp người sử dụng lao động chưa hiểu được nghĩa vụ và trách
nhiệm của mình trong việc đảm bảo VSLĐ, chủ yếu là do vi phạm các quy đinh pháp luật, các
tiêu chuẩn, quy phạm về VSLĐ như: không đảm bảo điều kiện làm việc, chưa huấn luyện an
toàn vệ sinh lao động, không thực hiện các giải pháp về VSLĐ đối với những công việc nặng
nhọc, độc hại Do chạy theo lợi nhuận, một phần do khả năng kinh tế còn hạn chế nên ở một
số đơn vị vẫn còn tồn tại những thiết bị quá cũ, mặt bằng sản xuất tồi tàn, xuống cấp mang
nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động mà chủ
sử dụng lao động ít quan tâm đúng mức.
Về phía người lao động: Thứ nhất, do những khó khăn về kinh tế nên họ sẵn sàng làm
việc trong bất cứ môi trường làm việc nào miễn là có thu nhập, họ sẵn sàng chấp nhận trả giá.
Thứ hai, nhận thức của người lao động về sự nguy hiểm và những ảnh hưởng xấu đến sức
khỏe của môi trường làm việc tồi còn nhiều hạn chế, mặt khác sự thiếu thông tin cũng là một
nguyên nhân, mà việc thiếu thông tin này có thể do các doanh nghiệp không thông báo chính
xác về điều kiện làm việc cũng như các cơ quan chức năng không thông báo. Thứ ba, do chủ
quan, do chạy theo năng suất và do nhận thức, ý thức kém về VSLĐ nên đã vi phạm các tiêu
chuẩn, quy phạm về AT-VSLĐ, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích các
phương tiện bảo vệ cá nhân trong những điều kiện làm việc cần phải bảo hộ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tổng hợp từ số liệu của sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam.
[2] Tổng hợp từ số liệu Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển, Cục Thống
kê Thành phố Đà Nẵng, 2005.
[3] Số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam, 2004.
[4] Số liệu của Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Đà Nẵng, 2004.
[5] Khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp.

×