Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: "THỂ HIỆN BIẾN TỐ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP" docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.47 KB, 6 trang )

THỂ HIỆN BIẾN TỐ ÂM CUỐI TRONG TIẾNG ANH CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - ĐẠI HỌC
ĐÀ NẴNG - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
AN INVESTIGATION INTO THE PRONUNCIATION OF
INFLECTIONAL ENDINGS IN ENGLISH BY STUDENTS OF COLLEGE
OF FOREIGN LANGUAGES - UNIVERSITY OF DANANG –
PROBLEMS AND SOLUTIONS


NGUYỄN THỊ THANH THANH
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng


TÓM TẮT
Bài viết điều tra thực trạng phát âm các biến tố âm cuối trong Anh ngữ của sinh viên khoa
tiếng Anh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng. Với kết quả khảo sát, bài báo đưa ra
một số giải pháp để chữa lỗi và nâng cao khả năng phát âm của sinh viên nói chung, khả năng
thể hiện các biến tố âm cuối trong ngữ lưu giao tiếp nói riêng.
ABSTRACT
This article investigates the pronunciation of English inflectional endings by Vietnamese
students at College of Foreign languages, University of Danang. The findings show some
problems encountered by the students when they pronounce these endings. The study also
suggests some solutions to help students improve their pronunciation in general, and their
pronunciation of inflectional ending in spoken discourse in particular.


1. Đặt vấn đề
Trong giao tiếp khẩu ngữ, việc truyền đạt và nhận hiểu ý tưởng sẽ gặp nhiều khó khăn
nếu chúng ta mắc quá nhiều lỗi ngữ âm cho dù ý nghĩa truyền đạt đã đạt đến độ hoàn chỉnh.
Ngữ âm đóng một vai trò quan trọng giúp người khác hiểu ta muốn nói gì và ngược lại
(Brazil, 1994). Trong nhiều trường hợp, việc phát âm sai âm cuối tiếng Anh, đặc biệt là những


biến tố âm cuối có thể gây ra nhầm lẫn và cản trở giao tiếp. Hơn nữa, tiếng Anh giao tiếp là
sản phẩm của những chuỗi lời nói gắn kết nhau cho nên chỉ phát âm chuẩn, rõ những âm cuối
trên chưa hẳn đã mang lại hiệu quả cho giao tiếp (Celce-Mucia, Briton & Goodwin, 1996). Vì
vậy, khả năng kết nối thành công giữa các từ trong phát ngôn là vô cùng quan trọng.
Mặc dù đã được trang bị khá đầy đủ kiến thức về âm cuối ngữ pháp tiếng Anh và đã
được học về Ngữ âm học và Âm vị học tiếng Anh, sinh viên năm III khoa tiếng Anh trường
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng vẫn gặp rất nhiều khó khăn khi thể hiện những âm này
trong phát ngôn. Trong khi đó, thực trạng dạy và học ngữ âm ở trường tạo rất ít cơ hội cho
sinh viên thực hành kỹ năng này và bộ môn này cũng chưa được kết hợp nhuần nhuyễn để trở
thành một bộ phận trong giờ học của các môn khác. Vấn đề này chắc chắn sẽ gây cản trở việc
đạt được khả năng phát âm tốt để giao tiếp thành công.
Với tình hình như vậy, một yêu cầu cấp thiết được đặt ra đòi hỏi giáo viên phải chú ý
hơn nữa về vấn đề này. Là một giảng viên tiếng Anh, tôi viết bài này nhằm khảo sát những
vấn đề mà sinh viên gặp phải khi thể hiện biến tố âm cuối tiếng Anh trong phát ngôn, đồng
thời đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên vượt qua những khó khăn trên.
2. Tổng quan về biến tố âm cuối và nhiệm vụ của đề tài
Avery & Ehrlich (1995) định nghĩa biến tố âm cuối tiếng Anh hay âm cuối ngữ pháp
tiếng Anh là những tiếp vĩ ngữ đóng vai trò thể hiện ý nghĩa ngữ pháp, miêu tả những khái
niệm như "thì", "số", "sở hữu" …. Trên thực tế, biến tố âm cuối xuất hiện rất nhiều ở các thể
tường thuật trong ngôn ngữ hằng ngày. Tuy nhiên, đôi khi khó mà nhận biết được dấu hiệu các
âm cuối trong ngữ lưu giao tiếp bởi nó luôn nấp dưới dạng nối âm giữa các từ, đặc biệt khi từ
theo sau lại là một nguyên âm. Chính những trường hợp mơ hồ về ngữ âm như “I introduced
Amanda to her” và “I introduce Tamanda to her” lại dễ gây ra những nhầm lẫn về ngữ nghĩa
trong giao tiếp.
Đề tài chỉ giới hạn ở việc khảo sát cách phát âm những biến tố âm cuối /s/, /z/, /iz/, /t/,
/d/, /id/ trong giao tiếp khẩu ngữ. Bài báo chỉ tập trung vào nghiên cứu đối tượng sinh viên
năm III Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng.

3. Sơ lược về so sánh đối chiếu giữa tiếng Anh và tiếng Việt
3

.1. Cấu trúc âm tiết tiếng Anh theo quan điểm phát âm tự nhiên theo ngữ lưu
(Pronunciation) và phát âm tách bạch từng từ (Enunciation)
Trong ngữ lưu giao tiếp tiếng Anh, cấu trúc âm tiết của từ, đặc biệt là âm cuối không
còn chặt chẽ mà trở nên lỏng lẻo và có khuynh hướng bứt ra khỏi âm tiết trước để trở thành âm
đầu của âm tiết sau. Song, "sự rụng âm cuối" này diễn ra là để bảo đảm khẩu ngữ giao tiếp tự
nhiên, dễ hiểu và là cách phát âm của người bản ngữ. Hiện tượng này cũng có thể được lý giải
rõ hơn qua việc phân tích cấu trúc âm tiết của hai từ "an apple" [@n &pl] (Hình 3.1)













Hình 3.1. Sự chuyển đổi bên trong cấu trúc âm tiết
1
trong chuỗi liên âm giao tiếp



Điểm khác biệt này giữa hai ngôn ngữ là rào cản đối với sinh viên Việt trong việc thể hiện các
yếu tố nối trong ngữ lưu tiếng Anh.
3.2. So sánh đối chiếu tiếng Anh và tiếng Việt về phương diện hình thái và ngữ âm
Thực tiễn dạy và học tiếng đã có nhiều báo cáo, nghiên cứu về lỗi phát âm âm cuối.

Hoá ra rằng nguyên nhân chính không phải khi nào cũng là nỗ lực phát âm những âm không
có trong tiếng mẹ đẻ của người hoc mà ở sự khác nhau cơ bản về đặc điểm và tính chất của
tiếng Anh và tiếng Việt. Xét về mặt loại hình, cấu trúc ngữ âm của từ, tiếng Việt là một ngôn
ngữ đơn lập, phân tích tính (isolated/ analytic language), trong khi tiếng Anh lại là ngôn ngữ
vừa tổng hợp tính vừa phân tích tính với đặc trưng đa âm tiết (synthetic language) (GNU Free
Documentation License, 14/2/2006).
Tiếng Việt hầu như không có phụ tố, tiền tố và nhiều từ trong tiếng Việt chỉ chứa một
hình vị trong khi từ tiếng Anh được cấu tạo bởi một gốc và rất nhiều hình vị. Từ tiếng Việt
thường không có dấu hiệu biến cách để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp mà lại được thể hiện thông
qua vị trí sắp xếp các từ trong câu hay các tiểu từ: “đã” (thể hiện thì quá khứ), “đang” (thể
hiện một hành động đang diễn ra), hay “những”, “một vài” (chỉ danh từ số nhiều). Khác với
tiếng Việt, vị trí các từ trong câu thường ít quan trọng trong Anh ngữ bởi mỗi từ tiếng Anh đã
bao hàm ý nghĩa riêng của nó. Vì thế nếu người Việt nói “những quyển sách”, người Anh chỉ
dùng một từ duy nhất để thể hiện ý nghĩa số nhiều “books”.

4. Thực trạng phát âm biến tố âm cuối tiếng Anh của sinh viên
4.1. Phương pháp tiến hành nghiên cứu
Loại hình nghiên cứu được tiến hành là phương pháp mô tả định tính và định lượng
dựa trên phân tích tương phản hay so sánh đối chiếu tiên đoán.
Thông tin được thu thập từ phiếu điều tra và thu âm trực tiếp 20 sinh viên năm III khoa
tiếng Anh trường Đại học Ngoại Ngữ - Đại học Đà Nẵng ở trình độ học tập khác nhau. Phần
này gồm: (a) Thông tin về thái độ học tập bộ môn luyện âm tiếng Anh. (b) Thông tin về việc
thể hiện âm cuối tiếng Anh được phân bố từ cấp độ từ riêng lẻ đến cấp độ câu, và nói tự do
theo đề tài. Việc xử lý thông tin đi theo hai hướng phát âm (production) và tri nhận
(perception) dựa vào phát âm chuẩn của người bản ngữ, sóng phân tích phổ của phần mềm hỗ
trợ "Goldwave" và các tiêu chuẩn đánh giá cụ thể người nghiên cứu đặt ra.
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Sinh viên thường gặp khó khăn trong việc nghe và hiểu chuỗi liên âm có các biến tố
âm cuối tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp
- Sinh viên thường gặp khó khăn và mắc lỗi phát âm khi thể hiện biến tố âm cuối tiếng

Anh trong ngữ lưu giao tiếp
4.3. Kết quả nghiên cứu
- Nhìn chung, sinh viên đạt kết quả khả quan khi phát âm biến tố âm cuối tiếng Anh ở
cấp độ từ. Ngược lại, họ lại mắc khá nhiều lỗi phát âm và lỗi thể hiện biến tố âm cuối; đặc
biệt, sinh viên có khuynh hướng phát âm tách bạch từng âm hoặc từng từ, hoặc có nối âm
nhưng không tự nhiên khi thể hiện biến tố âm cuối ở cấp độ câu đánh giá trên phương diện nối
âm tự nhiên, dễ hiểu. So sánh cách phát âm của sinh viên và người bản ngữ, ta có thể thấy rõ
những lỗi phát âm này (Hình 4.1)
Thể hiện của sinh viên:


Sự nối âm
He begs us to forgive him

Thể hiện của người bản ngữ


Sự nối âm
He begs us to forgive him
Hình 4.1 Sóng âm của sinh viên và người bản ngữ khi thể hiện biến tố âm cuối ở cấp độ câu

Tần số xuất hiện của các lỗi ngữ âm và cách thể hiện sai các yếu tố nối lại càng cao, tỉ
lệ thuận với lần thu âm thứ 3 - thể hiện biến tố âm cuối trong chuỗi liên âm qua hình thức nói
tự do (Free talk). Kết quả thu được về phương diện tri nhận (perception) ủng hộ giả thuyết ban
đầu cho rằng sinh viên gặp nhiều khó khăn khi nghe và hiểu chuỗi liên âm có các biến tố âm
cuối tiếng Anh trong ngữ lưu giao tiếp.
- Nguyên nhân những hạn chế của sinh viên trên cả hai phương diện phát âm và tri
nhận xuất phát từ các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Nhưng suy cho cùng ý thức học tập, rèn
luyện ngữ âm của sinh viên cũng như những hạn chế về sửa lỗi chính là nguyên nhân sâu xa
cho những kết quả chưa như mong đợi.


5. Một số đề xuất khắc phục các lỗi phát âm của sinh viên nói chung và biến tố âm cuối
tiếng Anh nói riêng
5.1. Giúp sinh viên ý thức được sự khác nhau giữa hai ngôn ngữ Anh - Việt và vai
trò của việc nói chính xác và nói lưu loát
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, đặc biệt là ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ, sinh viên mắc
khá nhiều lỗi phát âm. Vì vậy, cần giúp sinh viên nâng cao được ý thức về sự khác biệt giữa
hai ngôn ngữ. Nếu không được xây dựng ý thức về sự khác biệt trên ngay từ giai đoạn đầu của
quá trình học thì những lỗi ngữ âm hình thành do thói quen và sự áp dụng sai lệch các quy luật
cố hữu của tiếng mẹ đẻ của sinh viên sẽ rất khó khắc phục trong các giai đoạn sau của quá
trình học.
Đồng thời, kết quả phiếu điều tra cho thấy một số sinh viên đã quan niệm sai khi chỉ
chú trọng phát âm rõ từng từ tiếng Anh mà không cần phải nối âm. Tuy nhiên, cách này chỉ
hiệu quả đối với một môi trường giao tiếp hẹp, với người nghe trình độ Anh ngữ còn hạn chế,
đó là chưa kể nó sẽ gây ra những khó chịu nhất định cho người nghe, đặc biệt khi ngôn ngữ
giao tiếp hằng ngày cần có sự nối âm để dễ hiểu, dễ gia công. Chính khía cạnh âm vị học siêu
đoạn tính này mới làm cho phát ngôn của người nói tiến đến độ chuẩn, gần với cách phát âm
của người bản ngữ.
5.3. Kết hợp dạy ngữ âm với các bộ môn khác
Những giờ học ngữ âm tập trung sẽ gây cho người học cảm giác chán nản bởi tính chất
khô khan của môn học này. Ngược lại, những bài luyện ngữ âm rải rác lại không đủ sức để xây
dựng khả năng phát âm tốt cho người học. Vì vậy, nên chăng bộ môn này sẽ hiệu quả hơn nếu
được kết hợp trong tiến trình dạy của những môn học khác thông qua các hình thức sửa lỗi
phát âm, phản hồi của giáo viên. Bằng cách này, sinh viên sẽ tập trung vào cách phát âm của
một từ, một cụm từ nào đó trong đối thoại tự nhiên và tự lấp đầy kinh nghiệm của mình. Đây
cũng là cách dạy và học mang tính hỗ trợ tương hỗ đồng thời giúp sinh viên vừa phát triển kỹ
năng nghe và nói.
5.4. Tổ chức các hoạt động thích hợp phát huy khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá
của sinh viên (self-monitoring and evaluating)
Đôi khi sinh viên không thể cứ trông đợi hoàn toàn vào thông tin phản hồi và sửa lỗi

của giáo viên. Giáo viên nên hình thành cho sinh viên khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá khả
năng và độ chuẩn phát âm của mình. Giáo viên sẽ đồng hành với sinh viên trong những giai
đoạn đầu của quá trình tập luyện và để họ tự lập hoàn thành yêu cầu đặt ra trong các giai đoạn
sau của quá trình. Bằng cách sử dụng máy và băng cassette, giáo viên hướng dẫn sinh viên thu
âm những bài nói, bài thảo luận, bài hội thoại của bản thân hoặc thực hiện cùng với bạn. Vào
cuối các hoạt động, giáo viên cho sinh viên nghe lại và tự đánh giá khẩu ngữ giao tiếp của
mình trên phương diện phát âm chuẩn, lưu loát. Đây là cách phản hồi hiệu quả khi sinh viên có
thể "nghe lại chính mình", và học từ những lỗi sai của mình.
5.5. Tạo hứng thú học tập bằng cách thiết kế các bài tập ngữ âm trên giao diện hình
ảnh hiện đại, ấn tượng của phần mềm chương trình hỗ trợ Hot Potatoes
Phần mềm chương trình Hot Potatoes cho phép thiết kế các bài tập ngữ âm với nhiều
thể loại khác nhau (Hình 5.1), ví dụ như dạng bài tập Matching, Cloze, Quiz, Crossword, …
Với phần mềm này, tôi mạnh dạn thiết kế một trang web với đầy đủ các bài tập ngữ âm không
chỉ dành cho sinh viên mà bất kỳ ai muốn cải thiện khả năng phát âm và khả năng thể hiện
biến tố âm cuối tiếng Anh. Người học có thể "online" học tại nhà hay bất kỳ địa điểm nối
mạng Internet nào. Thêm vào đó, người học sẽ thật sự có những giờ học thật thú vị ngồi bên
màn hình vi tính ứng dụng công nghệ vào quá trình học tiếng của mình.


Hình 5.1. Hình chụp phần mềm chương trình hỗ trợ thiết kế bài tập Hot Potatoes
6. Kết luận
Với mong muốn đề ra những giải pháp có thể góp phần khắc phục lỗi phát âm của sinh
viên, bài báo đã góp phần tạo thêm một cái nhìn về dạy học, hướng tới cách học chủ động chứ
không phải bị động và lấy sinh viên làm trung tâm chứ không phải giáo viên làm trung tâm.
Tác động tự kiểm tra tự đánh giá, và tự học với ứng dụng công nghệ sẽ giúp sinh viên phát huy
được tính chủ động trong học tập, mà cụ thể là bộ môn ngữ âm.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Avery, P. & Ehrlich, S. (1995). Teaching American English Pronunciation. Oxford
University Press.
[2] Baker, A. (1992). Ship or Sheep? An intermediate pronunciation course. Cambridge
University Press.
[3] Brazil, D. (1994). Pronunciation for Advanced Learners of English. Cambridge
University Press.
[4] Brown, G. & Yule, G. (1989). Teaching the spoken language - An approach based on
the analysis of conversational English. Cambridge University Press.
[5] Celce-Mucia, M., Briton, D. M., & Goodwin, J. M. (1996). Teaching Pronunciation: A
reference for Teachers of English to Speakers of Other Languages. Cambridge
University Press.
[6] GNU Free Documentation License (2006, February 8). Vietnamese Language.
Retrieved February 14, 2006 from the World Wide Web:
languge
[7] Hewings, M. (1993). Pronunciation Task. Cambridge University Press.

×