Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Thiết kế bài giảng ngữ văn 10 tập 1 part 4 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (452.2 KB, 47 trang )

142
Tuần 7
Tiết 19 20
Văn học
Tấm Cám
(Truyện cổ tích)

A. Kết quả cần đạt
1. Kiến thức t tởng: Từ việc củng cố và nâng cao những hiểu biết về
thể loại truyện cổ tích (đã học ở chơng trình Ngữ văn THCS), nhận thức
đợc tính chất, ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột diễn ra trong truyện
Tấm Cám, ý nghĩa của sự biến hoá của Tấm, từ đó khái quát đợc chủ đề
truyện, giá trị nghệ thuật của truyện; khắc sâu tình yêu đối với ngời lao
động, ngời phụ nữ Việt Nam; củng cố niềm tin vào chiến thắng của cái
thiện, của chính nghĩa trong cuộc sống, trong xã hội.
2. Tích hợp với các truyện cổ tích thần kì khác (Thạch Sanh, Cây khế, Sọ
Dừa ) với Làm văn ở bài Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
3. Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong
truyện cổ tích thần kì.
B. Chuẩn bị của thầy v trò
Truyện tranh Tấm Cám.
C. Thiết kế dạy học
Hoạt động 1
Tổ chức kiểm tra bài cũ
(Hình thức: vấn đáp)
Qua đoạn trích Ra-ma buộc tội, nhân dân ấn Độ xa quan niệm nh thế
nào về nhà vua anh hùng, về ngời phụ nữ lí tởng?
143
Phân tích, so sánh hành động bớc lên giàn thiêu của Xi-ta với hành động
nhảy xuống Hoàng Giang của Vũ Nơng, từ đó rút ra những điểm giống và
khác nhau giữa hai tác phẩm sử thi ấn Độ và truyện truyền kì Việt Nam.


Thế nào là truyện cổ tích thần kì? Nêu những đặc điểm quan trọng nhất
của thể loại truyện dân gian này. Chơng trình THCS đã học những truyện cổ
tích thần kì nào?
Hoạt động 2
Dẫn vào bài mới
GV nói chậm: Truyện cổ tích thần kì Tấm Cám nói chung, hình tợng
nhân vật Tấm nói riêng đã đi vào lòng ngời Việt Nam từ bao đời nay.
Truyện đã đợc chuyển thể nhiều lần thành chèo (Chị Tấm

Anh Điền), cải
lơng, nhạc kịch, đồng thời cũng là nguồn đề tài cho thơ, nhạc, hoạ (Cô Tấm
ngày nay Ngọc Châu; Những cô Tấm ngày xa nay vẫn còn đây, trên quê
hơng quan họ Phó Đức Phơng; Cô Tấm ngày nay xé vỏ thị bà tiên làm
chuyện bất ngờ Chế Lan Viên ). Việc đọc hiểu Tấm Cám, một lần nữa
giúp chúng ta nhận thức giá trị t tởng nghệ thuật của truyện này sâu sắc hơn.
Mấy đời bánh đúc có xơng
Mấy đời dì ghẻ lại thơng con chồng!
Câu ca dao cổ ra đời trớc hay truyện Tấm Cám ra đời trớc? Không thể
biết rõ; chỉ biết rằng, một trong những chủ đề của truyện Tấm Cám là chủ đề
mâu thuẫn xung đột dì ghẻ con chồng; nhng có thật đây là chủ đề chính
hay không? Chúng ta cần đọc kĩ lại toàn truyện.
Cho HS xem truyện tranh Tấm Cám hoặc chiếu trên màn hình kết hợp
với HS kể, đọc lại truyện.
Hoạt động 3
Củng cố lại kiến thức về truyện cổ tích thần kì
1. Về truyện cổ tích thần kì và những đặc điểm, giá trị t tởng của nó:
HS đọc và trình bày nội dung Tiểu dẫn trong SGK, tr. 76.
GV nhấn mạnh những điểm chính:
+ Có sự tham gia của những yếu tố thần kì.
144

+ Kết cấu phổ biến: nhân vật chính (là những con ngời bình thờng hoặc
bất hạnh (mồ côi, nghèo khổ) trải qua hoạn nạn, cuối cùng đợc hởng hạnh
phúc, thoả nguyện mơ ớc.
+ Mâu thuẫn, xung đột gia đình, xã hội thể hiện đấu tranh giữa thiện
ác, tốt xấu. Đề cao cái thiện, thiện chiến thắng ác để nêu gơng đạo đức,
giáo dục con ngời và thể hiện mơ ớc của nhân dân lao động về công bằng
xã hội, về hạnh phúc; tràn đầy tinh thần lạc quan, đối lập với hiện thực xã hội
đen tối đau khổ, tạo cho con ngời niềm tin, lòng ham sống.
+ Kiểu truyện Tấm Cám phổ biến ở khá nhiều dân tộc trên thế giới.
2. Đọc

kể
Yêu cầu đọc gợi không khí cổ tích, chú ý những câu đối thoại, những
câu văn vần, kết hợp đọc và kể.
GV đọc mẫu, kể mẫu 1 đoạn; 3 4 HS đọc, kể tiếp cho đến hết truyện.
GV nhận xét kết quả.
3. Giải thích từ khó: theo các chú thích chân trang.
4. Bố cục
Mở truyện: Ngày xa việc nặng Giới thiệu các nhân vật chính và
hoàn cảnh truyện.
Thân truyện: Một hôm về cung Diễn biến câu chuyện.
Kết truyện: Tấm trở lại thành ngời.
Riêng phần thân truyện có thể chia thành 2 đoạn:
+ Tấm ở với dì ghẻ và Cám đến khi trở thành hoàng hậu.
+ Tấm bị giết và hoá thân.
Hoạt động 4
Hớng dẫn đọc hiểu chi tiết
1. Nhân vật và mâu thuẫn

xung đột chủ yếu

GV hỏi: Theo dõi toàn truyện, ta thấy nổi bật lên sự đối lập và mâu
thuẫn gì, giữa nhân vật nào với nhân vật nào? Mâu thuẫn đó phát triển ra sao
theo mạch cốt truyện? Mâu thuẫn nào là chủ yếu, vì sao?
HS khái quát, phát biểu, có thể thảo luận để đi đến thống nhất
nhận định.
145
Định hớng:
+ Nếu căn cứ vào quan hệ gia đình thì truyện có các mâu thuẫn:
Tấm <> Cám (hai chị em cùng cha khác mẹ, cùng thế hệ)
Tấm <> dì ghẻ (dì ghẻ và con chồng)
Trong hai mâu thuẫn trên, mâu thuẫn Tấm Cám là chủ yếu, xuyên suốt
toàn truyện, liên tục và ngày càng căng thẳng, quyết liệt. Mâu thuẫn dì ghẻ
con chồng chỉ đóng vai trò bổ sung, phụ trợ, không liên tục. Có thể khái quát
hơn, đó là mâu thuẫn gia đình: Tấm <> Cám và dì ghẻ.
+ Thể hiện mâu thuẫn xã hội, khái quát thành mâu thuẫn thiện ác.
Các nhân vật Bụt, nhà vua đều thuộc phe thiện, đứng về phía Tấm
nhng tham gia rất ít và có mức độ vào quá trình phát triển và giải quyết mâu
thuẫn xung đột trong truyện.
Mâu thuẫn phát triển thành xung đột một mất một còn và dẫn đến kết
thúc thiện thắng ác, ác bị trừng trị đích đáng. Thiện đợc thoả nguyện ớc
mơ, hởng hạnh phúc trần thế.
Vậy tìm hiểu giá trị và đặc điểm t tởng nghệ thuật của truyện thực
chất là phân tích mâu thuẫn xung đột ấy giữa ba nhân vật.
(Hết tiết 19, chuyển tiết 20)

2. Diễn tiến của mâu thuẫn

xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám
GV hỏi: Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và Cám cùng mụ dì ghẻ có thể
phân thành mấy chặng? Tóm tắt những sự việc chính trong từng chặng.

Chặng nào căng thẳng, quyết liệt nhất.

HS phân tích, phát biểu.
Định hớng:
Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám có thể chia làm các
chặng nhỏ:
(a) Bắt cua chăn trâu xem hội thành hoàng hậu
(b) Bốn lần bị giết bốn lần hoá thân
(c) Trả thù
Chúng ta sẽ tìm hiểu sự phát triển, diễn tiến của mâu thuẫn xung đột
theo các chặng đó để khái quát phẩm chất, tính cách các nhân vật và chủ đề
của truyện.
146
Bảng hệ thống đối sánh
Chặng Tấm Cám, dì ghẻ
Yếu tố thần kì, hình
ảnh, chi tiét tiêu biểu

1
Trong gia
đình, tranh
đoạt


Quyền lợi
vật chất,

Tinh thần

a) Đi bắt tép

+ Chăm chỉ đợc giỏ tép
đầy.
+ Khóc





b) Đi chăn trâu
+ Chăn đồng xa
+ Khóc khi bống bị giết
+ Chôn xơng bống ở
đầu giờng

c) Đi xem hội
+ Nhặt thóc, gạo
+ Đi xem hội, rơi giày, thử
giày thành hoàng hậu

a) Đi bắt tép
+ Lời biếng, chẳng đợc gì
+ Lừa chị, đổ tép sang giỏ
mình, về trớc lĩnh thởng


+ Rình trộm Tấm cho cá ăn
giết bống ăn thịt








c) Đi xem hội
+ Bày kế hành hạ Tấm
+ Thử giày bẽ bàng, xấu
hổ.



+ Bụt hiện, bày cách
giúp Tấm
+ Cái yếm đỏ (vật
thởng)

+ Con bống


+ Bụt hiện, bày cách
giúp Tấm
+ Con gà biết nói
+ Bốn lọ xơng bống


+ Bụt hiện giúp Tấm
+ Chiếc giày đánh
rơi

Để hớng dẫn HS tìm hiểu mâu thuẫn trong chặng này, GV có thể nêu

một số câu hỏi và vấn đề sau:
Mâu thuẫn đầu tiên xuất phát từ sự việc gì?
Tại sao Cám lại làm việc lừa dối chị mình?
Con bống còn sót lại có ý nghĩa gì?
Vai trò của Bụt ở đây và trong cả chặng đầu truyện có ý nghĩa gì?
Hình ảnh cục máu nổi lên nói lên điều gì? (tích tụ oan ức, oán hờn, đau
đớn, tố cáo tội ác)
Giết bống, mẹ con Cám vì lí do gì? Có phải vì tham ăn?
Mẹ con Cám bày kế không cho Tấm đi xem hội nh thế nào?
Dã tâm của chúng là gì?
Bụt đã làm gì để giúp Tấm?
147
Đến đây, hết vai trò của Bụt. Nhận xét về nhân vật thần kì này đối với
nhân vật bất hạnh trong truyện cổ tích thần kì.
Những hình ảnh: con bống, con gà, đàn chim sẻ, đặc biệt là chiếc giày
đánh rơi của Tấm có ý nghĩa gì?
Định hớng:
Tóm lại, trong chặng đầu, ta thấy Tấm là cô gái nh thế nào? (bất hạnh,
bị hắt hủi, yếu đuối, thụ động, dễ khóc, chăm chỉ, hiền ngoan, cũng khát khao
đợc vui chơi, hạnh phúc)
Còn mẹ con Cám: cùng một bè độc ác, nhẫn tâm hành hạ Tấm, cớp công
lao và quyền lợi vật chất với tinh thần; ghen ghét, nhỏ nhặt nhng miệng lỡi
ngọt nhạt, lừa dối. Những câu văn vần thể hiện điều đó.
Nhân vật Bụt (Phật: có phép lực vô biên, lại hết sức hiền từ, chuyên cứu
giúp những ngời nghèo khổ, bất hạnh, theo quan niệm và tởng tợng của
nhân dân) đóng vai trò yếu tố thần kì, hiện ra kịp thời trợ giúp tìm cách giải
quyết khó khăn, bế tắc của nhân vật bất hạnh. Đó là cái vô lí có lí trong cổ
tích thần kì, tạo nên nét đặc biệt hấp dẫn của loại truyện này.
Chiếc giày đánh rơi là một trong những hình ảnh chi tiết độc đáo bởi nó
không chỉ là sự tởng tợng đẹp mà còn là chiếc cầu nối, cái cớ để so sánh

với Cám, dẫn đến việc gặp vua, trở thành hoàng hậu, mở màn cho hàng loạt
tội ác của mẹ con Cám sau này, đẩy mâu thuẫn thành xung đột gay gắt.
Mâu thuẫn xung đột trong chặng thứ hai khi Tấm và Cám đều trở thành
hoàng hậu.
Bảng hệ thống đối sánh

Chặng 2: Khi
Tấm trở thnh
hong hậu
Tấm
Cám dì ghẻ
1 Về lo giỗ bố
Trèo cau
Ngã chết đuối
Hoá thành chim vàng anh
Hót mắng Cám
Dì ghẻ bày mu độc
Đẵn gốc cau giết Tấm
Đa Cám vào thế chị làm
hoàng hậu
(vua không nói gì!)
2 Chim vàng anh bị giết
Lông chim hoá thành 2 cây xoan đào
Cám theo lời mẹ giết chim,
nấu ăn, vứt lông ra vờn (vua
không nói gì )
148
Chặng 2: Khi
Tấm trở thnh
hong hậu

Tấm
Cám dì ghẻ
3 Xoan bị chặt, đóng khung cửi
Khung cửi nguyền rủa tội cớp chồng của
Cám
Cám sai chặt xoan, đóng
khung cửi
(vua không nói gì)
4 Khung cửi bị đốt
Từ đống tro mọc lên cây thị, có một quả
vàng thơm, ở với bà lão
Cám đốt khung cửi, đổ tro bên
lề đờng xa hoàng cung
(vua không nói gì)
5 Từ quả thị bớc ra trở lại thành cô Tấm xinh
đẹp hơn xa, gặp lại vua, trở lại làm hoàng
hậu
Cám sợ hãi, muốn xinh đẹp
nh Tấm.


GV nêu một số câu hỏi thảo luận:
Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ con Cám khi Tấm đã trở thành
hoàng hậu có giảm đi hay ngợc lại? Vì sao?
Bốn lần giết Tấm một cách quyết liệt vô cùng độc ác chứng tỏ điều gì nơi
mẹ con Cám?
Vì sao Tấm không chết?
Bốn lần hoá thân của Tấm sau mỗi lần bị chết đuối, bị giết, bị chặt, bị
đốt chứng tỏ điều gì ở Tấm?
Những câu văn vần trong truyện đóng vai trò gì?

Tấm, cuối cùng vẫn trở thành ngời, lại xinh đẹp hơn xa, lại trở về ngôi
vị hoàng hậu, nói lên điều gì?
Vì sao trong chặng này, không thấy Bụt hiện lên lần nào, không thấy
Tấm khóc?
Vì sao nhà vua chồng Tấm, suốt bốn lần vợ bị hại, đều không nói gì,
đều không làm gì để bảo vệ vợ mình?

HS thảo luận, tự do phát biểu ý kiến.
Định hớng:
Mâu thuẫn Tấm Cám và dì ghẻ không những không giảm mà còn phát
triển ngày một căng thẳng, gay gắt, quyết liệt. Đây không còn là mâu thuẫn
gia đình mà đã phát triển thành xung đột mất còn mang tính quan hệ xã hội.
Mẹ con Cám tìm đủ cách và nhiều lần truy đuổi hòng tiêu diệt bằng đợc
Tấm để độc chiếm ngôi hoàng hậu, hòng trọn đời hởng vinh hoa phú quý.
149
Còn Tấm; cô cũng dần trởng thành hơn. Thực tế khốc liệt đã thay đổi
tính nết và cách nói năng, ứng xử của cô. Sau mỗi lần bị giết, bị chết, bị chặt,
bị đốt, Tấm đều không chết, đều tìm cách hoá thân sang kiếp khác, vật khác,
đều tìm cách mắng rủa, tố cáo tội ác cớp chồng giết chị của Cám.
Bốn lần bị giết, bốn lần hoá thân chứng minh sức sống mãnh liệt của
Tấm, thể hiện quan niệm luân hồi của đạo Phật trong tinh thần nhân dân, thể
hiện mơ ớc của nhân dân gửi vào nhân vật Tấm. Tấm phải sống để hởng
hạnh phúc, để trừng trị những kẻ thù độc ác, mẹ con Cám nhất định phải
đền tội.
Đó cũng là quan niệm thiện ác và tinh thần lạc quan, niềm tin vào chân lí,
và công bằng của tâm thức ngời Việt trong cổ tích.
3. Chi tiết Tấm trả thù

kết truyện
HS đọc lại đoạn kết, nêu cảm tởng của bản thân.

GV nêu vấn đề thảo luận tranh luận:
+ ý kiến đồng tình với cách trả thù của Tấm. Cho rằng nh thế là hợp lí,
là đích dáng. Mẹ con Cám đáng bị trừng trị nh vậy.
+ ý kiến không đồng tình với hành động của Tấm. Cho rằng nh thế trái
với bản chất hiền hậu của Tấm, làm giảm vẻ đẹp thuần khiết của nhân vật. So
với nhân vật Thạch Sanh, Tấm không bằng, Tấm cũng hẹp hòi, tàn nhẫn.
+ ý kiến của em?
Định hớng:
(Đọc tham khảo bài viết của Hoàng Tiến Tựu ở mục 6,
Hoạt động 5
dới đây.
Hoạt động 5
Hớng dẫn tổng kết luyện tập
1. GV hỏi: Em hiểu nh thế nào về chủ đề của truyện?
Truyện Tấm Cám hấp dẫn ngời nghe nhờ những biện pháp nghệ
thuật gì?
Nhân vật Tấm có đặc sắc gì về phơng diện phẩm chất và nghệ thuật xây
dựng?
HS đọc và ngẫm nghĩ nội dung Ghi nhớ, SGK, tr. 72.
GV nhấn mạnh:
+ Chủ đề truyện:
150
Sức sống và sự trỗi dậy mãnh liệt của con ngời trớc sự dập vùi, tấn
công của thế lực thù địch. Đó là sức mạnh thiện thắng ác qua cuộc đấu tranh
không khoan nhợng, đến cùng.
Chiến thắng của cái thiện thể hiện mơ ớc và tinh thần lạc quan của nhân
dân.
+ Đặc sắc nghệ thuật của truyện:
Cốt truyện li kì, hấp dẫn, sự tham gia của các yếu tố kì diệu; sự xen kẽ
các câu văn vần, khắc hoạ vẻ đẹp hình tợng nhân vật Tấm: từ yếu đuối, thụ

động đến kiên quyết đấu tranh giành lại cuộc sống và hạnh phúc cho mình.
2. Đọc tham khảo bài viết sau:
Bình giảng truyện tấm cám
Hoàng Tiến Tựu
Có ngời quá nhấn mạnh đến xung đột dì ghẻ con chồng và coi nhẹ,
thậm chí bỏ qua xung đột giữa hai chị em Tấm Cám. Do đó đã đơn giản hoá
chủ đề và nội dung tác phẩm. Đa Tấm Cám lên sân khấu, có dạo diễn đã làm
cho Cám trở thành nạn nhân bị mẹ sai khiến và ép buộc hoàn toàn Cần phải
tôn trọng cốt truyện mà nhân dân đã sáng tạo và lu truyền bao đời nay.
ở đây không có sự đồng tình của Cám với Tấm và sự đối lập giữa Cám
với mẹ dì ghẻ của Tấm dù rất nhỏ.
Cám đối lập hoàn toàn với Tấm, từ đầu tới cuối truyện. Xung đột lớn
nhất, trực tiếp và quyết liệt ở đây là xung đột Tấm Cám, giữa hai chị em
cùng cha khác mẹ, đúng nh tên truyện.
Truyện mở đầu bằng việc mụ dì ghẻ sai hai con đi bắt tép, ai đầy giỏ thì
đợc thởng yếm đỏ. Rõ ràng, lúc này, với câu nói ấy, mụ dì ghẻ cha có sự
thiên vị bất công hay âm mu độc ác nào cả.
Sau đó, kẻ lừa dối và cớp công Tấm là Cám. Cám hoàn toàn chủ động,
không hề có sự dặn dò hay sai khiến nào của mẹ. Cám làm thế chỉ vì lòng
tham muốn chiếm cái yếm đỏ của Tấm sẽ đợc hởng mà thôi!
Ai rình mò, theo dõi Tấm nuôi bống và báo cho dì ghẻ biết? Ai lấy quần
áo Tấm, cớp chồng Tấm và giết Tấm năm lần bảy lợt? Chính là Cám. Cám
trực tiếp nhúng tay vào tội ác, liên tục tấn công, truy đuổi, hãm hại và cớp
đoạt quyền lợi của Tấm, càng về sau càng quyết liệt, dã man. Mụ dì ghẻ chỉ
tham gia vào một số việc, mà chủ yếu là bày mu tính kế theo yêu cầu của
Cám. Cũng vì thế mà sự phản công của Tấm đều chủ yếu nhằm vào Cám. Từ
tiếng chim vàng anh, đến tiếng khung cửi. Không phải ngẫu nhiên tác giả dân
gian đã để Tấm trả thù Cám nặng nề, khốc liệt đến thế?!
151
Mâu thuẫn xung đột giữa Tấm và mẹ kế diễn ra gián tiếp và không liên

tục. Nó bổ sung, làm tăng thêm sự phức tạp, nặng nề xung đột Tấm Cám,
chứ không làm mờ hoặc thay thế, hoặc lấn át mâu thuẫn chủ yếu Tấm Cám.
Và cũng vì thế. Tấm trả thù y có nhẹ hơn so với Cám.
Tóm lại truyện Tấm Cám vừa có xung đột dì ghẻ con chồng vừa có xung
đột chị em cùng cha khác mẹ, nhng chủ yếu là mâu thuẫn, xung đột giữa
những ngời cùng thế hệ: Tấm Cám. Cuộc tranh giành quyền lợi giữa một
bên là Tấm, một bên là Cám và ngời mẹ kế diễn ra liên tục từ thấp lên cao,
từ hẹp đến rộng, từ trong nhà ra hội làng, đến tận cung vua, hết kiếp này sang
kiếp khác, vô cùng dai dẳng và quyết liệt mà mở đầu chỉ là một sự việc rất
giản đơn: Cám lừa Tấm, trút sạch giỏ tép của Tấm để chiếm cái yếm đỏ đáng
ra phải là của Tấm.
Chính cái việc giản đơn đó đã bộc lộ rõ bản chất và chân tớng của nhân
vật Cám.
Rõ ràng đây là cuộc đấu tranh giữa hai chị em cùng cha khác mẹ cuộc
đấu tranh vừa gia đình vừa xã hội, vừa có tính chất huyết tộc, vừa có tính chất
giai cấp càng thêm phức tạp và gay gắt vì có sự tham gia từ đầu chí cuối của
mụ dì ghẻ, có thêm quan hệ dì ghẻ con chồng.
Đoạn kết truyện làm ngời nghe hả hê vì thiện đã thắng ác, chính nghĩa
thắng gian tà. Tấm sống lại thành ngời, sau bao lần bị tiêu diệt và hoá thân.
Thuyết luân hồi của đạo Phật đã trở thành chỗ dựa cho nghệ thuật, giúp
tác giả dân gian thực hiện giấc mơ công lí và lí tởng thẩm mĩ của mình
thuận lợi trong trí tởng tợng sáng tạo.
Sau khi quả thị về ở với bà lão, đợc bà nâng niu, chỉ ngửi chứ bà không
ăn, Tấm mới chấm dứt kiếp vật trở lại thành ngời. Nhờ miếng trầu têm cánh
phợng làm mối, Tấm mới lại đợc gặp vua, gặp chồng. Những chi tiết độc
đáo, nên thơ và tràn đầy thi vị, triết lí nhân sinh.
Nhng những chi tiết Tấm trả thù lại gây ra nhiều ý kiến băn khoăn, cha
thống nhất.
Tại sao Tấm lại làm nh vậy và làm nh vậy có thoả đáng không?
Nhiều ngời cho rằng làm nh vậy là thoả đáng, trừng phạt nh thế hoặc

nặng hơn vẫn phù hợp và thích đáng. Nhng với Tấm thì cách trả thù nh vậy
không phù hợp với bản chất và tính cách của Tấm bản chất hiền hậu. Có
ngời so cách trả thù của Tấm với cách ứng xử của Thạch Sanh với mẹ con Lí
Thông và cho rằng cách xử lí của Thạch Sanh hay hơn, đẹp hơn, phù hợp với
truyền thống khoan hồng, độ lợng của nhân dân ta hơn cách làm của Tấm.
152
Nói chung thởng phạt trong truyện cổ tích đều bắt nguồn từ triết lí ở
hiền gặp lành, ở ác gặp ác, nhng hình thức cụ thể thì rất khác nhau. Không
phải ngời thiện nào cũng lấy công chúa và trở thành vua hoặc lấy vua làm
hoàng hậu. Cũng không phải nhân vật ác nào cũng bị trừng trị giống nhau.
Thạch Sanh và Tấm đều là những nhân vật rất đẹp của văn học dân gian,
nhng là những vẻ đẹp khác nhau. ở Thạch Sanh cái hùng gắn với cái hiền,
sự độ lợng bao dung của ngời chiến thắng. ở Tấm, dịu hiền gắn với cái đáo
để và nhu cầu trả thù của ngời bị áp bức, bóc lột.
Thạch Sanh có nhiều kẻ thù nhng không hề có nhu cầu trả thù sau chiến
thắng. Chàng không chỉ tha cho mẹ con Lí Thông mà còn độ lợng khoan
dung với cả quân ch hầu 18 nớc xâm lợc, mặc dù chàng có đầy đủ sức
mạnh và vũ khí tiêu diệt chúng.
Cô Tấm lại có nhu cầu trả thù, trừng trị kẻ đã áp bức bóc lột, hãm hại
mình rất rõ. Khi đợc trở lại kiếp ngời và về cung vua, Tấm mới có điều
kiện để trừng trị Cám. Nhng nhu cầu trả thù ấy đã có từ rất sớm, khi tấm bị
giết hoá thành chim vàng anh. Chim đã lanh lảnh mắng Cám những lời đe doạ
trả thù: tao cào mặt ra, rồi, tao khoét mắt ra Trớc khi bị giết, Tấm hiền
dịu, ngây thơ bao nhiêu thì sau khi bị giết, cô đáo để và quyết liệt bấy nhiêu.
Trớc khi bị giết, mỗi khi gặp khó khăn, cô chỉ yếu đuối, mà chỉ biết khóc và
chờ Bụt đến giải cứu. Nhng Bụt giúp Tấm bao nhiêu thì kẻ thù lại cớp đi
của Tấm bấy nhiêu và cuối cùng chúng đã cớp cả sinh mạng của Tấm mà
Bụt cũng đành bó tay, bất lực. Vì thế, ở giai đoạn hậu thân, Tấm phải tự mình
đảm nhiệm phần việc mà Bụt đã không giúp hay không thể giúp.
Lôgích phát triển tính cách của nhân vật Tấm là nh vậy.

Khi đã thấy rõ mối quan hệ phù hợp giữa hành động trả thù với lô gích
phát triển tính cách của Tấm thì sự băn khoăn về mức độ và hình thức trả thù
của nhân vật cũng không thành vấn đề nữa.
Hai nhân vật có uy quyền lớn (Bụt và vua) đều đứng về phía Tấm nhng
đều đứng ngoài và bất lực trớc sự ức hiếp hãm hại Tấm của hai mẹ con Cám.
Tại sao vua hoàn toàn nh ngời ngoài cuộc, không có bất kì một thái độ,
hành động nào đối với Cám, để mặc Tấm giải quyết một mình?
Có lẽ, trong quan niệm dân gian, việc lấy vua và nhà vua chỉ đơn thuần là
một phần thởng, một mơ ớc. Nhà vua cũng hiền nh Bụt và cũng xa vời
nh Bụt, nh một giấc mơ đẹp và xa vời, thoáng qua

(Hoàng Tiến Tựu, Bình giảng truyện dân gian;
NXB Giáo dục, 1994, tr. 109 114)
3. Soạn bài Tam đại con gà và Nhng nó phải bằng hai mày.
153

Tiết 21
lm văn
Miêu tả v biểu cảm trong bi văn tự sự
A. Kết quả cần đạt
1. Kiến thức:
Ôn tập và củng cố kiến thức về văn miêu tả, biểu cảm và tự sự.
Nắm đợc vai trò và cách sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong
bài văn tự sự.
2. Tích hợp với Văn qua văn bản Tấm Cám, với Tiếng Việt qua các bài
đã học.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng viết bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố
miêu tả và biểu cảm.
B. Thiết kế dạy học
Hoạt động 1

miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự
GV yêu cầu HS tìm hiểu mục I trong SGK và trả lời các câu hỏi:
1. Thế nào là miêu tả? Thế nào là biểu cảm?
2. Miêu tả trong văn bản tự sự có hoàn toàn giống với miêu tả trong văn
bản miêu tả hay không? Giữa biểu cảm trong văn bản tự sự với biểu cảm
trong văn bản biểu cảm có những điểm giống nhau và khác nhau cụ thể nào?
3. Căn cứ vào đâu để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong
văn bản tự sự?
4. Giải thích vì sao đoạn trích văn bản tự sự dẫn trong SGK đã sử dụng có
hiệu quả các yếu tố miêu tả và biểu cảm?
GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
154
1.
Miêu tả Biểu cảm
Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp ngời đọc,
ngời nghe hình dung những đặc điểm, tính
chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con
ngời, phong cảnh làm cho những cái đó nh
hiện lên trớc mắt ngời đọc, ngời nghe.
Trong văn miêu tả, năng lực quan sát của
ngời viết, ngời nói thờng bộc lộ rõ nhất.
Văn biểu cảm là văn viết ra nhằm biểu đạt tình
cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con ngời đối với
thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm
nơi ngời đọc.
Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình; bao gồm
các thể loại văn học nh thơ trữ tình, ca dao trữ
tình, tùy bút
Tình cảm trong văn biểu cảm thờng là những
tình cảm đẹp, thấm nhuần t tởng nhân văn

(nh yêu con ngời, yêu thiên nhiên, yêu Tổ
quốc, ghét những thói tầm thờng, độc ác )
Ngoài cách biểu cảm trực tiếp nh tiếng kêu,
lời than, văn biểu cảm còn sử dụng các biện
pháp tự sự, miêu tả để khơi gợi tình cảm.
Xây dựng hình tợng về một đối tợng nào
đó thông qua quan sát, liên tởng, so sánh,
tởng tợng và cảm xúc chủ quan của ngời viết.
Mang đến cho ngời đọc một "ấn tợng toàn
khối" về đối tợng.
Thông qua sự miêu tả, trực tiếp hoặc gián
tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh giá về
một đối tợng nào đó.
Mang đến cho ngời đọc một sự đồng thuận,
đồng cảm nhất định về đối tợng.
Phơng thức chủ yếu là tái tạo hiện thực bằng
cảm xúc chủ quan để dựng chân dung của đối
tợng đợc miêu tả.
Phơng thức chủ yếu bộc lộ cảm xúc.
Miêu tả đợc coi là phơng tiện để bày tỏ thái độ,
tình cảm và sự đánh giá về một đối tợng nào đó.

2. So sánh:
Tự sự Miêu tả Biểu cảm
Phơng thức: trình bày các
sự việc (sự kiện) có quan hệ
nhân quả dẫn đến kết cục,
biểu lộ ý nghĩa
Mục đích: biểu hiện con
ngời, quy luật đời sống, bày

tỏ thái độ tình cảm trớc con
ngời và cuộc sống
Các hình thức văn bản
thờng gặp: bản tin báo chí,
bản tờng thuật, tờng trình,
tác phẩm lịch sử, tác phẩm
văn học nghệ thuật (truyện, kí
sự, tiểu thuyết )
Phơng thức: tái hiện các
tính chất, thuộc tính của sự
vật, hiện tợng làm cho chúng
hiển hiện
Mục đích: giúp ngời đọc,
ngời nghe cảm nhận và hiểu
đợc chúng
Các hình thức văn bản
thờng gặp: văn tả cảnh, tả
ngời, tả sự vật; đoạn văn
miêu tả trong tác phẩm tự sự
Phơng thức: bày tỏ trực
tiếp hoặc gián tiếp thái độ tình
cảm của ngời nói, ngời viết
đối với con ngời, thiên nhiên,
xã hội, sự vật
Mục đích: bày tỏ tình cảm
và khơi gợi sự đồng cảm.
Các hình thức văn bản
thờng gặp: điện mừng, lời
thăm hỏi, điện chia buồn, văn
tế, điếu văn; th từ trao đổi

tình cảm giữa con ngời với
con ngời; tác phẩm văn học
(thơ trữ tình, tùy bút, bút kí )
155
Nhận xét:
Qua bảng so sánh trên, ta thấy:
Ba kiểu văn bản trên khác nhau ở "mục đích".
Ba kiểu văn bản trên có thể "đồng hiện" trong một văn bản tự sự, miêu
tả, cụ thể nào đó. Nói cách khác, tự sự có thể sử dụng yếu tố miêu tả, biểu
cảm và ngợc lại; vấn đề chỉ là mức độ, liều lợng và tính mục đích mà thôi!
3. Căn cứ để đánh giá:

GV gợi dẫn:
Trong thực tế, không thể chỉ ra một ranh giới tuyệt đối giữa các yếu tố tự
sự, miêu tả và biểu cảm trong một văn bản; mà các yếu tố này luôn đan xen
vào nhau, hỗ trợ nhau để tập trung làm rõ chủ đề của văn bản. Tuy nhiên, khi
tìm hiểu văn bản tự sự thì chúng ta phải tập trung vào các yếu tố tự sự và lớt
qua các yếu tố miêu tả, biểu cảm; còn khi tìm hiểu văn bản miêu tả hoặc biểu
cảm thì chúng ta làm ngợc lại. Đây là mối quan hệ biện chứng mang tính
nguyên lí của sự sáng tạo, nếu xa rời nó sẽ rơi vào cực đoan, phiến diện. Có
thể giải thích nh sau:
+ Đã là văn tự sự thì nhất thiết phải có cốt truyện, nhân vật và sự việc;
nhng nếu chỉ có ba yếu tố đó một cách "thuần túy" trần trụi thì văn bản sẽ
khô khan, thậm chí sẽ không thể trở thành tác phẩm văn học đợc. Vì vậy,
phải sử dụng một cách hợp lí, có hiệu quả các yếu tố miêu tả, biểu cảm để
"sinh động hóa" cốt truyện, nhân vật và sự việc; tức là tạo ra "chất văn" cho
văn bản tự sự.
+ Nh vậy, cơ sở để đánh giá sự thành công của miêu tả, biểu cảm trong
văn tự sự chính là hiệu quả tác động của văn bản tự sự tới nhận thức và cảm
xúc của ngời đọc, ngời nghe.

Ví dụ, đoạn văn tự sự:
Xe chạy chầm chậm Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi, vài giây sau, tôi đuổi kịp.
Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ
tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ
tôi cũng sụt sùi theo:

Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.
Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nớc mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến
bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá nh cô tôi nhắc
lại lời ngời họ nội của tôi. Gơng mặt mẹ tôi vẫn tơi sáng với đôi mắt trong
và nớc da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sớng
156
bỗng đợc trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại
tơi đẹp nh thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu
ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác đã bao lâu mất đi bỗng lại
mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng
xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thờng.
Phải bé lại và lăn vào lòng một ngời mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của
ngời mẹ, để bàn tay ngời mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống
lng cho, mới thấy ngời mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã t đầu trờng
học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi
những câu gì".
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Phân tích:

Tự sự Miêu tả Biểu cảm
+ Sự việc lớn: kể lại cuộc gặp
gỡ cảm động giữa nhân vật
"tôi" với ngời mẹ xã cách lâu

ngày
+ Các sự việc nhỏ (các chi
tiết): mẹ tôi vẫy tôi, tôi chạy
theo chiếc xe chở mẹ, mẹ kéo
tôi lên xe, tôi òa khóc, mẹ tôi
khóc theo, tôi ngồi bên mẹ,
ngả đầu vào cánh tay mẹ,
quan sát gơng mặt mẹ
tôi thở hồng hộc, trán đẫm
mồ hôi, ríu cả chân lại, mẹ tôi
không còm cõi, gơng mặt
vẫn tơi sáng với đôi mắt
trong và nớc da mịn, làm nổi
bật màu hồng của hai gò

Hay tại sự sung sớng bỗng
đợc trông nhìn và ôm ấp cái
hình hài máu mủ của mình mà
mẹ tôi lại tơi đẹp nh thuở
còn sung túc?
Tôi thấy những cảm giác ấm
áp đã bao lâu mất đi bỗng lại
mơn man khắp da thịt. Hơi
quần áo mẹ tôi và những hơi
thở ở khuôn miệng xinh xắn
nhai trầu phả ra lúc đó thơm
tho một cách lạ thờng.
Phải bé lại và lăn vào lòng
một ngời mẹ, áp mặt vào bầu
sữa nóng của ngời mẹ, để

bàn tay ngời mẹ vuốt ve từ
trán xuống cằm và gãi rôm ở
sống lng cho, mới thấy ngời
mẹ có một êm dịu vô cùng.


Nhận xét:
Cái cốt tự sự và các yếu tố miêu tả, biểu cảm không "biệt lập" hoặc "loại
trừ" nhau, mà luôn đan xen vào nhau một cách hài hòa để tạo nên một mạch
văn nhất quán, sinh động.
157
Ví dụ:
Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,
tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da
thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở từ khuôn miệng xinh xắn nhai trầu
phả ra lúc đó thơm tho một cách lạ thờng.

Kể: tôi ngồi trên xe, cạnh mẹ Tả: đùi áp vào đùi mẹ tôi, đầu
ngả vào cánh tay mẹ tôi,
khuôn miệng xinh xắn nhai
trầu
Biểu cảm: những cảm giác
ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng
lại mơn man khắp da thịt,
thơm tho một cách lạ thờng

* Nếu tớc bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm; ta sẽ có đoạn văn:
Mẹ tôi vẫy tôi. Tôi chạy theo chiếc xe chở mẹ. Mẹ kéo tôi lên xe. Tôi òa
khóc. Mẹ tôi khóc theo. Tôi ngồi bên mẹ, quan sát gơng mặt mẹ.


GV chốt:
+ Nếu tớc bỏ các yếu tố miêu tả, biểu cảm thì đoạn văn sẽ trở nên khô
khan, không gây xúc động cho ngời đọc. Nói cách khác, nhờ có các yếu tố
miêu tả, biểu cảm mà đoạn văn trở nên hấp dẫn, sinh động, khiến cho ngời
đọc phải suy nghĩ, liên tởng và rút ra đợc những bài học về tình mẫu tử
thiêng liêng.
+ Nếu tớc bỏ các yếu tố tự sự thì đoạn văn không còn nhân vật và các sự
việc, không còn "chuyện" và trở nên vu vơ, khó hiểu (thực ra là không thể có
một "đoạn văn" nh thế tồn tại!).
4. Giải thích:
a) Đoạn trích dới đây có phải là một đoạn văn tự sự không? Tại sao?
b) Hãy xác định và cho biết vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm
trong đoạn văn.
[ ] Nếu có lần nằm ngoài trời suốt đêm, hẳn bạn thừa biết giữa lúc
chúng ta ngủ thì cả một thế giới huyền bí bừng dậy trong cảnh cô quạnh và u
tịch. Lúc ấy suối reo rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, [ ] và
văng vẳng trong không gian những tiếng sột soạt, những tiếng rung khe khẽ,
tởng đâu cành cây đang vơn dài và cỏ non đang mọc. Ban ngày là cuộc
sống của chúng sinh còn ban đêm là cuộc sống của cây cỏ. Không quen thì dễ
sợ Cho nên tiểu th của chúng ta cứ mỗi lần nghe thấy một tiếng động nhỏ
là đã run lên và nép sát vào ngời tôi. Một lần, từ phía mặt đầm lấp lánh
dới kia nổi lên một tiếng kêu dài, não nuột, ngân vang rền rền tới chỗ chúng
tôi ngồi. Cũng vừa lúc một vì sao rực rỡ đổi ngôi, lớt trên đầu chúng tôi về
158
cùng một hớng đó, dờng nh tiếng than vãn mà chúng tôi vừa nghe thấy kia
đã mang theo một luồng ánh sáng.

Cái gì thế?

Xtê-pha-nét khe khẽ hỏi.


Có một linh hồn lên thiên đàng, cô chủ ạ.

Nói rồi tôi làm dấu thánh.
Nàng cũng làm theo và cứ ngồi ngửa cổ nh thế một lát, vẻ rất trầm
ngâm [ ]
Nàng vẫn ngớc mắt lên cao, tay đỡ lấy đầu, vai khoác tấm da cừu, nom
nàng nh chú mục đồng của nhà trời.

Nhiều sao quá! Đẹp quá kìa! Cha bao giờ tôi thấy nhiều sao nh thế
này. Mục đồng có biết tên các ngôi sao không?

Dạ có, tha cô chủ [ ]
Và trong khi tôi cố giảng cho nàng thế nào là đám cới sao thì tôi cảm
thấy nh có một cái gì mát rợi và mịn màng tựa nhè nhẹ xuống vai tôi. Thì
ra đầu nàng nặng trĩu vì buồn ngủ đã ngả vào tôi với tiếng sột soạt êm ái của
những dải đăng-ten và làn tóc mây gợn sóng. Nàng cứ ngồi yên nh thế,
không nhúc nhích cho đến khi ngàn sao trên trời mờ dần, nhòa đi trong buổi
ban mai đang rạng. Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ, đáy lòng hơi xao xuyến nhng
vẫn giữ đợc mình vì đêm sao sáng kia bao giờ cũng đem lại cho tôi những ý
nghĩ cao đẹp. Quanh hai chúng tôi, ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc hành trình
trầm lặng ngoan ngoãn nh một đàn cừu lớn; và đôi lúc, tôi tởng đâu một
trong những ngôi sao kia, ngôi sao thanh tú nhất, ngời sáng nhất lạc mất
đờng đi đã đậu xuống vai tôi mà thiêm thiếp ngủ
(A. Đô-đê, Những vì sao)
a) Phần văn bản trên là một trích đoạn tự sự vì nó có nhân vật và sự việc,
cụ thể:
Nhân vật: cô gái (cô chủ, tiểu th) và chàng trai chăn cừu (mục đồng).
Sự việc: một đêm thức trắng.
b)


Tự sự Miêu tả Biểu cảm
Nếu có lần nằm ngoài trời suốt
đêm, giữa lúc chúng ta ngủ
thì cả một thế giới huyền bí
bừng dậy

suối reo rõ hơn, đầm ao
nhen lên những đốm lửa
nhỏ văng vẳng trong không
gian những tiếng sột soạt,
những tiếng rung khe khẽ
trong cảnh cô quạnh và u
tịch
tởng đâu cành cây đang
vơn dài và cỏ non đang mọc
159
Tự sự Miêu tả Biểu cảm
Ban ngày là cuộc sống của
chúng sinh còn ban đêm là
cuộc sống của cây cỏ.
Cái gì thế? Xtê-pha-nét
khe khẽ hỏi.
Có một linh hồn lên thiên
đàng, cô chủ ạ. Nói rồi tôi
làm dấu thánh.
Nàng cũng làm theo
Nàng cứ ngồi yên nh thế
nhoà đi trong buổi mai đang
rạng.

Còn tôi, tôi nhìn nàng ngủ
run lên và nép sát vào
ngời tôi
từ phía mặt đầm lấp lánh
dới kia nổi lên một tiếng kêu
dài, não nuột, ngân vang rền
rền
một vì sao rực rỡ đổi ngôi,
lớt trên đầu dờng nh
tiếng than vãn
đầu nàng đã nặng trĩu vì
buồn ngủ và đã ngả vào tôi
ngàn sao vẫn tiếp tục cuộc
hành trình trầm lặng ngoan
ngoãn nh một đàn cừu lớn
Không quen thì dễ sợ
Đẹp quá kìa!
cảm thấy nh có một cái gì
mát rợi và mịn màng tựa nhè
nhẹ xuống vai tôi
với tiếng sột soạt êm ái của
những dải đăng-ten và làn tóc
mây gợn sóng
đáy lòng hơi xao xuyến
nhng vẫn giữ đợc mình vì
đêm sao sáng kia bao giờ
cũng đem lại cho tôi những ý
nghĩ cao đẹp
tôi tởng đâu một trong
những ngôi sao kia đã đậu

xuống vai tôi mà thiêm thiếp
ngủ

c) Nhận xét:
Các yếu tố miêu tả và biểu cảm đã giúp cho đoạn văn tự sự trở nên sinh
động, hấp dẫn và giàu chất thơ (văn xuôi trữ tình).
Hoạt động 2
Quan sát, liên tởng, tởng tợng
đối với việc miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự
Thao tác 1
GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và điền từ vào chỗ trống:
+ Điền từ liên tởng vào câu a:
Liên tởng: từ sự việc, hiện tợng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tợng
có liên quan.
Ví dụ:
"Biển" có thể khiến ta nghĩ đến: sóng, bờ, bãi cát, đảo, con tàu,
"Chiến tranh" có thể khiến ta nghĩ tới: chết chóc, chia li, tàn phá,
mất mát
160
+ Điền từ quan sát vào câu b:
Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tợng.
Ví dụ:
Quan sát cảnh vật trên mặt biển vào lúc mặt trời lặn.
Quan sát cuộc bầu cử tổng thống ở Bê-la-rút.
+ Điền từ tởng tợng vào câu c:
Tởng tợng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có ở trớc
mắt, hoặc còn cha hề gặp.
Ví dụ:
Tởng tợng ra một cuộc đối thoại giữa Mị Châu và Trọng Thủy sau
khi Mị Châu đã chết.

Tởng tợng ra một cái bánh ngọt to bằng toà nhà mời tầng.
Thao tác 2
GV gợi dẫn HS trao đổi, thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Phải quan sát mới có thể viết đợc câu văn: Trong đêm, tiếng suối reo
nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, những tiếng sột soạt văng
vẳng trong không gian.
+ Phải tởng tợng mới viết đợc câu văn: Cô gái nom nh một chú mục
đồng của nhà trời, nơi có những đám cới sao.
+ Phải liên tởng mới viết đợc câu văn: Cuộc hành trình trầm lặng,
ngoan ngoãn của ngàn sao gợi nghĩ đến đàn cừu lớn.
Thao tác 3
GV yêu cầu HS suy nghĩ để trả lời các câu hỏi:
1. Biểu cảm là gì?
2. Muốn biểu cảm thì phải làm gì?
3. Hãy xác định các yếu tố đó trong bốn yếu tố a, b, c, d (SGK, tr.75)?

HS trao đổi, thảo luận và trả lời:
1. Biểu cảm là trực tiếp hoặc gián tiếp bày tỏ thái độ, tình cảm và sự đánh
giá thông qua việc miêu tả đối tợng.
2. Muốn biểu cảm thì phải quan sát để tả đối tợng và vận dụng vốn tri
thức, vốn sống để hình thành những cảm xúc, rung động với đối tợng.
3. Các yếu tố có vai trò quan trọng để biểu cảm là a, b và c.
161
* Yếu tố d là câu trả lời không chính xác vì:
+ Muốn biểu cảm thì nhất thiết phải có đối tợng để miêu tả và thông qua
miêu tả mới biểu cảm đợc.
+ Nếu chỉ từ bên trong trái tim ngời nói, ngời viết thì cũng có thể có
tâm trạng, có cảm xúc; nhng đó là những tâm trạng, những cảm xúc mơ hồ,
vu vơ; do đó nó khó có thể gợi ra sự đồng cảm ở ngời nghe, ngời đọc đợc.
GV chỉ định 3 HS lần lợt đọc chậm, rõ Ghi nhớ trong SGK.

Hoạt động 3
Hớng dẫn luyện tập
Bài tập 1
a) Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong một đoạn trích tự sự ở văn bản Tấm
Cám:
Một hôm vua đi chơi, ra khỏi hoàng cung. Thấy có quán nớc bên
đờng sạch sẽ liền ghé vào. Bà lão mang trầu nớc dâng lên vua. Thấy trầu
têm cánh phợng, vua sực nhớ tới trầu vợ mình têm ngày trớc cũng y nh
vậy, liền phán hỏi:

Trầu này ai têm?

Trầu này con gái già têm. Bà lão đáp.

Con gái của bà đâu, gọi ra đây cho ta xem mặt.
Bà lão gọi Tấm ra, Tấm vừa xuất hiện, vua nhận ra ngay vợ mình ngày
trớc, có phần trẻ đẹp hơn xa. Vua mừng quá, bảo bà hàng nớc kể lại sự
tình, rồi truyền cho quân hầu đa kiệu rớc Tấm về cung.

Tự sự Miêu tả Biểu cảm
Một hôm vua đi chơi, ra khỏi
hoàng cung
Thấy có quán nớc bên đờng
liền ghé vào
Thấy trầu têm cánh phợng,
vua sực nhớ , liền phán hỏi
vua nhận ra ngay vợ mình
rồi truyền cho quân hầu đa
kiệu rớc Tấm về cung


quán nớc bên đờng sạch
sẽ
có phần trẻ đẹp hơn xa
Vua mừng quá
162
b) Đoạn văn tự sự trích từ văn bản Lẵng quả thông:
Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong rừng một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu,
con ông gác rừng. Em bé đang nhặt những quả thông bỏ vào trong lẵng.
Trời đang thu. Nếu nh ta có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem
đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo thì những chiếc lá đó có làm
thành một phần rất nhỏ bộ quần áo mà mùa thu đang trải trên những ngọn
núi kia mà thôi. Vả lại, những chiếc lá nhân tạo nọ sẽ rất thô kệch nếu so với
lá thật, nhất là những lá liễu hoàn diệp. Mọi ngời đều biết rằng chỉ cần một
tiếng chim hót thôi cũng đã đủ làm chúng run rẩy.

Tự sự Miêu tả Biểu cảm
Một hôm, Gri-gơ bắt gặp trong
rừng một em bé.
Em bé đang nhặt những quả
thông bỏ vào trong lẵng.
đôi bím tóc nhỏ xíu
Trời đang thu.
những chiếc lá nhân tạo nọ
sẽ rất thô kệch
Nếu nh mà thôi.
chỉ cần một tiếng chim hót
thôi cũng đã đủ làm chúng run
rẩy

Tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong các đoạn văn tự sự trên:

đa dạng hoá và sinh động hoá văn bản, nó giống nh chất keo tạo nên sự gắn
bó giữa các sự việc trong văn tự sự.
Bài tập 2: Viết văn bản "Một lần về quê"
1. Hai tiếng quê hơng
Quê hơng! Hai tiếng giản dị và gần gũi biết bao! Càng lớn và càng bị
hút vào cuộc sống hối hả chốn thị thành, tôi càng cảm nhận sâu sắc niềm
hạnh phúc khi mình còn có một quê hơng để đi, về vào những ngày giỗ, Tết.
Cũng nh mọi lần và cũng rất khác với mọi lần, lần này về quê, tôi thấy
lòng mình cứ trĩu nặng một nỗi buồn nhớ thật da diết, bâng khuâng. Trớc
đây, quê tôi là một vùng thuần nông yên bình và chất phác vô cùng.
Mỗi lần về đến đầu làng, tôi lại đứng lặng ở ngã ba mà một bên là cái
giếng tròn, một bên là cái ao làng có xây những hàng bậc gạch dài, đỏ au.
Bên cạnh cái giếng là một cây bàng già nua, sù sì. Dới gốc cây bàng là quán
nớc vối của bà cụ T Nghĩa. Lần nào về quê, tôi cũng ghé vào cái quán đơn
sơ, dân dã của bà cụ vui tính và phúc hậu này. Trên cái chõng tre dùng làm
bàn có một dãy bát úp dùng để uống nớc vối, ba cái lọ thủy tinh dùng để
đựng kẹo bột, thuốc lào và một số bao diêm. Ngoài ra, còn có thêm mấy nải
chuối tây, chuối tiêu, chuối hột hoặc vài quả đu đủ chín và một cái điếu cày.
Lần nào bà cụ T Nghĩa cũng rót cho tôi một bát nớc vối rõ đầy, sóng sánh
một màu nâu nhạt và bảo:
163
Uống đi cho nó khỏi quên mất cái chất "nhà quê", cháu ạ! Bà mà trăm
tuổi thì chẳng còn ai bán nớc vối cho cháu uống nữa đâu!
Sau khi nhấm nháp xong bát nớc vối ngăm ngăm đắng, thoang thoảng
một vị mát ngọt dịu dàng, tôi mới chào bà cụ chủ quán để về nhà. Đờng về
nhà tôi là đờng đất, hai bên đờng là những cái ao nối nhau chạy dài. Bờ ao
nào cũng rợp bóng mát tre xanh. Tiếng gió lao xao trên những cành tre. Thỉnh
thoảng có những thân tre cọ vào nhau cót két lúc khoan lúc nhặt. Tôi về nhà
trong tiếng reo hò tíu tít của các em tôi và của hàng chục đứa trẻ con hàng
xóm. Tôi cảm thấy nh mình đang đợc sống trong một thế giới khác. Một

thế giới trong trẻo tinh khiết, chân thành và đằm thắm đến nao lòng.
Tôi không bao giờ quên đợc những bữa cơm gia đình ở quê tôi. Chỉ vài
con cua con ốc bắt đợc ở ngoài đồng hoặc xúc đợc ở dới ao và một nắm
rau dền cơm, rau sam, rau mồng tơi hái ở vờn nhà là đã có một bữa ăn
ngon miệng vô cùng. Cái không khí ấm cúng mỗi khi cả nhà quây quần bên
mâm cơm "tự cung tự cấp" đạm bạc thì khó mà gặp đợc ở những bữa tiệc
đầy ắp cao lơng mĩ vị ở thành phố!
Khi màn đêm buông xuống, tôi mới cảm nhận đợc sự mênh mông yên
tĩnh của một vùng quê rất xa thành phố. Thỉnh thoảng có vài tiếng chó sủa
khi gần khi xa, vài tiếng ếch nhái văng vẳng hoặc một tiếng vạc bay đêm
thảng thốt vụt qua Có đêm, tôi ngồi một mình bên ngọn đèn dầu leo lét để
đọc sách và tự nhiên cảm thấy sách "vào" mình sao mà dễ dàng và thấm thía?
Tôi chợt chạnh lòng thơng lũ trẻ con quê tôi. So với đám trẻ con thành phố
thì chúng thiệt thòi nhiều quá! Tôi khe khẽ thở dài
Nhng đấy là tất cả những gì về một vùng quê còn lại trong kí ức của tôi
mà thôi! Ngày ấy, dới con mắt trẻ thơ của tôi, con sông đồng Phan quê tôi
thì mênh mông nh sông Hồng, cái ao làng thì bát ngát nh cái Hồ Tây, con
đờng làng thì thênh thang nh quốc lộ 1A
Còn bây giờ? Xã đã lên phờng. Ngời ta đã lấp hết ao để làm nhà mặt
đờng và để bán đất. Không còn bóng dáng một cây tre nào. Đờng liên xã,
liên xóm đều đã đợc bê tông hóa. Nhà tầng, nhà ống, nhà chóp, nhà kính
lô nhô, bát nháo. Đèn điện, ti vi, nớc máy, xe máy nh thành thị.
Dân quê tôi, sáng dậy uống cà phê, đọc báo. Ngày phóng xe máy lợn
loanh quanh. Tối xem ti vi, xem đĩa DVD ngoài luồng Tôi cứ ngẩn ngơ tự
hỏi: "Đây có còn là quê tôi không nhỉ?!". Và chợt thấy lòng mình hụt hẫng,
bâng khuâng nh vừa bị tuột mất một cái gì vô giá
164
Tôi bần thần dừng lại cái nơi mà ngày xa từng có cái ao làng và cái
giếng làng. Bây giờ là nhà tầng ngất nghểu. Cây bàng già nua xù xì cũng
không còn nữa! Bà cụ T Nghĩa "chuyên doanh" nớc vối thì đã thành ngời

thiên cổ từ lâu! Bát nớc vối sóng sánh năm nào mãi mãi đã trở thành một
hoài niệm trong tôi Lần này, tôi về quê mà sao khóe mắt cứ cay cay? Quê
hơng! Hai tiếng ngày xa còn vọng lại tới hôm nay
(Hoài Linh)
2. Dấu chân và con đờng
Con ngời chập chững vào đời với những bớc chân đầu tiên trên con
đờng đất của xóm làng. Rồi nối tình ngời bằng những con đờng từ xóm
này sang xóm khác, làng này sang làng khác, vơn tới văn minh nhân loại.
Không phải ai cũng biết trân trọng những dấu chân đầu tiên và những con
đờng đầu tiên. Có thể mẹ cời bằng mắt, nắm lấy tay ta dắt đi từng bớc một
bằng đôi chân trần gót đỏ nh son bé tẹo, có thể cha dìu ta trên con đờng
đầy hoa thơm cỏ lạ để đến trờng hoà vào thế giới tình yêu nồng cháy: thầy,
bạn, trờng, lớp để ta có tri thức và có kí ức đẹp vô ngần làm nền tảng cho
đạo đức con ngời.
Dấu chân của cái tuổi lên chín lên mời cứ để trần cho lấm bụi trần, cho
nặng tình với đất, nhiều lúc gai đâm tứa máu, ta vẫn thích chân đất chạy băng
băng trên đờng làng để u mọi, ú tim Nhiều lúc ta nhón từng bớc chân trên
thảm cỏ xanh non để bắt cho đợc chú chuồn chuồn đỏ thắm về cắt cánh làm
chú bò nhỏ thả vào lon sữa bò nhìn ngắm cho vui.
Ai nhớ đợc giữa tra hè đang nắng ta không ngủ theo lời mẹ dặn, rón
rén trốn sang nhà hàng xóm chơi đánh trống bắn bi? Những dấu chân in trên
con đờng đất cứ lớn dần theo năm tháng và con đờng ta đi cứ dài thêm mãi
ra. Ta học đợc bao điều mới lạ trong cái thế giới rộng lớn từ những dấu chân
và những con đờng.
Ông nội cả một đời cứ chân đất, hai bàn chân chai sạn nh đôi dép dày
cộm vẫn sống gần chín mơi. Mẹ một đời tảo tần chợ gần chợ xa bằng chân
đất cũng nuôi đợc các con nên ngời. Bàn chân trần của mẹ, vòng quay cuộc
sống hết năm này sang năm khác cộng lại chắc là đời mẹ đã đi chiều dài đủ
một vòng trái đất.
Có những ngời xa quê hàng mấy chục năm trờng, nhng trong giấc ngủ

cứ hiện lên từng con đờng, từng bờ tre, góc xóm, từng gơng mặt thân
thơng. "Lá rụng về cội", khi về già, cố hơng là chỗ dựa vững chắc, là ớc
nguyện cuối cùng của đời ngời. Lúc đó con ngời ta nhớ lại từng dấu chân,
165
con đờng thời thơ trẻ, ngời ta lo sợ đánh mất những kỉ niệm dấu yêu khi
sắp sang thế giới miền cực lạc.
Có những con đờng, đồi dốc mà ta sắp tiến tới và vợt qua may mắn
đợc ngời đi trớc tạo điểm tựa nh cái bệ phóng. Ngời nào có bản lĩnh
trớc cuộc đời đầy xô bồ, gai góc, biết dấn thân, biết tự lập thì đó là niềm tin
khởi đầu của vạn niềm tin tất thắng. Còn ngời nào thiếu bản lĩnh sống, trông
chờ, dựa dẫm vào ngời khác thờng chuốc lấy thất bại ê chề. Có bao nhiêu
ngời nhận ra chân lí: "Có vấp ngã mắt mới nhìn sáng suốt Có đau thơng
lòng mới cứng rắn hơn?"
Một lần nhìn thằng cháu nội tôi chập chững tập đi, nó vấp ngã không biết
bao nhiêu lần. Mỗi lần vấp ngã là mỗi lần nó đứng dậy đi thẳng tới mặc cho
các vết trầy rớm máu, tôi bỗng nghĩ đến cuộc đời, nghĩ đến những hoàn cảnh
tật nguyền nghiệt ngã. Có những trẻ em, thanh niên không có những đôi chân
suôn sẻ, nhng họ vẫn đứng vững trớc cuộc đời, trong khi có những ngời
lành lặn lại sống bấu víu vào gia đình, xã hội. Thật buồn lắm thay!
(Trần Quốc Cờng, Tạp văn)
3. Cây gạo đầu làng
Chẳng hiểu sao đi bất cứ một làng quê nào ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đều
bắt gặp bóng dáng thân thuộc và mộc mạc của cây gạo nơi ngã ba đầu làng.
Cây gạo của làng An Điện soi bóng từ bao giờ xuống mặt gơng của con
sông Đào chẳng ai rõ. Thủa còn nhỏ, đã thấy quán hàng đơn sơ lợp bằng lá
mía của bà Tân dựng ngay dới gốc. Sau này ngời ta không gọi quán bà Tân
nữa, mà gọi là quán bà Cây Gạo. Lũ trẻ của làng mỗi lần đi học đều ngớc
cặp mắt tròn trong veo nhìn. Gốc cây gạo to thừa hai ngời dang tay ôm, mà
đã có ai dang tay ôm đâu nhỉ, biết bao những vú gạo to đen mốc thếch nhọn
hoắt tủa ra.

Cây gạo của làng bao nhiêu tuổi mà to cao đến thế. Lá cành từng lớp
chồng lên nhau. Từ trên đê nhìn xuống, mùa hoa nở cây gạo sum sê, ngồn
ngộn ắp đầy nh đĩa xôi gấc đỏ ối của thiên nhiên ban tặng cho dân làng. Hoa
gạo nở to nh chiếc cốc vại. Hoa thờng có năm cánh vừa dày vừa to, chỉ một
màu đỏ chói. Cuống hoa mập tròn, chẳng khi nào gió lay mà hoa rụng. Chỉ
khi hoa toả hết sắc cho ngời ngắm, màu nhạt đi khi gió đã lấy, khi ấy hoa
mới tự rơi.
Mùa hoa gạo là mùa của chim ri về đồng lúa. Là mùa của chim cu, chim
gáy đậu trên cành thả từng tiếng hót rạo rực, nôn nao. Hình nh cha có ai
ngắt hoa gạo về chng trên bàn nh các loài hoa khác. Có lẽ hoa gạo là hoa
166
chung của mọi ngời, là ớc mơ của bà, của mẹ mong cho gia đình chẳng khi
nào thiếu gạo.
Mong cho ngày ba, tháng tám là những ngày giáp hạt, nồi cơm đun gốc
rạ đồng vẫn toả đầy khói trắng thơm nghi ngút. Có lẽ vì thế hoa gạo đỏ rực rỡ
khi mùa về chẳng ai nỡ ngắt, hái cho riêng mình, mà để cho giấc mơ ngày
xa ấy của bà, của mẹ mãi mãi in đậm trên vòm trời quê. Có lẽ ớc mơ cả
cộng đồng làng luôn luôn có đầy gạo trong nhà mà ông cha ta đã trồng cây
gạo ở đầu làng chăng?
Cây gạo sừng sững đầu làng nh ngời đứng gác, bao bọc cho dân làng
luôn giữ mãi hơi ấm của nhau khi đông về giá rét. Lỡ khi trời nắng hạn, mất
mùa đói kém, cây gạo góp thêm bóng mát trên đờng sinh nhai, lùa thêm cơn
gió mát cho lòng ngời phấn khởi.
Lũ trẻ đi học về chẳng khi nào quên quây quần bên gốc gạo. Ngửa cổ
nhìn, những đám mây xốp trắng cứ từ từ trôi. Có lẽ mang cả ớc mơ ngây thơ
nữa. Bà Gạo ngồi trong lều lá mía, bỏm bẻm nhai trầu, giơ tay chia cho mỗi
đứa một chiếc kẹo bột làm bằng mật mía quê. ánh mắt và đôi bàn tay gầy
guộc của bà Gạo, lũ trẻ dù có lớn lên đi đây đi đó cũng chẳng thể nào quên.
(Phạm Minh Trị, Tản văn)

×