Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

ĐIỀU TRỊ BƯỚU XƠ TỬ CUNG pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.72 KB, 9 trang )

ĐIỀU TRỊ BƯỚU XƠ TỬ CUNG



I- KHÁI NIỆM CĂN BẢN:
Bướu xơ tử cung là bướu lành tính, cấu tạo từ cơ trơn và mô xơ
(fibromyomes utérins), lớpngoài dày và cứng tạo thành lớp vỏ bọc. Trên một
tử cung có thể có 1 hoặc nhiều bướu và mỗi bướu có kích thước thay đổi, có
thể nhỏ bằng viên bi hoặc lớn hơn trái bưởi, phát sinh từ vùng thân, eo hoặc
cổ tử cung.
Đối với thành tử cung, bướu có thể nằm ở:
a- Trong vùng cơ tử cung: bướu xơ trong thành tử cung.còn gọi là bướu xơ kẻ
(interstitiel).

b- Ở mặt ngoài tử cung: bướu xơ dưới phúc mạc (sous séreux).
c- Ở mặt trong tử cung: bướu xơ dưới niêm mạc (sous muqueux), khối bướu
nằm trong buồng tử cung.


Bướu xơ tử cung là một trong những bệnh thường thấy, ước lượng khoảng
20% phụ nử ở tuổi 40 - 50 có thể có bướu xơ tử cung. Xảy ra nhiều hơn ở
phụ nử da đen và một số gia đình.(di truyền?) nhất là những phụ nử ít sinh
đẻ.
II- TRIỆU CHỨNG:
Đa số bênh nhân có bướu xơ tử cung không có triệu chứng đặc biệt, nhất là
trường hợp bướu nhỏ, trong 3 - 4 lần có thai, và ngừng phát triển khi mãn
kinh.
a- Triệu chứng thông thường nhất là rối loạn kinh nguyệt: chảy máu nhiều, lâu, có
khi có máu cục. Tuy nhiên không bao giờ chảy máu giữa 2 kỳ kinh.
b- Đôi khi bệnh nhân đến khám bệnh vì những triệu chứng do bướu đè ép các cơ
quan lân cận: như rối loạn tiểu tiện nếu bướu nằm ở mặt trước của tử cung, hoặc


bệnh nhân cảm thấy nặng nề hoặc trướng bụng.
c- Bướu xơ tử cung chỉ gây đau trong những trường hợp đã có biến chứng hoại tử
do tắc mạch máu nuôi dưỡng bướu và gây nhồi huyết, hoặc kết hợp với bệnh quá
sản niêm mạc tử cung (endométriose).
III- ĐỊNH BỆNH:
a-Định bệnh bướu xơ tử cung dựa vào lâm sàng là chính. Nhờ vào những triệu
chứng than phiền của bệnh nhân, khám bệnh cho thấy sự hiện diện ở vùng hạ vị
một khối bướu khá chắc, không đau khi sờ ấn. và bướu có liên kết chặt chẻ với tử
cung (khối u di động cùng tử cung). Có thể chẩn đoán phân biệt với trường hợp có
thai và sấy thai, tuy nhiên HCG+ trong trường hợp nầy.
b-Các xét nghiệm cận lâm sàng giúp lựa chọn phương pháp điều trị :
*Phiến đồ tế bào cổ tử cung (Frottis cervicovaginal), và niêm mạc tử cung: để tìm
trường hợp ung thư các vùng này.
*Quang tuyến buồng tử cung (hystérograhie) với chất cản quang: buồng tử cung
lúc nào cũng rộng hơn bình thường, hình dạng thay đổi, bờ không đều.
*Hình siêu âm: Cho phép phân biệt bướu xơ tử cung và bệnh đa nang (kystes)
buồng trứng.
*Soi buồng tử cung (hystéroscopie): Thấy được polypes và bướu xơ dưới niêm
mạc.
IV- ĐIỀU TRỊ:
A-NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG CẦN ĐIỀU TRỊ: Khoảng 75% tổng số
bướu xơ tử cung.
Tất cả những bướu xơ tử cung không triệu chứng (không chảy máu, không gây
đau, không đè ép các cơ quan lân cận) và có kích thước nhỏ hơn 10cm không có
chỉ định trị liệu đặc biệt ngoại trừ trường hợp ở bệnh nhân trẻ, chưa có con, hiếm
con (Chỉ định giải phẩu trong trường hợp nầy). Những bướu xơ nhỏ và không triệu
chứng cũng không cần theo dõi đặc biệt về lâm sàng cũng như về chẩn đoán hình
ảnh.
B-NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA:
a -Phòng ngừa chảy máu ở bưóu xơ kẻ và dưới phúc mạc:

Những trường hợp bướu xơ kẻ (interstitiel) và dưới phúc mạc gây chảy máu có thể
được trị liệu bằng progestatifs. Mục đích là điều trị dày niêm mạc tử cung, thường
thấy trong bệnh bướu xơ và là nguyên nhân của chảy máu. Progestatifs không làm
nhỏ bướu cũng như không ngăn cản sự phát triển của bướu. Thời gian trị liệu tối
đa là 6 tháng.
Thí dụ: nomégestrol 5mg/ngày – từ ngày 16 đến 25 của chu kỳ kinh nguyệt. Hoặc
từ ngày 5 đến ngày 25 nếu muốn ngừa thai cùng lúc.
b-Vào lúc chảy máu:
* Có thể dùng acid tranexamique, là thuốc chống ly giải fibrine: 1000mg, uống 3
lần/ngày, trong 5 - 10 ngày liên tục.
* Hoặc dùng estrogène nhưng phải tôn trọng các chống chỉ định: dùng 1iều cao,
duy nhất.
Thí dụ: estradiol 17 béta, uống(4mg) hoặc dáng da (100µg).
c-Kích thích tố trị liệu ở giai đoạn tiền phẩu:
* Dùng đối chất của hóc môn hướng gonade: với mục đích giảm kích thước của
bứu để giải phẩu được dể dàng. Thời gian trị liệu tối đa là 3 tháng. Thí dụ:
Triptorétine (DECAPEPTYL LP) 1 ống tiêm thịt/mỗi 4 tuần.
* Trị liệu chống thiếu máu.
d-Điều trị chống đau trong trường hợp bướu xơ hoại tử: Hoại tử bướu là nguyên
nhân gây đau vùng hạ vị, có thể đau từng cơn, và sốt nhẹ, thường xảy ra ở bệnh
nhân có thai. Giảm đau bằng thuốc chống viêm kết hợp với các thuốc chống đau
thông thường.
C- NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦN GIẢI PHẨU:
Giải phẩu bảo tồn: chỉ mỗ lấy bướu, bảo tồn tử cung, chỉ định ở bệnh nhân muốn
bảo vệ khả năng sinh sản. nhất là ở bênh nhân trẻ tuổi. Tuy nhiên phương pháp
giải phẩu nầy có những yếu điểm như gây dính kết hậu phẩu các nội tạng vùng hạ
vị và tỷ lệ tái phát bướu khá cao khoảng 1/3 bệnh nhân do đó thường dùng để cắt
lấy những bướu dưới phúc mạc và dưới niêm mạc dính vào tử cung bằng cuống
(pédiculés).
Giải phẩu toàn diện: mỗ lấy bướu và tử cung: Được thực hiện ở Pháp khoảng

50.000 bệnh nhân mổi năm.
Ba phẩu thuật thường dùng nhất hiện nay:
1- Mổ qua thành bụng (laparostomie): Được chỉ định khi tử cung có nhiều
bứơu, hoặc bướu lớn, giải phẩu bảo tồn hoặc mổ lấy cả tử cung. Bệnh nhân cần
nghĩ ngơi khá lâu trong thời gian hậu phẩu (từ 2 đến 3 tháng).
2- Mổ qua đường âm đạo (voie basse): Mổ lấy cả tử cung hoặc chỉ lấy bướu
nằm trong buồng tử cung. Bệnh nhân bình phục nhanh, thời gian hậu sản tương
đối ngắn.
3- Mổ bằng nội soi qua thành bụng (coelioscopie): Qua một vết mổ nhỏ ở vùng
rốn, đưa vào bụng 2 ống nhỏ và mềm: ống thứ nhất có camera cho phép nhìn thấy
vết mổ, ống thứ hai có trang bị các dụng cụ để cắt lấy bướu. Được chỉ định trong
trường hợp bướu nhỏ ngoài tử cung (dưới phúc mạc).
D- NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI: Ưu điểm của những phương pháp
nầy là cho phép bảo tồn tử cung.
Phương pháp làm tan bướu (myolyse): Dùng điện truyền qua 2 kim dài đặt cách
nhau khoảng 5mm trên mặt bướu. Cho điện chạy qua nhiều lần, ở những góc độ và
vị trí khác nhau, có thể giảm kích thước cuả bướu khoảng 40%. Phương pháp
được chỉ đinh cho những trường hợp tử cung có ít hơn 4 bướu và moi buou co
duong kinh nhỏ hơn 5cm, hoặc tử cung chỉ có 1 bướu và nhỏ hơn 10 cm.
Làm tắc động mạch nuôi bướu (embolisation): Thực hiện lần đầu tiên bởi nhóm
chuyên khoa sản phụ khoa và chẩn đoán hình ánh BV Lariboisière de Paris vào
năm 1990. Hiện nay mỗi năm ở Pháp có khoảng 1500 - 2000 phụ nử được điều trị
theo phương nầy. Cần sự hợp tác nhiều chuyên môn để có kết quả tốt.
Các phương pháp khác như: Laser, đông lạnh (cryocoagulation), đông nóng
(thermocoagulation), siêu âm với sự hướng dẫn của hình ảnh cộng hưởng từ
(MRI) còn ở giai đoạn nghiên cứu.

×