Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tìm hiểu về Nội Soi Dạ Dày Tá Tràng ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (353.97 KB, 11 trang )

Tìm hiểu về Nội Soi Dạ Dày Tá Tràng

A-Nội soi dạ dày tá tràng là gì?
Nội soi dạ dày tá tràng (NSDDTT) là một thủ thuật cho phép bác sĩ chẩn đoán và
điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên (THT). Bác sĩ sử dụng một ống dài,
mềm, có nguồn đèn sáng có tên gọi là ống nội soi thực quản dạ dày tá tràng. Ống
nội soi được hướng dẫn đưa vào miệng và họng của bệnh nhân, sau đó đi qua thực
quản rồi xuống dạ dày, tá tràng (phần đầu của ruột non). Bác sĩ kiểm tra mặt trong
của các cơ quan này và phát hiện ra những bất thường.

Ống nội soi dạ dày tá tràng
Ngoài ra, để thực hiện kiểm tra trực quan đường tiêu hóa trên bằng nội soi, bác sĩ
còn có thể luồn các thiết bị qua ống nội soi để lấy mẫu mô làm sinh thiết, gắp bỏ
các dị vật, bơm không khí hoặc chất lỏng, cầm máu, hoặc thực hiện các thủ thuật
điều trị như phẫu thuật nội soi, điều trị laser, nội soi mật tụy ngược dòng hoặc
nong rộng ống tiêu hóa trên chẳng hạn.
Video camera trong ống nội soi sẽ truyền hình ảnh lên một màn hình TV
Chụp dạ dày tá tràng cản quang là một thủ thuật khác có thể được sử dụng để chẩn
đoán các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên.
B-Đường tiêu hóa trên


Đường tiêu hóa trên bao gồm miệng, lưỡi, hầu họng, thực quản, dạ dày, tá tràng.
Tiêu hóa là quá trình trong đó thực phẩm và chất lỏng được chia cắt thành những
phần nhỏ hơn giúp cơ thể có thể sử dụng chúng để xây dựng và nuôi dưỡng các tế
bào, đồng thời để cung cấp năng lượng.
Tiêu hóa bắt đầu trong miệng, nơi thức ăn và các chất lỏng được nhập vào, và
hoàn tất tại đoạn cuối ruột non.
Tiêu hóa liên quan đến việc hòa trộn thức ăn, di chuyển thức ăn qua ống tiêu hóa,
và phân chia hóa học của các phân tử thức ăn lớn thành những phân tử nhỏ hơn.
Trong một chuyển động giống làn sóng, được gọi là nhu động ruột, các cơ trơn


thúc đẩy thực phẩm và chất lỏng di chuyển dọc theo ống tiêu hóa.
Sự tham gia của đường tiêu hóa trên bao gồm:
• Chuyển động cơ trơn quan trọng đầu tiên là nuốt thức ăn hoặc chất lỏng. Động
tác nuốt khởi đầu là chủ động, nhưng một khi đã bắt đầu, quá trình này trở thành
tự động và tiếp tục diễn ra dưới sự kiểm soát của các dây thần kinh.
• Thực quản, kết nối họng với dạ dày, là cơ quan đầu tiên mà thức ăn đã được nuốt
đi qua.
• Tại vị trí tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày, có một van vòng (cơ thắt thực quản
dưới) đóng kín sự lưu thông giữa hai cơ quan. Khi thức ăn đến gần van, các cơ
thắt xung quanh thư giãn, cho phép thức ăn đi vào dạ dày. Van đóng lại sau đó.
• Tiếp đến, thức ăn đi vào dạ dày. Dạ dày hoàn thành ba nhiệm vụ cơ học là lưu
trữ, xay trộn, sau cùng là chuyển thức ăn xuống ruột non.
Thức ăn được tiêu hóa trong ruột non và được phân giải bởi các dịch tiêu hóa từ
tuyến tụy, gan, ruột.
Thức ăn được hòa trộn trong ruột non và được đẩy xuống dưới để tiếp tục quá
trình tiêu hóa.

C-Những lý do cần thực hiện nội soi
NSDDTT được thực hiện để chẩn đoán các bất thường về cấu trúc hoặc chức năng
của thực quản, dạ dày, và tá tràng.
Những bất thường này có thể bao gồm:
• Nuốt khó
• Sụt cân hoặc chán ăn
• Đau vùng thượng vị hoặc đau ngực không do tim
• Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)
• Nôn mửa tiếp diễn không rõ nguyên nhân
• Chít hẹp hoặc tắc nghẽn
• Xuất huyết tiêu hóa và dãn tĩnh mạch thực quản
• Viêm và loét tại thực quản, dạ dày, tá tràng
• Khối u (lành tính hoặc ác tính)

• Thoát vị hoành
• Tổn thương do nuốt phải các chất ăn mòn (dung dịch kiềm, chất tẩy rửa)

NSDDTT có thể được thực hiện với mục đích điều trị để cầm máu, cắt bỏ các khối
u hoặc polyp (tăng trưởng), nong giãn các vị trí bị chít hẹp ở đường tiêu hóa trên
(ví dụ, thực quản), loại bỏ các dị vật, thực hiện điều trị bằng tia laser, và đặt ống
để mở dạ dày ra da (ống này sẽ được sử dụng để bơm thức ăn vào dạ dày).
Mẫu mô (sinh thiết) hoặc các mẫu chất dịch tiêu hóa được thu thập qua ống nội
soi. Ngoài ra, NSDDTT còn được sử dụng để đánh giá tình trạng dạ dày và tá
tràng sau phẫu thuật.
Bác sĩ còn có thể chỉ định nội soi thực quản dạ dày tá tràng vì những lý do khác
nữa.
D-Những rủi ro khi thực hiện thủ thuật NSDDTT
Như đối với bất kỳ thủ thuật xâm lấn nào, các biến chứng có thể xảy ra. Những
biến chứng đó là:
• Nhiễm trùng
• Chảy máu
• Thủng tá tràng, thực quản hoặc dạ dày
Các bệnh nhân bị dị ứng hay nhạy cảm với thuốc, thuốc cản quang, iốt, nghêu sò,
hoặc cao su latex nên thông báo trước cho bác sĩ.
Chống chỉ định NSDDTT ở những bệnh nhân có túi phình lớn ở động mạch chủ,
túi thừa Zenker (là một túi thoát vị ở thực quản), loét thủng mới xảy ra gần đây,
hoặc thủng ở những nơi khác trong ống tiêu hóa.
Tùy theo điều kiện cụ thể, có thể có những nguy cơ khác.
Hãy chắc chắn là bệnh nhân đã thảo luận về bất kỳ mối quan tâm nào của mình
với bác sĩ trước khi tiến hành nội soi.
Chất Barium còn sót lại trong ống tiêu hóa sau khi chụp dạ dày cản quang sẽ gây
khó khăn cho nội soi đường tiêu hóa trên.
E-Trước khi thực hiện nội soi
• Bác sĩ sẽ giải thích về thủ thuật và tạo điều kiện cho người bệnh hỏi bất cứ câu

hỏi nào liên quan đến nội soi
• Bệnh nhân được yêu cầu ký giấy chấp thuận cho phép thực hiện nội soi. Nên đọc
kỹ giấy chấp thuận này và hỏi ngay nếu còn điều gì chưa rõ ràng.
• Thông báo cho bác sĩ nếu nhạy cảm hoặc dị ứng với bất cứ loại thuốc nào, với
cao su latex, băng dính, và với các thuốc gây tê, gây mê.
• Bệnh nhân được yêu cầu nhịn ăn uống trong thời gian 8 giờ trước khi thực hiện
thủ thuật. Bệnh nhân có thể được hướng dẫn thêm về một chế độ ăn uống đặc biệt
áp dụng cho 1-2 ngày trước khi nội soi.
• Nếu đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai, nên thông báo cho bác sĩ.
• Cần thông báo cho bác sĩ tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng.
• Thông báo cho bác sĩ nếu có tiền sử rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc
kháng đông, thuốc aspirin, ibuprofen, naproxen, hoặc các thuốc khác ảnh hưởng
đến đông máu. Có thể cần phải ngừng các loại thuốc này trước khi nội soi.
• Bác sĩ sẽ hướng dẫn những cách thức cụ thể để chuẩn bị đường ruột cho việc
thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân có thể được yêu cầu uống thuốc nhuận tràng, thụt
tháo ruột, hoặc uống thuốc xổ để giúp chuẩn bị ruột trước khi nội soi.
• Bệnh nhân có bệnh van tim có thể được cho dùng kháng sinh trước khi tiến hành
thủ thuật.
• Bệnh nhân có thể tỉnh táo trong suốt quá trình nội soi, nhưng đôi khi cần sử dụng
thuốc an thần trước khi làm thủ thuật, do đó sẽ cần có người thân để đưa bệnh
nhân về nhà.
• Dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ có thể yêu cầu một số xét
nghiệm tiền thủ thuật khác.

F-Trong khi thực hiện thủ thuật nội soi

Hình ảnh nội soi dạ dày tá tràng
NSDDTT có thể được thực hiện trên cơ sở ngoại trú hoặc khi đang điều trị nội trú.
Thủ thuật có thể khác nhau, tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân và thao tác
thực hành của bác sĩ.

Nhìn chung, NSDDTT diễn tiến như sau:
1. Bệnh nhân sẽ được yêu cầu cởi bỏ bất kỳ đồ trang sức, hoặc các vật dụng khác
có thể ảnh hưởng đến thủ thuật. Nếu có đeo răng giả, sẽ phải tháo bỏ chúng cho
đến khi thủ thuật đã hoàn tất.
2. Nếu có yêu cầu cởi bỏ quần áo, bệnh sẽ được cấp một áo choàng để mặc.
3. Đặt đường truyền tĩnh mạch vào cánh tay hoặc lưng bàn tay. Tiêm thuốc an thần
vào tĩnh mạch nếu cần thiết.
4. Nhịp tim, huyết áp, nhịp hô hấp và nồng độ oxy mao mạch sẽ được theo dõi
trong suốt quá trình nội soi.
5. Bệnh nhân nằm nghiêng về bên trái trên bàn nội soi, đầu hơi cúi về phía trước.
6. Thuốc gây tê được xịt vào mặt sau họng của bệnh nhân để ngăn chặn nôn khan
khi ống nội soi được đưa vào họng để xuống dạ dày. Thuốc tê xịt có thể có vị
đắng. Bệnh nhân nín thở khi xịt thuốc vào họng sẽ giảm bớt vị đắng
7. Bệnh nhân sẽ không thể nuốt được nước bọt tiết ra trong miệng trong quá trình
nội soi do ống nội soi đã bít thực quản. Nước bọt tiết ra sẽ được hút bằng máy hút.
8. Một miếng bảo vệ được đặt giữa 2 hàm răng để bảo vệ răng và tránh cho bệnh
nhân cắn vào ống nội soi.
9. Sau khi họng đã tê và bệnh nhân đã thư giãn do thuốc an thần, bác sĩ sẽ yêu cầu
họ nuốt ống nội soi. Sử dụng hệ thống camera của nội soi, bác sĩ sẽ hướng dẫn ống
nội soi xuống thực quản, qua dạ dày và vào tá tràng.
10. Bệnh nhân có thể cảm thấy căng hoặc đầy hơi khi ống nội soi đang được đẩy
vào đường tiêu hóa.
11. Tùy theo tình hình cụ thể, bác sĩ có thể thu thập các mẫu chất dịch hoặc mô tại
bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình nội soi. Các thủ thuật khác, như việc loại
bỏ các chướng ngại vật trong ống tiêu hóa chẳng hạn, có thể được thực hiện khi
ống nội soi đã vào đúng vị trí.
12. Sau khi quan sát, kiểm tra xong, thủ thuật đã hoàn tất, bác sĩ sẽ rút ống nội soi
thật chậm, vừa rút vừa quan sát kỹ lại thực quản một lần nữa để tránh bỏ sót tổn
thương.


G-Sau khi thực hiện xong thủ thuật nội soi
Sau thủ thuật, nếu có sử dụng thuốc an thần, bệnh nhân sẽ được đưa đến phòng hồi
sức để theo dõi. Khi huyết áp, mạch, nhịp thở ổn định và bệnh nhân đã tỉnh táo
hoàn toàn, họ sẽ được đưa trở lại bệnh phòng hoặc cho về nhà. Bệnh nhân ngoại
trú nên được người nhà hộ tống về.
Bệnh nhân không được ăn hoặc uống bất cứ thứ gì cho đến khi phản xạ sặc đã trở
lại bình thường. Có thể đau họng và nuốt đau trong một vài ngày.
Trừ khi bác sĩ có quyết định khác, bệnh nhân có thể tiếp tục chế độ ăn uống và
hoạt động bình thường của mình sau khi làm thủ thuật.
Cần thông báo ngay cho bác sĩ khi thấy xảy ra bất cứ điều nào sau đây:
• Sốt và lạnh run
• Da bị sưng, đỏ, xuất huyết hoặc tiết dịch từ các chổ truyền tĩnh mạch
• Đau bụng, buồn nôn, hoặc nôn mửa
• Phân có máu hoặc phân đen như hắc ín
• Nuốt khó.
• Đau họng hoặc đau ngực ngày càng nặng hơn
Sau khi làm xong thủ thuật, bác sĩ có thể cung cấp thêm cho bệnh nhân các hướng
dẫn bổ sung, hoặc hướng dẫn khác, tùy theo tình hình cụ thể của từng người.

×