Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.11 KB, 2 trang )
ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH
– ĐỀ SỐ 4
I. Lý thuyết : Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao? Nêu căn cứ PL? 6đ
1. Tất cả tài sản mà vợ chồng có được trước khi kết hôn đều là tài sản riêng của
vợ, chồng nếu họ không tự nguyện nhập vào tài sản chung.
2. Anh, chị, em ruột có quyền yêu cầu TA hạn chế quyền của Cha mẹ đối với con
theo Điều 41 luật HNGĐ2000.
3. Người không có điều kiện về kinh tế vẫn có thể có quyền nhận nuôi con nuôi.
4. Giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng có giá trị lớn, mà không có
sự thỏa thuận của hai vợ chồng, thì giao dịch đó không có giá trị pháp lý.
5. Người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà không thực hiện nghĩa vụ thì TA có thể ra
quyết định buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, tính từ ngày ghi
trong bản án quyết định.
6. Người chưa thành niên cũng có thể kết hôn.
II. Bài tập (4 điểm)
Năm 1990, ông A được Cha mẹ mình tặng cho 1 căn nhà diện thích 40m2.
Năm 2000 ông A kết hôn với bà B. Sau khi kết hôn hai người về sống chung trong
căn nhà này. Năm 2005 ông A chết trong 1 tai nạn giao thông.
Sau khi ông A chết, bà B có đơn yêu cầu TA chưa cho chia di sản thừa kế là căn
nhà nói trên, vì nếu phân chia sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến của sống của bà và
2 đứa con nhỏ là C (4 tuổi) và D (2 tuổi).
Nhưng bố mẹ của ông A lại yêu cầu phân chia di sản thừa kế nói trên, vì ông bà
không còn khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và hiện tại không
có ai nuôi dưỡng, cấp dưỡng.
Theo anh chị thì TA sẽ giải quyết như thế nào? Chấp nhận yêu cầu của ai? Nêu cơ
sở pháp lý.