Trang 39
của việc đầu tư, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong toàn
tổng Công ty. Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của tổng Công ty đã không
ngừng phát triển.
Năm 1998 tổng chi phí của Công ty là 61.089 triệu đồng. So với năm 1998
tổng chi phí của tổng Công ty năm 1999 tăng 5,43%. Tỷ lệ tăng chi phí nhỏ hơn
tỷ lệ tăng doanh thu (5,43% < 6,31% ). Tổng chi phí năm 2000 là 68.928 triệu
đồng tăng 7,02% so với năm 1999. Tỷ lệ tăng chi phí nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh
thu (7,02% < 8,31%). Nhìn vào các con số ta thấy hoạt động kinh doanh của
Công ty là hợp lý, dẫn đến tỷ suất chi phí năm 1998 là 16,07% giảm xuống còn
15,94% năm 1999 (mức độ giảm 0,13%) và năm 2000 còn là 15,75% (mức độ
giảm 0,19%).
Nhìn chung, tỷ suất chi phí giảm dần nói lên Công ty đã quản lý và sử dụng
chi phí có hiệu quả, năm sau tốt hơn năm trước.
* Tình hình lợi nhuận và các khoản nộp ngân sách.
Lợi nhuận của Công ty tăng 7,27% năm 1999 so với năm 1998 với số tiền
chênh lệch là 5.823 triệu đồng. Vào năm 2000, tăng 8,59% so với năm 1999 với
số tiền chênh lệch là 7.378 triệu đồng. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận cũng tăng.
Năm 1998 tỷ suất lợi nhuận là 21,05%. Năm 1999 là 21,24% tăng 0,90%, năm
2000 là 21,29% tăng 0,24% . Lợi nhuận tăng là cơ sở trực tiếp để thúc đẩy việc
mở rộng hoạt động kinh doanh và bổ xung vào nguồn vốn tự có của Công ty.
Công ty bia Hà Nội luôn thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà
nước một cách đầy đủ góp phần xây dựng đất nước, không để xẩy ra tình trạng
trì trệ nộp thuế, chốn thuế. Năm 1998, Công ty nộp 207.206 triệu đồng tiền thuế.
Năm 1999 tổng Công ty nộp 220.718 triệu đồng, vượt 6,52% so với năm 1998
với số tiền chênh lệch là 13.512 triệu đồng. Năm 2000 nộp vượt 11,28% so với
năm 1999 với số tiền chênh lệch là 24.898 triệu đồng.
Qua phân tích cho thấy Công ty bia Hà Nội là một trong những doanh
nghiệp Nhà nước tích cực trong việc nộp ngân sách đối với Nhà nước, hoạt động
kinh doanh có hiệu quả cao và được Nhà nước tuyên dương là một trong những
doanh nghiệp dẫn đầu thi đua trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Trang 40
* Tình hình tiền lương:
Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên hàng năm. Năm
1998, thu nhập bình quân là 1.600.000 đồng/người/tháng. Năm 1999 là
1.700.000 đồng/người/tháng tăng 6,25% so với năm 1998 với số tiền chênh lệch
là 100.000đ. Năm 2000, thu nhập là 1.780.000 đ/người/tháng tăng 4,70% so với
năm 1999 với số tiền chênh lệch là 80.000đ. Đó là do Nhà nước đã ban hành quy
chế mới về việc xác định tiền lương trong doanh nghiệp (nghị định 28CP). Thêm
vào đó, do sự lỗ lực của Công ty, tạo ra không khí hăng say trong làm việc, thúc
đẩy sản xuất kinh doanh, Công ty đã quản lý và tiết kiệm được tốt các khoản chi
phí, tổ chức sắp xếp lao động hợp lý làm cho đời sống cán bộ công nhân viên
ngày càng được cải thiện.
Trang 41
Biểu số 4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
So sánh (%)
Các chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 2000
99/98
2000/99
1.Tổng doanh thu Tr.
đồng
380.025 404.028 437.605 106,31
108,31
2.Doanh thu
thuần
Tr.
đồng
196.945 218.828 239.810 111,11
109,58
3.Tổng chi phí Tr.
đồng
61.089 64.407 68.928 105,43
107,02
4.Tỉ suất chi phí (%) 16,07 15,94 15,75 - -
5. Lợi nhuận Tr.
đồng
80.000 85.823 93.201 107,27
108,59
6.Tỉ suất lợi
nhuận
(%) 21,05 21,24 21,29 - -
7. Nộp ngân sách Tr.
đồng
207.206 220.718 245.616 106,52
111,28
8. Thu nhập BQ
ng/th
Đồng 1.600.00
0
1.700.00
0
1.780.000 106,25
104,70
III. Thị trường bia trong khu vực phía Bắc và các Đối thủ cạnh tranh.
1. Tình hình thị trường tiêu thụ bia.
1.1. Nhu cầu bia trong nước.
Bia được xem là một loại nước giải khát có men, có thể dùng vào bữa ăn
nên nhu cầu về bia phụ thuộc rất nhiều vào mùa vụ, lứa tuổi, thu nhập, học vấn,
lối sống, nghề nghiệp, phong tục tập quán. Nhu cầu về bia của người dân Việt
Nam hiện nay còn thấp so với các nước trong khu vực. Chỉ đạt khoảng 9
Trang 42
lít/người/năm, trong khi đó mức tiêu dùng bình quân của Thái Lan là 20
lit/người/năm, của Malayxia là 40 lít/người/năm. Trong tình hình hiện nay và
thời gian tới nhu cầu bia của người dân Việt Nam sẽ tăng lên do đời sống của
nhân dân ngày càng cải thiện, do lối sống của dân trong nền kinh tế thị trường
cần phải năng động, nhanh nhạy thì bia sẽ là chất xúc tác không thể thiếu trong
các buổi liên hoan, hội nghị, tiệc tùng giúp họ giải quyết nhanh chóng quan hệ
làm ăn, kinh tế đi đến thuận lợi hơn.
Theo dự báo vào năm 2001 thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam sẽ
tăng từ 350 USD năm 2000 đến khoảng 500 USD. Mức tăng đáng kể trong thu
nhập này sẽ là nhân tố chủ yếu thúc đẩy khả năng tiêu thụ bia trong nước tăng
lên đến hàng tỷ lít.
1.2. Khả năng cung cấp bia trong nước.
Hiện tại có khoảng 40 nhãn bia khác nhau trên thị trường gồm cả bia sản
xuất trong nước và bia nhập khẩu, nhập lậu. Nhu cầu tiềm năng rất lớn, các nhà
đầu tư nước ngoài đã sớm nhận rõ điều này, họ đã thâm nhập vào thị trường bia
Việt Nam bằng cách liên doanh với các Công ty bia của Việt Nam. Hiện nay, có
khoảng 11 Công ty bia liên doanh với tổng công suất là 600 triệu lít/năm. Còn lại
là của các doanh nghiệp Nhà nước và địa phương cung cấp.
Biểu số 5: Khả năng cung cấp của một số Công ty bia.
STT Tên đơn vị sản xuất Công suất hiện có
(triệu lít/năm)
Công suất dự kiến
năm 2001(triệu lít/năm)
1. Công ty bia Sài gòn 140 150
2. Công ty bia Hà Nội 50 100
3. Công ty bia Việt Nam 50 70
4. Công ty bia Tiền Giang 50 50
5. Công ty bia Khánh Hoà 25 30
6. Công ty bia Huế 30 30
7. Công ty bia Đông Nam á 50 50
Trang 43
8. Công ty bia Đà Nẵng 15 20
9. Nhà máy bia Đồng Nai 10 20
10. Nhà máy bia Hà Tĩnh 10 10
11. Nhà máy bia Quảng Ngãi 5 10
12. Nhà máy bia Hải Phòng 5 10
13. Nhà máy bia Quảng Ninh
5 10
14. Nhà máy bia khác 71 185
15. Tổng 516 750
Ngoài nhứng loại bia trong nước cung cấp, trên thị trường còn xuất hiện
một số loại bia nhập từ nước ngoài như: Miler, Corona (Mêxicô), Budweiser
(USA), Senbeck (Đức), Liquan (Trung quốc)
1.3. Thị trường bia khu vực phía Bắc.
Trên thị trường bia Việt Nam đã, đang và sẽ diễn ra những cuộc chạy đua
cạnh tranh quyết liệt giữa những Công ty sản xuất bia nội, ngoại và liên doanh.
Theo đánh giá của giới công nghệ bia, sản lượng bia sẽ đạt khoảng 810 triệu lít
trong năm 2001, tương ứng với mức tiêu thụ 10,1 lít/người/năm, nhưng thị
trường vẫn còn hứa hẹn sự "bùng nổ" mạnh hơn vì tiềm năng tiêu thụ bia ở Việt
Nam là rất lớn.
Hiện nay có khoảng 11 liên doanh sản xuất bia với công suất sản lượng
thiết kế là 700 triệu lít/năm. Từ sự tham gia đông đảo đó đã dẫn đến sự cạnh
tranh gay gắt trên thị trường bia trong nước. Các doanh nghiệp bia Nhà nước nhờ
có kinh nghiệm, lợi thế về thị trường nên đã chọn chiến lược dùng chất lượng,
giá cả làm công cụ cạnh tranh chủ yếu.Qua báo cáo của các nhà nghiên cứu thị
trường thì Công ty bia Hà nội Công ty ưu thế rất lớn trong khu vực phía Bắc, khó
có Công ty bia nào có thể cạnh tranh nổi nhất là thị trường Hà nội, thị phần của
Công ty bia Hà nội chiếm tới trên 80% ở thị trường Hà nội, còn đối với cả khu
vực phía Bắc thị phần của Công ty bia Hà nội chiếm trên 70%. Trong khi đó các
doanh nghiệp liên doanh đã và đang dùng uy tín và tiềm lực tài chính của các
Công ty mẹ nước ngoài, tăng cường quảng cáo khuyến mại, mẫu mã đẹp, thái độ
Trang 44
phục vụ làm công cụ cạnh tranh chính nên họ cũng đã dành được một thị phần
đáng kể.
So với miền Nam thì thị trường bia phía Bắc được coi là chậm phát triển.
Theo con số thống kê chưa đầy đủ, thì mức tiêu thụ ở khu vực này tập trung ở hai
thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên
là:
. Sau một thời gian dài từ năm 1954, miền Bắc chỉ chú trọng phát triển công
nghiệp nặng và một số ngành công nghiệp nhẹ, ngành công nghiệp sản xuất bia hầu
như bị lãng quên và từ đó tạo cho người tiêu dùng mật đi thói quen sử dụng bia.
. Thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp, người dân chỉ chú trọng tới những
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và bình dân, coi việc sử dụng bia là mặt hàng xa xỉ.
. Do thời tiết phân chia thành 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình thấp hơn ở
miền Nam. Việc sử dụng bia chỉ thích hợp khi thời tiết nóng, ấm áp. Vào mùa rét
sức tiêu thụ bia bị giảm hẳn.
Nhưng trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của cả nước, cũng
như các ngành công nghiệp nhẹ khác, công nghiệp bia phía Bắc cũng đã có
những bước phát triển đáng kể về quy mô cũng như độ lớn của thị trường. Mức
tiêu thụ của thị trường phía Bắc còn khá khiêm tốn, dao động ở mức 9
lit/người/năm. Dự bảo trong thời gian tới, thập niên đầu của thế kỷ XXI thị
trường bia ở khu vực phía Bắc sẽ có những biến động mạnh, tốc độ tiêu thụ sẽ
tăng 12-14 lit/người/năm.
2. Các đối thủ cạnh tranh trên thị trường bia khu vực phía Bắc.
Thị trường bia ngày càng trở nên sôi động với sự tham gia của rất nhiều
hãng sản xuất và kinh doanh bia. Mặc dù, là một "ông lớn" trong nền công
nghiệp bia Việt Nam, cũng như khu vực phía Bắc. Nhưng Công ty bia Hà Nội
đang phải chịu nhiều sức ép từ phía các đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài
nước. Trước kia trên thị trường bia phía Bắc chỉ có một số nhà máy bia lớn như:
Nhà máy bia Hà Nội và nhà máy bia Hải Phòng và thị trường bia phía Bắc
Trang 45
được coi là thị trường truyền thống, thị trường "bất khả xâm phạm" của Công ty
bia Hà Nội. Thì ngày nay ở mỗi tỉnh, thành lại có ít nhất một nhà máy hoặc cơ sở
sản xuất nhỏ lẻ khác. Hàng năm, các đơn vị này cung cấp cho thị trường hàng
tram triệu lít bia các loại với đủ các nhãn hiệu cũng như chất lượng khác nhau,
dưới nhiều hình thức mẫu mã, phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tiêu thụ của bia Hà Nội.
Tuy nhiên đối thủ cạnh tranh chính của Công ty bia Hà Nội không phải là
các cơ sở sản xuất bia trong nước mà là các Công ty bia liên doanh. Các Công ty
này tuy mới xâm nhập vào thị trường miền Bắc trong những năm gần đây đã
dành được một thị phần khá lớn từ tay Công ty bia Hà Nội và các Công ty bia
nội địa, làm cho họ điều đứng mà chưa tìm ra cách gì để cải thiện tình hình.
Sở dĩ các Công ty nội địa bị mất thị phần về tay các Công ty liên doanh là
do các nguyên nhân: Vốn ít, trình độ quản lý kém, dùng dây truyền sản xuất lạc
hậu, công suất nhỏ nên không thể đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng
cao với các chương trình quảng các rầm rộ và được phần phối trên các kênh chọn
lọc. Hơn nữa, do mới thâm nhập vào thị trường miền Bắc nên mục tiêu trước mắt
của các Công ty liên doanh không phải lợi nhuận mà là làm sao để bao quát hết
được thị trường. Vì vậy họ có thể hạ giá bán đến mức tối thiểu, thậm chí có thể
chịu lỗ để dành thị phần từ tay của Công ty bia Hà Nội và Công ty bia khác.
Một trong những đối thủ đáng gờm của Công ty bia Hà Nội phải kế đến
Công ty bia Đông Nam á. Là một Công ty đa quốc gia, với tiềm lực tài chính hơn
hẳn Công ty bia Hà Nội nên ngay từ khi xâm nhập và thị trường bia miền Bắc,
Đông Nam á đã thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm, sản xuất ra nhiều
loại bia khác nhau để phục vụ mọi tầng lớp trong xã hội. Họ đã chớp ngay lấy
phấn thị trường còn bỏ ngỏ của Công ty bia Hà Nội và các Công ty bia khác và
nổi lên như một đối thủ "rắn" nhất. bên cạnh Đông Nam á còn khá nhiều Công ty
bia khác đang lăm le, chờ kẽ hở của Công ty bia Hà Nội để nhảy vào giành giật
thị trường.
Trang 46
Trên thực tiễn cho thấy cường độ cạnh tranh càng cao giữa các hãng trên cùng
một địa bàn. Hiện nay, bia Hà Nội đang phải đương đầu với một số đối thủ sau:
Trang 47
Biểu số 6: Một số đối thủ cạnh tranh chính của Công ty bia Hà Nội
STT Tên Công ty Chủng
loại
Nhãn
hiệu
Công suất hiện
có
(Tr.lít/năm)
Công nghệ
chủ yếu
1.
Công ty bia
Sài Gòn
+Bia hơi
+Bia chai
+Bia lon
. Sài Gòn
. 333
. Sài Gòn
140
Pháp
2.
Công ty bia
Việt Nam
+Bia chai
+Bia lon
.
Heineken
. Tiger
. Vina
50
CHLB
Đức
3.
Nhà máy bia
Đông nam á
+Bia hơi
+Bia chai
+Bia lon
. Halida
.Carlsbeg
50
Đan Mạch
4.
Nhà máy bia
Khánh Hoà
+Bia hơi
+Bia chai
+Bia lon
.Sanmigue
l
. Vinaguel
25
Pháp
Để chi tiết hơn cho việc xác định cường độ cạnh tranh ta có thể xem xét
các loại sản phẩm được phân chia trên từng đoạn thị trường sau:
Biểu số 7: Phân đoạn thị trường của sản phẩm bia
ST
T
Đoạn thị trường Các loại sản phẩm
1. Thị trường cao cấp Heineken
2. Thị trường trung Tiger, Carlsbeg, Sanmiguel, 333, Halida (lon)
Trang 48
cấp
3. Thị trường bình
dân
Hà nội, Halida (chai), BGI, Special, Kaiser, Huda,
Vina.
Có thể nói, ngoài một số khách hàng uống bia theo sở thích về nhãn mác
phần lớn người tiêu dùng bia thường khí nhận biết, đánh giá về chất lượng sản
phẩm của những loại bia có chất lượng gần tương đối giống nhau, vì vậy có thể
thay thế cho nhau (với những sản phẩm cùng đoạn thị trường ). Nhìn nhận về các
đối thủ cạnh tranh ta thấy, một thời bia BGI về special đã tung hành ở thị trường
phía Bắc song do không hợp lý với thị hiếu và không thể cạnh tranh nổi với các
hãng bia phía Bắc nên đã rút lui vào thị trường phía Nam. Bia Kaiser của Hải
phòng gần như mất dấu hiệu trên thị trường. Bia Huda thì chỉ ngự trị ở Huế và
một số tỉnh lân cận. Như vậy đối thủ mạnh nhất của bia Hà Nội là Công ty bia
Đông Nam á với các sản phẩm Carlsbeg và Halida.
Hiện nay, Công ty bia Đông nam á với mẫu mã đẹp, chiến lượng quảng
cáo rầm rộ Công ty này đã gắn được biểu tượng con voi vào trong tâm trí người
dùng bia. Trong cơ cấu sản phẩm thì bia Halida chiếm 70%, bia Carlsbeg chiếm
30% giá trị tổng sản lượng. Với mác Halida thì sản phẩm bia lon chiếm 55%, bia
chai chiếm 45%; còn với mác Carlsbeg thì bia lon chiếm 30%, bia chai chiếm
70%. Ngoài ra, Công ty này đang áp dụng kênh phân phối hai cấp, cấp một là
các đại lý cấp I và nhà bán buôn, cấp II là các người bán lẻ, các shop, các cửa
hàng. Với số dại lý cấp I ở mỗi tỉnh thành phố trung bình là hai đại lý. Có hệ
thống đại lý tinh giản cọng với chính sách bán trả chậm và cho hưởng lãi suất
bằng lãi suất ngân hàng, tiền ký cược vỏ két (khác bia Hà Nội) đã tạo nên một
thế mạnh trong phân phối sản phẩm của Công ty này. Như vậy, điểm mạnh của
Công ty này là sản phẩm Halida bao gồm mạnh về mẫu mã vỏ đựng, đa dạng
mặt hàng, với thế mạnh về bia lon và hệ thống mạng lưới phân phối hợp lý. Bên
cạnh những điểm mạnh đó họ không thể tránh khỏi những điểm yếu như: Cơ cấu
tỷ trọng sản phẩm bia lon quá lớn, điều này có nguy hại trong cạnh tranh khi mà
Trang 49
nước ta tham gia hiệp hội AFTA thì chắc chắn rằng bia ngoại nhập tràn vào chỉ
có thể là bia lon. Khi đó bia lon Halida phải đối đầu trực tiếp với các mác bia lon
khu vực, mặt khác là một Công ty liên doanh, tồn tại trong một thời gian ngắn
(30 năm) nên Công ty này chỉ quan tâm lợi nhuận ngắn hạn. trong chính sách
bán họ đã sử dụng giá linh hoạt, bán chụp giật. Chính điều này đã không thể nào
cải thiện tốt hơn mối quan hệ, sự trung thành của khách hàng trực tiếp.
Quan tâm tìm hiểu kỹ các đối thủ cạnh tranh đặc biệt là các đối thủ cạnh
tranh lớn là một phần quan trọng trong chính sách củng cố và mở rộng thị trường
của Công ty bia Hà Nội. Ông cha ta đã có câu: "biết địch, biết ta, trăm trận trăm
thắng", vì vậy Công ty bia Hà Nội phải luôn bám sát, nắm chắc đường đi nước
bước của các đối thủ cạnh tranh để từ đó vạch hướng đi cho mình một cách có
lợi nhất nhằm mục tiêu tăng sức cạnh tranh của mình đối với sản phẩm của họ,
mà chỉ có tăng khả năng cạnh tranh thì mới có chỗ đứng vững chắc trên thị
trường. Để củng cố được thị trường của mình đã là một điều khó, còn mở rộng
thị trường của mình lại càng khó hơn. Do đó đòi hỏi sự nỗ lực, nhanh nhạy, năng
động và hiệu quả của đội ngũ cán bộ cũng như của toàn Công ty bia Hà Nội.
IV.Phân tích tình hình thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty bia Hà
Nội.
1. Phân tích tình tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội.
1.1. Tình hình cung - cầu đối với bia Hà Nội (dựa vào biểu số 8).
* Cầu về bia Hà Nội
Vì hoạt động ở phần thị trường bình dân lên lượng khách hàng có nhu cầu
về bia của Công ty ngày càng lớn. Ngoài việc lựa chọn về giá, khách hàng còn
ưa thích hương vị đặc trưng của bia Hà Nội, uy tín của Công ty ngày càng lớn
khi xu hướng người tiêu dùng đang trở lại với "hàng quốc doanh" và là đối với
hàng công nghệ thực phẩm. Cầu về bia tăng mạnh qua các năm. Từ 44 triệu lít
năm 1996 đến 52 triệu lít năm 2000. Có một điểm đặc biệt đáng lưu ý là cầu về
Trang 50
bia các tháng trong năm lại tương đối ổn định. Hiện tượng này được giải thích
dưới hai góc độ:
+ Về phía Công ty: Do Công ty ký hợp đồng mua bán với các đại lý cấp I
theo năm, nên sản lượng được phân bố theo các tháng. Nếu vào tháng ế ẩm mà
các đại lý vẫn trung thành thì những tháng tiếp sau (tháng khan hiếm) đại lý sẽ
được nhận số hàng căn cứ vào tháng trước đó. Vào những tháng cầu tăng, cung
không đáp ứng kịp. Khi đó giá cả trên thị trường sẽ tăng, các nhà bán sỉ sẽ tăng
thêm lợi nhuận do họ bán được giá cao mà chỉ phải trả giá mua của Công ty như
cũ. Như vậy, vì mục đích lâu dài, buộc các nhà bán sỉ phải theo đuổi mức sản
lượng tối đa mà họ nhận được sự cung cấp từ Công ty.
+ Về phía thị trường: Vào mùa Đông, nhu cầu tiêu dùng bia khách hàng
nhỏ lẻ giảm, song lại đúng vào mùa cưới nên sản lượng tiêu thụ vào các tháng
này không bị biến động mạnh. Vào mùa hè cầu tăng nhưng người tiêu dùng có
thể sử dụng hàng thay thế bia hơi thay cho bia chai vì giá rẻ lại tươi mát. Với cơ
cấu sản phẩm hiện tại của Công ty, có thể tạo sự ổn định về doanh thu các tháng
5, 6, 7 khi mà bia chai giảm sút thì đã có bia hơi lên ngôi. Hai sản phẩm này bổ
trợ cho nhau tạo nên sự ổn định tương đối của doanh thu trong các tháng. Vào
tháng 2, 3 sản lượng tiêu thụ bị giảm là do tình trạng chung của ngày "8/3". Một
mặt cần lưu ý nữa là tháng 12, 1 đúng vào dịp tết Nguyên đán, khi mà nhu cầu
tiêu dùng bia lon của Công ty tăng đột biến mà doanh số của Công ty vẫn ổn
định, điều này phản ánh cầu về bia của Công ty ít biến động do ảnh hưởng của
cơ cấu. Như vậy, trong tương lai Công ty nên cơ cấu lại mặt hàng, tăng sản
lượng bia lon, không nên bỏ phí các thị trường này, vì nế đẩy mạnh tiêu thụ vào
ngày Tết sẽ đem hai cái lợi cho Công ty đó là lợi nhuận và lợi ích trong việc tạo
hình ảnh về sản phẩm của Công ty.
* Cung về bia của Công ty:
Nhu cầu về bia tăng nhanh trong khi cung không đáp ứng được kịp thời,
có tháng Công ty chỉ có khả năng cung cấp được 90% hợp đồng đã ký. Điều này
dễ gây ra rối loạn trên thị trường về giá cả. Đầu năm 2001 Công ty đang triển
Trang 51
khai kế hoạch nâng công suất hiện có lên 100 triệu lít/năm. Tuy nhiên dự án này
phải đến năm 2002 , 2003 mới có thể đưa vào khai thác sử dụng được.
Trang 52
2. Phân tích tình tiêu thụ sản phẩm theo doanh thu khu vực địa lý
(Biểu số 9).
Hiện nay sản phẩm của Công ty đã mở rộng ra 28 tỉnh, thành phố phía Bắc
từ Hà Tĩnh trở ra. Khách hàng theo khu vực địa lý bao gồm các nhà bán buôn và
các đại lý của Công ty. Các đại lý Công ty hiện nay đang tồn tại dưới dạng nửa
bán buôn nửa đại lý, bởi vì họ kông phải chịu quy định của nhà máy về giá cả
(bán đơn giá), họ phải tự đến Công ty lấy hàng như những nhà bán buôn. Các đại
lý cấp II có quan hệ mua bán trực tiếp với các đại lý và nhà bán buôn trên mà họ
không có bất kỳ một sự ràng buộc nào về kinh tế đối với Công ty.
Nhìn bảng dưới ta thấy, bia Hà Nội được tiêu thụ với khối lượng lớn ở các
tỉnh Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Tây, Nam Định, nơi mà có các nhà
máy bia lớn. ở Hà Nội có nhà máy bia Đông Nam á, ở Hà Tây có chi nhánh của
Công ty bia Việt Nam, ở Nam Định có nhà máy bia Nada. Như vậy có một dấu
hiệu đáng mừng là bia chai Hà Nội đã cạnh tranh thắng lợi trên "sân khách". Có
thể nói thị trường Hà Nội là hậu phương vững chắc cho sự phát triển của Công
ty. Doanh thu bán hàng trên địa bàn này thường đạt 50 - 60% tổng doanh thu.
Trên địa bàn này, do gần nơi sản xuất nên chi phí vận chuyển thấp, dân cư đông,
nhu cầu tiêu dùng bia cao nên sản lượng tiêu thụ đạt nhiều nhất. Đặc biệt đối với
mặt hàng bia hơi, là sản phẩm chỉ dùng trong ngày nên doanh số tiêu thụ tại Hà
Nội đạt 70 - 80% so với doanh thu về bia chai.
Cũng số liệu bảng dưới ta thấy, số đại lý Công ty còn quá lớn, phân bố
chưa hợp lý hơn nữa sự tồn tại của các đại lý này chưa theo đúng nghĩa của nó.
Đây là một vấn đề mà Công ty nên xem xét lại.
Trang 53
Biểu số 9: Số liệu về tiêu thụ của Công ty theo khu vực thị trường năm 2000.
Bia chai(két) Bia lon(két) Bia hơi(lít)
KhuVực
Số ĐL
CTy số
ĐL
Sốlượn
g
(két)
Số ĐL
CTy số
ĐL
Sốlượng
(két)
Số ĐL
CTy số
ĐL
Sốlượng
(Lít)
Hà nội 77/133 170.51
7
72/126 119.699
10/35 16.815.57
6
Hải dương 10/20 109.38
5
10/20 8.389
1/2 60.700
Hải phòng 5/8 39.246
4/7 4.616
- -
Quảng Ninh 15/16 270.91
9
15/16 26.379
2/2 43.400
Bắc Giang 10/15 115.68
0
9/14 6.574
1/1 196.200
Hà Tây 4/13 104.94
7
4/19 6.031
- -
Phú Thọ 9/20 197.70
0
9/20 7.952
- -
Thái Nguyên
6/8 76.999
6/8 5.330
- -
Tuyên
Quang
3/4 29.725
3/4 1.955
- -
Yên Bái 3/3 35.640
2/3 1.466
- -
Nam Định 12/16 144.74
6
12/16 21.310
1/1 12.200
Ninh Bình 5/13 88.232
5/13 6.001
- -
Thái Bình 1/3 27.755
1/3 4.435
- -
Thanh Hoá 3/3 40.115
3/3 1.487
1/1 35.700
Nghệ An 4/5 15.215
3/4 400
- -
Trang 54
Hoà Bình 1/2 10.979
1/2 615
- -
Lạng Sơn 2/2 18.636
2/2 1.684
- -
Cao Bằng 1/3 8.439
1/3 1.115
- -
Sơn la 1/6 21.797
1/6 1.053
- -
Lai Châu 1/6 21.797
1/6 1.053
- -
Lào Cai 1/3 18.418
1/3 684
- -
Hưng Yên 4/8 33.801
4/8 2.166
- -
Bắc Ninh 4/12 51.346
4/12 3.830
0/2 78.200
Vĩnh Phú 4/10 53.064
4/10 3.901
- -
Bắc Cạn 0/3 8.966
0/2 225
- -
Hà Nam 5/10 44.363
5/10 2.890
- -
Xuất nội bộ 48.961
- -
3. Phân tích tình hình thị phần của Công ty.
Bia Hà Nội đang đứng thứ hai sau Công ty bia Sài Gòn với thị phần hiện
có 7,83%. Hiện nay, khi mà cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, ngày càng có
nhiều đối thủ ra nhập thị trường bia, còn các đối thủ hiện tại thì cố gắng bành
trướng thị phần của mình. Điều đó làm cho thị phần của Công ty bai Hà Nội bị
giảm sút qua các năm mặc dù sản lượng tiêu thụ vẫn tăng đáng kể. Theo báo cáo
của Bộ công nghiệp nhẹ và tổng kết kết quả tiêu thụ của Công ty bia Hà Nội, thị
phần bia Hà Nội thể hiện như sau:
Biểu số 10: Thị phần Công ty qua một số năm.
Toàn ngành
Công Ty bia Hà Nội Đơn vị
Năm
Ngàn Lít Ngàn Lít ThịPhần
(%)
1995 210 38.895 18.52
1996 352 40.194 11.42`
1997 400 43.280 10.82
Trang 55
1998 453 48.580 10.7
1999 514 46.489 9,04
2000 656,1 51.374 7,83
Nhận xét: Mặc dù chiếm thị phần cao ở Miền Bắc, khoảng trên 70% và có
mức sản lượng đều tăng lên qua hàng năm, năm 1995 từ 38.895 nghìn lít lên đến
51.374 nghìn lít vào năm 2000 tăng 32,08% so với năm 1995. Nhưng đối với
toàn ngành thì thị phần của Công ty luôn bị giảm sút qua các năm. Năm 1995 thị
phần của Công ty là 18,52% đến năm 2000 chỉ còn là 7,83%. Sở dĩ thị phần của
Công ty bia Hà Nội bị giảm sút là do tốc độ tăng trưởng của bia Hà Nội các năm
qua không theo kịp và có chiều hướng giảm đi so với tốc độ tăng trưởng toàn
ngành bia, mức tăng của toàn ngành một phần là do nhu cầu thị trường ngày
càng tăng và đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng sản phẩm, một phần là do xuất
hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh. Riêng năm 1999 trong khi mức
tăng sản lượng cả nước là 13,47% so với năm 1998 thì tổng sản lượng của Công
ty năm 1999 so với năm 1998 giảm đi là 4,31%. Sự giảm sút thị phần dẫn đến sự
giảm sút vị thế của Công ty, đây là một vấn đề mà các nhà hoạch định chiến lược
thị trường của Công ty cần phải xem xét.
4. Phân tích kết quả kinh doanh của Công ty.
Mặc dù bị cạnh tranh quyết liệt, nhưng Công ty bia Hà Nội đã gặt hái
được những kết quá đang khích lệ trong việc duy trì, phát triển và mở rông thị
trường: tăng doanh số, giải quyết công ăn việc làm cho gần 700 lao động và hoàn
thành tốt nghĩa vụ nộp ngân sách. Kết quả đó được biểu hiện rõ ràng qua việc
phân tích các mặt sau:
4.1 Phân tích hoạt động bán hàng theo các quý trong năm.
Qua biểu số 11: ta thấy tình hình kết quả bán ra cả năm dần dần tăng lên,
năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 1998 là 380.025 triệu đồng. Năm 1999
kết quả bán hàng cả năm đạt 404.028 triệu đồng, tăng 6,31% so với năm 1998.
Trang 56
Năm 2000 đạt 437.605 triệu đồng, so với năm 1999 vượt 8,31%. Tình hình bán
hàng luôn có sự vượt mức so với năm trước. Tình hình bán ra theo các quý trong
năm của Công ty hầu hết tăng đều qua các năm. Nhìn chung lượng bia bán ra
trong Công ty thường cao nhất vào quý III, chiếm tỷ trong so với các quý khác
trong năm.
Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do thời tiết, khí hậu nóng và thời
gian này trong năm là thời gian đi nghỉ mát của dân do vậy nhu cầu tăng cao. Và
đến quý IV thì mức tiêu thụ lại chững lại, đó cũng là rất hợp lý. Tuy vậy Công ty
vẫn giữ được mức tiêu thụ khá ổn định trong suốt cả năm. Cụ thể là:
- Quý I: Năm 1998 số tiền thu được là 109.109 triệu đồng chiếm tỷ trọng
28% so với cả năm. Vào năm 1999, só tiền thu được là 112.140 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 27% trong cả năm, tăng hơn năm 1998 là 2,77% về số tiền chênh lệch là
3.031 triệu đồng. Sang năm 2000, số tiền thu được là 113.471 triệu đồng chiếm
tỷ trọng 26%, so với năm 1999 tăng hơn 1,18% với số tiền chênh lệch là 1.331
triệu đồng.
- Quý II: Luôn có sự vượt mức bán ra qua hàng năm. Năm 1998, bán ra là
82.420 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22% trong cả năm. Năm 1999 bán ra tăng lên
đạt 85.320 triệu đồng chiếm tỷ trọng 21%, tăng hơn so với năm 1998 là 3,51%
với số tiền chênh lệch là 2.900 triệu đồng. Năm 2000 bán ra là 88.015 triệu đồng
chiếm tỷ trọng là 20%, tăng hơn 3,15% so với năm trước với số tiền chênh lệch
tương ứng là 2.695 triệu đồng.
- Quý III: Có mức bán ra cao nhất trong năm. Năm 1998, bán ra đạt
90.891 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24% so với cả năm. Năm 1999, bán ra đạt
107.307 triệu đồng chiếm tỷ trọng 28%, so với năm 1998 tăng hơn 18,06% và số
tiền chênh lệch là 16.326 triệu đồng. Đến năm 2000, bán ra đạt 120.300 triệu
đồng chiếm 28%, so với năm 1999 cao hơn 12,10% với số tiền chênh lệch là
12.993 triệu đồng.
- Quý IV: Số lượng bán ra của năm sau cũng luôn cao hơn năm trước.
Năm 1998 giá trị bán là 97.605 triệu đồng chiếm tỷ trọng 26%. Năm 1999 giá trị
Trang 57
bán là 99.261 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 24%, tăng 1,69% so với năm 1998 và
số tiền chênh lệch là 1.656 triệu đồng. Năm 2000 giá trị bán là 115.891 triệu
đồng chiếm tỷ trọng là 26%, tăng hơn 16,75% so với năm 1999 với số tiền tương
ứng là 16.630 triệu đồng.
Qua kết quả bán hàng nói lên Công ty là một doanh nghiệp làm ăn phát đạt
đó là nhờ Công ty biết quản lý tổ chức bộ máy lao động chặt chẽ, bố trí sắp xếp
hợp lý, khoa học các khâu từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm làm cho lượng hàng
hoá bán ra ổn định và ngày càng tăng.
4.2. Phân tích tình hình thực hiện sản lượng và doanh thu theo cơ cấu mặt
hàng.
Qua biểu số 12: do diễn biến bất thường của cơ chế thị trường, có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, nhưng Công ty cũng thực
hiện tốt việc sản xuất kinh doanh của mình. Tổng sản lượng có phần tăng lên qua
các năm. Năm 1998 tổng sản lượng là 48.580 ng.lít. Năm 1999, tổng sản lượng
là 46.489 ng.lít hơi tụt đi so với năm 1998 chỉ đạt 95,69% của năm 1998. Do ảnh
hưởng của sản lượng bia hơi năm này cũng bị tụt đi, sức tiêu thụ chậm lại.
Nhưng sang đến năm 2000 Công ty lại đạt tổng sản lượng khá cao 51.374 ng.lít,
cao hơn năm 1999 là 10,50%. Do tổng sản lượng tăng nên dẫn đến tổng doanh
thu cũng tăng nên qua các năm. Doanh thu sản phẩm đều tăng hơn so với cùng
kỳ năm trước. Năm 1999 cao hơn năm 1998 tăng 6,31%, năm 2000 so với năm
1999 tăng 8,31%. Đi vào phân tích cụ thể:
* Về sản lượng.