Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 8 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.41 KB, 25 trang )

Lý công tử gật đầu, tỏ ý đã hiểu rõ, nói với Hoàng thúc:
- Xin chấp hành thượng lệnh.
Nghe trình bày kế họach, Lý công tử cảm thấy bừng lên
niềm tin có thể chiến thắng được quân Mông Cổ, dù chúng
có hùng mạnh bao nhiêu.
Hoàng thúc tỏ vẻ hài lòng nói với Tiêu Vĩnh Vạn:
- Tiêu đại nhân, xem ra quân, của chúng ta khác với
quân triều đình cơ mà.
- Làm gì có quân triều đình tồn tại một cách biệt lập, cho
dù quân của Hoàng thúc có nghĩa binh đi nữa, chỉ cần cản
được bước tiến của giặc cũng giỏi lắm rồi chứ sao.
Lý công tử nhận lệnh của Hoàng thúc, một mặt liên hệ
với đốc binh chỉ huy biệt quân sơn thành họ Kim, một mặt
truyền đạt mệnh lệnh đó xuống các tráng đinh dưới quyền
mình.
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn trở về thành Việt Nam.
Vốn dĩ Hoàng thúc chỉ đảm trách việc phòng vệ khu vực
huyện lỵ ủng Tân. Còn việc phòng vệ phía ngời thành của
huyện lỵ này thì do quân đốc binh biệt sơn thành đảm trách.
Quân đốc binh nằm dưới quền quản hạt của An tây đô hộ
phủ. Do vậy mà một số lượng nhỏ quân lính của biệt quân
sơn thành trực thuộc An tây đô hộ phủ đang làm nhiệm vụ
phòng vệ mọt chu vi với bề rộng năm dặm kể từ huyện
thành trở ra. Bởi vậy, kế họach tác chiến tổng quát cho cả
địa phương này dũng do đô hộ phủ tức quân triều đình
họach định và thực hiện. Còn Hoàng thúc chỉ phụ trách bên
trong thành nội của huyện Ủng Tân thôi.
Sau khi hòan thành mọi việc chuẩn bị sẵn sàng chiến
đấu một cách hết sức vững chắc. Hoàng thúc đã ngày đêm
lặn lộn đi thăm hỏi cổ vũ binh sĩ động viện khích lệ những cố
gắng vất vả của họ.


Hơn một vạn quân Mông Cổ, do nguyên sóai Đương Tô
thống lĩnh đã chiếm được Thâm Thôn và truy kích quân triều
đình đang bỏ chạy. Theo đường chính, chúng tiễn thẳng về
ủng Tân, đóng quân cách ngòai thành ủng Tân ba mươi
dặm.
Trong tình thế đó, bỗng một hôm An tay đô hộ phủ cử
một phó tuớng của án sát sử có tên là Trương Hanh ích
đến gặp đốc binh biệt quân sơn thành ủng Tân. Nội dung
cuộc gặp gỡ đại để như sau; quân Mông Cổ hiện nay đang
chiếm đánh miền biên cương xa xôi này; chúng đang tấn
công về phía An Tây và ủng Tân. Như vậy địa phương này
sẽ đứng ra nhận trách nhiệm phản kích lại quân địch và bảo
vệ lấy mình. Do vậy, ở Ủng Tân, đề nghị Hoa sơn quân
đứng ra thống nhất chỉ huy cả việc phòng vệ sơn thành mà
hiện nay đang nằm dưới sự quản lý của quan huyện.
Tướng Trương Hanh Ích và quan đốc binh Biệt Sơn
Thành cúi gập đầu cầu khẩn Hoàng thúc:
- Thưa Hoa sơn quân, quan án sát cử tiểu tướng về đây
xin có lời thưa với quân đại giám Hoa sơn quân, mong đại
giám hãy đứng ra thống lĩnh chỉ huy giúp công việc phòng
vệ của Đô hộ phủ. Vạn sự xin phó thác cùng Hoa sơn quân.
Hoàng thúc cảm thấy rất khó xử. Nếu từ chối chẳng hóa
ra mình khiếp nhược sao, còn nếu đứng ra nhận lĩnh, thì
bản thân vốn là người chỉ huy quân nghĩa binh chứ không
phải là người chỉ huy quân triều đình, nay thống lĩnh cả quân
triều đình phải thấy là nan giản. Nhưng trong giờ phút vận
mệnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, tấm lòng nghĩ
khí bùng lên mạnh mẽ trong tim Hoàng thúc. Người cảm
thấy không thể trốn tránh trách nhiệm, bèn nói:
- Tôi hiểu rồi. Quan án sát sứ là chỗ rất quen thân với tôi,

là vị ân nhân đã hết lòng giúp đỡ tôi. Hơn nữa bản thân tôi
đã nhận thấy được bao ân sủng như trời biển của đại
vương Cao Tông, nay đất nước lâm nguy thế này, chẳng lẽ
tôi còn tiếc mạng sống của mình hay sao. Có điều phận tôi
nhỏ bé, không có danh phận gì để tự tiện chỉ huy đại quân
của đại vương. Đó không những là một điều trái đạo lý mà
còn là một điều thất lễ. Chỉ vì nghĩ như vậy mà tôi không
dám nhận thôi. Nhưng việc đã như vậy rồi, dù tài hèn chí
mọn, tôi cũng sẽ mang hết sức mình để bảo vệ đất nước.
Tướng Trương Hanh Ích và quan đốc binh Kim Khuê
Vạn đã ba ngày cố trình bày ý định của quan án sát sứ và
thỉnh cầu Hoàng thúc chấp nhận, nhưng người vẫn từ chối.
Không còn cách nào, hai người lại van nài Tiêu Vĩnh Vạn
và Lý công tử nói hộ, nhưng cũng không xong. Đến lúc này
mới là được sự chấp thuận của Hoàng Thúc, nên họ không
giấu nỗi niềm sung sướng. Một lần nữa họ lại cúi đầu bái
tạ Hoàng thúc và bày tỏ lời chúc mừng.
- Xin cảm ơn Hoàng thúc, không những các tiểu tướng
chúng tôi trở về còn chút mặt mũi thưa lại với quan án sử
mà trăm họ của xứ huyện này cũng sẽ hết sức vui mừng
trước quyết tâm của Hoàng thúc đứng ra gánh vác sơn hà.
Hoàng thúc nhìn Lý công tử đang ngồi bên cạnh, ra lệnh
chỉ tiếp nhận thủy thủ quân và lục quân thuộc quân đội triều
đình do tướng Hanh ích đưa đến.
- Lý công tử hãy nhanh chóng tiếp quản một nghìn năm
trăm quân sĩ và đoàn thuyền được biết đang đậu ngoài
khơi đảo Xương Lân do Trương tướng quân đưa tới để
biên chế vào đội quân của chúng ta.
- Xin tuân lệnh.
Trương tướng quân và quan đốc binh Trương Khúc Vạn

cũng Lý công tử đứng dậy bước ra ngoài. Một chốc sau,
Hoàng thúc quay lại nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Cũng như trước đây Tiêu đại nhân đã từng giúp, lần
này xin Tiêu đại nhân hãy nghĩ cho kế hay. Quân địch đóng
cách ngoài thành ta ba mươi dặm. Thành của chúng ta
đang ở trong tình thế bị bao vây cô lập, không còn đường
tiếp viện. Chúng ta phải liều thân sống chết chiến đấu đến
cùng, ngoài ra không còn cách nào khác.
Thấy Hoàng thúc hạ quyết tâm cao như vậy. Tiêu Vĩnh
Vạn mỉm cười thán phục và nói hết nỗi lòng mình:
- Hoàng thúc nghĩ đúng lắm. Tình hình như chúng ta biết
rồi đấy. nếu hoàng thúc chỉ huy quân triều đình giỏi bảo vệ
được huyện thành cô lập này thì chẳng nói chi, nhưng
chẳng may thất bại e rằng thanh danh sẽ mất hết. Thế
nhưng Hoàng thúc đã chấp nhận rồi, tôi cũng xin quyết một
lòng phò Hoàng thúc.
Hoàng thúc nghiêm mặt, tỏ lời cảm ơn đối với Tiêu Vĩnh
Vạn:
- Tiêu đại nhân là vị ân nhân mà trời đã ban xuống cho
tôi. Từ khi rời Thanh Châu sang định cư trên đất này đến
nay, Tiêu đại nhân đã giúp cho tôi rất nhiều. Tôi xin được
thực lòng cảm tạ Tiêu đại nhân.
- Hoàng thúc nói gì vậy. Nếu tôi không được Hoàng thúc
cứu cho thì đâu còn được sống đến bây giờ.
- Chuyện đã qua, bây giờ nghĩ lại chúng ta càng cảm
thấy quý mến nhau hơn. Điều quan trọng sắp tới là chúng ta
phải làm thế nào để đẩy lùi được quân Mông Cổ xâm lược
và cứu lấy đấy nước này.
- Vâng đúng thế ạ. Bây giờ chỉ có mỗi một việc là phải
làm thế nào để đập tan quân giặc.

- Nào, chúng ta hãy đi một vòng kiểm tra xem thành trì
của chúng ta đã được phòng thủ như thế nào rồi.
Hoàng thúc đứng dậy, Tiêu Vĩnh Vạn cũng đứng dậy
theo.
17
CUỘC QUYẾT CHIẾN VỚI QUÂN MÔNG
CỔ
Sáng ngày hôm sau, mặt trời tháng bảy từ sáng đã
chiếu le lói. Những bầy quạ đen bay đến trên nóc thành lầu,
kêu “quạ… quạ…” inh ỏi. Phía trong thành, người già, phụ
nữ và trẻ em đều đã đi sơ tán. Chỉ còn lại những thanh niên
trai tráng và quân sĩ đang chấp hành nghiêm chỉnh nhiệm vụ
được giao, nên quang cảnh rất vằng vẻ. Nếu không phải là
vị tướng có tài thao lược, trí tuệ hơn người thì không thể
đề ra được kế sách như vậy.
Các vị danh tướng đã tạo nên tư thế sẵn sàng chiến đấu
cao độ. Quân sĩ tràn đầy niềm tin bất kỳ lúc nào cũng có thể
giáp chiến với kẻ thù, cơ mưu linh hoạt đánh trả lại quân
địch.
Người dân trong nội thành nhìn đãn quạ bay trên nóc
thành lầu, ai nấy đều lẩm bẩm phỏng đoán theo cách của
mình.
“Bọn giặc Mông Cổ sắp kéo đến rồi!”
Buổi sáng sớm ngày hôm đó, theo tin của lính thám báo
cho hay, bọn giặc Mông Cổ đóng cách ngoài thành ba
mươi dặm đang sắp sửa tấn công vào huyện thành ủng
Tân ngay trong ngày.
Trên lầu cửa đông, ba tướng soái là Hoàng thúc, Lý
công tử và Tiêu Vĩnh Vạn đang bàn luận công việc với
nhau.

Tiêu Vĩnh Vạn trải tấm bản đồ tác chiến ra nói:
- Thưa Hoàng thúc, dù sao thành trì của chúng ra hãy còn
yếu so với thế lực của quân giặc. Mặt khác, xét về địa lý, vị
trí của huyện thành cũng không phải là vị trí tốt. Trước hết về
mặt thế trận của cũng ta, tuy có thể bẻ gãy tinh thần chiến
đấu của quân địch, song dù vậy có chỗ vẫn chưa được
chuẩn bị đầy đủ. Cho nên hôm nay tôi xin được làm người
tiên phong xung trận.
Hoàng thúc tỏ vẻ không tán đồng:
- Không. Tiêu đại nhân sao lại định thế? Bọn giặc có kỵ
binh thiện chiến, chúng ta lại sử dụng thương kiếm thành
thào. Như vậy, hà tất Tiêu đại nhân lại chiu vào hang cọp?
- Dù có thể không bắt được cọp, ta cũng phải mang lửa
vào trong hang cọp. Bọn giặc dù tàn ác tôi cho rằng cũng
không dám xông tới.
Nhưng Hoàng thúc và Lý công tử vẫn lo ngại cho Tiêu
đại nhân làm tiên phong ra ngoài thành chiến đấu, nhỡ
chẳng may, có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiêu Vĩnh Vạn kề vào tai Hoàng thúc trình bày một chập
về mưu kế của mình. Đến lúc đó mới phần náo thuyết phục
được Hoàng thúc.
- Nếu vậy hãy làm theo mưu kế của Tiêu đại nhân xem
sao. Thế nhưng phải hết sức thận trọng đấy.
- Tôi đã rõ. Trong chiến tranh kẻ trượng phu phải biết
quý mạng mình.
Vào lúc ấy bỗng có một lính truyền lệnh hối hả chạy về
phía ngoài thành hướng đông. Chắc là lính hỏa tốc chạy về
cấp báo cho quân giặc đang đánh vào nơi đây.
Thấy vậy, Lý công tử liền chạy xuống chân thành. Tiêu
Vĩnh Vạn và Hoàng thúc cũng xuống theo sau, hoảng hốt

định quay lại, suýt đâm bổ vào nhau.
Hoàng thúc không hài lòng trước vẻ hoảng hốt của Lý
công tử, nói như quở trách:
- Bình tĩnh đã nào!
Lúc ấy Tiêu Vĩnh Vạn đứng bên cạnh, đăm chiêu nhìn
gương mặt của Hoàng thúc nói với vẻ trầm tĩnh:
- Như đã thưa với Hoàng thúc, tôi xin xuất chiến. Mọi
việc còn lại nhờ cậy Hoàng thúc.
- Tiêu đại nhân vất vả.
Bốn mắt của hai người nhìn nhau chớp chớp, như đang
nói lên một sự hứa hẹn thần bí nào đó.
Tiêu Vĩnh Vạn mặc chiếc áo giáp, cưỡi ngưạ chiến của
địch, trên lưng khoác cây cung dài, hai bên người giắt hai
ống tên, một tay cầm cây thương dài. Tiêu đại nhân siết
dây cương, con ngựa chồm lên hai chân trước hí vang,
chạy lao về phía trước. Theo sau Tiêu đại nhân là đoàn kỵ
binh hơn một trăm thớt ngựa. Cách đó năm dặm gò đồi,
phục binh và tau bắn cung thiện xạ của quân Cao Ly đã
được bố trí sẵn sàng.
Đoàn kỵ binh của Tiêu Vĩnh Vạn tiến được năm dặm
bỗng trông thấy ven đường cái lớn trước mặt, bụi bốc lên
mù mịt. Đúng là đoàn kỵ binh của quân Mông Cổ đang
xông tới.
Từ trên thành lầu cao. Hoàng thúc đưa mắt nhìn ra xa,
thấy trên cánh đồng cách huyện chưa đầy năm dặm, có vẻ
như quân ta và quân địch đang bày thế trận đối mặt nhau.
Hoàng thúc không khỏi lo lắng, bèn giao cho Lý công tử
hơn năm mươi thớt kỵ binh và ra lệnh khi có nguy cấp phải
xông ra ứng cứu.
Tiêu Vĩnh Vạn dần hơn một trăm thớt kỵ binh tiến ra dàn

trận tại phía đông khu gò đồi.
Tường tiên phong của địch dẫn hơn năm trăm thớt kỵ
binh xốc tới và chạm trán ngay với quân Cao Ly. Tướng
tiên phong của giặc đi hàng đầu đoàn quân, đưa mắt đảo
nhanh, thấy quân Cao Ly dựa lưng vào ngọn đồi đã bày
xong thế trận sẵn sàng nghênh chiến. Lúc này vào đầu hạ
tuần tháng bảy, cỏ lên xanh, đồng lúa tốt tươi, có phần nào
che chắn cho quân Cao Ly, song nhìn qua vẫn có thế đoán
biết được.
Tướng giặc là nguyên soái Đường Cô đang đi giữa
đoàn quân để đốc chiến, thấy quân đi tiên phong đúng lại,
bèn thúc người tiến lên phía trước:
- Tại sao chúng mày không tiến lên?
Hắn nói xong bèn nhìn ra phía trước quay lại hỏi tên lính
hộ vệ đi bên cạnh:
- Thành trước mặt kia là thành gì?
- Thưa đó là Ủng Tân.
Tướng giặc Đường Cô nhìn thế trận của quân Cao Ly
xong bèn quay về phía sau nói:
- Ta cũng không tiến lên nữa, hãy dừng lại để bố trí trận
địa.
- Tuân lệnh.
Như vậy là quân Mông Cổ dừng lại cuộc hành quân của
chúng để dàn thế trận. Nguyên soái Đường Cô gọi tên
tướng tiên phong đến ra lệnh:
- Nhà ngươi hãy tiến về phía chúng, bảo chúng hàng
phục nhanh lên.
Tướng tiên phong của địch cưỡi một con ngựa ô, hai
bên tả hữu kèm theo hai lính hộ vệ. Hắn thúc ngựa xông lên.
Không bao lâu tướng tiên phong của giặc Mông Cổ đã tiến

đến trước cửa trận địa quân Cao Ly thét lớn:
- Chủ thành Ủng Tân biết điều hãy mau mau ra hàng
phục nghênh đón đại quân Mông Cổ chúng ta!
Lúc này Tiêu Vĩnh Vạn cũng đã biết ý đồ của tướng tiên
phong phía địch bèn thúc người chạy ra của trận địa.
Nghe tiếng quát của giặc. Tiêu đại nhân cười ha hả,
mắng rằng:
- Thằng kia mày còn chưa bằng loài cầm thú. Bọn man
di phương bắc chúng mày, lại dám cả gan xâm lược nước
chúng tao, giết hại bao người dân vô tội, cướp bóc bao
nhiêu của cải. Chúng mày đã gây bao tội ác trời không
dung đất không tha. Như thế vẫn còn chưa đủ, chúng mày
lại còn xâm phạm vào huyện Ủng Tân nhỏ bé này nữa.
Tướng tiên phong có vẻ hơi bị bất ngờ, cười hô hố nói
rằng:
- Thằng chuột nhắt kia, mày không biết trời cao đất dày,
còn dám mở mồm như thế?
Với tiếng Mông Cổ lưu loát, Tiêu Vĩnh Vạn mắng chửi
như tát nước vào mặt bọn giặc.
Tướng tiên phong của địch giương cờ phát hiệu. Trận
địa đại địch nhìn qua đó biết rằng quân Cao Ly sẵn sàng
quyết chiến chứ không chịu hàng. Nguyên soái Đường Cô
bèn xông ra, hai bên tả hữu của y, hơn ba trăm thớt kỵ binh
giương cờ xốc tới.
Tướng giặc Đường Cô lại gầm lên:
- Này thằng mọi rợ kia, mày không biết ta là ai à? Ta
chính là tướng quân Đường Cô, nguyên soái của nước đại
Mông Cổ. Này, ta bảo cho nhà người đừng có liều như chó
con không biết sợ cọp, phải mau mau xuống ngựa quy
hành!

Tiêu Vĩnh Vạn đã nhiều lần sang nước Mông Cổ và cả
nước Kim, nước Tống không có nơi nào là chưa đi. Anh
biết rất rõ tình hình trong thiên hạ. Anh còn lạ gì tên nguyên
soái Đường Cô kia và cả nhân cách của y nữa.
- Ta thừa biết tướng Đường Cô đang lớn tiếng tự xưng
là một nguyên soái của quân Mông Cổ kia. Nhưng tổ tiên
của nhà ngươi chẳng nhẽ không cảm thấy xấu hổ có một
thần dân của nhà Đường đã phản bội lại đất nước, ôm
chân quân Mông Cổ để trở thành một gian tướng hay sao?
Nếu nhà người còn có chút lương tâm hãy mau mau hạ mũ
quy hàng, trở về với tổ quốc của nhà ngươi.
Tiếng nói oang oang của Tiêu Vĩnh Vạn đã chẳng khác
nào như một mũi dao đâm vào tim nguyên soái Đường Cô.
Tên tường giặc uất ức đến tận cổ bèn ra lệnh cho tướng
tiên phong của hắn:
- Hãy mau chặt đầu thằng kia mang về đây cho ta!
Tên tướng tiên phong của Đường Cô được lệnh liền
hươ cây thương dài chạy tới.
Tiêu Vĩnh Vạn cũng lăm lăm cây thương dài xông ra.
Hai tường bắt đầu giao phong quyết chiến với nhau.
Trận địa của hay quân vang lên tiếng hò reo dậy đất. Tiếng
hai thương va vào nhau chan chát, tiếng ngựa hí, tiếng
quân reo hò làm cho cả một vùng phía đông Ủng Tân bốc
lửa.
Đánh được hai mươi hiệp, rồi ba mươi hiệp vẫn chưa
phân thắng bại, hai tướng chưa có gì lộ vẻ mệt nhọc.
Nhưng đánh được hơn sau mươi hiệp, thì ngọn thương
của tướng tiên phong của giặc bị cụt đi còn ngọn thương
của Tiêu Vĩnh Vạn vẫn không hề suy suyển, con chiến mã
của Tiêu Vĩnh Vạn xông tới. Tên tướng giặc đã thấm mệt

liệu bề không địch nổi, bèn quay đầu ngựa định tháo chạy
thì bất thần ngọn thương của Tiêu Vĩnh Vạn đã đâm phập
vào cánh tay phải của hắn, làm hắn ngã nhào xuống ngựa.
Nguyên soái Đường Cô trông thấy thế vội vã xông ra định
cứu tên tướng tiên phong. Lúc này Tiêu Vĩnh Vạn xông
thẳng vào trận địa địch tả xung hữu đột, khiến quân Mông
Cổ bắt đầu dao động.
Thừa cơ, hơn năm mươi thớt ngựa kỵ binh do Lý công
tử dẫn đầu, hơn một trăm kỵ binh của nghĩa quân đột tiến
thẳng vào trận địa của địch ra sức tung hoành. Tiếng quân
Cao Ly reo hò vang trời dậy đất.
Phía quân Mông Cổ núng thế không còn cách nào khác
bèn ra lệnh rút lui.
Hoàng thúc đứng trên thành lầu nhìn thấy quang cảnh đó,
khắp người nổi gai ốc, bản thân cũng muốn nhảy ngựa ra
với Tiêu Vĩnh Vạn. Lúc đó cũng là lúc quân Mông Cổ tháo
chạy. Tiêu Vĩnh Vạn không đuổi theo truy kích theo quân
giặc mà ra lệnh toàn quân rút về.
Giữa lúc Hoàng thúc đang bôn tẩu đó đây tìm Tiêu Vĩnh
Vạn thì phía sau lưng có người cũng đã tìm ai đó, lên tiếng
gọi:
- Hoàng thúc ơi!
Hoàng thúc quay lại nhìn thì đó là Tiêu Vĩnh Vạn. Hoàng
thúc không giấu nổi niềm vui sướng:
- Tôi đang tìm Tiêu đại nhân, Tiêu đại nhân vẫn bình an
chứ?
Tiêu Vĩnh Vạn cười sảng khoái đáp lại:
- Không sao đâu ạ, để Hoàng thúc là chủ tướng mà cũng
xông ra giữa trận tiền như thế này thật không phải. Tôi vẫn
bình an thưa Hoàng thúc.

Lúc này Lý công tử cũng chạy tới:
- Kìa, Hoàng thúc cũng đến đây? Tiêu đại nhân có bị
thương chỗ nào không?
- Hà hà, tôi vẫn nguyên vẹn, chẳng có thương tích gì.
Nào chúng ta vào trong đại bản doanh đi.
Tiêu Vĩnh Vạn cùng Hoàng thúc và Lỹ công tử bước vào
trong lều đại bản doanh. Lúc đánh nhau quên hết nóng. Nay
bước nào trong lều, mồ hôi vã ra như tắm. Hoàng thúc đã
cho chở nước lạnh vào tự lúc nào để chỉ huy và chiến sĩ
cùng uống. Hoàng thúc mời Tiêu Vĩnh Vạn uống trước. Lúc
này cả tướng tá và binh lính đề đã có được niềm tự tin - thì
ra quân Mông Cổ không mạnh như người ta đồn.
Hoàng thúc xoa lên lưng Tiêu Vĩnh Vạn, hết lời khen
ngợi là võ nghệ của anh:
- Tôi đã biết tài võ nghệ của Tiêu đại nhân, nhưng không
ngờ điêu luyện đến mức như vậy.
- Thưa đâu dám, tôi chỉ biết võ vẽ vài miếng. Hoàng thúc
quá khen, làm tôi rất đỗi khó nghĩ.
Lý công tử ngồi bên cạnh lấy khăn tay lau mồ hôi chảy
trên cổ Tiêu Vĩnh Vạn và nói:
- Tài võ nghệ của Tiêu đại nhân ngày trước tôi đã được
trông thấy ở Thanh Châu nhưng không ngờ lại cao cường
đến mức như đã thấy hôm nay.
- Ối chao, Lý công tử cũng nói đùa như vậy sao?
Cả ba đều cười ồ lên. Trong lúc họ đang chuyện trò với
nhau như vậy thì quân giặc đã lùi ra bên ngoài khoảng
mười dặm và xây dựng trận địa ở đó.
Lúc này Hoàng thúc nhìn xa xa về phía trận địa quân địch
một chốc, có vẻ như nghĩ ngợi điều gì rồi quay nói với Tiêu
Vĩnh Vạn:

- Tiêu đại nhân này, tối hôm nay quân giặc thế nào sẽ
tập kịch vào trận địa của ta. Do vậy, chúng ta cần có đối
sách phòng bị.
- Hoàng thúc nói đúng đấy. Nay là cuối tháng bảy. Bọn
giặc chắc chắn sẽ lợi dụng đêm không trăng để tập kích
ban đêm. Lực lượng quân sự lợi dụng đêm không trăng để
tập kích ban đêm. Lực lượng quân sự của chúng ta còn
yếu, do vậy có lẽ chúng ta phỉa rút vào trong thành thôi.
Lý công tử ngồi bên cạnh nói với giọng nghiêm trang:
- Thưa Hoàng thúc, tối nay tôi xin ở lại để giữ trận địa.
Như vậy có lẽ tốt hơn.
Hoàng thúc nghe thế chỉ cười, không trả lời. Tiêu Vĩnh
Vạn tuy cũng cảm phục trước nghĩa cử đó của Lý công tử,
nhưng đã không ngần ngại can ngăn:
- Không được đâu. Lý công tử muốn làm tù binh sao?
Đại binh đoàn của giặc ban đêm tập kích vào đây, liệu có
cách gì ngăn nổi?
Đến đây, Lý công tử đã hiểu ra mưu kế của ta.
Đêm hôm ấy, lợi dụng lúc trời tối, tất cả quân sĩ đều
được lệnh rút hết vào trong thành, và đóng chặt cửa thành
lại.
Màn đêm buông xuống từ lúc nào. Phía bên này không
đèn đuốc. Còn phía quân giặc, có lẽ chúng cũng sợ nên chỉ
đốt leo lét bốn bề yên tĩnh.
Gần đến canh ba quân Mông Cổ bỗng hò reo ào tới bao
vây, khu gò đồi mà quân Cao Ly đang chốt. Tướng giặc
Đường Cô dốc hết sức lực bao vây trận địa quân Cao Ly.
Nhưng rốt cuộc chỉ thấy những con bù nhìn được cắm khắp
đó đây, tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một quân sĩ nào.
Y kéo cả đám binh lính đã mệt mỏi vì cả đêm không được

ngủ vào đến chân thành quân Cao Ly thì thấy của thành
đóng chặt. Nhìn lên thành lầu, chỉ thấy hai lính đang ngồi ngủ
gật.
Nguyên soái Đường Cô biết mình đã bị mắc lừa quân
Cao Ly, bèn gầm lên:
- Quân bay đâu, phá cửa thành này cho ta!
Đám quân lính quá mệt mỏi, đành miễn cưỡng kéo nhau
tới định phá cửa thành.
Bỗng đột nhiên từ trên thành lầu vang lên tiếng quân reo
hò rung trời chuyển đất, cùng lúc những mũi tên lửa bắn
xuống tới tấp, đá tảng lớn từ trên cao ném xuống. Quân
Mông Cổ đứa trúng tên ngã gục, đứa trúng đá toác đầu lăn
ra chết, đứa bị vó ngựa của chính quân lính chúng dẫm xéo
lên chết gục, con số nhiều vô kể không sao đếm được. Lúc
ấy, cửa thành bỗng mở loang ra, kỵ binh của quân Cao Ly
xông ra chém giết quân giặc. Quân Mông Cổ hồn phi phách
tán, đạp lên xác chết của đồng ngũ chạy tháo thân.
Nguyên soái Đường Cô khó nhọc lắm mới thoát chết trở
về doanh trại. Trong trận chiến này quân giặc đã mất hơn
một nghìn binh sĩ. Ngoài ra, quân Cao Ly còn thu được mấy
trăm thớt ngựa chiến và nhiều binh khí!
Tướng giặc Đường Cô sau khi về đến doanh trại, bắt
đầu suy nhận ra: quả là chủ thành này là một doanh tướng
đấy. Bây giờ nếu vội vã muốn thắng ngay, chỉ tổ tổn thất
binh mã mà thôi. Vì vậy phải có được sự hậu viện của thủy
quân quan Mông Cổ đã được tiến vào vùng biển tây, từ
mặt biển đánh vào mới dễ công phá được thành này.
Nghĩ vậy, nên y cho quân sĩ bám lấy trận địa, tiếp tục tại
đó để chờ thủy quân đến.
Mặt khác, lúc bấy giờ thủy quân Mông Cổ đã vượt sông

áp Lục tiến vào định chiếm cả một vùng Ngĩa Châu – Long
Nham phố, nhưng đã bị thủy quân Cao Ly tiêu diệt, nên
chúng phải vòng ra biển tây, định đổ bộ lên Nam Hải phố
nhưng cũng thất bại. Quân Mông Cổ vốn dĩ yếu về thủy
chiến nên chỗ nào cũng bị ăn đòn. Nhưng đến đầu tháng
tám năm đó, quân địch sau khi đã chiếm được sơn thành
An Lăng đã đưa chiến thuyền đến vùng duyên hải, nhằm
theo hướng Ủng Tân.
Quân Mông Cổ xâm nhập vào vùng biển trước cửa ngõ
Ủng Tân đã chiếm được Đại Thanh.
Vào lúc chập tối, Hoa sơn quân triệu tập các chư tướng
như Lý Công tử, Tiêu Vĩnh Vạn, Tướng Trương Hanh Ích
để bàn kế hoạch đối phó.
Bỗng có một người tên là Lý Thành Thất, một á tướng
thủy quân trước đây được cử ra đồn trú tại đảo Đại Thanh
vội vã đi tới và bước thẳng vào đại bản doanh. Mọi người
đang ngồi họp nhìn thấy á tướng thủy quân Lý Thành Thất
mặt mày ủ rũ bước vào đều đoán biết được tình hình hải
chiến ở đảo Đại Thanh.
Á tướng Lý Thành Thất vốn xuất thân thủy quân ở Việt
Nam quốc, cũng là một danh tướng đã từng có nhiều chiến
tính về mặt hải chiến.
Lý công tử biến sắc mặt hỏi:
- Sao lại chạy về như thế này?
Lý Thành Thất cúi gặp đầu, nói với dọng thống thiết:
- Tôi thật có tội. Đảo Đại Thanh đã bị địch chiếm mất rồi.
Lý công tử cúi nhìn xuống đất, không nói câu nào.
Một bầu không khí trầm uất bao trùm lấy đại bản doanh.
Nhưng Hoàng thúc không một chút dao động. Người lên
tiếng:

- Thất bại một lần là chuyện thường tình của các binh
gia. Cái Đảo Đại Thanh bé nhỏ ấy dù có bị giặc cướp đi
cũng đừng nên chán nản. Vậy trong cuộc sống chiến đấu
trên đảo Đại Thanh, phía quân ta có bị tổn thất nhiều
không?
Hoàng thúc muốn biết trước hết về tình hình cuộc chiến
đấy ở đó. Lý Thành Thất hiểu được suy nghĩ của Hoàng
thúc nên đã trình bày cặn kẻ mọi việc vừa xảy ra.
Vốn dĩ lực lượng thủy binh của Ủng Tân mỏng, không đủ
sức trải rộng ra để giữ một đảo nhỏ như đảo Đại Thanh,
nên chỉ cắt cử hơn một trăm lính cùng với năm chiến thuyền
ra đó để theo dõi và báo cáo tình hình vùng biển gần. Lý
Thành Thất được cử ra để chỉ huy số binh sĩ này. Một hôm
vào buổi tối quân Mông Cổ huy động hơn hai mươi thuyền,
đốt đuốc sáng rực trời, hò reo xông tới bao vây đảo Đại
Thanh.
Lý Thành Thất theo dõi kỹ lực lượng địch, thấy trên mỗi
thuyền chiến thuyền lớn có hơn một trăm quân thủy quân,
mỗi chiến thuyền lại còn dắt theo một đoàn thuyền nhỏ có
đến mấy chục chiếc, ngoài ra chúng còn chở rất nhiều
ngựa đi theo. Như vậy là địch có kế hoạch đánh điểm Ủng
Tân. Lý Thành Thất nghĩ vậy và ra lệnh cho lực lượng thủy
quân dưới quyền mình lợi dụng sương mù rút lui về đảo Kỳ
Lân. Cũng may không bị thiệt hại về sinh lực.
Hoàng thúc ngồi bên cạnh, nghe trình bày xong bèn nhìn
lên gương mặt Tiêu Vĩnh Vạn, như có ý muốn hỏi Tiêu đại
nhân có kế sách gì hay không.
Tiêu đại nhân mỉm cười, nhìn Lý Thành Thất nói:
- Lý á tướng vất vả nhiều. Kế hoạch tác chiến đã diễn ra
đúng như dự định. Đây không phỉa là thất bại, mà ngược

lại là một thành công.
Mọi người trong cuộc họp đều nhìn Tiêu Vĩnh Vạn với vẻ
ngạc nhiên. Song Tiêu Vĩnh Vạn không nói gì. Hoàng thúc
có phần sốt ruột, hỏi:
- Vậy Tiêu đại nhân có kế sách gì hay?
- Vâng xin Hoàng thúc đừng bận tâm. Hiện nay tướng
đich là nguyên soái Đường Cô đang trù quân tại phá của
đông thành Ủng Tân đang muốn phá vỡ thành này nhưng
đã liên tiếp bị thất bại. Không còn cách nào khác, nay
chúng dự định huy động cả hải quân đánh chiếm thành Ủng
Tân từ mặt biển. Hiện nay có vẻ như Đường Cô đang liên
hệ với lực lượng địch đã đổ bộ lên đảo Đại Thanh, ý đồ
của chúng là lực lượng thủy quân này sẽ hợp đồng với
cuộc đại tấn công của lục quân, thừa cơ đánh chiếm Ủng
Tân. Bởi thế việc Lý á tường rút đảo Đại Thanh cho địch
một cách dẽ dàng như vậy sẽ làm cho địch yên tâm phối
hợp với lục quân. Nếu chúng ta đập tan được lực lượng
thủy quân này trong khi chúng đang yên tâm ngồi đợi mệnh
lệnh tác chiến trên bộ thì là xong mọi việc.
Đến lúc bấy giờ. Hoàng thúc mới lấy hai tay vỗ vào đầu
gối mà nói rằng:
- Tiêu đại nhân quả thực có trí tuệ thần kỳ.
- Thưa không dám.
Tiêu Vĩnh Vạn trả lời xong bèn đứng dậy nói với Hoàng
thúc:
- Thời gian gấp lắm rồi, vậy tôi sẽ cùng Lý công tử đi
xem sao.
- Tôi cũng cùng đi.
Hoàng thúc cũng đứng dậy. Nhưng Tiêu Vĩnh Vạn thấy
trong thành không còn ai trông coi, nên muốn xin Hoàng

thúc ở lại. Nhưng Hoàng thúc coi đây là điều đạo lý phải
làm nên quyết định đi cùng Tiêu Vĩnh Vạn không còn cách
nào khác đành nói:
- Nếu Hoàng thúc đã quyết như vậy thì chỉ một mình Lý
công tử ở lại, còn tôi và Hoàng thúc sẽ đi. Dù sao thì quân
địch cũng chưa thể mở cuộc tấn công trong ngày một ngày
hai được.
Như vậy là Lý công tử ở lại trong thành còn Hoàng thúc
và Tiêu Vĩnh Vạn thì đi ra đảo Xương Lân.
Sau khi đến đảo Xương Lân, hai người thấy việc bố trí
thủy quân ở đây rất đúng với kế hoạch, tinh thần quân sĩ rất
cao.
Tiêu Vĩnh Vạn đi thuyền kiểm tra một vòng quanh đảo
xong bèn cùng với Hoàng thúc thầm thì bàn bạc với nhau
điều gì. Sau đó, Tiêu Vĩnh Vạn lên thuyền đi về nơi nào
không ai biết.
18
LẬP MƯU TIÊU DIỆT
HAI ĐẠO LỤC HẢI QUÂN CỦA GIẶC
Quân Mông Cổ đi đến đâu là cướp bóc và gây ra những
hành vi man rợ đến đấy, nên không những xung quanh
thành Ủng Tân mà khắp dải bờ biển tây, những người dân
làm ruộng và làm nghề chài lưới hầu hết đều bỏ đi lánh
nạn. Những người còn lại chỉ là những người già cả trong
các gia đình nghèo.
Sau khi quân Mông Cổ xâm chiếm đảo Đại Thanh, của
Lạch Nguyệt Xuyên vốn một thời là cửa lạch sông nay trở
thành chợ cá trên biển.
Từ cửa lạch Nguyệt Xuyên vòng qua Giao Đình và đi hết
làng Trường Hiền, xong đi quá một chập nữa thì đến vòng

đóng quân của quân Mông Cổ ở bên ngoài của đông thành
Ủng Tân. Bên cạnh con đường lớn từ của lạch Nguyệt
Xuyên đi Giao Đình có hai gian nhà. Một gian trong đó là
quán rượu. Chỉ có quán rượu này là không đi lánh nạn, tối
hôm nay vẫn tiếp tục mở cửa.
Tiết trời đã sang thu. Tối đến chủ quán cho trải chiếu lác
đác ngoài sân, thắp đèn nến sáng rực đón khách.
Nhưng trong tình hình lúc đó không thể có ai đến đây
uống rượu.
Cô chủ quán mới trạc ngoài ba mươi, dáng điệu lúng
túng định bắt mấy con bọ hung bay táp vào ngọn nến.
Lúc ấy có ba người mặc quân phục đi ngang qua phía
trước.
Những người này là quân Mông Cổ. Sau khi chiếm
được đảo Đại Thanh, chúng định đánh vào Xương Lân và
từ đó đánh chiếm gọn thành Ủng Tân, nên chúng đã cho lập
hai doanh trại bí mật của thủy quân trên đảo Đại Thanh.
Mấy tên lính này là những tên lính liên lạc đã dùng thuyền
nhỏ đổ bộ lên của lạch Nguyệt Xuyên, để từ đó đi dọc theo
đường cái lớn đến gặp nguyên soái Đường Cô tại bản
doanh quân Mông Cổ quán mở rộng. Chúng đưa mắt nhìn
vào sân trước, thấy bên dưới ánh nên có một vò rượu to
đặt ở đấy và một thiếu phụ còn trẻ đứng một mình. Một tên
lính trong bọn đưa mắt nhìn hai tên kia thì thầm to nhỏ:
- Từ ngày đổ bộ đến giờ, lần đầu tiên thấy người.
- Thấy người làm cái quái gì. Ta vào uống chén rượu rồi
đi có phải hơn không.
Tên lính trả lời nhìn thấy vò rượu, mồm chảy nước dãi.
Tên lính còn lại móc trong túi một dúm tiền lá Cao Ly xem
và nói:

- Dùng tiền này mua được rượu chứ.
- Chà, thằng này có nhiều tiền quá, quỷ thần ơi, mày
cướp ở đâu mà lắm tiền thế!
Tên lính mở miệng đầu tiên vừa rồi nói vậy, tên lính nhìn
vò rượu bèn nói:
- Nào ta vào đi. Mỗi đứa làm một chén nhá! Một chén rồi
đi quan đại tướng nào biết được.
Tên lính vừa bước vào trong cổng, đã thấy cô chủ quán
mỉm cười duyên dáng, đon đả ra mời chào.
- Xin mời các vị quan quân vào trong này.
Nói đoạn, cô chủ đưa chúng vào ngồi trên chiếc chiếu
trải ngay ngắn giữa sân.
Ba tên lính ngồi xoái chân, chúng nhìn say đắm cô chủ
quán xinh đẹp. Một tên thò tay vào túi lấy một vốc tiền xòe
trong lòng bàn tay và nói:
- Này chị chủ quán ơi, cho bát rượu, giá bao nhiêu tiền
chị lấy đủ thì thôi.
Hắn nói bằng một thứ tiếng Cao Ly trọ trẹ, nhưng cũng
hiểu được.
Cô chủ quán vừa nhìn vào mặt tên lính như muốn bật
cười, chọn nhặt ra ba đồng tiền lá và nói:
- Giá tiền ba chén rượu là ba đồng đủ rồi. Các vị có cần
thức nhắm nữa không?
Cô chủ quán vừa nói vừa cố nhịn cười, thấy vậy tên lính
nọ cười hì hì:
- Thế à… cũng đã quá bữa rồi, mang ra cho mấy đĩa.
Cô chủ quán lại nhặt thêm năm lá tiền trong lòng bàn tay
tên lính và đi vào nhà.
Một chốc sau rượu và thức nhắm mang ra. Người bưng
mâm rượu ra là một ông già trạc trên bảy mươi.

Cô chủ quán rất ý tứ, biết quân Mông Cổ có tính đa nghi,
nên đã rót ra một chén, uống hết và các thức nhắm mỗi thứ
một ít ăn trước mặt chúng. Đến lúc ấy, bọn lính có vẻ yên
tâm mới uống hết bát rượu lớn.
Không hiểu sao bọn lính vừa mới uống hết chén đầu tiên
đã nhanh chóng lăn ra ngủ.
Ông già ở dưới bếp có lẽ đang đợi giờ phút này, bèn
bước ra nhặt lấy chiếc túi truyền lệnh mà bọn giặc mang
theo vào trong nhà xong, lại cầm mang ra đặt trả chỗ cũ
cạnh mấy tên lính. Ba tên lính và cô chủ quán cũng chỉ mê đi
trong chốc lát xong lại tỉnh lại, mọi vật xung quanh vẫn như
cũ. Chúng có vẻ như không cảm thấy có điều gì xảy ra, lại
tiếp tục uống rượu và ăn các thức nhắm. Bọn lính còn muốn
uống nữa và thích ngồi vui chơi với cô chủ quán xinh xắn,
nhưng chúng cũng biết rằng nếu làm trái lệnh của đại
tướng thì chắc chắn chúng sẽ vị đầu lìa khỏi cổ trên đất
Cao Ly này. Do vậy chúng nhăn mặt bảo nhau:
- Nào ta đi thôi!
Nhưng một tên trong bọn tay cầm chai rượu, chép chép
miệng, nói như tiếc rẻ:
- Ta chỉ uống thêm một chén nữa thôi rồi đi.
Nghe vậy một tên trong bọn trợn mắt quát:
- Mày có mấy cái đầu?
Có thể hắn thấy ngượng vì đã nói quá lời, bèn chữa lại:
- Thôi, đợi lượt về sẽ cùng nhau uống cho thỏa thích.
Nói xong cả bọn cùng đứng dậy. Cô chủ quán như tỏ vẻ
luyến tiếc:
- Còn nhiều rượu và thức ăn quá mà các vị nỡ bỏ đi
sao.
- À, ngay tối nay chúng tôi sẽ quay lại.

Nghe thấy thế, cô chủ quán tỏ vẻ vui mừng, cũng đứng
dậy theo, nói với giọng trong trẻo:
- Thế nào các vị cũng đến nhé. Chúng tôi sẽ làm thức
nhắm ngon chờ các vị đấy.
Bọn lính nửa như nghe thấy nửa như không, vội vã rảo
bước ra đi.
Sau khi bọn lính đi rồi, quán rượu lại vắng bóng khách
như trước.
Không biết có phải chờ bọn lính trở lại hay chăng mà tuy
đêm đã khuya, quán rượu vẫn chong đèn mở rộng cửa.
Vào khoảng ba giờ sáng, quả nhiên bọn lính quay trở lại.
Có lẽ đã quen với cô chủ quán, nên bọn lính nói bằng
thứ tiếng Cao Ly giọng lơ lớ:
- Này chị chủ quán ơi, chúng tôi đã quay lại rồi đây.
Tất cả bọn chúng ngồi sà vào chỗ.
- Mấy vị vất vả quá!
Cô chủ quán đon đả mời chào và bưng mâm rượu cùng
thức nhắm ra.
- Nào, lần này thế nào cũng mời chủ quán một chén nhé!
Một tên lính ra vẻ tỉnh bơ, mời rượu cô chủ quán.
- Vâng, tôi xin uống trước để các vị an tâm cùng uống.
Cô chủ quán mắt đung đưa, cầm chén rượu lên uống và
gắp đều các thức nhắm mỗi thứ một ít nếm thử.
Bọn lính yên tâm cầm chén rượu do cô chủ quán rót cho
uống cạn.
Chả hiểu làm sao vừa mới uống hết chén đầu tiên, tất cả
đều lăn ra ngủ. Nhưng cũng chỉ là chén đầu tiên, còn những
chén rượu sau đó thì không việc gì.
Khi họ uống hết chén đầu và bị mê lịm đi thì ông già lại
như lần trước từ trong bếp bước ra, nhấc lấy chiếc túi

truyền lệnh đặt bên cạnh bọn lính vào phòng xong lại bước
ra và đặt nguyên vào chỗ cũ.
Một chốc sau, tất cả đều tỉnh lại. Mọi việc diễn ra chỉ
trong khoảng khắc. Tất cả mọi thứ trong bữa rượu không
có gì thay đổi, nên bọn lính không hay biết gì.
Một chốc sau khi đã lặng lẽ ăn hết thức ăn và uống hết
rượu. Một tên lính lấy mu bàn tay quệt ngang cái mồm nhờn
những mỡ và nói:
- Nào, ta đi thôi!
Hắn cầm lấy chiếc túi truyền lệnh để bên cạnh và đứng
dậy. Hai tên còn lại tỏ vẻ tiếc rẻ, nhưng cũng đứng dậy
theo.
Cô chủ quán lại tươi cười đon đả.
- Mời các vị ở lại chơi thêm chốc nữa rồi hãy đi nào.
Trời chưa sáng mà.
Nghe thấy vậy, một tên trong bọn đáp lại giọng thều thào:
- Này, chủ quán đừng nói thế. Nếu trước khi trời sáng
mà không về kịp thì ba cái cổ chúng tôi sẽ bị phạt bằng!
Bọn chúng hốt hoảng đứng dậy bước ra ngoài. Một tên
lính xỏ chân vào giày, hắn đạp một chân lên thùng rượu để
buộc dây giày.
Tên lính nhìn thùng rượu bèn quay lại cô chủ quán:
- Này, chủ quán ơi! Đây là thùng rượu đấy chứ?
Cô chủ quán đến bên cạnh tên lính nói:
- Vâng, phải đấy. Đây là thùng rượu vốn được làm để
bán vào dịp mùa thu này. Nhưng gặp thời buổi loạn lạc, cứ
để nằm một chỗ không bán được. Mời các vị mang về một
ít biếu lên ngài đại tướng.
Nói đoạn, cô chủ quán bước vào bếp bưng ra một chiếc
thùng to đẹp hơn và sang đầy rượu cho bọn lính mang về.

Bọn lính cười hí hửng.
- Cảm ơn, cảm ơn, chúng tôi sẽ lại đến nữa.
Nói xong, chúng vác thùng rượu ra về.
Lúc này là thượng tuần tháng tám, đêm tối mịt mùng.
Không trăng, chỉ có ánh sao lấp lánh. Người nữ chủ quán
đứng trông cho đến khi bọn lính xuyên qua bức màn đêm
đen kịt khuất xa mới quay vào trong ngõ, áo của cô ướt
đẫm sương đêm từ lúc nào.
Vì mặc áo dệt bằng sợi gai mỏng, ăn hồ nhiều lúc đầu
trông rất phẳng phiu, nhưng đến giờ bị sương đêm làm
ướt, chất hồ nhũn đi dính bết vào da, trông nhàu nát hẳn đi.
Trên vầng trán trắng trẻo của cô lấm tấm những giọt mồ hôi
chảy xuống hai má, trông có vẻ mệt nhọc.
Người thiếu phụ bước vào trong phòng, mắt liếc ngang
nhìn ông già, nói:
- Rõ khiếp quá! Em chả hiểu ra thế nào. Lần đầu tiên
trong đời phải làm cái việc ghê sợ như thế này…
Ông già nhìn người thiếu phụ với ánh mắt đầy cảm kích,
an ủi cô:
- Quý cô sẽ là vị công thần số một của đất nước này đấy.
Người thiếu phụ như chẳng để ý đến lời nói đó, nét mặt
lộ vẻ sợ sệt nói:
- Bây giờ nếu mọi việc đã xong xuôi thì hãy đi nhanh khỏi
nơi này thôi. Chao ôi em sợ quá…
Trước cảnh đó ông già không thể chần chừ thêm được
nữa, bèn đứng dậy tắt hết tất cả nến trong phòng, nhìn một
lượt khắp gian phòng rồi quay sang nói nhỏ:
- Ra đứng đợi ở cạnh đường cái trước mặt nhà nhé. Tôi
sẽ dắt ngựa ra đó.
Người thiếu phụ tỏ vẻ lo lắng.

- Ông đến nhanh cho, em sợ lắm…
- Quý cô đã làm được một việc như vậy còn sợ gì…
Ông già nói đoạn cười hà hà rồi đi ra phía ngoài cửa
sau nhảy lên lưng ngựa đã buộc sẵn ở đó đi ra phía đường
cái lớn.
Vừa trông thấy người thiếu phụ, ông dùng một tay bế
thốc chị ta lên cho ngồi phía trước mặt mình bằng một động
tác chẳng có một chút gì gọi là già cả, rồi người ngựa rẽ
vào con đường mòn phóng chạy mất hút.
Trong khi đó, trên đảo Xương Lân, Hoàng thúc ngồi một
mình trong bản doanh thủy quân thức suốt cả đêm để chờ,
nhưng người được chờ chưa đến, nên Hoàng thúc lại
bước ra ngoài, đi lên đi xuống bến thuyền, tỏ vẻ rất sốt ruột.
Nước biển vỗ bì bọp vào ghềnh đá dưới chân đảo.
Lúc này, từ trên mặt biển đen ngòm, có tiếng khua mái
chèo vọng lại.
Lính tuần canh đi trên thuyền lắng tai nghe, chăm chú
theo dõi về phía có tiếng động. Hoàng thúc cũng hết sức
chú ý dõi nhìn về phía đó.
Bỗng có một chiếc thuyền lướt nhanh như tên về phía
này, người lính bình tĩnh hỏi giọng vừa phải:
- Ai?
Nhưng đêm vẫn lặng lẽ, chỉ có tiếng vọng xa xa đáp lại.
- Tôi đây… Tiêu Vĩnh Vạn!
Nghe tiếng Tiêu Vĩnh Vạn, Hoàng thúc đang ngồi thu
mình trên bến thuyền nhìn ra biển, không giấu nổi vui mừng,
vội vàng chạy ra đón.
- Tiêu đại nhân đã về đó phải không?
Tiêu Vĩnh Vạn cười hì hì, khua tiếp mấy mái chèo nữa
cho thuyền cập bến. Anh định neo thuyền vào bờ, nhưng

sóng biển buổi sớm mai tương đối mạnh làm cho thuyền
chòng chành, lúc trao bên nọ, lúc lắc bên kia.
Hoàng thúc một chân giẫm xuống nước, đưa tay nắm
giữ lấy thuyền. Thuyền nhanh chóng cập ngay được vào
bến.
Thuyền vừa đứng yên, Tiêu Vĩnh Vạn bèn xốc nách
người thiếu phụ đang mê man bất tỉnh nằm bẹp trong
thuyền đưa lên bờ.
Hoàng thúc thấy vậy, bèn lo lắng hỏi:
- Bị thương hay sao?
Tiêu Vĩnh Vạn buột miệng trả lời:
- Làm gì mà phải bị thương. Say sóng chỉ mê man một
tý thôi, thưa Hoàng thúc.
Nói đoạn bèn ôm lấy người thiếu phụ bước đi.
Biết Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn đã về, bốn năm tráng
đinh chạy ra đón.
Các tráng đinh cõng người thiếu phụ trên lưng đi theo
Hoàng thúc về bản doanh.
Hoàng thúc bước vào bản doanh, được nhìn lại mặt của
Tiêu Vĩnh Vạn, cảm thấy yên tâm, trút đi được nỗi lo trong
lòng, nên cứ nhìn anh không chớp mắt.
Trên khuôn mặt Tiêu Vĩnh Vạn, râu dài mọc tua tủa.
Hoàng thúc nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Tiêu đại nhân vất vả quá chừng!
Đôi mắt Tiêu Vĩnh Vạn bừng sáng long lanh.
- Hoàng thúc ơi, kỳ này chắc sẽ đại thành công.
Nghe nói, Hoàng thúc xúc động, mừng rỡ.
Người thiếu phụ nằm bên cạnh mê man khi nãy, bắt đầu
cựa mình, rên nhè nhẹ:
- Mẹ ơi! Nước…

Hoàng thúc bước đến bên người thiếu phụ, đổ từng ít
nước một vào môi cô ta. Người thiếu phụ lè lưỡi ra liếm
nước dính trên môi cho đỡ khát.
Một chốc sau, nàng bắt đầu tỉnh lại và ngồi dậy.
Nàng đưa hai mắt nhìn khắp gian phòng một chặp. Đến
bây giờ mới nhận ra Hoàng thúc và Tiêu đại nhân.
- Ôi chao, tiện nữ em xấu hổ quá…
Nàng đưa hai tay túm lấy áo xống và đầu tóc rũ rượi, úp
mặt vào hai đầu gối.
Nhìn thấy vậy, Hoàng thúc không giấu nổi vui mừng, lấy
khăn tay lau những giọt mồ hôi chảy trên trán thiếu phụ và
nói:
- Thu Nguyệt của chúng ta đã làm được việc lớn đó…
Tiêu Vĩnh Vạn ngồi bên, nhìn người thiếu phụ khen ngợi.
- Thưa Hoàng thúc, công của Thu Nguyệt lớn lắm. Lúc
đầu tôi cũng rất lo. Nhưng khi bước vào cuộc mới thấy cô
ấy mạnh dạn mà chu tất làm sao.
Lúc này người thiếu phụ mới ngước đầu lên nhìn Hoàng
thúc:
- Thưa Hoàng thúc, tiện nữ cứ tưởng như mình đã chết
rồi. Thật tiện nữ nằm mơ cũng chẳng nghĩ được mình còn
sống trở về gặp Hoàng thúc.
Tiêu Vĩnh Vạn nói to:
- Cô em cứ nói chết. Chết làm sao được. Dễ chừng cô
em chán cuộc sống rồi, có phải không nào?
Nói đoạn anh cười ha hả.
Hoàng thúc gọi một người lính vào ra lệnh bảo đưa Thu
Nguyệt sang phòng bên thay áo sống và ngủ nghê cho lại
sức.
Trong bản doanh chỉ còn lại hai người Hoàng thúc và

Tiêu Vĩnh Vạn đang bí mật thì thầm với nhau về một điều gì
đó. Bỗng Tiêu Vĩnh Vạn phá lên cười vang động cả bản
doanh. Nếu có ai trông thấy chắc sẽ nghĩ chuyện chiến
tranh mà lại như thế này ư. Nhưng trong trướng nội bản
doanh nếu không có một chủ trương quyết thắng cho chiến
trường thì chuyện bách chiến bách thắng là một điều khó
khăn.
Huống hồ trong giờ phút đại quân Mông Cổ đang bao
vây và định đè bẹp thành Ủng Tân này thì phải làm thế nào
để phá tan được mưu gian của giặc?
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn đang thì thầm bàn bạc. Một
chốc sau, khi kế hoạch tác chiến đã lập xong, một phần vì
suốt đêm không được ngủ, một phần nữa vì kế hoạch tác
chiến tối nay đã có rồi nên toàn thể các tướng sĩ đều được
lệnh phải đi ngủ.
Tiêu Vĩnh Vạn gọi viên phó tướng đến lệnh cho toàn thể
các tướng sĩ đều phải đi ngủ cho đầy giấc, không được
đánh thức họ dạy cho đến tối hôm nay.
Lại nói đến ba tên lính Mông Cổ. Chúng uống rượu ở
quán rượu bên cạnh đường từ Nguyệt Xuyên lý đến Giao
Đình xong, còn mang cả một thùng rượu to về bản doanh
thủy quân của chúng. Sau khi về đến nơi, chúng liền chuyển
đến đại tướng Ô – Khan Ka – Tan mệnh lệnh tác chiến của
nguyên soái Đường Cô và cả thùng rượu nữa. Tướng thủy
quân Mông Cổ Ô – Khan lắc đầu, nhưng vì đây là mệnh
lệnh của nguyên soái Đường Cô, không còn cách nào
khác, đành phải phục tùng. Vốn dĩ, nếu theo kế hoạch của
đại tướng thủy quân Ô – Khan thì tối hôm nay sẽ bất ngờ
đánh chiếm gọn đảo Kỳ Lân và đảo Xương Lân. Nhưng
nguyên soái Đường Cô đã ra lệnh để chậm một ngày cho

đến đêm mai.
Ý đồ của nguyên soái Đường Cô là muốn mở cuộc tổng
công kích bằng thủy quân thì phải mở cuộc tấn công của lục
quân ở mặt trận phía đông trước để hút lực của quân Cao
Ly trong thành Ủng Tân về phía đông, thừa cơ lúc đó thủy
quân sẽ tấn công vào bờ biển tây bị bỏ trống.
Mệnh lệnh của cấp trên đã như thế rồi, không thể làm
khác được. Tướng Ô – Khan nhìn trừng trừng vào tên lính
đi truyền lệnh về.
- Mày mang rượu này ở đâu về?
Bọn lính cúi gầm mặt, sợ líu cả lưỡi.
- Dạ thưa đại tướng, khi tiểu tốt từ cửa lạch gọi là lạch
Nguyệt Xuyên đi về đất Giao Đình có trông thấy một quán
rượu. Trước mặt quán có mấy chục thùng rượu bày la liệt.
Chỉ có mỗi nhà này là có một đứa con gái bán rượu. Và
bọn tiểu tốt đã lấy một thùng rượu trong số các thùng rượu
để trước sân mang về dâng lên tướng quân.
Nghe nói tướng quân Ô – Khan tỏ vẻ ngạc nhiên bèn
lườm nhìn tên lính một chặp.
Bọn lính đã làm trái lệnh chỉ huy của chúng – trên đường
đi truyền lệnh chúng đã ghé vào quán mua rượu uống.
Nhưng ba tên lính cố giấu biệt việc ăn nhậu: chúng tỏ vẻ
thản nhiên như không. Nhìn chằm chằm vào bọn lính một
chốc, tướng Ô – khan hỏi:
- Chúng mày có uống rượu trong quán đó không?
- Dạ thưa, hoàn toàn không có việc đó ạ.
Cả ba tên mạnh dạn trả lời như đã có hẹn với nhau từ
trước.
Ô – Khan có vẻ yên tâm bèn hỏi tiếp:
- Thế chúng mày có trông thấy con chủ quán đó không?

Nghe hỏi vậy, bọn lính định nói là một mỹ nhân tuyệt thế,
tiếng nói và cử chỉ thật là dịu dàng, nhưng ngộ nhỡ nói ra
lỡ mồm thì đầu cả ba đứa sẽ lìa khỏi cổ. Nghĩ vậy nên
chúng không thể trả lời đã trông thấy cũng không thể trả lời
chưa thấy. Một tên trong bọn giả vờ như không biết gì cả,
bèn nhìn sang tên đứng cạnh. Tên này hiểu ý bèn trả lời:
- Dạ thưa chỉ có mình tiểu tốt trong thấy mặt của nó.
- Thế mày làm thế nào trông thấy nó?
- Dạ thưa trên đường về, hai anh này vào lấy trộm thùng
rượu còn tiểu tốt đứng ngoài nhìn qua khe cổng trông
chừng xem con chủ quán có bước ra không. Vừa hay lúc
ấy, tiểu tốt nhìn thấy gương mặt của nó từ phòng khách đi
vào trong nhà bếp.
Tướng Ô – Khan nghe thấy lời nói của mấy tên lính có lý,
nên cũng cho rằng sự thực có thể như vậy. Cặp mắt gian
ác của hắn xếch ngược trên bộ mặt đen sạm, hắn nhìn
thẳng vào mặt tên lính hỏi:
- Thế mặt mũi của nó có xinh không?
Tên lính ngớ ra, nhưng rồi hắn kịp trấn tĩnh lại:
- Vâng, thưa đúng là một mỹ nhân đẹp tuyệt trần ạ.
Lúc này tướng Ô – Khan mới cười hì hì, nhe ra cả hai
hàm răng trắng nhởn.
Y định tối hôm nay sẽ mở cuộc tổng công kích chớp
nhoáng, đổ bộ lên Ủng Tân. Nhưng rốt cuộc hôm nay cả
ngày mai vẫn phải nghỉ; đến đêm mai vào lúc canh hai sẽ
bắt đầu cuộc chiến. Do vậy suốt thời gian đó phải ngồi chờ
một cách vô vị trên đảo Đại Thanh không một ngụm rượu
uống.
Vậy chi bằng ta sai mấy tên lính đến bắt con chủ quán
rượu và mang hết rượu về đây, cho binh sĩ uống thoải mái

để tăng thêm sĩ khí có phải hay hơn không. Nghĩ thế nên
hắn lấy làm đắc ý cho rằng trời đã phù hộ tất cả mọi việc
của tướng Ô – Khan này. Hắn nhìn tên lính và nói.
- Nếu mày đi có thể tìm lại quán rượu đó được không?
- Dạ được.
Tên lính trả lời vậy nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm. Nếu
cô gái ấy để lộ chuyện lính uống rượu ở quán thì dứt khoát
ta sẽ làm ma nơi đất này, à không, nơi biển sâu thăm thẳm
này chứ chẳng chơi. Nghĩ vậy nên hắn cảm thấy rùng mình.
Nhưng việc đã thế rồi, không còn cách nào khác, phải tìm
phương kế sau vậy. Tướng Ô – Khan tỏ vẻ hài lòng, bèn
gọi viên phó tướng đến bảo:
- Này, nhà anh hãy cử năm mươi lính đi cùng với mấy
tên này, tìm đến quán rượu mà bọn này biết, bắt đứa con
gái bán rượu và mang toàn bộ các thùng rượu về đây cho
ta.
- Xin tuân lệnh.
Hơn năm mươi tên lính do mấy tên lính truyền lệnh đi
trước dẫn đường, leo lên thuyền và mang nhiều quân xa đi
thẳng đến quán rượu.
Mặt trời đã nhô lên từ phương Đông.
Hơn năm mươi tên lính Mông Cổ đi vào những phố xá
không một bóng người. Quán rượu mà chúng xăm xăm tìm
đến cũng trống không.
Vừa đến nơi, tên lính truyền lệnh bèn sục tìm cô chủ
quán, nhưng việc chẳng may mà lại hóa ra may. Tìm mãi
vẫn không thấy cô chủ quán đâu, ông giá dưới bếp cũng
không thấy. Có lẽ họ đã đi lánh nạn cả rồi chăng. Chúng
sục tìm cả trong nhà lẫn ngoài sân vườn, lùm cây bụi cỏ,
nhưng vẫn không thấy người con gái.

Tuy vậy, các thùng rượu vẫn còn xếp gọn gàng nguyên
chỗ cũ. Không có cách nào khác, bọn lính chỉ còn biết lấy
hết các thùng rượu chất lên xe mang về.
Tướng Ô – Khan từ lâu ước ao muốn được tìm thú vui
với người đẹp xứ Cao Ly. Nhưng người đẹp chẳng có.
Bọn lính chỉ chở về được mấy quân xa rượu.
Tướng Ô – Khan nổi trận lôi đình:
- Thế nào, đứa con gái chạy mất rồi à?
Mấy tên lính hầu cúi đầu sát đất thưa:
- Không những quán rượu mà cả vùng xung quanh, tất
cả mọi người đều chạy đi lánh nạn cả rồi. Có lẽ đứa con
gái cũng đi lánh nạn rồi ạ.
Nghe bọn lính nói vậy, tướng Ô – Khan đành nuốt hận
gọi tên phó tướng đến bảo:
- Cho mang số rượu này chia cho tất cả tướng sĩ hôm
nay nghỉ chơi cho thoải mái!
Thế là rượu được mang chia cho tướng sĩ thủy quân
trên tất cả các chiến thuyền để cho chúng tha hồ uống và
chơi thả cửa. Bọn lính Mông Cổ bấy lâu thèm khát rượu
cao lương, nay được một bữa thỏa thích, chúng vui mừng
thích thú không sao kể xiết.
19
NHỮNG CHIẾC HÒM CHÂU BÁU CÓ MA
Bọn lính suốt ngày uống rượu say túy lúy.
Đêm về khuya, sóng biển càng mạnh, các chiến thuyền
rung rinh chao đảo. Bọn lính say rượu cảm thấy như đất trời
đang quay cuồng, các chiến thuyền chỉ còn là những chiếc
xuồng con, quay cuồng cùng trời đất. Hơn nữa sương mù
dày đặc, hai thuyền ở cạnh nhau mà không trông thấy nhau.
Giữa lúc ấy, từ trong một một chiếc thuyền nào đó bỗng

“đoành” một tiếng nổ lớn của một khối diêm tiêu vang lên,
và một cột lửa bốc lên cao.
Tướng Ô – Khan say rượu, nhìn thấy kinh hoàng. Ngọn
lửa bốc lên trời cao, trong nháy mắt cháy lan vào lòng
thuyền. Bọn lính trên thuyền kêu la inh ỏi.
Nhưng đâu phải chỉ có một chiến thuyền đó. Hết chiếc
này đến chiếc khác đều bùng cháy dữ dội, ngọn lửa bốc
ngút trời. Đến bước này, dù tướng Ô – Khan có khờ dại
đến đâu cũng không thể không nhận ra là đã bị mắc lừa
quân đội nước Cao Ly. Bọn lính Mông Cổ lớp nhảy xuống
biển chết đuối, lớp bị cháy thiêu chết trong thuyền, số
lượng nhiều vô kể. Cùng lúc đó, bốn bề tiếng quân reo hò
vang động cả mặt biển. Tướng Ô – Khan thét lên: “Ta bị
mắc lừa quân địch rồi!”
Nhưng đã muộn.
Thật là họa vô đơn chí! Cùng với lửa cháy, quân Cao Ly
tràn lên các chiến thuyền, tay cầm giáo mác, mã tấu xông
vào đâm chém bọn giặc Mông Cổ.
Tướng Ô – Khan khó nhọc lắm mới dập tắt được ngọn
lửa trên chiến thuyền của y và tìm cách chạy thoát thân. Hắn
chạy về phía cửa lạch Nguyệt Xuyên, định tìm đường chạy
về trận địa của nguyên soái Đường Cô tại mặt trận phía
đông, nhưng đã bị quân Cao Ly chặn đầu phía trước.
Tướng Ô – Khan không còn cách nào đành hốt hoảng
quay mũi thuyền chạy vào biển tây. Thế là hơn ba mươi
chiến thuyền và hơn ba nghìn binh lính Mông Cổ đã chìm
sâu xuống đáy biển. Ô – Khan chạy thoát chết nhưng lòng
hắn ngổn ngang bao nỗi đắng cay.
Hiển nhiên trận chiến này được thực hiện theo mưu kế
ban đầu của Tiêu Vĩnh Vạn được Hoa Sơn quân bổ sung

và thẩm duyệt.
Đã nhiều lần sang Mông Cổ, hiểu biết thông thạo tiếng
nói và chữ viết của nước này, khi nghe tin quân địch chiếm
đảo Đại Thanh, anh biết rằng thế nào thủy quân địch cũng
sẽ tìm cách liên lạc với tướng Đường Cô. Do đó đã cử
người ra phục ở vùng bờ biển gần với cửa lạch Nguyệt
Xuyên và cho dựng quán rượu bên cạnh đường mà bọn
lính liên lạc sẽ đi qua, đồng thời cho chở đến chất đầy các
hòm rượu trước quán rượu.
Dân trong vùng ai nấy đều đã đi lánh nạn hết, nên việc
chọn địa điểm không có gì khó khăn.
Sau khi trù liệu công việc xong xuôi, anh đưa cô quan kỹ
Thu Nguyệt tới. Bản thân anh đóng vai ông già nấu bếp,
còn Thu Nguyệt đóng vai cô chủ quán.
Khi cho bọn lính uống rượu, anh đã cho một thứ thuốc
bột gọi là “mộng hồn dược” vào trong rượu để cho chúng
uống. Chúng uống xong thì hồn vía bay lên mây không còn
biết gì. Thừa lúc đó anh móc túi lấy bức mật thư tác chiến
của tướng Ô – Khan gửi tướng Đường Cô ra xem và
nhanh chóng chữa lại rất khéo ngày giờ cuộc tổng tấn
công.
Sau đó anh thay bình đựng rượu có “mộng hồn dược”
bằng bình đựng rượu không pha “mộng hồn dược” nhưng
cũng y hệt như bình kia. Tất cả các thứ nguyên vị như cũ,
cho nên sau khi tỉnh rượu rồi, bọn lính không hề có cảm
giác gì khác lạ.
“Mộng hồn dược” vốn là một thứ thuốc uống vào phải
sau một thời gian dài mới tỉnh. Nhưng do Tiêu Vĩnh Vạn
phải đi lại nhiều vùng nguy hiểm thuộc nhiều nơi nên vị đạo
sĩ Đông Hải ở Thanh Châu đã đặc biệt làm ra một thứ

thuốc bằng phương pháp bí truyền để tặng anh. Thuốc này
uống xong sau một giờ sẽ tỉnh táo trở lại bình thường
nhưng không hề biết mình đã bị mê. Trong thư của Ô –
Khan Ka – Ta gửi cho Đường Cô có đề nghị tiến hành
cuộc tổng tấn công vào đêm ấy, đề cập đến việc phối hợp
của lục quân. Cả điều này cũng đã được thay đổi chuyển
sang đêm ngày hôm sau. Kế hoạch tác chiến của quân
Cao Ly đề ra là cho bọn lính Mông Cổ đang thèm khát rượu
uống thật say, nên đã cho chở thật nhiều rượu đến xếp đầy
trước quán rượu và đưa cả Thu Nguyệt đến quán rượu để
lôi kéo bọn lính. Các yếu tố đó cuối cùng đã giúp cho thủy
quân Ủng Tân của Hoa Sơn quân tiêu diệt được quân giặc
mà không phải tốn bao nhiêu công sức.
Tướng thủy quân Mông Cổ Ô – Khan Ka – Ta bị quân
Cao Ly tập kích bất ngờ ban đêm, đã bỏ chạy tháo thân,
chỉ mang theo được hơn một trăm quân. Tiếp đó, các
tướng sĩ dưới quyền chỉ huy của Hoa Sơn quân thành Ủng
Tân với khí thế ngút trời đã xông vào chém giết số thủy
quân Mông Cổ còn sót lại. Trận thắng lợi giòn giã của quân
Cao Ly kết thúc, trời đã rạng sáng. Từ phía đông, mặt trời
nhô lên chiếu nắng xuống mặt biển. Xác thuyền bị cháy dập
dềnh theo sóng biển lúc bị đẩy lại chỗ này, lúc giạt sang
chỗ kia. Xác chết quân Mông Cổ ngã gục trên thuyền la liệt
khắp nơi.
Hoa Sơn quân động viên khen ngợi tất cả binh sĩ,
thưởng công cho họ tùy theo công lao của từng người.
Nhưng ở phía đông, đại quân Mông Cổ vẫn còn đấy.
Ngày hôm ấy, sau khi trở về thành Ủng Tân, Hoàng thúc,
Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử lên thành lầu cửa đông nhìn về
mặt trận phía đông, và đề ra kế hoạch tác chiến mới.

Tiêu Vĩnh Vạn trải tấm bản đồ tác chiến ra và trình bày
với Lý công tử:
- Tướng địch Đường Cô vào đầu giờ tối hôm nay sẽ tấn
công vào đây. Do vậy phải cho quân sĩ của chúng ta đi ngủ
trước cho đầy đủ.
Nói xong Tiêu Vĩnh Vạn còn ghé vào tai Lý công tử thì
thầm điều gì đó một chập nữa.
Hoàng thúc đối với kế hoạch tác chiến mới cảm thấy
vững tâm.
Sau khi khen ngợi công lao của Tiêu Vĩnh Vạn, Hoàng
thúc bảo:
- Chúng ta cũng phải về bản doanh ngủ một giấc cho lại
sức.
Nghe nói vậy, Tiêu Vĩnh Vạn đến lúc này mới thấy thấm
mệt. Anh nhìn lên gương mặt Hoàng thúc cũng lộ vẻ mệt
nhọc, bèn mỉm cười nói:
- Vâng, xin lĩnh ý. Đã hai hôm nay, Hoàng thúc cũng bị
mất ngủ, chắc là mệt lắm.
Lý công tử bước xuống thành lầu, đôn đốc việc chuẩn bị
sẵn sàng chiến đấu trên tất cả mọi mặt đêm hôm đó. Còn
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn đi về bản doanh nằm ngủ
thiếp.
Đến đêm hôm đó, quân Mông Cổ mở cuộc tấn công
định đập nát thành Ủng Tân. Trước hết, ngay từ buổi tối,
chúng bắt đầu mở những cuộc tấn công lẻ tẻ có tính chất
thăm dò. Nhưng quân Cao Ly vẫn đóng chặt cửa thành,
không chống cự, mặc cho bọn lính Mông Cổ đến tận chân
thành chế nhạo, chửi bới.
Tướng giặc nhìn quanh cảnh đó, tỏ vẻ đắc chí cười và
quát:

- Quân bay, trong đêm nay chúng mày phải cướp lấy
thành này cho ta.
Hắn nói như vậy, nhưng trong lòng vẫn thấp thỏm chưa
yên.
Đêm mỗi lúc một khuya dần, thời gian từng khắc từng
khắc trôi qua, thành Ủng Tân vẫn chìm trong yên lặng,
không thấy nổi lửa.
Vì đã có hẹn một khi thủy quân vào chiếm thành nhất
định sẽ đốt lửa lên nên chúng chỉ chờ có thế.
Giữa lúc nguyên soái Đường Cô ngồi trong bản doanh
thấp thỏm lo âu thì bất ngờ từ chân núi Tú Đài nằm về mạn
đông nam trận địa quân Mông Cổ vang lên tiếng hò reo dậy
đất, lửa bốc ngụt trời. Quân Mông Cổ đã chiếm được Tú
Đài sơn nhưng do không cần thiết về mặt tác chiến quân
sự nên chúng chỉ để hai trăm quân ở lại canh giữ. Nhưng
nếu Tú Đài sơn bị quân Cao Ly chiếm thì trận địa của quân
Mông Cổ không những mất đi giá trị về mặt tác chiến mà
nếu quân Cao Ly chiếm lĩnh Tú Đài sơn cùng với quân Cao
Ly trong thành Ủng Tân phối hợp tiến công cả mặt trước
lẫn mặt sau quân Mông Cổ thì quân Mông Cổ sẽ lâm vào
tình trạng nguy khốn.
Tướng Đường Cô hoảng hốt vội vã gửi điện viện quân
ra Tú Đài sơn, đồng thời lùi khoảng mười dặm về phía tây
bắc, cắm chốt trận địa tại đó.
Nhưng viện binh quân Mông Cổ ra Tú Đài sơn nửa
đường bị phục binh của quân Cao Ly diệt sạch. Tại Tú Đài
sơn, quân Mông Cổ cũng đã bị tiêu diệt bởi quân triều đình
được tăng viện từ Đô hộ phủ theo lời thỉnh cầu của Hoàng
thúc, ở đời, khi thời vận đã hết thì những việc chẳng may

×