Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 7 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 25 trang )

Còn quan huyện ủng Tân, khi nghe lệnh đức vua bảo
ngước mặt lên, bỗng giật nảy mình, cứ thế ngửng mặt thét
to chẳng kịp suy nghĩ gì. Không ngờ lời thưa đó của quan
huyện lại tạo nên phản ứng tốt, đức vua tỏ vẻ an tâm, nhìn
lại diện mạo quan huyện, quả đúng là con người có đức
độ, khí thế.
- Tấn dương hầu Thôi đại giám cũng đã có lời tâu lên
với trẫm về việc thăng chức cho quan huyện… Việc quan
huyện gặp Hoa sơn quân, và xử lý mọi việc một cách chân
thành tận tụy khiên trẫm rất đỗi vui mừng. Sách xưa có viết
rằng: “Việc chọn người hiền ra giúp nước là một việc tốt
mà chỉ có những người hiền mới làm được. Ai cũng bảo
có thiện nói ác, có ác nói ác. Song phân biệt cho được cái
thiện và cái ác là một điều cực kỳ khó khăn. Người ta chỉ
biết căn cứ vào tình hình của riêng mình để bày đặt ra các
chế độ khoa cử hoặc làm những điều gây tổn thương cho
người khác. Những việc như vậy đã diễn ra không phải chỉ
một đôi lần. Còn quan huyện thì giữ nghiêm phép nước,
thừa hành công việc tốt, nên hôm nay đất nước mới thu
nhận được người tài Hoa sơn quân. Công lao của quan
huyện là lớn đó. Do vậy, trẫm đặc cách thăng chức cho
quan huyện ủng Tân Lý Hoàn Khuê từ hàng ngũ phẩm lên
hàng tam phẩm, làm án sát sứ ở An Tây đô hộ phủ”.
- Muôn tâu đức đại vương, kẻ hạ thần chỉ sợ không đảm
đương nổi chức vụ quá lớn lao.
Lúc đầu quan án sát sứ định nói một câu gì đó, nhưng
cứ lúng búng mãi trong miệng không nói ra được thành lời.
Nhưng sau này có lẽ do cảm động được thăng quan tiến
chức, nên đã phát biểu được một câu như vậy.
Đức vua trao cho quan đại giám Thôi Di chiệc ngự bài
án sát sứ của An Tây đô hộ phủ, quan Tấn dương hầu đỡ


lấy trao lại cho án sát sứ Lý Hoàn Khuê.
Buổi hành lễ đên đây kết thúc, đức vua lại lui về nội
cung. Tất cả bá quan văn võ đều đến chúc mừng Hoa sơn
quân.
Các nhân vật có tên tuổi đương thời như phủ sư Khu
mật viên Thôi Hương và tướng quân Trịnh Hưng Ưu… tất
cả đều đến chào Hoa sơn quân. Ngày hôm ấy sau khi kết
thúc buổi lễ, mọi người tấp nập chuẩn bị để hôm sau rời
khỏi kinh thành được sớm sủa.
Thời bấy giờ, đối với mỗi chuyến đi của những người có
tước vị được triều đình phong cho hoặc những người làm
quan to, phía trước phía sau kiệu đều cắt đặt lính đi kèm và
một đội nhạc kèn hoặc sáu người hoặc mười hai người,
gọi là phong nhạc để tấu nhạc suốt chuyến đi.
Chuyến đi của Hoa sơn quân cũng được bố trí như vậy
và hợp lưu đi cùng với chuyến đi phó nhiệm của án sát An
Tây đô hộ phủ nên quy mô càng đồ sộ, hình thức càng long
trọng. Thôi đại giám đã có chỉ thị đặc biệt phải bảo vệ tốt
Hoa sơn quân.
Án sát sứ Lý bố trí một chiếc kiệu chuyên dùng cho Hoa
sơn quân. Sau khi hoàn tất mọi công việc chuẩn bị cho
chuyến đi của Hoa sơn quân, ông cũng khẩn trương lo liệu
để về Ủng Tân.
Chuyến đi của Hoa sơn quân phải mất ba ngày mới về
đến ủng Tân. Ông già họ Trịnh cũng với Lý công tử và Tiêu
Vĩnh Vạn hớn hở ra đón tiếp.
14
TÌNH YÊU TRÊN ĐỈNH NÚI
Chuyến đi của Hoa sơn quân rời khỏi Tùng Đô, kinh đô
của nước Cao Ly đã diễn ra một cách rầm rộ quá sức

tưởng tượng.
Nhiều người đứng dọc hai bên đường cái quan chào
mừng Hoa sơn quân.
Hoàng thúc vốn là người rất khiếm tốn, mỗi khi đi qua
các huyện trấn dọc đường, bao giờ cũng cho dừng kiệu lại
, để tìm gặp các quan địa phương hoặc những cụ già cao
tuổi để bày tỏ lời thăm hỏi thân thiết.
Vị Hoàng thúc của nước Đại Việt là một người nhân
đức, đã quy nhập nước Cao Ly, được đức vua dành cho
ân sủng đặc biệt, phong tặng tước vị. Đây là sự kiện lần
đầu tiên trong lịch sử đất nước. Quân dân nước Cao Ly,
muôn người như một, không ai phản đối quyết sách này,
mà ngược lại khắp nơi đâu đâu cũng lan truyền những lời
ca tụng, xem đây là việc làm tốt thuận theo ý trời.
Dĩ nhiên trăm họ của xứ huyện ủng Tân, bao gồm tất cả
già trẻ, gái trai đều vô cùng hồ hởi đón tiếp Hoa sơn quân
trở về.
Án sát Lý Hoàn Khuê và các quan huyện mới được bổ
nhiệm Phác Khuê Hòa cũng cùng về trong chuyến này, nên
mức độ long trọng của đám rước Hoa sơn quân là điều có
thể hiểu được.
Các quan chức mới và cũ của xứ này đều nghĩ mình là
thân phận đi tháp tùng Hoa sơn quân hôm nay đã cho bố trí
nghi lễ chào mừng tại sân trước nhà ông lão Trịnh Nhân
Hưng là nơi ở của Hoa sơn quân.
Mọi người truyền nhau huyện nhà hôm nay có niềm vui
lớn nên ai cũng náo nức kéo về đây đông như một biển
người.
Trên chiếc sân rộng các đoàn lính lệ khẩn trương lo
dựng lên các tấm che nắng lớn.

Nhiều người được chia rượu và thức ăn. Trong số
người đã ngà say, có người cất cao giọng ngêu ngao hát
những bài dân ca quen thuộc của quê mình, có người đeo
mặt nạ múa các điệu múa “Bông san” độc đáo của miền
này. Tất cả đã tạo nên khung cảnh mừng vui hớn hở của
ngày hội.
Sau khi lễ chào mừng kết thúc, các quan huyện cũ và
mới đều lần lượt ra về. Hoàng thúc được ông già họ Trịnh,
Lý công tử đón vào nhà. Đến giờ đây mọi người trong gia
đình mới được dịp quây quần bên nhau, nỗi vui mừng
không sao kể xiết. Hoàng thúc Lý Long Tường của nước
đại Việt được phong tước vị Hoa sơn quân, mình mặc áo
cẩm bào màu đỏ, thắt đai có thêu hình con hạc, trông rất
đạo mạo chỉnh tề.
Hoàng thúc Trịnh trọng kính lễ ông gia họ Trịnh, và lần
lượt đến chào Tiêu Vĩnh Vạn và nhiều người khác. Sau đó
Hoàng thúc từ tốn nói với ông già họ Trịnh:
- Thưa lão trượng, mấy hôm vừa rồi nhà ta vẫn bình
yên? Tại triều đình, đức đại vương đã phá vỡ tục lệ bấy
nay, không những gặp bản nhân mà còn phong cho tước
lộc nữa. Bản nhân nghĩ rằng được như thế này, có phần lớn
nhờ ở sự thành tâm của lão trượng.
Hoàng thúc nói xong bèn trao lại các giấy tờ chứng chỉ
và các ngự bài được đức vua ban cho.
Ông già họ Trịnh đưa hai tay đỡ lấy, quả thật không ngờ
đó lại là những văn kiện phong cấp tước vị và bổng lộc.
Lòng tràn đầy niềm cảm kích, ông già không giấu được nỗi
vui mừng.
- Đức đại vương giàu lòng nhân ái quá, ơn đức trời biển
này biết lấy gì đền đáp.

Lý công tử ngồi cạnh cũng đưa mắt ngắm nhìn với vẻ
mặt và tấm lòng thành khẩn. Chỉ có Tiêu Vĩnh Vạn vừa vui
mừng nhưng cũng tỏ vẻ rất thản nhiên, không vồ vập.
Không biết ông già họ Trịnh và Lý công tử có thấu hiểu
chăng, chứ Hoàng thúc vốn xem cảnh vinh hoa phú quý
chẳng khác gì cát bụi. Hiểu thấu được nỗi lòng của Tiêu
Vĩnh Vạn, Hoàng thúc bèn nói với vẻ nghiêm trang:
- Tiêu đại nhận quả là con người siêu phàm, chẳng
màng danh lợi. Thời thế long đong lận đận nên đành phải
thế chứ không phải tôi chỉ cốt mong được như vậy. Ngặt
một điều, tôi còn có bao người trong gia đình đi theo, phải
nuôi sống họ, biết làm thế nào được.
Tiêu Vĩnh Vạn cảm thông với nỗi bận tâm đó của Hoàng
thúc, bèn nói:
- Hoàng thúc nói đúng đó. Sách xưa có câu “Thánh nhân
tòng thế tục”. Dù có là thánh đi nữa cũng phải theo tập tục
nơi trần thế. Hiện thực là đáng buồn, nhưng không thể xoay
chuyển được. Có những việc không thể suy nghĩ bằng
phẩm đức cao quý của Hoàng thúc được. Chỉ dám mong
Hoàng thúc yên lòng, quá khứ thì cũng đã như vậy rồi, đừng
nghĩ là gì về những ngày đã qua mà chỉ nên nghĩ về cuộc
đời trước mắt thôi.
- Tôi cũng đã quyết sẽ làm theo như lời Tiêu đại nhân
nói.
Ông già họ Trịnh không hiểu câu chuyện trao đổi giữa
hai người với nhau, còn Lý công tử đến bây giờ mới hiểu
hết, bèn đưa mắt nhìn Hoàng thúc rồi lại nhìn Tiêu Vĩnh Vạn.
Tiêu Vĩnh Vạn lái câu chuyện sang hướng khác.
- Hoàng thúc được triều đình phong tước vị và cấp cho
thực ấp. Nỗi vui này làm sao lại chỉ có là của chúng ta thôi?

Bởi vậy, nhân dịp này, ta nên bàn với cụ già Trịnh mời tất
cả những người có chức phận không những ở huyện này,
mà cả những người ở các miền lân cận đến tiếp đãi họ, có
lẽ hay chăng?
- Tiêu đại nhân nói chí phải, việc làm này hay đấy.
Ông già họ Trịnh ngồi cạnh nghe nói rất lấy làm đắc ý với
ý định đó của Tiêu Vĩnh Vạn. Ông già bàn với Hoàng Thúc:
- Thưa Hoàng thúc, ta làm theo ý của Tiêu đại nhân có lẽ
tốt đấy.
Hoàng thúc sợ làm vậy sẽ gây quá nhiều phiền hà cho
ông già họ Trịnh nên còn phân vân:
- Chỉ ngại nếu làm sẽ gây nhiều phiền hà cho lão trượng.
Hiểu được nỗi e ngại của Hoàng thúc, ông già họ Trịnh
đáp:
- Hoàng thúc mà cũng nghĩ vậy ư? Đây là việc đại khánh
hỷ, làm sao ta lại cứ ngồi im. Hơn nữa bố con tôi cũng nhờ
công ơn của Hoàng thúc và các vị trong đoàn mà được
cứu sống; tài sản đã được trả lại; cả gia đình chúng tôi
không còn phải lo lắng gì về cái ăn cái mặc nữa. Xin
Hoàng thúc đừng ngại ngùng gì cả.
Tuy vậy, Hoàng thúc vẫn còn do dự. Tiêu đại nhân hạ
quyết tâm khuyên Lý công tử:
- Lý công tử này, lão trượng đã có lời như vậy, và phía
chúng ta cũng do nhiều hoàn cảnh đặc biệt, nên dứt khoát
phải làm thôi.
Đến lúc này, Lý công tử cũng quyết làm, bèn nói:
- Thưa Hoàng thúc, chúng ta cũng đã có chuẩn bị ít
nhiều, mức chi phí này có thể kham nổi. Xin Hoàng thúc
đừng ngại. Chúng ta nên làm thôi, thưa Hoàng thúc.
Tuy vẫn có phân vân điều này điều nọ, nhưng đến đây

Hoàng thúc cũng đồng ý, bèn nói:
- Thôi được rồi, cố gắng làm cho tốt nhé.
Kể từ hôm ấy, cả nhà một mặt lo chuẩn bị rượu và thức
ăn, mặt khác bắt đầu phát giấy mời các vị chức sắc không
những ở trong địa hạt huyện nhà mà cả các xứ huyện lân
cận trong vòng bốn năm mươi dặm. Để chuẩn bị cho
những buổi tiệc tùng lớn, chi phí hết sức tốn kém như vậy,
ông già họ Trịnh cũng phải vất vả ngược xuôi rất nhiều. Có
một hôm vào buổi sáng, giữa lúc ông đang cầm giấy mời
của Hoàng thúc định đem gửi đi, thì có một người tên gọi
Lâm Thành Cơ, một viên tướng của An tây đô hộ phủ đến
chuyển cho Hoàng thúc một bức thư của quan án sát của
phủ này.
Nội dung bức thư nói rằng được tin Hoàng thúc mở tiệc
lớn xin gửi biếu ba trăm thúng gạo trắng và một phần chi
phí.
Hoàng thúc cảm thấy khó nghĩ quá, nhưng ông già họ
Trịnh ít nhiều cảm thấy hãnh diện và thảnh thơi hơn trong
lòng, tin rằng công việc tiệc tùng lần này chắc sẽ được như
ý.
Cuối cùng thì mọi công việc chiêu đãi cũng đã diễn ra
theo như mong muốn. Quan án sát sứ An tây đô hộ phủ
cũng đến dự. Các bữa tiệc đã tiến hành trong hơn mười
ngày, mời nhiều người thuộc nhiều địa phương đến dự.
Thế gian có câu: “Lòng người từ trong hũ gạo mà ra.” Quả
đúng vậy, lúc bấy giờ khắp các vùng lân cận đều loan
truyền câu chuyện Hoàng thúc là một bậc đại nhân có lòng
nhân từ. Mặt khác quan án sát sứ ở An tây đô hộ phủ ngay
từ đầu đã tham gia góp phần vào sự thành công của công
việc chiêu đãi này nên cũng được tiếng thơm là vị quan có

lòng hảo tâm.
Ở đây người ta đã chịu khó chịu khổ đi đầu trong tất cả
mọi việc, người đi trước dẫn đường, phấn đấu quên mình
vì nghĩa cả khi bước chân tới chốn này chính là Tiêu Vĩnh
Vạn. Nhưng anh ta lại trở về Thanh Châu. Hoàng thúc và Lý
công tử cố nài ép thế nào cũng không được. Anh ta buộc
phải về vì có sứ mệnh riêng của mình.
Thời gian qua, do bận rộn với nhiều công việc, nên
không còn đầu óc đâu để nghĩ về tổ quốc. Nhưng khi tiệc
tùng đã tan, mọi người đều đã ra về, Lý công tử và ông già
họ Trịnh thì suốt ngày bận rộn với công việc đồng áng, từ
sáng sớm đã phải ra đồng chỗ này chỗ nọ để theo dõi đôn
đốc công việc, nên ở nhà chỉ còn mỗi một mình Hoàng thúc
sống những ngày buồn tẻ. Không hiểu tại sao trước đây
đêm nào Hoàng thúc cũng có thời gian để gặp gỡ Anh Cơ
chuyện trò, thế mà vừa qua, do có việc tiệc tùng, mọi người
bận rộn túi bụi, các nếp sinh hoạt cũ bị đảo lộn, nên cả
gương mặt của nhau cũng không còn nhìn thấy nữa, đừng
nói chi đến gặp gỡ.
Trong những ngày đó, nỗi buồn nhớ quê hương vốn âm
ỷ nơi sâu kín trong lòng Hoàng thúc lại có dịp bùng lên. Nỗi
niềm nhớ mong tổ quốc lại trỗi dậy trong tâm khảm của
Hoàng thúc. Càng đắm chìm trong những suy nghĩ đó,
những sự việc của ngày qua nơi cố quốc càng hiện rõ
trong đầu óc của Hoàng thúc. Để khuây khỏa, Hoàng thúc
bắt đầu dò đường bước đi từng bước một leo lên đỉnh núi
Việt Thanh sơn.
Việt thanh sơn không cao lắm nhưng rất tươi đẹp, cảnh
sắc thanh tú, trên đỉnh nói có một tảng đá có tên Việt Thanh
nham. Leo lên tảng đá ấy có thể nhìn bao quát cả biển Tây.

Nhìn ra biển khơi xa xa, nỗi niềm nhớ mong về nơi tổ
quốc ở phương nam càng trào dâng lên nhức nhối trong
lòng Hoàng thúc.
Những chiếc thuyền buồm lướt qua đầu những ngọn
sóng xanh man mác như đang đi về nơi tổ quốc xa xăm,
còn những con thuyền từ phía nam đến có vẻ như đang
mang đến những tin tức của quê nhà. Nhìn thấy cảnh các
thuyền buồm tới lui trên biển cả, Hoàng thúc không ngăn
được nỗi niềm xúc động trong lòng. Người như muốn bay
qua đầu của vô vàn những ngọn sóng xanh kia và tìm đến
các phu thuyền, ôm chầm lấy họ hỏi han tin tức quê nhà.
Những giọt nước mắt như những giọt châu tuôn rơi lã
chã. Hoàng thúc ngoái nhìn ra xung quanh không thấy có ai
theo dõi mình, chỉ có ánh nắng chiều vẫn còn tỏa nóng như
muốn rấm chín cả vạn vật. Từng bầy chim núi bay lượn đó
đây, cất lên tiếng hót trong trẻo, chỉ càng làm buồn lòng
thêm Hoàng thúc mà thôi.
- Phụ vương ơi, hãy tha thứ cho đứa con bất tài vô lực
này, phụ vương ơi! Giờ đây con đang sống nơi đất khách
quê người cách xa muôn dặm, song con vẫn một lòng
hướng về anh linh của đức phụ vương đang ngự trị nơi cố
quốc dưới gầm trời phương Nam.
Giọng nói thảm thiết nức nở của Hoàng thúc vang lên
quanh ngọi núi Việt Thanh sơn đang đắm chìm trong tĩnh
mịch. Tiếng khóc than tha thiết ấy như đang vượt qua con
đường đầy chông gai trắc trở giữa muôn trùng biển rộng
núi cao, bay về nơi quê cha đất tổ, bay về nơi chân trời
phương nam xa xôi…
Lòng đã định sống dài lâu trên mảnh đất này mà vẫn
chưa an cư lạc nghiệp được. Nghĩ về những ngày đầu đầy

đau xót đã qua, có lẽ khó yên lòng với những gì đang ập tới
trong ngày mai đây.
Lòng miên man suy nghĩ hết chuyện này, chuyện khác
đến nỗi mặt trời đã lặn xuống biển tây từ lúc nào mà Hoàng
thúc vẫn không hay biết. Kể từ sau đó, ngày nào Hoàng
thúc cũng leo lên núi Việt Thanh sơn, sống ở đó từ sáng tới
tối, trăn trở với biết bao điều suy nghĩ như một mối tơ vò
trong lòng.
Ông lão họ Trịnh và Lý công tử cứ mỗi buổi tối thấy
Hoàng thúc về đến nhà với cặp mắt sưng mọng và ngấn
nước mắt vẫn còn in trên hai khóe mắt, đã hiểu được nỗi
lòng của Người.
Quả thực, gần đây ai cũng thấy Hoàng thúc gầy đi nhiều.
Có một hôm vào buổi sáng, ông già họ Trịnh gọi con gái
Anh Cơ đến phòng mình. Anh Cơ bước vào phòng , chào
bố.
- Con chào bố, bố ngủ có được ngon giấc không ạ?
Ông già họ Trịnh nhìn con gái, nét mặt lộ vẻ lo lắng:
- Ừ, con ngồi xuống đây. Bố có đôi lời muốn nói với con,
nên mới bảo con vào.
Anh Cơ im lặng, mắt nhìn xuống đất như thể đang chờ
nghe bố nói tiếp.
- Gần đây con không gặp được Hoàng thúc có phải
không?
Anh Cơ vẫn im lặng. Thời gian qua, ông lão họ Trịnh có
được biết chuyện đêm nào con gái mình cũng gặp Hoàng
thúc trò chuyện, cảm thấy có phần không được hợp lẽ. Mặt
khác thấy Hoàng thúc ban đêm không ngủ đủ giấc, nên ban
ngày phải ngủ bù ở gian ngoài cũng không tiện. Nhưng
cũng không thể bảo con gái không nên gặp ban đêm mà

chỉ gặp ban ngày. Do vậy, ông chỉ nghiêm giọng nói với
con: “Nam nữ hữu biệt, sao con lại gặp Hoàng thúc vào
buổi tối?”
Anh Cơ tuy hiểu được nỗi lòng của bố, song cảm thấy
xấu hổ, nên từ sau đó đóng cửa phòng khuê không ra
ngoài nữa. Ông già hiểu được tấm lòng cực kỳ hiếu nghĩa
của con gái, nên sau khi đắn đo, đã nó với con:
- Anh Cơ con này, con nghĩ rằng bố không hiểu hết nỗi
lòng của con sao. Như có lần nào đó, bố đã nói với con,
nhờ ơn Hoàng thúc nên bố con ta mới được cứu sống.
Cho nên bố đã quyết. Con cũng đến tuổi rồi. Trước đây,
Tiêu đại nhân lúc ra đi có khẩn khoản căn dặn lại bố thế
nào cũng phải giúp cho Hoàng thúc và con trở thành đôi
lứa.
Anh Cơ có vẻ xấu hổ, đầu càng cúi thấp hơn, nói với
giọng run run:
- Con chẳng biết đâu, tùy ở bố thôi.
Ông lão Trịnh chăm chú nhìn con gái rồi nói:
- Ừ, thế con nhé. – Ông gật đầu, nói tiếp: - Gần đây
Hoàng thúc ngày nào cũng lên núi Việt Thanh sơn, đến tối
mịt mới về. Mắt sưng mọng và người gầy đi rất nhiều.
Đúng là Hoàng thúc đã quyết ở lại đây sinh sống, nên nỗi
nhớ về lại càng da diết, có lẽ Người đau buồn lắm.
Anh Cơ đoán có lẽ bố đã từng nói “không được gặp
ban đêm”, nên bây giờ nghĩ lại, bố thấy hối hận.
Anh Cơ tỏ vẻ lo lắng, lặng lẽ ngước mắt lên nói với bố:
- Bố ơi, Hoàng thúc…
- Ừ, gần đây Hoàng thúc trông thật đáng xót xa. Hôm nay
có lẽ Người lại lên núi rồi.
Cô con gái lại cúi đầu đăm chiêu suy nghĩ. Ông già họ

Trịnh đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ, như nói một mình: “Khi
Tiêu đại nhân còn ở đây, quyết định nhanh đi, bây giờ có
phải đã ổn định rồi không”.
Ông già lẩm bẩm một mình như có phần hối hận.
Cô con gái hiểu được nỗi lòng bứt rứt của bố. Ông già
họ Trịnh không thể nói vì Hoàng thúc đáng thương quá mà
phải vội vã đứng ra hối thúc, lại không thể vì thế mà cứ kéo
dài mãi theo năm tháng, phó mặc cho thời gian. Anh Cơ an
ủi bố về những điều mà bố đang băn khoăn.
- Bố ơi, bố đừng quá lo nghĩ làm gì.
Nghe con trả lời thế, ông bố cảm thấy như sắp có điều gì
đó tốt đẹp, bèn nhìn thằng vào con. Nhưng Anh Cơ đã
đứng dậy và nói với bố:
- Bố ơi, con về phòng của con đây.
Ông già thấy không còn cách nào khác, có phần khó
nghĩ, bèn bảo con:
- Ừ, thôi con về phòng đi.
Sau khi trở về phòng mình, cô con gái hạ quyết tâm.
Nghĩ đến hình ảnh Hoàng thúc đang khóc lóc xót xa, tự
nhiên Anh Cơ cũng thấy cay cay khóe mắt. Trong trí tưởng
tượng của nàng, hiện lên hình ảnh Hoàng thúc khóc than vật
vã một mình trên núi Việt Thanh sơn. Không thể phó mặc
cảnh ngộ của Hoàng thúc trôi đi theo dòng thời gian như
vậy được. Nàng liếc nhìn lên chiếc gương treo bên cạnh,
thấy hai mắt mình lã chã tuôn rơi những giọt lệ nóng. Lấy
khăn tay lau nước mắt, soi lại gương, bản thân cũng không
biết mặt mình đã đỏ bừng lên từ bao giờ. Hoàng thúc đang
lang thang trên núi Việt Thanh sơn, cất tiếng gọi: “Anh Cơ
ơi!” Trong tâm trí, nàng hoang tưởng, cảm thấy như Hoàng
thúc đang gọi đến tên mình.

- Ôi, ta điên rồi sao! Hoàng thúc là ân nhân, đời nào lại
đi yêu đương!
Nàng lẩm bẩm một mình, bỗng chạy ra ngoài, bản thân
nàng không tự chủ được nữa. Nàng đến chân núi Việt
Thanh sơn rồi mới hay là mình đã đến. Mặt nàng lại đỏ
bừng lên, nhìn ra bốn phía, may mà không có ai. Đã lâu lắm
rồi nàng mới lại ra núi. Cỏ cây trên núi và trên cánh đồng
đang lung lay múa may theo chiều gió như vui mừng chào
đón nàng. Nàng bước rón rén từng bước nhè nhẹ như sợ
làm sây xước những cây con vạt cỏ mọc trên núi, rồi lần
theo con đường dốc leo lên. Những khóm dâu mọc riêng
một mình trong khe đá ra quả sum sê như đang chờ có
người hái, nhìn nàng với vẻ vui mừng. Nhưng nàng đi lướt
qua những bụi dâu đó, các cành dâu vướng vào gấu váy
của nàng. Nàng đưa bàn tay xinh đẹp nhẹ nhàng gỡ các
cành dâu khỏi gấu váy. Các cành dâu bật trở lại có vẻ như
giận dỗi. Bụi dâu bị rung, có mấy chùm dâu chín mọng đỏ
ối như son rơi xuống đấy lăn lông lốc.
Trông thấy thế, nàng thấy tiếc thương cho quả dâu, cúi
xuống hái mấy chùm bỏ vào miệng, tô thắm thêm đôi môi
xinh đẹp của mình, và bước tiếp lên theo con đường dốc.
Cuối cùng nàng đã đến được phía sau tảng đá Việt Thanh
nham.
Để tránh ánh nắng oi ả, Hoàng thúc chọn bóng râm của
phiến đá, ngồi quay mặt về phía tây, thẫn thờ dõi nhìn về
phía biển Nam xa xa.
Nàng cố ý tránh ánh mắt của Hoành thúc, núp vào sau
một cây thông mới lớn chăm chú theo dõi. Bỗng một con
rắn mối từ dưới chân nhảy bổ ra làm nàng giật mình thét
lên: “Ối mẹ ơi!” và lùi về phía sau một bước.

Hoàng thúc đang chìm đắm trong nỗi buồn nhớ quê
hương, bỗng giật mình nghe thấy tiếng kêu to của một
người con gái, bèn quay lại nhìn về phía sau, thì ra người
con gái xinh đẹp đó không phải ai khác mà chính là Trịnh
Anh Cơ.
- A, Anh Cơ, làm thế nào lên được nơi đây…
Anh Cơ hoảng hốt vì con rắn mối, vừa hoàn hồn thì nghe
được tiếng nói quen thuộc của Hoàng thúc. Cô gái đỏ mặt,
có phần bối rối chẳng nói được lời nào.
Hoàng thúc đi mấy bước đến chỗ Anh Cơ đang đứng,
và nói:
- Anh Cơ đã lên đây rồi, xin mời lại chỗ bóng râm này.
Với vẻ ái ngại. Hoàng thúc mời Anh Cơ đang đứng
dưới ánh nắng chói chang vào chỗ mát.
Nàng im lặng bước theo vào ngồi trong bóng râm.
Hoàng thúc hiểu được rằng Anh Cơ lên đây thăm mình.
- Xin cảm ơn Anh Cơ đã lo lắng cho tôi và đến thăm tôi.
- Bố lo lắng rất nhiều về Hoàng thúc đó. – Anh Cơ tủm
tỉm cười.
- Vì tôi mà để cụ và nàng phải lo lắng nhiều thế này…
Đã vậy, lâu nay không gặp được Anh Cơ…
Không nói được hết lời, Hoàng thúc cúi nhìn xuống đất.
Anh Cơ nhìn thấy Hoàng thúc như vậy bèn òa lên khóc.
- Hoàng thúc cứ buồn rầu thảm thiết như vậy, Anh Cơ vui
được nào! – Cô gái quay mặt đi khóc nức nở.
- Nào, tôi đâu có phải thế, Anh Cơ ơi!
Hoàng thúc đưa tay lên xoa xoa đôi vai đang rung lên
theo tiếng thổn thức của Anh Cơ. Nhưng tiếng khóc của
Anh Cơ càng nức nở, tưởng như không dứt được.
Hoàng thúc lấy hai tay vuốt lại mái tóc buông xõa của

Anh Cơ và vuốt ve lên lưng nàng, cảm nhận mùi thơm ngây
ngất của da thịt nàng, Hoàng thúc không kìm được mình
bèn ôm lấy nàng. Nàng thấy mình đã nằm trọn trong vòng
tay của Hoàng thúc, nhưng nàng không có cam đảm vùng
ra khỏi vòng tay đó, mà chỉ còn biết úp mặt vào lòng Hoàng
thúc.
Hoàng thúc vốn nhân từ hiền lành, nhưng giờ đây khi đã
ôm được vào lòng mình cô gái rất dịu dàng nết na mà mình
yêu thương hết mực, tình cảm bị dồn nén bấy lâu nay đối
với nàng bỗng bùng cháy lên dữ dội trong lòng. Giống như
một con sư tử dũng mãnh lao tới, ôm ghì lấy Anh Cơ và
lặng lẽ tìm đến đôi môi của nàng…
Bỗng từ trong khe núi, có tiếng hát vọng tới.
Họ giật mình vội buông nhau ra.
Tiếng hát văng vẳng vọng tới với âm điều buồn buồn:
“Ta lên núi, ta đào ngọc,
Ngọc ơi tên đẹp lắm
Ôi, sơn ngọc đây rồi?”
Trên đỉnh núi cao yên tĩnh, Hoàng thúc chẳng nghĩ đến
khuôn phép gò bó, đã ôm lấy Anh Cơ, hôn nàng thắm thiết
và ghì chặt lấy nàng vào lòng mình. Hoàng thúc bây giờ
bỗng trở nên tươi tắn hẳn lên, tưởng như đã quên đi bao
nhiêu nỗi buồn nhớ quê hương mà chỉ mới giây lát trước
đây thôi, mình vẫn chưa sao quên được. Hoàng thúc thấy
hai người cứ đứng im như vậy đã lâu, có phần hơi ngượng
cho nhau, bèn cất tiếng hỏi:
- Anh Cơ ơi, tiếng hát ấy là tiếng hát gì vậy?
Nàng mỉm cười trong khóe mắt chan chứa yêu thương:
- Hoàng thúc chưa biết đâu. Đó là một khúc đồng dao.
- A khúc hát đồng dao, Anh Cơ ơi, người ta thì đào

được ngọc quý. Còn tôi thì tìm ra được nàng.
Hoàng thúc vừa nói, vừa cười khúc khích. Anh Cơ mặt
đỏ dừ, liếc mắt sang một bên:
- Hoàng thúc cứ nghĩ vậy, thiếp chả biết đâu.
- Ai hát bài đó, Anh Cơ có biết không?
Hoàng thúc đưa mắt nhìn về phía thung lũng có tiếng hát
vọng ra.
- Hoàng thúc ơi, đó là những trẻ mục đồng trong làng lên
núi kiếm củi đấy.
Đến lúc ấy Hoàng thúc mới tin hình bóng hai người bên
nhau vẫn chưa lọt vào mắt ai, nhưng dù sao vẫn lúng túng,
có phần ngượng ngập.
Mặt trời đã dần dần lên trên đỉnh đầu, bóng râm của
phiến đá cũng bị thu nhỏ lại. Hoàng thúc kéo tấm cói trải
dưới đất đến phía trước phiến đá, ngồi xuống và mới Anh
Cơ cùng ngồi.
Anh Cơ đến ngồi bên Hoàng thúc, nhìn về phía biển Nam
xa xa mịt mù. Nàng đưa bàn tay mềm mại chỉ về phía xa
xăm và nói:
- Hoàng thúc ơi, đất nước phương Nam nơi chân trời xa
thẳm kia là cố quốc đấy phải không?
Không hiểu sao, Hoàng thúc cảm thấy khi đã có Anh Cơ
ở bên cạnh, mình chỉ thích nhìn lên khuôn mặt nàng hơn là
nghĩ về tổ quốc và dõi nhìn về phía xa xăm đó.
- À không, nàng ơi, quê hương giờ đây chẳng phải là
mảnh đất này ư, mảnh đất có Anh Cơ đang sống ấy mà…
Nàng rất yêu mến dáng vẻ thật thà trong sáng như một
đứa trẻ đó của Hoàng thúc.
- Hoàng thúc ơi, từ nay Hoàng thúc đừng lên đây nữa
nhé. Anh Cơ này sẽ không bao giờ rời xa Hoàng thúc đâu.

- Được thế thì còn gì bằng.
- Từ ngày mai, Hoàng thúc đừng lên đây nữa, mà phải ở
nhà để tiếp đón khách khứa đến thăm nhé.
- Nhưng mà đã có ông, có Lý công tử, dù không có tôi đi
nữa thì cũng chẳng có gì phải lo lắng.
Anh Cơ rất tha thiết muốn Hoàng thúc sống gắn bó với
gia đình nhà cửa bèn nói một cách nghiêm trang:
- Không được đâu, Hoàng thúc định sống ở xứ sở này,
thì Hoàng thúc phải biết hết mọi phong tục tập quán của địa
phương, biết được lòng người dân đang suy nghĩ gì và
phải hòa hợp cùng với họ.
Hoàng thúc nghe những lời nói thẳng ngay đáng tin cậy
như của một người lớn nói ra từ miệng một cô gái mới trạc
đôi mươi, trong lòng rất cảm động. Người nhìn đăm đăm
lên khuôn mặt nàng và nói:
- Anh Cơ ơi, nàng đã hiểu thấu hết mọi lẽ trên đời này
rồi đó.
- Bố cũng lo lắng như vậy Hoàng thúc ạ.
Hoàng thúc gật đầu mạnh mẽ.
- Vậy thì ngày mai nàng nhất định muốn tôi ở nhà. Nhưng
mà…
- Nếu Hoàng thúc làm theo như thế, thì thiếp sẽ không
bao giờ rời xa Hoàng thúc. Nhưng mà Hoàng thúc không
được thức khuya ban đêm và ngủ bù vào ban ngày đâu đấy
nhé.
Tuy là hoàng thân của một nước, nhưng Người đã quay
mặt đi với hết thảy mọi sự để có thể sống được cho tới
giờ. Đến lúc này Người mới hiểu lý do vì sao lâu nay Anh
Cơ đã không gặp mình.
- Vậy từ hôm nay, tôi sẽ làm theo lời khuyên của Anh

Cơ. Nàng hãy bảo cho tôi biết những gì cần thiết.
Anh Cơ cười chúm chím:
- Tiện nữ em chẳng biết gì đâu.
Hoàng thúc lấy tay vuốt ve những ngón tay nhỏ nhắn dịu
dàng của nàng, cảm thấy lòng tràn ngập hạnh phúc vì được
ở bên nàng.
Người cảm thấy hạnh phúc còn vì Người nghĩ rằng anh
linh của các bậc tổ tiên nơi tổ quốc xa xôi cũng đang dõi
trông theo mảnh đất lành chim đậu được dành cho cháu
con này. Trong lòng Người trào lên một niềm suy nghĩ mãnh
liệt rằng nơi không có tình yêu thì dù là giang sơn gấm vóc
hoa lệ đến đâu cũng chỉ là một bãi sa mạc hoang vu vắng
vẻ.
Bởi vậy câu chuyện ngày xưa ở nước Việt, Phạm Lãi đã
làm đến chức tể tướng rồi mà còn bỏ cả sự nghiệp lên
thuyền cũng với tuyệt thế giai nhân Tây Thi, vượt sóng trùng
dương ra đi không hề luyến tiếc là điều có thể hiểu được.
Mặt trời đã chìm dần xuống biển Tây. Anh Cơ đứng dậy,
những ngón tay nàng vẫn còn nằm trọn trong lòng bàn tay
của Hoàng thúc.
- Bây giờ chúng ta xuống núi thôi Hoàng thúc ạ.
Hoàng thúc cũng đứng dậy cùng với cánh tay nàng kéo
lên theo.
May sao hai người về đến nhà mà không gặp phải ánh
mắt nào của người làng.
Kể từ hôm ấy, Hoàng thúc bắt đầu một cuộc sống mới.
Lý công tử hằng ngày trong nom công việc đồng ruộng
trên vùng đất được nhà vua ban cho làm thực lộc. Đối với
các tráng đinh, thì phân công một số đi làm ruộng, số còn
lại đưa thuyền ra biển đánh cả. Công việc được cắt đặt

đâu vào đấy.
Hoàng thúc ngồi ở gian thư trai bên ngoài, bàn luận
công việc với ông lão Trịnh, tiếp đón những người đến
thăm, và đến thăm nom giúp đỡ những người gặp khó
khăn trong việc làm lễ thành niên cho con cái, lễ cưới xin, lễ
ma chay, lễ cúng giỗ tổ tiên…, hòa hợp gắn bó cùng với
mọi người và đã trở thành chủ nhân thực sự của miền đất
này.
Lý công tử đã bàn với ông già họ Trịnh mùa thu năm ấy,
sau khi gặt hái xong sẽ làm lễ thành hôn cho Hoàng thúc và
Anh Cơ.
Hoàng thúc yên tâm phấn khởi, một mặt xây dựng cơ sở
cho cuộc sống mới, mặt khác bàn bạc với ông lão Trịnh tìm
nơi chốn lo tính việc trăm năm cho Lý công ty đã dành, mà
còn cho cả hơn hai mươi tráng đinh đã theo mình sang
đây, lo liệu đất đai nhà cửa cho họ, giúp họ tạo nên cuộc
sống tự lập. Người ta đổi tên đất tên sông nơi đây bằng
tên đất tên sông của Việt nam. Người đổi Việt Thanh sơn
thành Hoa sơn. Các miền đất xung quanh huyện trấn cũng
được đổi thành tên Việt Nam như làng Đình Hải, làng Việt
Nam, làng Giao Chỉ. Sông Ủng Tân cũng được gọi theo tên
của một con sông nơi tổ quốc là sông Thê Anh.
Đất thực ấp của nhà vua ban cho nằm ở vùng ngọai vi
cuả huyện trấn, là một vùng đất mầu mỡ được ban cấp vĩnh
viễn cho Hoa sơn quân, nên tòan bộ ruộng lúa cũng như
ruộng mầu, cả gia tộc họ hàng của Hoàng thúc ăn tiêu đầy
đủ vẫn còn dư dật.
Hoàng thúc nước đại Việt mới đến định cư, tinh thần
phấn chấn, sức sống dồi dào, cùng với họ hàng của mình
thật thà làm ăn xây dựng cuộc sống nên đã dễ dàng hòa

hợp với mọi người dân nơi này.
Tuy nói là sống nơi đất khách quê người cách xa nghìn
trùng, nhưng hòan cảnh cuộc sống nơi đay chẳng khác gì
khi còn ở tổ quốc.
Nhà của Hoàng thúc bây giờ lấy tên là nhà của Hoa sơn
quân nước Đại Việt, được gọi là Hoa sơn quân. Con
đường đi lên đi xuống núi dạo chơi được gọi là Hoa sơn
đạo.
Dù còn cảm giác lạ lùng, song chẳng khác gì như sống
ở cố quốc.
Hơn nữa Hoàng thúc còn gặp được Trịnh Anh Cơ và lấy
nàng làm vợ. Trịnh Anh Cơ lại có hình dáng giống hệt Ngô
Anh Cơ là cô gái đã lưu luyến tiễn biệt Hoàng thúc khi
Người giã từ tổ quốc ra đi. Đó chẳng phải là điều may mắn
bất ngờ đó sao.
Bình hải quân Lý công tử cũng có lời an ủi Hoàng thúc.
- Hoàng thúc ơi, giờ đây chúng tôi được theo cùng
Hoàng thúc ra sức xây dựng cuộc sống mới trên mảnh đất
này mà chẳng thấy có gì mất tự do so với khi còn ở nơi tổ
quốc. Được như vậy cũng là trời phù hộ cho tấm lòng nhân
đức của Hoàng thúc.
Hoàng thúc nghe nói vậy, bèn lấy tay vuốt bộ râu dài và
nói:
- Không phải thế đâu, tất cả là do ân sủng của đức đại
vương Cao Tông ban cho đấy.
- Khi còn ở nơi tổ quốc, Hoàng thúc đã ngưỡng một
nước Cao Ly, đồi hồi mong nhớ về đất nước này, cho nên
đức vua của nước này nỡ lòng nào không quan tâm. Sách
có câu “Tâm thành tắc ứng”, ở hiền gặp lành chẳng phải
vậy sao.

Hoàng thúc lặn yên không đáp lại, đưa mắt nhìn về phía
ngọn núi xa xa.
Những ngọn núi hiện lên ở phía đông… những ngọn núi
trùng điệp chồng chất lên nhau, trên núi lại có núi, tạo nên
hình ảnh lớp lớp sánh nhau cao thấp dưới bầu trời.
15
QUÂN MÔNG CỔ GÂY NẠN BINH ĐAO
Thời gian qua Hoàng thúc phải sống trong cảnh quạnh
hiu dài lê thê nơi đất khách quê người xa lạ. Nhưng nhờ có
vua quan và thần dân nước Cao Ly hết lòng thương yêu
quý mến và đùm bọc , nên Hoàng thúc đã lập được gia
đình mới, làm lại cuộc sống mới, bắt đầu bước xuất phát
mới một tâm trạng mới.
Cuộc sống mới đó cùng với tháng năm đã trôi qua
nhanh chóng như một chiếc đèn kéo quân. Không thể có
hiện tại mà không có quá khứ, cũng như không thể có
tương lại nếu không có hiện tại. Lòng con người ta cũng dễ
quên đi những việc đã qua. Thực ra, thời gian dù có trải
qua mấy vạn năm đi nữa, quy luật chuyển động của mặt trời
mặt trăng và quả đấy vẫn không sai một ly, cho nên ngày
nào cũng giống ngày nào. Có điều, mọi vật chất đều có chủ
riêng, của người là của người, của ta là của ta, không thể
tự tiện chiếm đọat của cải của người khác. Song đối với
mặt trời, mặt trăng và cảnh sắc của núi non đồng nội thì mọi
người chúng ta đều có thể tai nghe mắt thấy, thỏa lòng tận
hưởng, không ai dám ngăn cấm. Nguồn vật chất thiên
nhiên bất tận đó lại gắn liền với cuộc đời của con người
nhỏ bé đang sống trong đó.
Lại nói về nước Tống, từ thờ hòang đế Cao Tống trở đi,
sau khi di chuyển xuống phía nam do có sự xâm lăng của

nước Kim, đã lập kế phòng bị, thi hành chính sách thân
thiện với Mông Cổ, nuôi lưỡng thực lực, và thực hiện lược
kìm chế nước Kim, đồng thời dùng chính sách chinh phạt
bằng văn hóa đối với người Kim để quấy rối nội bộ nước
này. Kết quả nước Kinh xảy ra nội lọan. Nhưng nước Kim
vẫn còn chiếm phần đất bắc Tống. Lọi dụng co hội đó, thế
lực của Thành Cát Tư Hãn, vua Thái tổ của Mông Cổ bắt
đầu lớn mạnh dần lên.
Nếu ngược dòng thời gian để xem xét thêm diễn biến
của lịch sử, sẽ thấy dường như sau khi hợp lực với Tân La
đánh Cao Ly, chiếm được một vùng đất rộng bao gồm cả
xứ Mãn Châu ngày nay, khiến cho tất cả các phiên bang
của nhà Đường khiếp sợ dã tâm xâm lược của họ. Trên
thực tế dã tâm lực đó của Đường đã phơi bày khắp thiên
hạ. Trước cảnh nước mất nhà tan, những người dân du
mục của Cao Cù Ly đã vùng lên tiếng hành cuộc đấu tranh
bất khuất kéo dài hàng mấy trăm năm. Những người chiến
sĩ vong quốc đấu tranh để giành lại độc lập cho đất nước
mình đã tản mát đi khắp nới và sang đến tận đất Mông Cổ.
Người đã lợi dụng trào lưu lịch sử đó để nhìn thẳng vào
cục diện thiên hạ là Thành Cát Tư Hãn, vùa Thái tổ của
Mông Cổ. Rốt cuộc nhà Đường suy vong, còn nhà Tống thì
bị nước Minh xâm lược. Đó là kết quả tất yêu của đường
lối xây dựng cộng đồng quy tụ trở lại những người dân du
mục của Cao Cù Ly. Song thói đời của những người làm
chính trị xưa nay chẳng có gì khác nhau. Họ đã làm tiêu
vong việc lớn chỉ vì những tư tình cá nhân hoặc chỉ biết lấy
mình làm trung tâm. Nước Kinh và nước Cao Ly đã không
hợp lại được với nhau để nói rõ với thiên hạ họ là con cháu
hậu duệ của vua Tan-gum

[18]
chính là mối hận nghìn thu
không xóa nổi. Một vị tướng sóai của nước Kim là Yarul
Yuka đã mấy lần cử người sang Cao Ly nói rõ âm mưu
thâm độc của nhà Tống. Trong tình hình như vậy, Yarul Yuka
đề nghị Cao Ly và nước Kim hợp sức đánh Tống. Nhưng
lúc bấy giờ triều đình Cao Ly mắc phải tư tưởng sùng bái
nước lớn, nên những người như Thôi Di đã bác bỏ lời đề
nghị đó, không những thế còn báo cho nước Tống sự thật
này. Nhận được tin tình báo. Tống đã lợi dụng nước Kim
để thực hiện chính sách “dĩ đi tự đi”. Không còn cách nào
khác tướng Yarul đành phải đấu hàng và tiếp nhận sự “bảo
hộ” của vua Thái Tông nước Mông Cổ, nhằm trù tính công
việc mai sau dưới cái tên mỹ miều là “Đại Liên Quốc”.
Nước Tống thực hiện một chính sách thân Mông Cổ theo
cách của Tống. Đến đời hòang đế Lý Tông, thế lực của
Mông Cổ đã dần dần lớn mạnh lên theo cách “nuôi hổ trong
nhà, mang họa về sau” đối với Tống.
Vào năm thứ ba đời vua Thái Tông của Mông Cổ, nước
này cử đại quân sang xâm lược Cao Ly và giao bình quyền
cho một tướng Mông Cổ tên là San-li-tai.
Nước Cao Ly không hiểu được thế sự xoay vần nên
Thôi Di lên nắm quyền đến năm thứ mười bốn đời vua Cao
Tông, đã tuyển chọn các văn nhân, học giả Nho giáo lập ra
chế độ “thư phòng” đối với chế độ “đô phòng” của các
quan võ.
Ông ta làm như vậy là có ý định nhằm thống sóai cả hai
thế lực văn và võ vì lúc bấy giờ không ngăn chặn được các
tệ đoan của tầng lớp tăng lữ Phật giáo và không thống nhất
được công luận trong nước.

Mặc dù đã làm vậy, việc thống nhất công luận vẫn không
thực hiện được. Đã có nhiều chuyện xảy ra. Có kẻ tên là
Chu Diễn Chi (tức Phôi Phủ) đi khắp nơi làm thuyết khách
tung ra dự luận xằng vậy và dùng thuật bói tóan tung tin
nhảm làm thác lọan nhân tâm. Mặt khác phe nhóm thượng
tướng quân Lô Chi Nhánh và đại tướng quân Cầm Huy đã
bị sát hại vì bị ghép vào tội âm mưu làm phản.
Quân Mông Cổ đã xâm lược nước Cao Ly vào một thời
điểm như vậy.
Tướng Mông Cổ San-li-tai dẫn hơi mười vạn kỵ, bộ binh
đánh vào Cao Ly, chúng tràn vào các miền vùng tây bắc
như nước vỡ bờ. Và cuối cùng chúng đã tiến sát đến kinh
đô Khai Kinh. Đương nhiên triều đình cũng cử quân đến
những nơi có giặc để chống đỡ, nhưng lực lượng không
ngang sức, ít không địch nổi nhiều. Tướng địch San-li-ti đã
tiến đến ngòai cổng kinh thành. Đáp lại lời cầu hòa của
Cao Ly, y đòi phải nộp nhiều vàng bạc, da lông thú quý,
quốc ấn, vương tôn công tử, trẻ con nam, trẻ con nữ.
Đòi hỏi của tướng địch lớn quá không sao đáp ứng nổi,
nên triều đình có ý kéo dài thời gian, thực hiện hõan binh
chi kế. thấy vậy, một phó tướng của San-li-tai là nguyên
soái Đường Cô đã dẫn hơn một vạn quân lính bắt đầu
cướp phá khắp nơi trong tỉnh Hòang Hải như vùng Hoàng
Châu, Phụng Sơn…
Nghe tin quân Mông Cổ mạnh về lục chiến nhưng yếu về
thủy chiến, nên không những quân lính mà cả dân thường
cũng đều tìm đường lánh nạn ra bờ biển, số người đông vô
kể.
Triều đình ra lệnh huy động nhất phẩm quân, tức lính
công bình trong cả nước đến đắp đê dọc bờ biển phía tây.

Miền đất Ủng Tân đang trong cảnh thái bình yên bĩnh
bỗng chốc trở nên náo lọan do dân tụ nạn gồng gánh bồng
bế nhau đổ dồn về quá nhiều.
Tin đồn quân Mông Cổ thủy chiến yếu lan truyền khắp
đất nước, ngay đến đứa trẻ con lên ba cũng biết, nên mọi
con đường tản cư của dân tỵ nạn đề đổ dồn về phía bờ
biển.
Dọc con đường lớn từ bên ngòai cửa đông của thành
ủng Tân nối liền với Thâm Xuyên, Hòang Châu, ngày này
qua ngày khác, dân tỵ nạn lũ lượt kéo về không ngớt.
Từ chỗ giao nhau giữa hai con đường ở làng Giao Chỉ
bên ngòai cửa đông, quân lính từ sáng sớm đã phải tiếp
đón từng người dân tản cư đổ về đưa họ vào trong thành.
Dù có sợ thám báo của quân Mông Cổ trà trộn vào với
những người tỵ nạn đáng thương này cũng đành chịu. Biết
làm sao được phải lo chăm sóc cho những người tỵ nạn
đáng thương này trước đã.
Hơn hai mươi người tỵ nạn đang về đây. Đàn ông thì địu
một chiếc gùi trên lưng, trong đó đựng các đồ đạc hoặc đặt
một đứa con nhỏ, còn những người đàn bà thì đội trên đầu
một gói lớn. Cả một đòan người lang thang, dáng vẻ mệt
mỏi.
Hai người lính bước đến trước mấy người tỵ nạn trông
có vẻ còn trẻ, lân la hỏi chuyện.
- Chà, di tản cư chắc vất vả lắm. Các anh từ đâu tới đây
vậy?
- Vâng, chúng tôi từ Hòang Châu đến đây.
Một người đàn ông trẻ đáp lại, chiếc gùi vẫn còn địu trên
lưng.
Hai người lính trông thấy họ có vẻ tội nghiệp, bèn bảo họ

nghỉ một chốc rồi hẵng đi và đến đỡ giúp mấy chiếc gùi
của họ đặt xuống đất.
Những người dân tỵ nạn dáng mệt mỏi, ngồi phịch
xuống đất.
- Các anh rời Hoàng Châu được bao nhiêu ngày rồi?
- Đã hơn mười ngày rồi.
- Vậy nhìn thấy bọn giặc Mông Cổ rồi chứ.
- Còn phải nói. Hơn hai mươi ngày qua, chúng tôi đã
chứng kiến những hành vi tàn ác của chúng, không một ai
còn có thể chịu nổi nên đã bỏ trốn đến đây…
- Bọn Mông Cổ dã man lắm.
Nghe người lính nói vậy, một ông già trong số người tị
nạn, trông có vẻ nhiều tuổi bèn đứng dậy nói:
- Bọn Mông Cổ tàn ác đã đành, nghe nói trong bọn lính
của chúng còn có cả lính Tàu nữa. Những hành vi thất đức
của bọn lính Tàu này thật không sao nói hết được.
Người lính nghe nói tỏ vẻ ngạc nhiên, bèn hỏi lại:
- Bọn lính Tàu ấy à? Có phải bọn lính người nước Tống
đó không?
- Không phải binh lính nước Tống mà là những người
nước Tống bị quân Mông Cổ bắt vào lính trên đất Tống.
Cho nên chúng cũng là quân Mông Cổ.
Những người lính ngồi nghe bây giờ mới gật gù, tỏ vẻ
như đã hiểu, bèn nói với vẻ khâm phục.
- Bà con đã thoát khỏi bàn tay của chúng như vậy thật
giỏi quá.
Một ông già đến trước mặt mấy người lính, nói:
- Các chú không biết rõ hành vi tàn ác của chúng nên
mới khen chúng tôi giỏi. Nếu các chú đã một lần gặp phải
bọn chúng, các chú sẽ biết rõ bọn chúng tàn ác như thế

nào. Tất nhiên quốc dân trăm họ nhìn thấy đất nước mình bị
bon man di dày xéo, có ai mà không phẫn uất căm thù.
Làm sao có thể nén nỗi căm giận đứng nhìn thảm cảnh do
bọn giặc gây ra, như cảnh chúng dùng giáo mác và mã tấu
đâm những người dân vô tội chẳng khác gì chúng đâm con
vật. Chúng cướp đọat tài sản của dân, chúng hãm hiếp phụ
nữ… Cả gia đình tôi nghĩ muốn tự vẫn để khỏi phải sa vào
tay giặc, nhưng thấy mạng sống vẫn còn đáng quý nên đã
chạy trốn về đây.
Vốn người huyện thành Ủng Tân này, ông Phác Khuê
Hòa là quan huyện của xứ này đã cùng với Hoa sơn quân
bàn bạc và thỏa thuận với nhau: phần thành nội do Hoa sơn
quân trông coi, còn phía ngoài thành do một võ tướng quân
phòng vệ sơn thành giữ chức đốc binh có tên Kim Khuê
Vạn phòng giữ. Do vậy ở cửa thành mỗi khi có dân tỵ nạn
kéo đến, lính phòng vệ ngòai thành đều đến gặp gỡ, xét hỏi
xong đưa họ vào trong thành nội. Còn ở trong thành nội, thì
Hoa sơn quân cho dựng những chiếc lều lớn để thu nhận
họ.
Hoa sơn quân chăm sóc họ, cho họ ăn uống đầy đủ và
cung cấp quần áo cho họ. Bởi thế, người lính gác cửa
thành sau khi nghe ông già nói vậy, cảm thấy rất xót
thương. Anh ta không nói gì thêm bèn chạy về doanh trại
của mình lấy một tờ giấy chứng chỉ mang ra, ghi quê quán
và tên họ ông già vào bên dưới tờ giấy rồi đưa vào ông và
nói:
- Này cụ ơi, cụ hãy cất giữ cẩn thận tờ giấy này. Sau khi
cụ vào trong thành, đưa tờ giấy này ra, lính trông coi sẽ
hứơng dẫn cụ thêm. Tuy mệt nhưng cũng phải đúng bữa.
Cụ hãy vào đi để ăn cơm sáng.

Nghe nói vậy ông già uể ỏai đáp:
- Nghe chú nói biết vậy. Nhưng lương thực hết rồi chỉ
mong được lót dạ bữa hồ bữa cháo cũng đã quý.
Người lính nghe nói rất thương cho cảnh ngộ của người
lánh nạn, bèn nói:
- Cụ ơi, đừng lo. Trong thành đã làm xong cơm nước
đang chờ phát cho những dân tỵ nạn. xin mời cụ vào. Khi
cụ vào cụ nhớ đưa tờ chứng chỉ có người lính gác trong
đó.
Đúng vào lúc ấy, từ phía đằng xa, bụi bốc lên mù mịt,
một đòan người cưỡi ngựa hiện ra và chạy về phía cổng
thành. Những người lính gác lộ ra vẻ ngạc nhiên, ngóai nhìn
với cặp mắt căng thẳng. Còn những người lánh nạn trông
thấy vậy, hỏang hốt thu vén đồ đạc vào trong thành.
Đòan người cưỡi ngựa tiến đến chỗ có quân lính đang
đứng. Đám quân sĩ nhìn kỹ ra mới biết đó là một đòan
khỏang gần một trăm người, tất cả đều cuỡi ngựa chiến
của quân Mông Cổ, mặc trang phục Cao Ly, tay cầm
trường thương hoặc mã tấu.
Đám quân sĩ chạy ra giữa đường, giơ giáo vây chéo
ngang cản đường. Họ bắt ngựa dừng lại không có đi qua.
Bỗng có một người từ phía sau chạy đến, nhảy xuống ngựa
nói:
- Xin chào mọi người. Chúng tôi là những người đánh
nhau với quân Mông Cổ ở Hoàng Châu. Chúng tôi đến đây
để xin gặp Hoa sơn quân. Xin các vị cho chúng tôi được
vào trong thành.
Đám quân sĩ nghe những người không mặc quân phục
này nói họ đã đánh nhau với quân Mông Cổ bèn lấy làm lại.
Họ giơ trường phương lên chặn lại.

- Vậy các anh có phải là quân nhân không?
- Chúng tôi không phải là quân nhân mà chỉ là những
người dân thường sống ở huyện Hoàng Châu. Chúng tôi
căm thù bọn giặc Mông Cổ xâm lược nên đã tổ chức ra đội
nghĩa binh để đánh lại chúng. Nay chúng tôi muốn xin gặp
đức ông Hoa sơn quân để lập ra kế hay diệt sạch bọn
chúng.
Người đó nói oang oang ra vẻ khí thế. Có lẽ lúc này,
đám quân sĩ mới hiểu hết câu chuyện bèn nói:
- Như vậy mấy anh vất vả quá. Nhưng mấy anh mang vũ
khí thế này, chúng tôi không đưa được các anh vào trong
thành nội đâu. Vậy mong các anh chịu khó đứng đây chờ
cho một chốc. Chúng tôi sẽ báo ngay lên cho đốc binh biệt
quân sơn thành để cho phép các anh vào trong thành nội.
Một người trong đám quân sĩ lên ngựa phóng vào thành.
Năm người quân sĩ còn lại nhìn khắp lượt đòan người mới
đến. Họ thấy có một người trong đòan tàu đầu đội khăn
xếp nhà sư, mình mặc áo thụng nhà sư, tay cầm một cây
thương dài ngồi trên lưng ngựa.
Người lính trông thấy có vẻ ngộ nghĩnh, bèn hỏi:
- Anh có phải là nhà sư không?
Cả đòan người nghe vậy đều phá lên cười. Người đàn
ông đó cũng đỏ mặt lúng túng không trả lời được.
Một người đứng sau lưng an ta nói đùa:
- Anh này là nhà sư nổi tiếng nhất ở nước ta đó.
Nghe nói vậy, cả đòan lại phá lên cười. Mấy người lính
nhìn kỹ thấy người đàn ông này không mặc áo lót, chỉ đội
chiếc khăn xếp và mặc chiếc áo thụng nhà sư. Đã thế lại
còn cầm một cây thượng rõ dài, coi như mình cũng có một
vũ khí chiến đấu.

Người lính càng thấy khác thường, bèn đến bên cạnh
người đàn ông hỏi:
- Này anh ơi, sao anh không trả lời câu hỏi của tôi?
Lúc này người đàn ông mới đáp lại vẻ nghiêm chỉnh.
- Vì tôi đội mũ mặc áo nhà sư, nên anh tưởng tôi là nhà
sư đó thôi. Nhưng tôi không theo đạo Phật. Chiếc áo này là
của một sư trị ở ngôi chùa trong núi cho tôi đấy. Khi cả
đòan chúng tôi bị bọn chúng tập kích phải chạy tháo thân,
không kịp mặc áo, nên nhà sư đã cho chiếc áo này mặc
tạm.
Nghe nói, người lính gật gật đầu, tỏ vẻ như đã hiểu bèn
nói:
- Như vậy mấy ông sư đó đã báo cho bọn giặc chỗ các
anh nấp có phải không?
- Lúc đầu chúng tôi cũng tưởng lầm như vậy, nhưng về
sau mới biết bọn giặc đến chùa để cúng Phật.
- Thế vậy… bọn giặc không làm hại các ông sư trong
chùa chứ?
- Không những không làm hại, mà chúng còn đem gạo
cho. Sư còn cầu Phật phù hộ cho chúng không bị giết chết.
Người lính nghe nói, dở cười, dở khóc, nhếch mép để lộ
hai hàm rằng trắng nhởn. Một chốc sau anh ta mới cất
giọng:
- Như vậy phải diệt sạch mấy lão thầy chùa đã đi cầu
Phật cho lũ giặc ác ôn đáng chết đó đi.
- Thì có ai bảo là không. Nhưng cách xử thế của nhà
Phật là đại từ đại bi, cấm sát sinh, bởi thế nên không còn
cách nào khác. Hơn nữa mấy ông sư đó bị đặt trước mũi
giáo lưỡi gươm của lũ giặc, bị buộc phải phục tùng chúng
chứ họ đâu có phải không thương xót đồng bào. Mấy ông

sư đó có khác gì chúng tôi. Thôi ta không nói chuyện ấy
nữa. Chiếc áo cũng khó khăn lắm mới kiếm được đấy.
Lúc này người lính chạy về bản doanh sơn thành báo tin
đã trở ra, Lý công tử cùng đi ra phía ngòai thành. Người
lính cúi đầu chào Lý công tử.
Lý công tử đưa mắt nhìn khắp lượt người lính cùng với
đòan người mới và bảo người đứng ở hàng đầu hãy lập
danh sách đòan. Tổng cộng có tất cả một trăm lẻ tám
người.
Lý công tử nhìn vào danh sách và hỏi người đứng ở
hàng đầu:
- Tên họ anh là Tống Cơ Phương có phải không?
- Vâng, đúng thế ạ.
- Các anh đã dấy lên được nghĩa binh, đánh nhau với
đại quân của địch như vậy là giỏi lắm.
- Tôi phụng sự cho đất nước tôi là lẽ đương nhiên thôi.
- Các anh vất vả nhiều. Nào, hãy theo tôi.
Lý công tử lên ngựa đi vào trong thành. Cả đội nghĩa
binh thế sau.
16
SẴN SÀNG LÂM CHIẾN
Hoa sơn quân Hoàng thúc lập gia đình mới với Trịnh
Anh Cơ, bước vào cuộc sống mới đến nay đã được sáu
năm.
Thời gian ấy, Hoàng thúc đã cùng với Trịnh Anh Cơ sinh
hạ được hai người con trai, con trưởng tên là Cán , con
thứ đặt tên là Nhất Thành.
Tuy thuộc dòng dõi hòang tộc của một nước, nhưng sau
khi lưu vong sang nước Cao Ly, Hoàng thúc đã hòan tòan
trở thành người Cao Ly, người của huyện thành này và

sống hòa hợp với những người dân vùng biên cương xa
xôi nơi đây.
Bỗng tin đồn quân Mông Cổ sang xâm lược Cao Ly đã
làm náo động khắp hang cùng ngõ hẻm trong cả nước,
chẳng khác nào như một trận cuồng phông phổi ào tới
miền đất nơi đây giữa lúc trăm hoa đua nở trong ngày
xuaan hòa bình yên vui.
Có một hôm vào năm trước đó, Tiêu Vĩnh Vạn trở lại
thăm đất nước Cao Ly này, mọi lai lịch của anh đều được
giữ kín.
Người khác chỉ biết về anh như một gia nhân của Hoàng
thúc, thời gian trước đó, anh trở về gặpvị đạo sĩ trên đất
Tóng kể lại mọi chuyện đã xảy ra, rồi anh lại sang nước
Kim và nước Liêu, ra sức thuyết phục dân tộc Phù Dư (tức
là dân tộc của nước cổ Triều Tiên) hãy đòan hết lại đấu
trang để thu phục lãnh thổ đã bị mất. Nhưng mọi việc đều
không thành. Nước Kim tuy sắp đến ngày tận số vẫn thả
sức ăn chơi, còn vua nước Liêu là Yarul Yuka, tuy đã mấy
lần kêu gọi bán quốc của mình là Cao Ly đứng lên hợp sức
đấu trang, nhưng Cao Ly không nghe lên cũng đành bó tay.
Tiêu Vĩnh Vạn mất hết hi vọng, chỉ lo một nỗi quân Mông
Cổ không chừng sẽ sang xâm lược Cao Ly, nên đã quay
lại đất nước này, một mặt để cấp báo cho các quan chức
nước này biết, mặt khác cũng để ghé thăm Hoàng thúc,
biết tin tức để được yên tâm hơn.
Hoàng thúc đã bàn với Tiêu Vĩnh Vạn, chuẩn bị đối phó
với cuộc chiến lọan tới, trước hết bàn với quan huyện xây
cao thành xung quanh huyện ủng Tân.
Ngòai ra trên núi Hoa sơn cũng xây cao thêm thành đất.
Giữa lúc đang chuẩn bị như vậy thì quân Mông Cổ đánh

sang, dân tỵ nạn ùn ùn kéo về. Hoàng thúc đã cho sơ tán
người già, phụ nữ, trẻ em ra đảo Xương Lân nằm phía mặt
phía trước mặt biển tây và chọn hơn một nghìn trai tráng
khỏe mạnh cho luyện tập quân sự ngày đêm lo phòng bị.
Cả gia đình của Hoàng thúc cũng đã cho sơ tán ra đảo
Xương Lân còn Hoa sơn quá, ngôi nhà riêng của Hoàng
thúc, đã có các tráng đinh đến trông cao.
Buổi sáng hôm đó, Hoàng thúc thức dậy sớm ở trong
thành Việt Nam cạnh núi Hoa sơn và đang ngồi nói chuyện
về tình hình thời cuộc với Tiêu Vĩnh Vạn, thì Lý công tử
bước vào báo tin có đôi nghĩa binh từ Hòang Châu kéo tới.
Hoàng thúc bèn bảo Lý công tử:
- Lý công Tử hãy đi bảo họ thay quần áo đi, cho họ ăn
uống đầy đủ và nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Sau đó cắt cử họ
đến bổ sung trấn giữ cửa nam là nơi việc canh phòng có
phần còn lỏng lẻo.
- Thưa vâng.
Sau khi bảo Lý công tử đi rồi, Hoàng thúc nói với Tiêu
Vĩnh Vạn:
- Tiêu đại nhân này, chúng ta hãy đi kểm tra một vòng
các thành trì xung quanh huyện lỵ này xem sao.
- Vâng đúng thế bọn giặc xâm lược kéo tới đây chỉ còn
là vấn đề thời gian thôi.
Hoàng thúc cầm tấm bản đồ tác chiến đang được trải
trên bàn và bước ra ngòai bản doanh.
Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn vừa bước tới, các tráng
đinh đã mang ngựa đến chờ sẵn. Con ngựa được Hoàng
thúc yêu quý là một con ngựa trắng. Con ngựa nhìn thấy
chủ, một chân nó co lên, xương quai hàm bạnh ra, nó hý lên
mấy tiếng.

Hai người lên ngựa đi ra phố. Trên bến nước, công việc
đưa người tỵn nạn lên thuyền để chở ra đảo Xương Lân
diễn ra khá tấp nập, tại cửa lạch, các thuyền đánh cá bất
kể lớn bé đều được huy động neo đậu ở đó để chuẩn bị
đánh nhau.
Trên mỗi thuyền treo một lá cờ to màu lam. Các thuyền
đều được bố trí neo đậu trật tự ngay hàng thẳng lối, toát lên
khí thế của những chiến thắng sắp xung trận.
Hoàng thúc quay nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Tiêu đại nhân nhìn kìa, những chiếc thuyền bé tý mà
cũng cầm cờ sắp hàng neo đậu trông có khí thế đấy chứ.
Tiêu Vĩnh Vạn tỏ vẻ hết sức hài lòng, bèn đáp:
- Đúng vậy ạ, ở những bờ biển lớn phía nam nơi tổ quốc
của Hoàng thúc cần nhiều chiến hạm lớn. Nhưng chiến đấu
ở vùng duyên hải xứ này thì ngược lại, rất cần đến những
đòan thuyền nhỏ như thế này.
- Quân Mông Cổ hải chiến kém, nên với đòan chiến
thuyền kia cũng đủ sức để phòng vệ huyện trấn này.
Tiêu Vĩnh Vạn cũng cho lời nói của Hoàng thúc là đúng,
song có điều chưa được mãn nguyện lắm bèn nói:
- Sách có câu khinh địch tất bại. Lần này bọn giặc từ
phía Nghĩ Châu – áp Lục giang đánh vào, nên về mặt
thuyền bè, chắc chúng đã chuẩn bị ở mức đáng kể. Bởi
thế, cả vùng duyên hải phía tây nay chẳng đã lọt vào tầm tay
của chúng là gì.
Hoàng thúc gật đầu nói.
- Tiêu đại nhân nói phải đấy.
Tiêu Vĩnh Vạn lại nhìn THoàng thúc, trình bày kế họach
để phòng quân địch tiến từ phía bắc xuống theo đường
biển.

- Thưa Hoàng thúc, nếu quân giặc tiến xuống đây theo
đường biển thì đã có lực lượng thủy quân mạnh ở vùng phụ
cận Nam phố. Có lẽ chúng sẽ không chọc thủng nổi phòng
tuyến đó để tràn xuống đây. Nhưng chúng ta cứ đặt giả
thiết là chúng có thể đánh xuống đây, thì với số dân tỵ nạn
đông đảo đã được sơ tán ra đảo Xương Lân, chúng ta cần
sử dụng tốt lực lượng này để lập kế họach để phòng sự
tấn công của địch.
Hoàng thúc thấy trong câu nói của Tiêu Vĩnh Vạn có
cách đặt vấn đề giống như một điều gì đó mà mình đã suy
nghĩ, bèn nói:
- Tôi cũng đã có suy nghĩ như vậy, ta hãy trao cho những
người dân tỵ nạn kia nhiều cờ xí. Khi quân giặc kép đến, họ
sẽ giương cao các cờ xí đó lên, để làm tiên tan sĩ khí của
quân giặc. Mặt khác, đòan thuyền ở phía nam kia, nếu có
thể được sẽ vòng lên phía bắc đảo Xương lân hình thành
“thế trận Ngư – Long” phục sẵn đấy. Tiêu đại nhân thấy thế
nào?
- Hoàng thúc quả thật là bậc đại gia về binh pháp. Bây
giờ nếu bầy thêm thế trận như Hoàng thúc vừa nói thì tuyến
phòng vệ trong thành sẽ vững chắc như bàn thạch. Dù quân
giặc có từ phía Hòang Châu đánh tới, chúng cũng không tài
nào phá vỡ nổi bức thành này.
- Công việc này hôm nay cần nói với Lý công tử để bắt
tay thực hiện ngay. Còn bây giờ chúng ta hãy đi kiểm tra
tiếp tư thế sẵn sàng chiến đấu ở phía cửa đông xem sao.
Hoàng thúc giục ngựa tiến bước. Tiêu Vĩnh Vạn cũng thúc
ngựa đuổi theo. Cả hai người đi thẳng một mạch đến cửa
đông. Số quân sĩ bố trí trên mặt thành cũng như quân lính
bố trí ở hai bên và phía ngòai cổng thành đều cầm lăm lăm

trong tay giáo gương sáng hóang rất có uy thế của một đội
quân dũng cảm. Thực ra lúc đầu không ai nghĩ tới những
người thanh niên vốn bình dị của các làng mạc làm nghề
trồng lúc và nghê chài lưới kia nếu được giáo dục rèn luyện
tốt sẽ trở thành những người lính đáng tin cậy như vậy. Thế
là qua một năm giá dục rèn luyện, nay họ đã trở thành đội
quân dũng cảm.
Tất cả binh sĩ đều dựng giáo gươm ra phía trước đứng
nghiêm kinh lễ.
Hai con ngựa cưỡi đến được giao cho quân sĩ bên
dưới thành trông coi Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn thì leo
lên thành lầu.
Phía bên ngòai thành địa thế không cao lắm, nhưng là
vùng đấy đồi lúp xúp, lớp lớp nối tiếp nhau, có những con
đường từ Hòang Châu tới và những con đường đi về phía
Hải Châu hoặc Trường Diên.
Tóm lại, đây là một vùng địa hình có thể tiếp cận đánh
địch bất kể chúng từ đâu xâm nhập tới.
Sống ở đất Cao Ly đã sáu năm rồi nhưng Hoàng thúc
vẫn chưa thông thạo lắm tình hình địa lý của nước này.
Người đứng ngắm nhìn chỗ ngã ba nối liền các con đường
từ ba mặt đông, nam, bắc rồi nói:
- Tiêu đại nhân xem có nhiều khả năng quân giắc sẽ
xâm nhập từ phía nào vào đây?
Tiêu Vĩnh Vạn lấy tay chỉ về phía đông rồi nói:
- Quân giặc sẽ lợi dụng vùng đất không người thừa
thắng xốc tới, cho nên thế tất chúng sẽ chọn con đường từ
Hòang Châu tới. Đặc biệt vì chúng tiến bằng kỵ binh, nên
quân của triều đinh khó chống cự lại, sẽ tìm cách tránh vào
vùng rừng núi. Nếu như vậy, viên đốc binh chỉ huy biệt quân

sơn thành có thống sóai cả quân triều đình lẽ dĩ nhiên phải
nằm dưới quyền chỉ huy của Hoàng thúc. Mặt khác về phía
quân giặc chúng sẽ chọn con đường bằng phẳng để tiến
đến đây.
Nghe Tiêu Vĩnh Vạn trình bày như vậy, Hoàng thúc có vẻ
tán thành:
- Tiêu đại nhân nói phải đấy.
- Khu vực do Hoàng thúc cai quản chỉ là bên trong thành
nội ủng Tân, còn các thành bên ngòai do quân triều đình
nắm giữ. Vì vậy, phía chúng ta, chúng ta không thể lập ra kế
họach tác chiến chung được. Nhưng nhỡ chẳng may quân
triều đình vỡ mặt trận vùng gò đồi ở phía đông và chạy lánh
vào trong vùng núi ở phía đông – bắc thì quân giặc sẽ đánh
thẳng vào cửa thành này của chúng ta. Trong tình hình đó,
binh sĩ của sơn thành ít, vậy nên cần huy động thêm nghĩ
quân của chúng ta. Chúng ta sẽ bố trí khỏang ba trăm tay
bắn cung ở khu gò đồi kia, và mai phục khỏang hơn một
trăm thớt kỵ binh ém trong hai thung lũng hai bên. Làm
được như vậy thiết nghĩ là tốt, thưa Hoàng thúc.s
Nghe xong Tiêu Vĩnh Vạn trình bày Hoàng thúc gật đầu:
- Tôi cho kế họach này hay đấy. Nhưng quân giặc vốn là
một lũ kiêu ngạo gian ác lại rất liều mạng. Một khi chúng đã
tiến thẳng vào thành này như nước vỡ bờ, chúng ta không
thể xem thường.
Hoàng thúc nhìn thấy Lý công tử, lòng mừng rỡ bèn nói:
- Lý công tử đến đúng lúc quá. Nếu Lý công tử trải tấm
bản đồ tác chiến ra trước mặt Lý công tử và trình bày kế
họach.
Nói đọan Hoàng thúc và Tiêu Vĩnh Vạn trải tấm bản đồ
tác chiến ra trước mặt Lý công tử và trình bày kế họach.

×