Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 6 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.62 KB, 25 trang )

cho chia nhau ra ở trong các phòng. Chỉ riêng một tòa
chính điện đã có ba phòng lớn, nên Hoàng thúc ở thoải
mái. Hoàng thúc định rước các bài vị của các đại vương
thuộc tám đời vua nhà Lý cùng các đồ tế lễ vào trong thảo
đường ở phía sau nhà ông già họ Trịnh.
Đã lâu lắm, nay mới có dịp chỉnh đốn lại bài vị của các
tổ tiên và các đồ tế lễ, nỗi nhớ thương cố quốc càng trào
dâng mãnh liệt trong lòng Hoàng thúc. Mảnh đất của cố
quốc quê hương xiết bao thương nhớ mãi mãi không bào
giờ có thể quay lại được nữa, càng cố quên đi bao nhiêu,
càng nhớ thương da diết bấy nhiêu. Không những vợ con
yêu dấu mà còn cả bao nhiêu sự việc của những ngày qua
lại hiện lên rõ nét trong tâm trí Hoàng thúc.
Những giờ phút cuối cùng rời cố quốc đi trên cửa biển
Thuận Hóa, hình ảnh Ngô Anh Cơ đau khổ khóc than thảm
thiết… những ký ức đó càng sống lại bao nhiêu càng làm
cho trái tim của Hoàng thúc như thắt lại bấy nhiêu.
Ông già Trịnh, Lý công tử cũng như Tiêu Vĩnh Vạn, ngày
nào cũng tìm hết cách an ủi Hoàng thúc, nhưng nỗi nhớ
thương da diết ấy trong lòng Người vẫn không nguôi quên
được chút nào.
Có một điều luôn luôn vấn vương trong tâm trí của
Hoàng thúc. Đó là sự lạ lùng không sao cắt nghĩa nổi về
người con gái của ông già họ Trịnh sao lại giống nhau như
hai giọt nước với Ngô Anh Cơ, người con gái đã nặng
lòng lưu luyến chia tay Hoàng thúc ở Thuận Hóa, mảnh đất
nơi phương nam của tổ quốc thân yêu.
“Làm sao nàng lại giống Ngô Anh Cơ làm vậy? Hay
nàng chỉ là một ảo ảnh của Ngô Anh Cơ mà ta đã tưởng
lầm?” Hoàng thúc tự nhủ thầm trong lòng như vậy. Nếu triều
đình Cao Ly cho phép ta được định cư vĩnh viễn nơi đây thì


hay biết bao… Chỉ hiềm một nỗi quan huyện đã lên kinh đô
năm, sáu ngày mà vẫn chưa thấy về, không thể không lo
lắng.
Hoàng thúc đang phải sống những ngày buồn tẻ và chờ
đợi tin tức tốt lành do quan huyện mang về. Có một đêm,
Hoàng thúc ra thăm thảo đường, nơi đặt các đồ thờ cúng.
Thảo đường tuy đơn sơ nhưng các bài vị của các bậc
đại vương qua các đời đã trị vì hơn 220 năm hoàng quốc
Đại Việt được rước về đây, và các đồ tế lễ được xếp đặt
ngay ngắn, nên trông cũng trang nghiêm. Các ngọn nến
được thắp lên, gian phòng rực sáng.
Hoàng thúc không nén được nỗi đau thương trong lòng
òa lên khóc nức nở. Tiếng khóc đau thương của Hoàng
thúc xuyên qua màn đêm vang ra bên ngoài.
Phía nam của thảo đường này còn có một thảo đường
khác nhỏ hơn, dùng làm phòng học của Anh Cơ, con gái
ông già họ Trịnh. Anh Cơ năm nay hai mươi tuổi. Tại thảo
đường này, nàng đã được bố dạy học chữ, học đàn nhạc
và thư nghệ. Nhưng, mấy năm qua, gia sản bị khánh kiệt,
nên việc học hành cũng bị bỏ dở. Nay, sau khi thu hồi lại
được tất cả tài sản, Anh Cơ bắt đầu học chữ trở lại.
Đang ngồi đọc sách, Anh Cơ bỗng nghe văng vẳng bên
tai tiếng khóc đau buồn nức nở của Hoàng thúc.
“Chao ôi, tội nghiệp cho Hoàng thúc quá”.
Anh Cơ không ngăn được nỗi xót thương trong lòng, đã
gấp sách lại, cầm lấy đàn thập lục gảy nên khúc nhạc bi ai.
“Chàng ơi đừng khóc làm chi,
Nếu chàng mà khóc, thiếp thì khóc theo.
Chàng mà mang thiếp lên trời,
Về nơi mẹ thiếp một đời ngàn thu.”

Những điệu nhạc buồn da diết đó vang lên khiến cho
những con chim đang ngủ cũng cất cánh bay, và anh linh
của các bậc đại vương qua tám đời của nước Đại Việt
dường như cũng đang thổn thức.
Hoàng thúc đang suy sụp, lạy than và khóc trước bàn
thờ bỗng lắng tai nghe tiếng đàn thập lục từ đâu vọng đến.
Tiếng đàn nghe lạ lùng lắm. Có phải các bậc thần tiên
đang cố ý chế giễu ta hay an ủi ta đây. Miên man trong
niềm suy nghĩ đó, Hoàng thúc lặng lẽ rón rén bước ra ngoài
của, tìm đến nơi có tiếng đàn lạ lùng kia.
Người bước đi một bước, rồi hai bước… cuối cùng đã
đến trước gian thảo đường nho nhỏ.
Nhìn vào mới biết, bên trong thảo đường là một mỹ nhân
đẹp như tiên, đang vừa đàn vừa hát.
“Nếu chàng mà khóc thiếp thì khóc theo…”
Lời hát ấy chính là lời an ủi ta. Nhìn vào bên trong thảo
đường qua khe cửa mở… Chao ôi, nàng không phải là ai
khác mà chính là Ngô Anh Cơ của tổ quốc.
Nhưng định thần lại, Hoàng thúc thấy đó chỉ là ảo giác,
Anh Cơ làm sao có thể đến được nơi vạn lý tha hương
này!
Hoàng thúc nhìn kỹ vào bên trong nhà, quả là Ngô Anh
Cơ không sai. Những giọt lệ như những giọt châu đang lăn
trên má nàng. Những âm thanh trầm bảng vẫn tiếp tục.
“Chàng mà mang thiếp lên trời…”
“A, Anh Cơ…!”. Hoàng thúc bỗng dang rộng hai tay khóc
òa lên.
Nghe bên ngoài có tiếng động, người con gái lặng lẽ
đứng lên đưa mắt nhìn ra mới biết là Hoàng thúc.
đứng lên đưa mắt nhìn ra mới biết là Hoàng thúc.

- Thưa Hoàng thúc, xin Hoàng thúc đừng quá buồn
phiền.
- A, Anh Cơ sao thế?
Cố nhiên Anh Cơ không hề biết gì về chuyện quá khứ
giữa Hoàng thúc và người con gái có tên Anh Cơ khi
Người giã từ tổ quốc ra đi. Còn Hoàng thúc, người đã cứu
thoát hai bố con nàng sau lần gặp mặt ngắn ngủi đầu tiên,
đã cảm thấy có sự xúc động khác thường, và sau đó, qua
những người gia đình mới được biết tên nàng.
Người con gái lặng lẽ bước ra ngoài vui vẻ đón chào.
- Xin mời Hoàng thúc vào nhà. Đây là phòng học của
tiện nữ ạ.
Đến lúc này Hoàng thúc mới bình tĩnh khỏi cơn hoang
tưởng, nhưng đã quá muộn. Cô con gái ông già họ Trịnh
mà Người đã nhìn thấy một lần hôm nào chính là đây.
Hoàng thúc cũng biết phong tục tập quán của nước Cao Ly
“nam nữ hữu biệt”, thế mà lại bất chấp lễ giáo, đang đêm
đường đột tìm đến thư phòng người con gái thì sao cho
tiện. Thế nhưng Hoàng thúc với một mối tình bị dồn nén
trong nỗi cô đơn và đau buồn, vẫn mang trong lòng mình
một niềm hoan tưởng đối với Ngô Anh Cơ ở đất Thuận
Hóa. Người nhìn Trịnh Anh Cơ, hiện thân của niềm hoan
tưởng đối với mảnh đất cảu tổ quốc mà không sao có thể
quay gót bỏ đi.
Trịnh Anh Cơ lặng lẽ cúi chào.
- Công ơn cao dày của Hoàng thúc đã cứu sống bố con
tiện nữ, tiện nữ tha thiết mong có dịp được gặp và thưa với
Hoàng thúc một lời tri ân, nhưng vì “nam nữ hữu biệt” nên
không gặp được, mãi đến hôm nay, nhờ ơn trời đất, tiện
nữ mới được gặp, thật lấy làm áy này trong lòng.

Hoàng thúc nhìn Anh Cơ:
- Nàng ơi, nàng nói gì vậy. Chính chúng tôi mới là những
người không biết xấu hổ, đã đến xin nhờ vả gia đình nhà ta,
thực là không phải.
Anh Cơ vội vã đỡ lời:
- Thưa Hoàng thúc, xin Hoàng thúc đừng nghĩ như vậy.
Hoàng thúc nhớ ra rồi, tên người con gái này hình như là
Anh Cơ. Nhưng Hoàng thúc vẫn muốn xác nhận lại.
- Tên nàng là…?
- Hoàng thúc mà chế giễu tiện nữ, tiện nữ chẳng thích
đâu. Chẳng phải Hoàng thúc đã từng gọi tiện nữ là Anh Cơ
đó sao.
Hoàng thúc gật đầu. Song người cảm thấy không thể thổ
lộ với người con gái trong trắng ngây thơ này về những
ngày đau thương đã qua của bản thân mình. Người vờ như
không biết:
- Thế mà tôi…
Người lặng nhìn người thiếu nữ với thái độ nghiêm
trang. Dáng của nàng sao mà giống Ngô Anh Cơ như hai
giọt nước, đến cả tên gọi cũng giống, thật lạ lùng và cũng
thật đáng yêu.
- Hoàng thúc sống trong cảnh cung cấm thềm cao chín
bậc, có lẽ không biết đến cuộc sống dân dã; nay đến ở
trong căn nhà thấp hèn của bố con tiện nữ chắc là khổ lắm
ạ.
Hoàng thúc nhìn xuống đất im lặng. Anh Cơ nghĩ có lẽ
mình đã lỡ lời khiến Hoàng thúc buồn lòng:
- Thưa Hoàng thúc, tiện nữ xin dạo một khúc để Hoàng
thúc giải khuây.
Anh Cơ đặt chiếc đàn thập lục lên đầu gối và bắt đầu

dạo. Đây là khúc nhạc diễn tả cảnh các nam nữ tay nắm tay
xô kéo nhau. Vốn có sức tưởng tượng trời phú, Hoàng thúc
có cảm giác như đôi vai đang rung lên, hai tay choàng ra
phía trước cùng với đôi chân nhún nhảy theo điệu múa,
trong lòng rộn lên niềm xúc động muốn ôn cô gái vào lòng.
- Bài này thuộc khúc điệu nào thế?
- Đây là khúc nhạc “Dương tản đạo” ạ.
- Chao ôi điệu này hay quá.
- Ai nghe khúc nhạc này đều có thể quên hết mọi nỗi ưu
phiền ngang trái trên cõi đời.
- Nàng bảo tôi nếu nghe điệu nhạc này sẽ quên hết mọi
điều. Nhưng mà…
Nhìn Hoàng thúc vẻ đăm chiêu tư lự, lời nói ngập ngừng,
người con gái cảm thấy ái ngại.
- Nhưng mà có điều gì đó nữa, sao Hoàng thúc chưa nói
ạ?
Hoàng thúc hơi có vẻ lưng túng.
- À… không có gì.
Hoàng thúc muốn có Anh Cơ ngồi bên cạnh gảy đàn,
nhưng đã cố ghìm lại, không nói ra lời. Còn Anh Cơ thì lại
nghĩ theo các của mình, muốn nghe những lời không được
thổ lộ của Hoàng thúc.
- Vậy tiện nữ xin gảy một khúc nhạc nữa để Hoàng thúc
nghe. Nhưng mà Hoàng thúc phải nói cho tiện nữ được
biết những điều Hoàng thúc đang giấu kín trong lòng. Nếu
không, tối hôm nay tiện nữ sẽ không sao chợp mắt được.
Anh Cơ lại dạo thêm một khúc nữa.
- Hoàng thúc ơi, sau này có gì Hoàng thúc cũng nói cho
tiện nữ được biết với nha.
Anh Cơ ngồi bên cạnh gảy đàn cho tôi được nghe khúc

nhạc đó, thì tôi sẽ quên hết mọi ưu phiền, và hạnh phúc biết
bao!
Anh Cơ nghe câu nói đó, mặt đỏ bừng, không nén nổi
những xúc động trong lòng. Như được tiếp thêm sức
mạng, Anh Cơ bạo dạn nói:
- Xin cảm ơn Hoàng thúc. Tiện nữ muốn được gảy khúc
nhạc này bên cạnh Hoàng thúc trong suốt cả cuộc đời mình.
Tiếng nói run run của Anh Cơ tràn đầy tình cảm mãnh
liệt. Trong phút giây như tỉnh như say, Hoàng thúc dương
như đã mất lý trí, lấy tay vuốt lên lưng Anh Cơ.
- Chao ôi, nếu Anh Cơ ở bên cạnh tôi suốt đời thì tôi có
thể quên đi tất thảy.
- Hoàng thúc ơi…
Nhưng Hoàng thúc lòng vẫn còn nặng trĩu mối lo âu. Nếu
quan huyện tâu lên triều đình mà triều đình không cho phép
thì biết làm thế nào. Nghĩ vậy, Hoàng thúc bèn đáp:
- Nhưng mà…
Hoàng thúc không nói được nữa, chỉ biết im lặng thở
dài.
Anh Cơ nhìn dáng điệu của Hoàng thúc, càng chạnh lòng
thương mến:
- Hoàng thúc ơi, đã thưa sẽ xin đi theo cùng Hoàng thúc
suốt đời, vậy thì còn ngại điều gì trắc trở?
Anh Cơ nói như tha thiết van nài.
- Tôi rất hiểu tấm lòng đáng trân trọng của Anh Cơ.
Nhưng nhỡ triều đình ra lệnh cho tôi không được sống ở
nơi đây thì… …
Anh Cơ ngả người vào đầu gối của Hoàng thúc, khóc
nức nở:
- Hoàng thúc ơi, triều đình chẳng nỡ hắt hủi những người

nhân từ như Hoàng thúc.Vạn nhất có thế nào chăng nữa,
tiện nữ cũng quyết đi theo Hoàng thúc, dù có nghìn vạn dặm
nữa, tiện nữ cũng cam lòng.
Đôi vai của Anh Cơ rung lên theo tiếng khóc, Hoàng thúc
vuốt ve an ủi người thiếu nữ:
- Nàng ơi, chắc sẽ không phải thế. Vì rằng như vậy chăn
nữa, nếu được sống cùng với Anh Cơ, dù ở đâu tôi cũng
cảm thấy mãn nguyện.
Lúc này Anh Cơ đã quay người ngồi lại ngay ngắn.
- Hoàng thúc ơi, đêm đã khuya rồi, xin Hoàng thúc về
nghỉ. Tiện nữ xin đưa Hoàng thúc về.
Sau khi đưa Hoàng thúc về gian chính điện, Anh Cơ trở
về phòng riêng của mình.
Từ hôm ấy trở đi, tình yêu của hai người mỗi ngày một
thêm thắm thiết.
thêm thắm thiết.
11
VUA CAO TÔNG HIỂN MỘNG
Lúc bấy giờ, đức đại vương Cao Tông, đời vua thứ hai
mươi ba của triều đại Cao Ly, kế vị phụ vương là Khang
Tông, trị vì thiên hạ đã được mười ba năm trong triều đình,
Tấn vương hầu Thôi Trung Hiếu liên tục nắm quyền chính
qua năm đời vua Minh Tông, Thần Tông, Hy Tông, Khang
Tông và Cao Tông. Đến đời con của Thôi Trung Hiếu là
Tấn dương hầu Thôi Di thì thiết lập thể chế hành chính mới
gọi là “Chính phòng” ngay tại nhà mình. Tấn dương hầu
Thôi Di ngồi tại nhà điều hành mọi công việc chính sự đến
nay đã được một năm.
Lúc đầu dưới triều vua Minh Tông, Tấn dương hầu Thôi
Trung Hiếu đặt ra thể chế hành chính “Trọng phòng” gồm

Nhị quân, Lục vệ, đã loại bỏ Lý Nghĩa Văn là một quan võ
bất chấp phép nước đã làm điều gàn dở. Về sau con của
Lý Nghĩa Văn là Lý Chí Vinh, chạy trốn về An Tây (Hải Châu
ngày nay), nắm quyền An Tây đô hộ phủ, cướp đoạt nhiều
tài sản của các quan chức và dân chúng địa phương, gây
nên bao nỗi oán hận. Trước tình hình đó Tấn dương hầu đã
cử tướng hàn Hưu về quét sach bọn loạn tặc mang lại bình
an cho dân lành. Đến đời Thần Tông, nhà sư Vạn Tích đã
cùng với các nhà sư khác như Diên Phúc, Thàn Phúc, Vi
Triều Di, Tiêu Tam, Hạo Tam… tụ tập nhau tai chùa Hưng
Quốc. Họ bàn nhau: Làm gì có chuyện tướng tay của hoàng
hậu khác với chúng ta là những nhà sư hèn mọn, thay vị chỉ
biết sống hết đời như cái cây ngọn cỏ, phải đứng lên giết
Thôi Trung Hiếu đi để nắm lấy quyền chính và họ đã lập
mưu tạo phản. Nhưng việc không thành, bị Thôi Trung Hiếu
phát hiện, hơn một trăm người đã bị bắt ném xuống sông
làm mồi cho cá.
Kế tục thân phụ lên nắm quyền, Thôi Di được coi là một
nhân vật đặc sắc, chữ viết rất đẹp, một trong bậc kỳ tài của
đất nước.
Ông lập ra chế độ “Chính phòng” ngay tại nhà mình, và
định ra các chức vụ như “thư đề”, “thượng thư’… tương
đương như các chức vụ chủ nhiệm, bộ trưởng ngày nay
vậy.
Bộ máy chính quyền trung ương là như vậy. Còn công
việc chính sự ở điah phương quan trọng cũng phải thông
qua văn phòng chính sự là Tấn dương phủ đặt tại tư dinh
của Thôi Di rồi mới được tâu lên nhà vua để xin quyết định.
Quan huyện Ủng Tân trước hết lên gặp văn phòng chính
sự của Tấn dương phủ báo cáo đầu đuôi sự việc Hoàng

thúc nước Đại Việt lưu vong sang nước Cao Ly, cùng các
hành vi tội ác của Chu Nhật Thường và Trương thừa lại.
Tấn dương hầu Thôi Di quyết định Tấn dương phủ sẽ xử
lý tội cướp biển tây của Chu Nhật Thường, còn việc Hoàng
thúc nước Đại Việt lưu vong xin định cư thì tâu lên đại
vương Cao Tông.
Do vậy quan huyện Ủng Tân tạm phải nán lại nhà khách
ở kinh đô để chờ quyết định cho phép của nhà vua.
Lúc bấy giờ đại vương Cao Tông cùng với vương hầu
An Huệ đang sống những ngày tháng yên bình nơi cung
cấm. Có một đêm, đức vua Cao Tông nằm ngủ trong nội
cung mơ thấy một điều kỳ lạ.
Nhà vua mơ thấy một con hạc rất to từ phương nam bay
tới đến làm tổ ở miền đất ủng Tân.
Điều mộng rất khác thường nên ngày hôm sau nhà vua
lâm triều cho gọi viên quan nội giám đến, và bảo đi tìm nhà
bác học Thái Du Cảnh, nhà bói toán nổi tiếng thời bấy giờ
đang trông tư thiên đài đến để giải mộng.
Công việc chính trị của đất nước hầu hết đều do Tấn
dương phủ điều hành. Chỉ có những việc quan trọng hoặc
những việc cung nội mới phải xin phép đức vua. Do vậy
vương cung rất nhàn nhã, không có gì phải bận rộn. Quan
nội giám đưa Thái học sĩ đến yết kiến nhà vua.
- Kẻ hạ thần Thái Du Cảnh, làm nghề bói toán ở Tư thiên
đài xin có lời vấn an lên đức đại vương.
- Ờ, khanh hãy lại gần đây!
Đại vương Cao Tông đích thân mời Thái học sĩ đến ngồi
bên cạnh mình. Thái học sĩ cúi đầu lạy tạ.
- Xin đội ơn đức đại vương.
Ông cúi khom lưng từ từ đến trước mặt đại vương cúi

đầu thi lễ xong rồi ngồi xuống.
- Trẫm cho gọi khanh đến là có chút việc như thế này.
Đêm qua trẫm nằm mơ thấy có điều khác thường nên cho
gọi khanh đến thử đoán xem sao.
- Dạ muôn tâu đại vương, chẳng hay đại vương nằm
mộng thấy điều gì ạ?
- Đêm hôm qua vào khoảng giờ sửu, trẫm nằm mộng
thấy có một con chim hạc lớn từ phương nam bay tới đậu
và làm tổ ở miền đất Ủng Tân biển tây nước ta.
Thái học sĩ nghiêng nghiêng đầu sang một bên, bấm
bấm các đốt ngón tay; một lúc sau mới thưa rằng:
- Muôn tâu đức đại vương, đây là điềm mộng lớn hết
sức tốt lành đấy ạ. Sách xưa có nói rằng mỗi khi thánh hiền
xuất hiện, thì người ta thấy kỳ lân hoặc chim phượng hoàng
bay lượn. Trong giấc mơ, đức đại vương thấy có chim hạc
lớn bay tới, đó là điềm lành cực kỳ đấy ạ.
Vừa lúc ấy Tấn dương hầu dẫn các quan viên trong văn
phòng chính sự đến sụp lạy trước mặt nhà vua;
- Muôn tâu đức đại vương, kẻ hạn thần Tấn dương hầu
Thôi Di kính lời vấn an lên đức đại vương.
Nhà vua trông thấy Thôi Di bên tươi cười hớn hở nói.
- Trẫm đang định gặp Tấn dương hầu đây. Đã cho quan
nội giám đi gọi. May quá Tấn dương hầu đã đến.
Thôi Di lại cúi đầu lễ phép thưa:
- Xin đội ơn bệ hạ. Kẻ hạ thần vừa lúc định đến bái yết
đại vương thì nhận được chỉ của đức đại vương.
Đại vương Cao Tông lấy hai tay vuốt vạt áo lông bào, vui
sướng nhìn Tấn dương hầu và Thái học sĩ, nói rằng:
- Trẫm hôm nay sở dĩ muốn gặp Tấn dương hầu và Thái
học sĩ là vì thời gian qua mọi công việc chính sự của quốc

gia đều do Tấn dương hầu chăm lo vẹn toàn, đất nước
thanh bình thịnh trị. Nay trẫm có một điều muốn bàn với Tấn
dương hầu.
- Xin đội ơn bệ hạ. Dù không như vậy, kẻ hạ thần cũng
có một việc quan trọng, đang phải trình bái tâu lên đức đại
vương.
Thôi Di hai tay cầm tờ biểu ghi lại tỉ mỉ việc Hoàng thúc
nước Đại Việt sang xin lưu vong và những hành vi của Chu
Nhật Thường, dâng lên đức vua, đức vua xốc lại áo long
bào, cầm lấy tờ biểu của Thôi Di đặt lên long án. Lúc này
Thái Du Cảnh đứng cạnh đã thuật lại cho Thôi Di nghe câu
chuyện giấc mộng đêm qua của đại vương. Nghe xong câu
chuyện, Thôi Di gật gật đầu, ra vẻ nghĩ ngợi rồi nói:
- Lời giải mộng của Thái học sĩ rất đúng.
Thái học sĩ nghe thấy quan Tấn dương hầu Thôi Di là
người cầm quyền lúc bấy giờ khne mình giải mộng đúng,
rất lấy làm hãnh diện và phấn khởi, Tấn dương hầu quay về
phía đức vua:
- Tâu đại vương, hạ thần đã nghe Thái học sĩ giảng giải
điềm mộng của đức đại vương đêm qua, hạ thần rất lấy
làm cảm phục.
- Tấn dương hầu cũng có suy nghĩ về điềm mộng của
trẫm như vậy ư. Nếu Tấn dương hầu và sự giải mộng của
Thái học sĩ là giống nhau thì quả đây là một điềm mộng lớn.
- Muôn tâu đức đại vương, hạ thần có một điều định tâu
lên đức đại vương. Sự việc như thế này: Vương triều Lý
của nước Đại Việt đã suy vong, có một Hoàng thúc tên là
Lý Long Tường muốn tìm đến một đất nước của bậc thánh
hiền ở miền Đông Hải, nên đã dẫn hai mươi mốt gia đình
dùng thuyền vượt sóng trùng dương đến lưu lại ở đất ủng

Tân, vùng bờ biển phía tây của nước ta và muốn tâu lên
đức đại vương xin phép được định cư tại đó. Điềm nằm
mơ trông thấy của đức đại vương như vậy là điềm lành hết
sức lớn lao đấy ạ.
Đại vương hài lòng bèn hỏi lại với vẻ nghiêm chỉnh:
- Vậy nội dung của tờ sớ chính là thế ư?
- Muôn tâu đức đại vương quả đúng như vậy.
Nhà vua Cao Tông cầm tờ sớ mở ra đọc, tỏ vẻ ngạc
nhiên, nói:
- Điều mộng của trẫm thật quả kỳ lạ. Người có tên Lý
Long Tường của nước Đại Việt đến nước ta là điềm tốt
vậy.
Tấn dương hầu nghe nói thế thì thấy làm vui sướng trong
lòng, bèn tâu với đức vua:
- Hạ thần cũng nghĩ như vậy ạ: theo báo cáo của quan
huyện Ủng Tân, thì bọn cướp biển Chu Nhật Thường đã bị
đoàn tùy tùng của Hoàng thúc nước Đại Việt bắt sống và
đã giao cho quan huyện Ủng Tân. Bọn chúng hiện nay đang
bị giam giữ trong nhà giam.
- Thật vậy ư? Thế ra họ là những người trí dũng và chân
thật như vậy?
- Theo lời quan huyện Ủng Tân, vị Hoàng thúc đó là
người rất có nhân đức.
- Thế thì quý hóa quá. Đây không phải là công đức của
trẫm mà do Tấn dương hầu hết lòng chăm lo việc nước,
nên trời đã biết mà gửi người lành xuống cho đấy.
Tấn dương hầu Thôi Di cảm kích cúi đầu:
- Tâu đại vương, đại vương quá khen, khiến kẻ hạ thần
cảm thấy còn phải cố gắng nhiều. Việc này là việc đại sự
quốc gia. Hạ thần dám mong đức đại vương ban cho thánh

chỉ.
- Trẫm cảm thấy hài lòng mà ý của Tấn dương hầu cũng
là như vậy. Ta cho được định cư ở nước ta là điều tốt.
- Xin đội ơn đức đại vương. Hạ thần xin phụng mệnh
thánh chỉ, sẽ hết sức lo liệu để cho vị ấy định cư ở đất
nước ta. Chỉ có điều muốn để cho vị ấy định cư ở đất
nước ta thì không thể để cho vị ấy sống như thường dân
được. Do vậy hạ thần trộm nghĩ đức đại vương chỉ trao
tặng cho vị ấy một thực ấp và một tước vị nào đó thì tiện
hơn cả.
- Ý kiến của Tấn dương hầu quả là sáng suốt. Trẫm
mong tất cả mọi việc Tấn dương hầu sẽ xem xét lo liệu cho
tốt.
Nhà vua Cao Tông không chịu nổi cái nóng giữa mùa
hè, mồ hôi chảy ròng ròng trên long nhan của Người. Các
thị nữ mang quạt đến quạt, nhưng không sao xua đi được
cái nóng oi bức.
Tấn dương hầu cảm thông trước điều đó bèn thưa:
- Tâu đại vương, hạ thần xin lui bước. Kính mong thánh
thượng hồi cung tĩnh dưỡng.
- Trẫm cũng vào nội cung đây. Tấn dương hầu đại giám
cũng nên về sớm để tránh bớt cái nóng.
Nhà vua Cao Tông nói xong, được các thị nữ đưa vào
nội cung. Quan đại giám Thôi Di trở về Tấn dương phủ.
Tại Tấn dương phủ, đủ mặt các sắc khanh lớn nhỏ trong
văn phòng chính sự đang đừng đợi.
“Quan đại giám Tấn dương hầu đã về!”
Theo hiệu lệnh của người sai nha, tất cả mọi người cúi
đầu chào.
Thôi đại giám trở về, bước lên thượng tọa, gọi một sắc

khanh tên là Biện Đạt Thụ đến và nói:
- Sắc khanh hãy mau gọi quan huyện Ủng Tân đến đây.
- Bẩm vâng.
Sắc khanh họ Biện bước ra ngoài. Một chốc sau quan
huyện Ủng Tân đến. Sau khi bước vào trong cửa, quan
huyện cúi gập lưng, bước theo sau Biện sắc khanh, đến
trước Thôi đại giám, cúi rạp mình thi lễ.
- Tri luyện Ủng Tân Lý Hoàn Khuê xin kính lời vấn an lên
đức đại giám.
- Quan huyện Lý đấy à. Vụ cướp biển Chu Nhật Thường
thế nào rồi.
- Bẩm quan lớn, theo lệnh của quan lớn, chúng tôi đã
hợp lực với phủ cấm vệ điều tra kỹ việc này. Sự thật quả
đúng như vậy.
- Quan huyện Lý vất vả nhiều. Do công lao lần này, triều
đình sẽ có thưởng cho quan huyện. Còn về vị có tên là Lý
Long Tường, Hoàng Thúc của nước Đại Việt, theo ý của
quan huyện Lý, ta đã tâu lên đức đại vương và đã được
đức đại vương cho phép.
- Xin muôn vàn đội ơn đức đại vương, đại giám.
Quan huyện Lý cúi đầu chạm xuống đất, không giấu nổi
niềm sung sướng.
Sau một chốc Tấn dương hầu nói:
- Quan huyện Lý này……, về việc ấy, ta đã tâu lên đức
đại vương, và đức đại vương đã cho phép vị khách ấy
được định cư suốt đời. Đức đại vương còn lệnh sẽ cấp
cho thực ấp và tước vị nữa. Vậy quan huyện Lý trước hết
về Ủng Tân đón được vị gọi là Hoàng Thúc ấy lên đây.
- Thưa vâng… Tiểu quan xin làm ngay theo lệnh của
quan đại giám.

Thôi đại giám nét mặt tràn đầy niềm vui, nhìn về phía
quan huyện Lý nói:
- Quan huyện Lý ở Ủng Tân đã được mấy năm rồi?
- Thưa quan đại giám, đã được ba năm.
Thôi đại giám như nghĩ ngợi điều gì một chốc rồi nói với
một giọng trìu mến:
- Theo ta nghĩ rằng, viên phủ sứ của An Tây đô hộ phủ
làm việc không ra gì, dọc vùng bờ biển phía tây, tình hình
khá lộn xộn. Vụ việc vừa rồi cũng nói lên sự yếu kém của
An Tây đô hộ phủ. Do vậy ta định trong dịp chọn án sát sứ
cho đô hộ phủ, quan huyện Lý sẽ là người hợp ý ta đấy. Kỳ
này ta định thăng cấp cho quan huyện lên chức án sát sứ
đô hộ phủ. Nhưng chỉ biết vậy thôi, không được để lộ ra
ngoài. Nào về đi rồi trở lại.
- Thưa quan đại giám! Xin đội ơn quan đại giám. Quan
đại giám đã quá quan tâm đến kẻ tiểu quan còn được toàn
vẹn này.
Tấn dương hầu Thôi Di có mối tình cảm tốt đẹp với quan
huyện Lý là người có diện mạo thật thà và nhân phẩm chính
trực, nên đã quyết định thăng cấp cử đi làm án sát sứ của
An Tây đô hộ phủ. Do vậy trong những ngày lưu lại ở kinh
đô, quan huyện Lý đã thảo ra các bản tường trình nhiệm vụ
của mình phải thực hiện gửi đi các phủ, bộ có thế lực như
Bộ Hình pháp, Bộ Cải huấn để các cơ quan trên xem xét
năng lực. Quả vậy, đối với công việc nào, quan huyện cũng
đều tỏ ra là con người nhạy bén và chính trực.
12
NIỀM VUI ĐÃ ĐẾN
Lại nói về Hoàng thúc, gần đây ít nhiều tâm tư của
Hoàng thúc đã lắng dịu đôi chút. Bốn mươi tuổi đời, lớn lên

trong cung thất, nay phải rời bỏ cố quốc ra đi, đặt chân đến
một xứ sở xa lạ, vạn lý tha hương quả thực không phải là
một điều dễ dàng. Phải hiểu biết về phong tục của nước
đó, của địa phương đó, phải chiếm được tình cảm của mọi
người, phải biết dựa vào các quan chức địa phương.
Muốn vậy phải học hỏi các phong tục của nước Cao Ly. Do
đó, hằng ngày có biết bao nhiêu là việc phải làm.
Cũng may, nhờ có quen biết với Anh Cơ, cô con gái của
ông lão họ Trịnh, nên cũng mang lại niềm an ủi cho Hoàng
thúc ít nhiều.
Tuy vậy cũng chưa phải đã có được mối tơ duyên yêu
đương với Anh Cơ.
Lòng con người ta ai cũng vậy, càng lâm vào cảnh cô
đơn bao nhiêu, càng muốn nương nhờ một ai đó bấy
nhiêu. Từ đêm gặp Trịnh Anh Cơ ở thảo đường đến nay,
đêm nào Hoàng thúc cũng muốn gặp nàng. Đối với Người,
có thể nói đó là niềm vui lớn nhất.
Nhưng Hoàng thúc cũng phải nghĩ đến thể diện của
mình. Đã ngót bốn mươi rồi mà nay lại định kết nghĩa trăm
năm với một người con gái năm nay mới hai mươi tuổi
tròn là một điều cảm thấy e ngại. Song cảnh ngộ của
Hoàng thúc trong tình thế hiện nay quả thực không còn
nhiều sự lựa chọn.
Mà làm sao giấu được với bên ngoài. Thông thường đối
với những chuyện như thế này, người ta nhạy cảm lắm. Họ
đoán biết được hết. Hơn nữa lại là những người sống
cùng trong một ngôi nhà, thì không có lý gì không biết. Từ
Lý công tử cho đến Tiêu Vĩnh Vạn, ông già Trịnh, thậm chí
ngay cả những gia đinh trong nhà đều đoán biết được hết.
Nhưng Hoàng thúc vẫn vô tình, tưởng điều bí mật đó chỉ có

một mình mình hay, nên cứ đêm đến, Người lại ra nơi thảo
đường gặp gỡ trò chuyện với Anh Cơ, sống những giờ
phút ngọt ngào vui sướng. Lúc đầu Người đi ra miếu
đường khóc thương, nhưng giờ đây, người không còn
khóc được nữa. Người chỉ đáo qua một chốc rồi tìm đến
phòng có Anh Cơ ngồi nói chuyện đến một hai giờ đồng hồ
và coi như một niềm vui lớn nhất.
Nhưng tiếc thay, đêm mùa hè quá ngắn ngủi, có một
hôm Lý công tử và Tiêu Vĩnh Vạn sau khi bàn bạc với nhau
xong, bèn tìm đến phòng ông già Trịnh, định sẽ thưa chuyện
với ông già và quyết định luôn một thể. Nào ngờ hai bên
ngồi trực diện với nhau, lại cảm thấy e ngại phải nói lên
những điều đường đột như thế. Trước hết Tiêu Vĩnh Vạn ở
đầu câu chuyện.
- Thưa lão trượng, như thế này chúng tôi làm phiền lão
trượng nhiều quá, thật không phải với lão trượng.
Ông già Trịnh nghe nói giẫy nảy lên, đáp lại với giọng
thực thà:
- Tiêu đại nhân nói đến điều ấy làm gì, nghe lạ quá. Tiêu
đại nhân với Lý công tử với chúng tôi chẳng phải là trong
gia đình hay sao. Xin đừng khách sáo.
Lý công tử gãi gãi đầu, cảm thấy rất áy náy:
- Thưa đâu có phải thế.
Ông già Trịnh hết nhìn người này đến nhìn người kia, đôi
mắt sáng luôn chớp chớp:
- Các vị cứ nói như thế vậy, càng làm cho tôi cảm thấy
xót xa hơn.
Tiêu Vĩnh Vạn thấy khó nói quá. Khó nói là vì lúc đầu định
nêu câu chuyện giữa Hoàng thúc và cô con gái của gia chủ
nhưng do mở đầu câu chuyện lạc hướng nên bây giờ

không biết làm thế nào để lái câu chuyện trở về với đích
chính của nó.
Ông già Trịnh nhìn thấy hai người có phần lúng túng, bèn
cố gắng lái đầu mối câu chuyện:
- Mà thôi, các vị đừng suy nghĩ làm gì nữa. Các vị hãy
phò tá Hoàng thúc cùng chung sống với chúng tôi đi. Tình
hình này, hai vị cũng phải tìm cô gái nào ngoan ngoãn xinh
xắn, định nơi định chốn đi mới được.
Tiêu Vĩnh Vạn không bỏ lỡ dịp may:
- Nhưng mà Hoàng thúc của chúng tôi phải lấy vợ trước
đã.
Ông già Trịnh nghe nói, mỉm cười:
- Với Hoàng thúc thì không phải lo. Chắc hai vị cũng đã
có tính rồi. Anh Cơ, đứa con gái của tôi còn trẻ người non
dạ. Nếu Hoàng thúc chê em nó, thì cũng phải tìm chỗ khác
vậy thôi.
Qua câu nói biết ông già Trịnh đã chấp thuận, Lý công tử
và Tiêu Vĩnh Vạn không sao ngăn nổi niềm vui tràn ngập
trong lòng. Như vậy xem ra sau này nếu được phép ở lại
đây thì sẽ không có khó khăn gì nữa.
- Quan huyện lên kinh đô hơn mười mấy hôm nay rồi sao
chưa thấy về. Hay là công việc của chúng ta không được
trôi chảy. Có thể thế cũng nên.
Ông già Trịnh nghe Tiêu Vĩnh Vạn nói, ít nhiều cũng cảm
thấy có phần lo lắng:
- Biết làm sao được…
Cả ba người cùng ngồi yên lặng với nỗi lòng trống trải,
đăm chiêu suy nghĩ theo cách riêng của mỗi người giữa
cảnh tượng buồn vui chen lẫn.
Ông lão Trịnh một lần nữa dường như để tỏ rõ quyết chí

của mình, bèn nói:
- Việc đó xin quý vị đừng bận tâm. Quan huyện miền đất
chúng tôi vốn là người thông tuệ, bất cứ việc gì cũng biết lo
liệu kết thúc chu toàn.
Lý công tử ngồi dịch lại về phía trước mặt ông già Trịnh.
- Như chúng tôi đã thưa với lão trượng. Gần đây nỗi
lòng của Hoàng thúc đã có vẻ lắng dịu đôi chút. Như vậy
nên…
Nói đến đây, Lý công tử cảm thấy tắc nghẹn, không sao
nói được nữa, hai mắt nhìn xuống đất. Thấy vậy, ông già
trịnh hiểu ý:
- Tôi biết rồi. Tôi cũng đã quyết chí từ lâu. Nếu Hoàng
thúc không ở được nơi đây, mà phải đi nơi khác thì bố con
tôi dự định Hoàng thúc đi đâu, bố con tôi đi theo đó.
Thấy ông già Trịnh đinh ninh một tấm lòng son sắt không
thay đổi, Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử tự mình cũng cảm
thấy hổ thẹn chưa xứng đáng với tấm lòng nhân hậu của
ông già. Họ đành kết thúc câu chuyện, chuyển sang chủ đề
khác. Lý công tử đưa mắt nhìn lên quyển sách trên án thư:
- Thưa lão trượng, quyển sách kia là sách gì vậy?
- À, quyển sách nói về nghi lễ trước đây tôi hay đọc ý
mà.
Lý công tử gật đầu, như nghĩ ra một điều gì đó.
Tiêu Vĩnh Vạn cảm thấy không còn gì để nói thêm, bèn
đứng dậy.
- Xin lão trượng ngồi chờ ở đây một chút. Chúng tôi đi
vào huyện đường xem tình hình thế nào xong sẽ quay về.
Ông già Trịnh cũng đứng dậy theo:
- Vậy các vị đi đi nhé. Quan huyện hôm nay sẽ về. Quan
huyện đi đã được hơn mười ngày rồi còn gì.

Sau khi hai người đi vào huyện đường, ông già Trịnh
bèn ra ngoài ngồi nhìn quanh nhà.
Chỉ mới hơn mười ngày trước đây thôi, căn nhà này còn
quạnh hiu vắng vẻ, không một ai tìm đến thăm hỏi. Những
người đến làm thuê cũng bỏ đi mất hết, nhà chẳng còn ra
hồn nhà nữa. Ngay cả những người hàng xóm cũng nói ra
nói vào:
“Nhà cụ Trịnh tư hiến sắp tiêu đời đến nơi rồi”, “Ông già
ấy sau này không biết đi đâu về đâu”.
Qua những lời dị nghị đó, người ta còn nghe thấy tiếng
gà kêu chó sủa. Thế gian có câu “lòng người ở đời lạnh
lùng chẳng khác gì rắn độc”. Qua đây có lẽ càng hiểu rõ
thêm câu nói đó.
Nhưng rồi sau, Trương thừa lại bị giam trong tù, nhà ông
già Trịnh đòi lại được tất cả tài sản bị mất. Câu chuyện
quan huyện quan tâm đến nhà ông già Trịnh lan truyền khắp
nơi. Lại còn chuyện Hoàng thúc và các tráng đinh lưu lại
nhà cụ Trịnh trông nom việc ruộng nương và chăm sóc nhà
cửa cho cụ cũng đã làm cho lòng người ngả theo một
hướng khác.
Những người đi ở, làm thuê đã từng bỏ đi khi ngôi nhà
lâm vào cảnh sa cơ thất thế nay đều quay trở lại dọn dẹp
nhà cửa. Ông già Trịnh vốn tốt bụng, tuy có chê trách họ
nhưng cũng im lặng cho qua đi.
Bản thân ông già Trịnh một ngày mấy lần đi khắp chỗ
này chỗ nọ tỏ rõ uy phong của mình, đôn đốc kẻ hầu người
hạ trông nom nhà cửa. Ngôi nhà của cụ Trịnh khá lớn, phía
trước phía sau đều có sân. Những lớp cỏ dại mọc đầy trên
sân đã được dọn sạch tự lúc nào. Mọi người đang tấp nập
chuẩn bị cho vụ thu hoạch mùa thu, vụ mùa duy nhất trong

năm. Cụ già Trịnh đứng ở sân trước, nhìn ra bốn phía, cảm
thấy cuộc sống giờ đây mới thực sự là cuộc sống.
Ông già miên man với những cảm xúc khoan khoái trong
lòng, tự lẩm bẩm một mình: “Chắc vụ mùa năm nay, lúa thu
hoạch về sẽ chất đầy sân trước sân sau…”
Tiết trời hạ tuần tháng sáu nắng chang chang, tỏa ra cái
nóng nung người. Ông già Trịnh buột miệng một mình:
“Gớm, trời nắng quá thế này”.
Ông đến ngồi bên một bóng cây. Một con ễnh ương
nhảy vọt ra, mắt nhìn ông già hau háu. Con ễnh ương không
hề biết sợ sệt trách móc, cứ dương hai mắt nhìn thao láo.
“Này, con ranh còn này!”
Ông già Trịnh thấy ngứa mắt, đưa chân định đá. Con
ễnh ương trông thấy liền ngoạc mồm kêu “Ô ộp” một tiếng
rồi nhảy biến mất.
Ông già Trịnh trở về gian nhà ngoài, thấy Hoàng thúc
còn đang ngủ.
Ông biết rõ, ban đêm Hoàng thúc nói chuyện khuya với
Anh Cơ, con gái ông, nên ban ngày ngủ bù.
Ông già rất quý nể Hoàng thúc, ánh mặt trời buổi chiều
lọt qua khe cửa chiếu vào, hắt cả cái nóng vào bên trong
phòng. Hoàng thúc vẫn ngủ yên lành.
Sợ động đậy làm Hoàng thúc tỉnh giấc, ông già định đi
vòng đến chỗ có ánh nắng chiếu vào và hạ tấm rèm trúc
xuống. Không ngờ ông bước hụt chân, người mất thăng
bằng, ngã lăn xuống dưới bậc thềm.
Nghe thấy tiếng rơi “uỵch”, Hoàng thúc tỉnh giấc, nhìn ra
ngoài cửa thấy ông già ngã giúi dụi, vội vã ra đỡ ông dậy.
- Rõ khổ, suýt nữa thì xảy ra việc lớn. Lão trượng có bị
thương ở đâu không?

Ông già Trịnh sợ đánh động, làm Hoàng thúc thức giấc,
cố tìm cách tránh thì lại làm Hoàng thúc thức dậy.
- Tôi lại làm Hoàng thúc tỉnh giấc mất rồi. May không bị
làm sao đâu.
- May quá, xin mời lão trượng lên nhà.
Giữa lúc Hoàng thúc và lão già Trịnh định bước vào nhà
thì Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử lên huyện đường đã trở về.
Họ đã hỏi thăm tin tức về quan huyện lên kinh đô nhưng
chưa có được tin tức gì. Hai người uể oải trở về, trông thấy
Hoàng thúc và ông già Trịnh bước vào gian ngoài, vội chạy
đến đón.
Ông già Trịnh thấy họ trở về, cứ ngỡ thế nào họ cũng
mang tin tốt lành, bèn hỏi:
- Trời nắng thế này, hai vị vào huyện đường trở về chắc
là vất vả lắm. Quan huyện có lẽ chưa về có phải không?
Tiêu Vĩnh Vạn lấy khăn lau mồ hôi trên trán, nói:
- Vâng,… vẫn chưa có tin tức gì, ngày mai huyện đường
sẽ cử người lên kinh đô xem sao.
Hoàng thúc nghe mấy câu trả lời của Tiêu Vĩnh Vạn đã
có thể biết được họ đi đâu trở về.
- Nào, mời các vị vào nhà đi. Việc quan bận rộn nên
ngài quan huyện chưa về sớm được đấy thôi.
Ông già Trịnh vừa nói dứt câu, bỗng từ con đường lớn
phía sau nhà vang lên tiếng nhạc ngựa giòn giã. Nghe tiếng
nhạc ngựa, mọi người đều hồi hộp, họ quay về hướng có
nhạc ngựa phát ra, lắng tai nghe.
Rõ ràng là tiếng nhạc ngựa nhà quan đang chạy về phía
này. Theo phong tục của nước Cao Ly thời bấy giờ, ngoài
ngựa nhà quan hoặc ngựa dùng cho công vụ, các loại
ngựa khác đều không được đeo nhạc to. Và khi chạy

những công việc khẩn cấp, có thể đeo từ hai đến ba quả
nhạc. Dựa vào số nhạc, có thể phân biệt được mức độ
khẩn cấp của công vụ. Ông già Trịnh nghe một hồi bỗng
đứng phắt dậy:
- Đúng rồi, có lẽ là ngựa công vụ đeo ba quả nhạc to. Có
việc gì thế nhỉ?
Mọi người ngơ ngác bước ra sân. Con ngựa chạy đến
chui vào nhà ông già Trịnh. Nó quay người đến dừng lại
trước cửa tòa nhà ngoài. Tiếng nhạc ngựa huyên náo hình
như cũng đánh động cả những người dân làng đang yên
tĩnh.
Qua tiếng nhạc ngựa, ông lão họ Trịnh biết quan huyện
đã về.
- A, quan huyện đã về…
Trẻ em chạy ùa đến xem, vui mừng như mẹ đi xa về.
Ông già Trịnh cùng tất cả mọi người đều mừng rỡ chạy
đến nghênh tiếp.
Hoàng thúc bước đến chào quan huyện.
- Quan huyện sao về sớm thế?
- Vâng… mấy hôm nay Hoàng thúc có được bình yên
không? Tôi đã từ kinh đô đi một ngựa một mạng về đây
mong sớm gặp lại Hoàng thúc. Tôi đi thẳng đến đây mà
chưa kịp ghé lại huyện đường.
Ông già Trịnh hết sức vui mừng. Chỉ nhìn dáng vẻ của
quan huyện cũng đủ biết tình hình sáng sủa. Ông già đoán
quan huyện không về huyện đường mà đi thẳng về đây
chắc để báo tin vui, nên trong lòng rất đỗi hồi hộp sung
sướng.
- Xin mời quan huyện vào nhà. Giữa mùa hè nóng nực oi
bức mà quan huyện đi ngựa gấp về thế này chắc là vất vả

lắm.
Lý công tử vào nhà trong tự lúc nào bưng nước lạnh pha
mật ong ra mời quan huyện. Mọi người tất bật mang chậu
nước lạnh ra để quan huyện rửa mặt, rửa tay. Còn Tiêu
Vĩnh Vạn thì tháo yên ngựa, chải bờm, xong mang buộc
dưới bóng cây và lấy nước lau mồ hôi khắp mình ngựa.
Hoàng thúc và ông già Trịnh chờ quan huyện rửa tay.
Ông già Trịnh có vẻ cảm thấy như vậy vẫn chưa đủ, bèn
cầm lấy quạt quạt phía sau lưng quan huyện và nói:
- Trời nóng thế này, quan huyện vất vả quá. Đi kiệu bốn
người khiêng vẫn còn nóng, huống chi cưỡi ngựa đi
đường dài đến ba trăm dặm…
Ông già Trịnh rất muốn nhanh chóng nghe quan huyện
nói. Nhưng quan huyện không đáp lại ngay mà vẫn ung
dung lấy khăn lau mặt.
- Rõ đến khổ, tin tức cần truyền đạt nhanh cho Hoàng
thúc, nhưng đường thì xa. Lúc đến trạm ngựa cũng không
kịp nghỉ, phải lên ngựa phi luôn.
Theo cách nghĩ của mình, Hoàng thúc cảm thấy rất áy
nháy trước lời than phiền của quan huyện vì mình mà phải
đi ngựa đường xa thế này.
- Xin lỗi quan huyện. Một con người vô dụng lại đến làm
phiền quý quốc, khiến quan huyện phải chịu nhiều cực khổ
giữa lúc nắng nôi thế này…
Quan huyện nghe nói bỗng giãy nảy lên:
- À, không phải thế đâu. Xin Hoàng thúc đừng nghĩ vậy,
ở triều đình, cả đức đại vương và Tấn dương hầu Thôi đại
giám đều rất hoan nghênh.
Nghe nói vậy, không chỉ có Hoàng thúc mà tất cả mọi
người đều biểu lộ một nỗi vui mừng khôn xiết.

Nhưng Hoàng thúc vẫn không quên đáp lễ:
- Được như thế này cũng là nhờ ơn của quan huyện tâu
lên với triều đình những lời tốt đẹp về con người gặp bước
không may này. Nếu như niềm vinh quang ấy có được dành
cho tôi, thì cũng chính là công ơn của quan huyện vậy.
Quan huyện nhìn Hoàng thúc đăm đăm nghe nói vậy bèn
khiêm tốn đáp.
- Tôi đâu dám nghĩ thế.
Quan huyện lại ngồi vào chỗ của mình. Mọi người ngồi
vây quanh quan huyện, ngước mắt lên nhìn mong được
nghe tin tức cụ thể hơn.
Quan huyện Lý kể lại tỉ mỉ những công việc đã trải qua
sau khi lên kinh đô, chỉ trừ mỗi việc bản thân ông được
thăng cấp lên An Tây đô hộ phủ thì không nói…
- Như vậy sáng ngày mai chúng ta sẽ phải đi sớm. Xin
Hoàng thúc lo liệu xong mọi thức và nghỉ ngơi được bình
yên.
Hoàng thúc quá đỗi vui mừng không nói sao cho hết.
Sách xưa có nói cuộc sống con người là cao nhất. Điều đó
phải chăng đã được tái hiện qua sự việc ngày hôm nay?
Mang thân là Hoàng thúc của một nước mà phải ra đi tìm
đường lánh nạn, nay được sang định cư ở đất nước này.
Đó cũng là điều đáng mừng lắm chứ sao. Miên man trong
niềm suy nghĩ đó, Hoàng thúc không khỏi chạnh lòng
thương xót cho thân phận của mình.
- Hoàng thúc ơi, không phải lo lắng gì cả! Đức đại
vương và Thôi đại giám đều rất nhân từ, quan tâm cả đến
tương lai của Hoàng thúc nữa, nên chắc sẽ dành ơn đức
lớn cho Hoàng thúc.
Quan huyện an ủi Hoàng thúc. Hoàng thúc hết sức cảm

kích, rơm rớm nước mắt. Một lúc sau quan huyện về nhà.
Đêm hôm đó cả nhà cụ Trịnh đều tất bật lo liệu để ngày
mai Hoàng thúc lên đường sớm. Hoàng thúc chưa biết
cách mặc lễ phục của nước Cao Ly nên định mời Minh
Nguyệt, cô quan kỹ ở Nhà Khách đến để chỉ cách mặc áo
nhưng không được. Không biết tìm đâu ra người, Anh Cơ
hôm ấy đành phá vỡ tục lệ “nam nữ hữu biệt”, đến trước
mọi người để chỉ cách mặc áo.
Ngày hôm sau, Hoàng thúc theo quan huyện Lý lên kinh
đô.
Dọc đường đi, được nhìn thấy phong cảnh đất nước
Cao Ly tươi đẹp, non sông gấm vóc một màu, đường quan
lộ được chỉnh phẳng phiu, quả là đất nước của thần tiên
không sai. Hơn nữa đi đến đâu cũng thấy ruộng nương
thẳng hàng thẳng lối, mọi người đều rất hiền hòa, trọng lễ
nghi, đi lại trên đường họ đều nhường nhau, thái độ khiêm
tốn trông rất đáng cảm mến.
Từ hôm đó, Hoàng thúc lên kinh đô của nước Cao Ly
bấy giờ là Tùng Đô, lưu lại tại một nhà khách có tên Tùng
Đào quán.
13
LỄ PHONG TƯỚC HOA SƠN QUÂN
Lý công tử gửi lên kinh đô hai chiếc hòm trong số nhiều
hòm bảo vật quý giá mang theo khi rời Tổ quốc ra đi. Một
hòm để tiến dâng lên đại vương Cao Tông, một hòm nữa
để kính biếu Thôi đại giám.
Quan huyện đã ra cửa hàng ngoài chợ để mua hai tấm
lụa lớn gói hai hòm bảo vật.
Hòm bảo vật được gói bọc cẩn thận. Sáng hôm sau,
Hoàng thúc theo quan huyện đi về phía Tấn dương phủ

nằm ở cửa đông kinh thành.
Ngày hôm ấy vẫn còn giữa mùa hè nóng nực. Mới buổi
sáng trời đã nắng chang chang như thiêu như đốt.
Từ sáng, Tấn dương hầu Thôi đại giám đã triệu tập các
tướng lĩnh và quan viên lớn nhỏ của văn phòng chính sự để
lo liệu chu đáo lễ tấn phong tước vị cho Hoàng thúc.
Thông thường lễ nghi nhà nước được tiến hành tại Tấn
dương phủ, nhưng trường hợp của Hoàng thúc thì theo lễ
nghi cung đình, được cử hành tại cung điện nhà vua.
Theo sự hướng dẫn của quan huyện Ủng Tân, Hoàng
thúc bước vào Tấn dương phủ và sau đó theo hướng dẫn
của các quan chức trong phủ đường, Hoàng thúc vừa định
tiến thêm mấy bước nữa thì Tấn dương hầu Thôi đại giám
đã bước ra nghênh tiếp. Nhờ có quan huyện Ủng Tân rỉ tai
mách nhỏ, Hoàng thúc biết đó là Thôi đại giám bén lễ phép
vái chào trình diện.
- Bản nhân tên là Lý Long Tường, gặp bước không may
nên đến nương nhờ quý quốc, được Thôi đại giám dành
cho nhiều ơn đức. Bản nhân rất biết ơn. Nghe lời quan
huyện Lý, bản nhân đã xin đến đây. Dù biết như vậy là quá
đường đột vô lễ, bản nhân cũng cố mạo muội đến xin gặp
Tấn dương hầu đại giám, dám mong đức quan bỏ quá.
Quan đại giám Thôi Di đáp lại với nét mặt nghiêm trang:
- Hoàng thúc quá khiêm nhường. Ngược lại về phần
mình, chúng tôi nghĩ rằng đất nước chúng tôi đã có vinh dự
được đón tiếp một vị khách quý có từ tâm. Trên đường đến
với đất nước chúng tôi từ xa xôi muôn dặm, Hoàng thúc đã
có công lớn dẹp tan bọn cướp biển Chu Nhật Thường.
Không những bản thân tôi mà cả đức đại vương đều hết
sức vui mừng trước điều đó.

Hoàng thúc và Thôi đại giám cúi người chào nhau, hai
bộ áo mũ lễ phục to sụ cũng nâng lên cúi xuống theo.
Thôi đại giám đứng lên trước mời Hoàng thúc ngồi vào
chỗ xong, Thôi đại giám bèn kể lại tỉ mỉ câu chuyện nằm
mơ của đức vua Cao Tông và những nội dung mà quan
huyện Ủng Tân đã báo cáo lên và nói:
- Để Hoàng thúc có thể sống lâu dài trên đất nước chúng
tôi cần phải trao tước vị và phong cấp thực ấp cho Hoàng
thúc. Do đó hôm qua, tôi đã lên bệ kiến đức vua và tâu với
đức đại vương về việc này. Do đó Hoàng thúc đã được
cấp thực ấp và phong tặng tước vị. Tại buổi hành lễ hôm
nay, đức đại vương sẽ đích thân đến dự và phong tặng.
Hoàng thúc vô cùng cảm kích trước sự tiếp đón cực kỳ
thân thiết như thế này, đã xóa đi những mặc cảm bấy lâu
trong lòng.
- Xin lạy ơn phúc đức. Một tấm thân bèo bọt mà làm cho
đức đại vương phải bận tậm, làm cho đức đại giám phải
nhọc nhằn, thật không biết phải thưa thế nào cho phải.
Lúc ấy quan huyện Ủng Tân bước lên phía trước, đặt hai
hòm bảo vật trước mặt Thôi đại giám.
- Bẩm quan đại giám, Hoàng thúc có chút lòng thành xin
mang đến hai hòm bảo vật và có lời thưa rằng: một hòm để
tiến dâng lên đức đại vương, một hòm nữa xin kính biếu
quan đại giám.
Thôi đại giám nhìn hòm bảo vật thốt lên:
- Ấy, sao lại thế. Hoàng thúc gửi cho lễ vật… thế này thì
chúng tôi áy náy quá.
Quan đại giám thực sự tỏ vẻ áy náy. Hoàng thúc hiểu
được nỗi lòng của Thôi đại giám, nên cũng có phần hơi
ngượng.

- Thật lấy làm xấu hổ với quan đại giám. Chút ít vật mọn
vô tình mang theo lúc từ giã cố quốc, dám mong quan đại
giám hiểu cho đây chỉ là biểu hiện cho tấm lòng thành của
bản nhân và nhận cho. Cũng xin quan đại giám giúp tâu lên
đức đại vương để đức đại vương ngự nạp cho. Được như
vậy bản nhân rất lấy làm vinh dự.
Lúc này một quan chức của văn phòng chính sự đến
trước Thôi đại giám thưa:
- Bẩm quan đại giám, việc chuẩn bị cho cuộc hành lễ
hôm nay đã xong, xin mời xuất phát.
- Được!
Thôi đại giám nhìn sang Hoàng thúc và mời:
- Xin mời Hoàng thúc đến dự cuộc hành lễ.
- Xin đa tạ.
Thôi đại giám và Hoàng thúc đứng dậy, bước ra ngoài.
Các chức sắc quan võ cùng các chức sắc quan văn
gồm trên mấy trăm người mặc các trang phục với nhiều
màu sắc đỏ, xanh, vàng rực rỡ đứng xếp hàng ở sân trước
cửa Tấn dương phủ. Họ là những quan viên hôm nay được
mời về đây để tham dự buổi hành lễ.
Bên dưới chín bậc thềm của Tấn dương phủ đã đặt sẵn
hai chiếc kiệu tám người khiêng khổng lồ được thêu bằng
hai màu xanh đỏ. Thôi đại giám và Hoàng thúc bước đến
bậc thềm cuối cùng, các lính lệ mở cửa kiệu đứng sẵn liền
mời Thôi đại giám vào kiệu trước, mời Hoàng thúc vào
kiệu sau. Tám người lính khiêng mặc quần áo sặc sỡ, theo
hiệu lệnh đưa kiệu lên vai từ từ đi về phía cung điện nhà
vua. Phía sau hai chiếc kiệu tám người khiêng là các quan
viên lớn nhỏ đi theo cùng.
Làn sóng người tấp nập trên đường phố kinh đô, chẳng

kể già trẻ trai gái đều xúm lại xem Hoàng thúc Lý Long
Tường của nước Đại Việt. Họ đứng dọc hai bên đường
cái lớn dẫn đến cung vua, háo hức chồm ra mặt đường để
được xem tận nơi. Mỗi khi thấy chiếc dùi sáu cạnh của lính
vệ sĩ huơ tới, họ lại giạt ra. Những anh lính lệ đứng ở phía
trước, mỗi khi thấy đám rước đi qua, bèn nheo mắt hô lớn:
“Hoàng thúc nước Đại Việt đã đến!”
Theo hiệu lệnh đó mọi người đều cúi mình kính lễ.
Ngồi trong kiệu, nhìn thấy quang cảnh ấy, Hoàng thúc hết
sức cảm kích.
Các quan chức và thị dân, tất cả đều mặc những bộ
quần áo rất chỉnh tề, trắng muốt như ngọc, thể hiện phẩm
chất thanh cao. Từ dáng đứng đến các cử động, họ đều rất
từ tốn, trật tự nề nếp, trông khác nào một bức tranh.
Bản thân ngồi kiệu mà còn vã mồ hôi, chỉ muốn trút bỏ
bộ quần áo phiền toái này đi, thế mà quốc dân ở đất nước
này từ quan đến dân nhất nhất đều mặc áo đội mũ chỉnh tề
mới chịu được.
Hoàng thúc tự nhủ: “Nước Cao Ly quả là đất nước của
lễ nghi.”
Cuối cùng đám rước đã đến cung điện nhà vua. Tại
phòng khánh tiết đã tề tựu đông đủ hầu hết bá quan văn võ
của triều đình. Nhà vua chưa đến, các quan chức Bộ Lễ
mặc những bộ quần áo sang trọng ra tiếp Hoàng thúc.
Buổi lễ ngày hôm ấy do quan Lễ bộ thượng thư Triệu
Thành Tam đảm trách. Ông tự mình chạy đây chạy đó tiến
hành các thủ tục lễ Tân trong phòng khánh tiết. Mệnh lệnh
của ông thể hiện qua hoạt động của đôi tay đôi chân của
ông. Các quan viên Bộ Lễ đều dựa vào đó răm rắp làm
theo.

Cung vua đồ sộ cao to bao gồm nhiều lớp cửa, được
gọi là Cung điện chín lớp, ánh nắng không thể xuyên vào
được bên trong, nên giữa mùa hè nóng nực vẫn mát mẻ dễ
chịu.
Bên dưới ngai vàng của đức vua và hoàng hậu đã bố trí
một ngự tọa rực rỡ sang trọng trên một lễ đài năm bậc mới
làm xong.
Lễ đài năm bậc này được bọc bằng gấm và bốn phía
đều có vẻ tranh.
Có lẽ do cao kiến của Thôi đại giám, một nhà thư pháp
giỏi nhất đương thời, nên đã tạo ra khung cảnh một buổi
hành lễ nơi cung vua biểu trưng cho giấc mơ của hoàng đế
Cao Tông.
Mặt phía đông của ngự tòa là hình cây tùng lớn, phía
nam là hình con hạc, phía tây vẽ một bức tranh sơn thủy thể
hiện một tài năng nghệ thuật điêu luyện.
Theo hướng dẫn của quan thị lang, Hoàng thúc ngồi vào
phía trước lễ đài.
Buổi nghi lễ hôm nay, chỉ các quan chức trong nội cung
và các quan viên từ tứ phẩm trở lên mới được dự, thế mà
phía trong cung điện nguy nga đồ sộ kia đã kín hết chỗ.
Một chốc sau, từ phía ngoài cửa đông của cung điện, có
ba tiếng chuông lớn “boong, boong, boong” gióng lên.
Cùng với ba tiếng chuông là ba tiếng trống cũng vang lên.
Bên trong cung điện, tất cả mọi người đứng nghiêm, lúc
này, những người lính vệ sĩ đứng chờ ngự giá của đại
vương bên trong cung điện hô to:
“Đức đại vương đã đến.”
Tất cả bá quan văn võ trong cung điện đều cúi rạp người
kính lễ. Theo sự hướng dẫn của các thị nữ hai bên tả hữu,

đức vua và hoàng hậu bước lên ngai vàng.
Ngai của đức vua và hoàng hậu cao mười hai bậc.
Quan Tấn dương hầu Thôi đại giám ngồi ở bậc thứ chín
bên dưới bèn đứng dậy bước đến chỗ đức vua phụng tâu
mọi thủ tục lễ tiết hôm nay.
Đặc biệt có hòm bảo vật của Hoàng thúc tiến dâng lên
đại vương đã được Bộ Lại thẩm tả và lập bảng kê các lễ
vật có mang chữ ký và dấu triện: “Đại Việt quốc Hoàng thúc
Lý Long Tường”.
Hòm bảo vật đã được trực tiếp tiến dâng vào nội cung.
Bảo vật đại để gồm các loại trân châu, bảo ngọc mà phụ
nữ thường mơ ước. Thôi đại giám nói khẽ những gì đó với
đại vương Cao Tông, và đại vương theo sau Thôi đại giám
bước xuống bên dưới. Theo sau đức vua là tướng
Khương Lai Quán, tổng quản ngự lâm quân, làm nhiệm vụ
bảo vệ đức vua Cao Tông, càng tôn thêm uy phong của
đức vua.
Đức vua bước xuống hết mười hai bậc lại được Thôi
đại giám hướng dẫn bước lên lễ đài năm bậc từ phía đông
là phía có vẻ bức tranh để ngồi quay mặt về phương nam.
Còn Thôi đại giám ngồi ở vị trí trước mặt đức vua, chếch
về hướng tây, mặt quay về hướng bắc.
Theo hướng dẫn của Trịnh thượng thư Bộ Lễ, hoàng
thúc nước Đại Việt Lý Long Tường bước lên lễ đài từ phía
nam, nơi có vẽ bức tranh con hạc, ngồi đối diện với đức
vua Cao Tông. Từ hai bên tả hữu, các cung nữ chắp tay
giơ lên cúi đầu thi lễ.
Trong cung điện im phăng phắc. Chỉ một mình hoàng
hậu ngồi trên bảo tọa cao ngất nhìn xuống quang cảnh
trang nghiêm bên dưới.

Với giọng nói trầm lắng, đức vua Cao Tông mở đầu
buổi lễ:
- Hôm nay cùng với quần thần bá quan văn võ gặp gỡ
Hoàng thúc nước Đại Việt Lý Long Tường, trẫm chân
thành hoan nghênh Hoàng thúc và thực sự vui mừng trước
việc Hoàng thúc sang chung sống trên đất nước của trẫm.
Hoàng thúc không quản ngại đường xá muôn dặm, đã tìm
đến đất nước Cao Ly chúng tôi. Hoàng thúc từ lâu đã hâm
mộ đất nước chúng tôi, nghĩ về đất nước chúng tôi với một
mối tình cảm tốt đẹp, tin rằng nơi đây là đất nước của
những vị thánh hiền phương đông và đã học biết được
ngôn ngữ của đất nước chúng tôi. Như vậy là Hoàng thúc
đã có đủ những điều kiện để sống chan hòa với chúng tôi.
Xem xét từ nhiều mặt có thể chung sống hòa hợp với nhau
như vậy, trẫm chiếu theo những luật lệ dựa trên những quy
định về hoàng thất của đất nước trẫm, nay tấn phong tước
vị Hoa sơn quân cho Hoàng thúc nước Đại Việt Lý Long
Tường và tước vị Bình hải quân cho Lý Quân Tất trước sự
chứng kiến của quần thần. Mặt khác, ở đất nước của trẫm,
theo thông lệ từ xưa, đã có tước phải có lộc, cấp lộc đi đôi
với phong tước. Vậy nay trẫm cấp thực ấp là vùng đất của
triều đình ở Ủng Tân, coi đó như thuộc lộc để cả những
người trong tộc họ của Hoa sơn quân có thể sống đầy đủ.
Đại vương Cao Tông long trọng phát biểu trao tặng
tước vị vừa dứt, Hoa sơn quân vô cùng cảm kích bái tạ
đức vua.
- Kẻ hạ thần tài hèn sức mọn vô cùng xúc động được
bái kiến đại vương Cao Tông của đại Cao Ly quốc, lại
được đại vương ban cho niềm vinh dự lớn lao như thế này,
khiến kẻ hạ thần chẳng biết nói gì hơn, chỉ xin cúi đầu lạy tạ

đức đại vương tại nơi ngự tiền, kẻ hạ thần sau này sẽ cùng
với tất cả các vị đại quan tận trung báo quốc.
Hoa sơn quân nói tiếng Cao Ly lưu loát như nước chảy
không chút ngập ngừng khiến đức vua và các quần thần có
mặt trong buổi lễ vô cùng thán phục. Hoàng hậu An Huệ
một mình ngồi trên ngai vàng nhìn xuống quang cảnh buổi lễ
cũng rạng rỡ tươi cười, tỏ vẻ hài lòng.
- Hoa sơn quân nói tiếng Cao Ly, phát âm rất đúng, thật
là tuyệt vời! Trẫm vui mừng được trời ban cho một nhân tài
quý hóa.
Đại vương cầm lấy ngự bài và các văn tự xác nhận việc
trao tước vị và thực lộc ở ngự tiền trao cho Thôi đại giám.
Thôi đại giám đưa hai tay cầm lấy và chuyển cho Hoa sơn
quân.
Hoa sơn quân đón nhận tước lộc, bước ba bốn bước
đến trước nhà vua cúi đầu bái tạ.
- Đức đại vương đã quá hậu đãi, ban cho hạ thần tước
lộc nhiều thế này. Ơn đức trời biển này kẻ hạ thần biết lấy
gì đền đáp.
Lúc này các thị nữ bưng ra chiếc bình ngự tửu, một đặc
sản của đồ sứ Cao Ly nổi tiếng với những chén vàng lớn
đặt trước ngự tiền.
Đại vương cầm lấy chiếc bình ngự tửu, và nói:
- Hoa sơn quân lên đây, trẫm muốn ban cho Hoa sơn
quân một chén rượu.
Hoàng thúc cúi đầu xuống sát đất, kính cẩn thưa:
- Xin đội ơn đức của đại vương.
Hoa sơn quân quá xúc động, không sao nhấc nổi người.
Đức vua hiểu được nỗi lòng của Hoa sơn quân, bèn truyền
cho các thị nữ đứng bên cạnh:

- Các ngươi hãy đưa Hoa sơn quân lên đây!
Theo lệnh truyền của đức vua, các cung nữ vội chạy
xuống xốc nách dìu Hoa sơn quân lên trước ngự tiền.
Hoa sơn quân vừa tới nơi, đại vương Cao Tông bèn
nhấc bình ngự tửu lên.
Các cung nữ lặng lẽ trao cho Hoa sơn quân một chén
vàng.
Đại vương định rót rượu ra chén thì ống tay áo long bào
vướng vào chén rượu. Các cung nữ vội lấy hai tay đỡ lấy
ống tay áo.
- Kẻ hạ thần xin bái tạ đức đại vương.
Hoa sơn quân hai tay cầm lấy chén rượu nâng lên, mặt
quay về hướng bắc, uống cạn.
Các cung nữ bắt đầu hát theo điệu nhạc cung đình:
“Xin mời chàng uống đi
Xin mời chàng uống hết chén rượu của đại vương ban
cho.
Để được sống lâu muôn tuổi.
Chàng ơi, xin mời…”
Tiếng nhạc tươi vui hòa cùng với lời ca chuốc rượu lan
khắp không gian cung điện, tạo nên đỉnh cao của sự hài
hòa ca ngợi sự gắn bó đức vua với các quân thần. Lời hát
đó cũng vượt qua các lớp cửa của cung điện nguy nga, lan
tỏa khắp xứ kinh kỳ, ngợi ca sự hòa hợp giữa quan với
dân.
Hoa sơn quân rất đỗi cảm kích, không ngăn được tình
cảm trung hiếu trào dâng lên trong lòng mình.
Nếu anh linh của các đấng tổ tiên bao đời đến được nơi
đây, nhìn thấy cảnh cháu con đang hòa hợp cùng muôn dân
của đất nước Cao Ly này, chắc hẳn cũng thỏa lòng nơi chín

suối…
Lúc này, Thôi đại giám đến trước đức vua Cao Tông thì
thầm tâu lên điều gì.
Đức vua tỏ vẻ hài lòng, bèn hạ lệnh cho Khương tướng
quân là tổng giám ngự lâm đang đứng ở phía sau.
Quan tổng giám ngự lâm dõng dạc hô lớn:
“Đức đại vương có lệnh truyền quan huyện ủng Tân Lý
Hoàn Khuê lên trước ngự tiền chờ lệnh!”
Quan huyện Lý của sứ ủng Tân mới là quan chức ở
hàng ngũ phẩm, chưa đủ tư cách tham dự buổi hành lễ,
nhưng theo sự chỉ bảo của quan đại giám Thôi Di, đã đến
đứng ở vị trí sau cùng của hàng ngũ các quan, hồi hộp chờ
đợi. Nghe lệnh đức vua truyền xuống, quan huyện vội rẽ
đám đông, cung kính bước lên lễ đài. Vừa đến trước ngự
tiền, quan huyện sợ quá, quỳ xuống sụp lạy, ríu cả lưỡi.
- Muôn tâu đức đại vương, kẻ hạ thần là quan huyện ủng
Tân Lý Hoàn Khuê, xin đợi lệnh đức đại vương.
Quan huyện chỉ nói được có vậy rồi lắp bắp những gì
một mình không ai nghe rõ.
Đức vua nhìn xuống quan huyện với nụ cười hiện trên nét
mặt.
- Nào, nhà ngươi hãy ngước đầu lên nhìn trẫm đi!
Quan huyện ủng Tân khó nhọc lắm mới dám ngước đầu
lên báo kiến đức vua.
- Kẻ hạ thần xin bái yết đức đại vương.
Qua việc đề cử của quan đại giám Thôi Di, đại vương
Cao Tông cứ tưởng đâu là quan huyện là người chính trực,
cảm đảm, có đủ nhân cách để đảm đương công việc trị an
với chức vụ án sát ở An Tây đô hộ phủ, nay gặp mặt, nhà
vua cảm thấy phong thái quan huyện quá yếu đuối nên có ý

muốn nhìn lại gương mặt quan huyện.

×