Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Hoàng Thúc Lý Long Tường - Khương Vũ Hạc Phần 4 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.54 KB, 25 trang )

bay chập chờn cung quanh lăng rồi vút lên tám đỉnh núi
xung quanh. Không, nhưng âm thanh đó dường như đang
luồn qua các khe núi và tan dần vào trong rừng cây.
Các âm thanh réo rắt, khi dài khi ngắn, khi to khi nhỏ, lúc
rầm rộ lúc nỉ non, khi du dương thổn thức, lúc gào xé cõi
lòng. Cả núi rừng chung quanh như đang khóc than cùng
tiếng nhạc.
Ông già đạo sĩ thỉnh thoảng đưa mắt rời khỏi dây đàn
nhìn về phía ngôi lăng
Những đàn hạc bay trên không cũng xà xuống ngôi lăng
kêu lên những tiếng kêu thổn thức rồi bay đi.
Vô số những linh hồn đang yên giấc ngủ sâu trong lăng
cũng như đang than khóc
Những ngón tay trắng trẻo của đạo sĩ như đang nhảy
múa trên các dây đàn.
Một chốc sau, đạo sĩ mới đặt cây đàn xuống, lấy tay trái
chống xuống vạt cỏ rồi đứng lên
Đứa cháu nhanh nhẹn cất cây đàn và các đồ tế lễ vào
trong chiếc rổ
Hoàng thúc và lý công tử lau nước mắt đứng bên cạnh.
Vị đạo sĩ đã làm cho cả vạn vật trong thung lũng sụt sùi
rơi lệ, giờ đây đang chậm rãi bước tới chỗ Hoàng thúc, nói
với vẻ thảnh nhiên:
- Chà… các vị đứng lâu chắc mệt. Bây giờ chúng ta
xuống núi ăn sáng đi.
Hoàng thúc lấy tay phủi những lá cỏ bám sau lưng đạo sĩ
- Nghe tiếng đàn hát của đạo sĩ. Mọi nỗi đau buồn trong
lòng chúng tôi đều tiêu tan.
Vị đạo sĩ nhìn Hoàng thúc cười, nói:
- Đó là tiếng khóc của kẻ trượng phu!
Đứa bé đi trước, Hoàng thúc đi theo sau. Được một


chốc, Hoàng thúc quay lại nhìn phía sau, bỗng sững người
lại, cảm thấy hết sức ngạc nhiên, đưa mắt ngơ ngác nhìn
xung quanh. Lý công tử thấy khác bèn hỏi :
- Hoàng thúc ơi, sao thế? Chúng ta đi chứ.
- Lạ quá, rõ ràng hoàn toàn không còn nhận ra con
đường lúc chúng ta đến là con đường nào và cũng không
còn biết ngôi lăng nằm ở chỗ nào nữa.
Đến đây, Lý công tử như sực nhớ ra điều gì, bén quay
lại nhìn về phía lăng, nhưng cũng không còn nhận ra gì nữa
Vị đạo sĩ hiểu ý, bèn quay lại cười, nói:
- Không có gì ngạc nhiên đâu. Con đường đi đến lăng là
con đường người phàm trần khó tìm thấy. Chỉ có tôi và
đứa cháu dẫn đường mới tìm ra được
Hoàng thúc và Lý công tử chừng như cũng hiểu, nên
cảm thấy yên lòng. Phải rồi nếu nơi yên nghỉ của những linh
hồn cao cả nhưng cô đơn kia bị giày xéo dưới gót giày của
bọn quan quân nước ngoài thì sẽ hệ trọng biết chừng nào.
Một lát sau họ đã trở về ngôi nhà tranh.
Ăn sáng xong, mặt trời đã đứng bóng. Được một lúc, Lý
công tử nói với Hoàng thúc:
- Thưa Hoàng thúc, chúng ta rời quán trọ được ba ngày
rồi. Bây giờ ta nên trở về thôi.
Thời gian trôi qua lúc nào không hay. Hoàng thúc cũng
đã trở về với thực tại của mình, bèn chép miệng mỉm cười
nói với đạo sĩ:
- Thưa đạo sĩ, chúng tôi xin phép trở về. Hai hôm rày
được nghe nhưng lời quý báu của đạo sĩ và đã làm phiền
đạo sĩ rất nhiều.
Hoàng thúc nói xong đứng dậy, Lý công tử cũng đứng
dậy theo.

Với vẻ buồn đầy lưu luyến, đạo sĩ nói:
- Ước gì các vị ở chơi thêm mấy hôm nữa thì hay quá,
nhưng ở đằng ấy còn có nhiều người đang trông mong các
vị nên tôi không dám giữ.
Hoàng thúc và Lý công tử vái chào đạo sĩ và bước ra
sân. Đứa trẻ đã dắt ngựa và chờ sẵn từ lúc nào. Đạo sĩ
cũng theo ra tiễn chân.
Hoàng thúc và Lý công tử vái chào đạo sĩ một lần nữa
- Xin kính chúc đạo sĩ ở lại bình yên. Chúng tôi xin phép
trở về.
Hoàng thúc lễ phép cúi chào đạo sĩ nhiều lần.
Đạo sĩ đưa tay lên vẫy vẫy với lời chào tử biệt
- Các vị ra đi, tôi mong nhớ nhiều. Đường xá xa xôi,
chúc các vị thượng lộ bình an. À , khi về gặp Tiêu Vĩnh Vạn
xin nhắn giùm tôi, nhờ Tiêu Vĩnh Vạn đưa các vị sang đến
đất Cao Ly.
Được lời như cởi tấm lòng, Hoàng thúc nói:
- Xin cảm ơn đạo sĩ, chúng tôi xin nói lại với Tiêu đại
nhân.
- Hoàng thúc ăn ở rất có nhân đức, sang đất Cao Ly hẳn
sẽ được đón tiếp nồng hậu. Nhưng trên con đường đời,
đâu phải đi đến chỗ nào cũng gặp sự thái bình an lạc. Có
thể ở nước Cao Ly, rồi đây trong một ngày không xa nữa
cái hoạ khôn lường sẽ ập đến.
Đạo sĩ cuối cùng căn dặn như vậy.
Hoàng thúc và lý công tử một lần nữa bái biệt đạo sĩ và
lên ngựa ra đi. Đạo sĩ vẫn còn đúng đó nhìn theo cho đến
khi bóng hai người khuất sau đỉnh đèo.
Mãi đêm hôm đó hai người mới về đến quán trọ Thanh
Châu. Đêm đã khuya không liên lạc được với ngoài thuyền.

Đến ngày hôm sau, Hoàng thúc và Lý công tử mới ra được
đến thuyền đậu ngoài khơi.
Vừa trông thấy Hoàng thúc và Lý công tử,các tráng đinh
đứng trên mạn thuyền đều mừng rỡ đón chào như trẻ con
vui mừng gặp lại bố mẹ.
Đã lâu mới gặp các tráng đinh, Hoàng thúc vui vẻ uý lạo
mọi người. Lý công tử vội vã bước trước vào trong khoang
thuyền, nhìn thấy Tiêu Vĩnh Vạn rất đỗi vui mừng reo lên:
- Tiêu huynh chắc sốt ruột lắm phải không? Tôi đã đưa
Hoàng thúc đến gặp đạo sĩ, mãi đến tối khuya hôm qua
mới về đến quán trọ. Các vết thương của Tiêu huynh thế
nào rồi?
Tiêu Vĩnh Vạn cũng hết sức vui mừng, vùng đứng dậy
reo lên:
- Các vị đi đường xá xa xôi chắc vất vả lắm… Thật quá
bất ngờ. Nhờ thuốc tốt, nên các vết thương của tôi gần như
lành hẳn rồi.
Lúc này Hoàng thúc bước vào khoang thuyền, Lý công
tử mời Hoàng thúc ngồi vào ghế trên và giới thiệu với Tiêu
đại nhân:
- Vị này là Hoàng thúc của chúng tôi.
Tiêu Vĩnh Vạn đáp lại với một thái độ cung kính:
- Xin kính chào Hoàng thúc. Tiểu nhân tên là Tiêu Vĩnh
Vạn. thật không ngờ các vị đã cứu sống sinh mạng của tiểu
nhân, lại còn vì một chút việc nhờ vả nhỏ mọn của tiểu nhân,
đã không quản đường xá xa xôi vất vả ra công giúp đỡ.
Tiểu nhân cảm thấy thật xấu hổ trong lòng.
Nghe nói vậy Hoàng thúc vội đỡ lời:
- Không có gì đâu, về lai lịch của quý công tử, được sự
giới thiệu của đạo sĩ chúng tôi đã hiểu rõ. Các vết thương

đã đỡ chưa?
Tiêu Vĩnh Vạn một lần nữa, lại một lần nữa co duỗi tay
chân của mình như cốt để cho mọi người nhìn thấy và nói:
- Thưa vâng. Nhờ ơn chăm sóc nên các vết thương hầu
như đã lành hẳn.
Lý công tử ngồi bên cạnh kể lại tường tận câu chuyện đi
tìm vị đạo sĩ mấy ngày qua.
Một lát sau Hoàng thúc nói với vẻ hài long:
- Nếu không có quý công tử, làm sao chúng tôi có thể
gặp được một vị đạo sĩ siêu phàm như vậy.
- Thưa đâu dám ạ.
Lý công tử mỉm cười nói như nài nỉ:
- Đạo sĩ có bảo với chúng tôi, nói lại với Tiêu huynh thế
nào cũng nhờ Tiêu huynh đi cùng dẫn đường cho chúng tôi
đến nước Cao Ly.
Hoàng thúc cũng khẩn khoản nói thêm:
- Thế nào quý công tử cũng cố giúp cho.
Tiêu Vĩnh Vạn nghiêm chỉnh, vui vẻ nhận lời:
- Thưa vâng. Tiểu nhân cũng đã nghĩ như vậy. và đạo sĩ
cũng đã có lời. Tiểu nhân sẽ đưa quý vị sang đất Cao Ly.
Giữa lúc ấy, người lái thuyền bước vào khoang nói:
- Thưa Lý công tử, hôm nay chúng ta phải nhổ neo vào
lúc có con nước tối.
Lý công tử nhìn Tiêu Vĩnh Vạn nói:
- Tiêu đại nhân. Hôm nay chúng ta phải nhổ neo vào con
nước tối, không có việc gì chứ?
Tiêu Vĩnh Vạn nhìn ra biển một lúc rồi nói:
- Tối hôm nay có gió tây bắc, được đấy.
Người lái thuyền ra ngoài lo công việc xuất phát. Trong
khoang còn lại ba người Lý công tử quay vế phía Tiêu

Vĩnh Vạn nói:
- Thưa Tiêu đại nhân, nhờ có sự hướng dẫn của đạo sĩ,
chúng tôi đã đến viếng lăng Đông Tiên. Tiêu đại nhân thu
nhặt được nhiều hài cốt như vậy thật vất vả quá. Lần này
nghe nói Tiêu đại nhân đi sang kinh thành nước Kim và
đang trên đường trở về, có phải thế không?
Câu nói gợi lên trong lòng Tiêu Vĩnh Vạn bao nhiêu bồi
hồi xúc cảm. Anh nói:
- Hai vị đã đến viếng lăng Đông Tiên. Thật quý hoá quá.
Tôi đã cùng với con trai vị đạo sĩ ra đi rồi trở về. Nhưng sự
đời đâu phải lúc nào cũng theo ý chúng ta. Không còn cách
nào khác, vị ấy đã đi sang nước Mông Cổ. Và chỉ còn có
tôi trở về một mình. Đến giữa đường thì xảy ra cơ sự thế
này.
Qua câu nói, Hoàng thúc có vẻ nghĩ ra điều gì, bèn hỏi:
- Vị đạo sĩ đã kể cho nghe và tôi cũng biết được đại thể
đôi điều. Thế ra quý công tử cùng con trai vị đạo sĩ đã đến
được vùng biên giới và đã sang cả đến đất Mông Cổ rồi
ư? Vậy tình hình ở đó thế nào?
Tiêu Vĩnh Vạn đáp:
- Vâng ạ. Nhà Tống bề ngoài làm ra vẻ hoà thân với
nước Kim nhưng bên trong lại kích động Mông Cổ đánh
nhau với nước Kim và nước Cao Cù Ly. Còn ở Mông Cổ
thì dòng họ Yaryun của nước Liêu do có bất hoà với nước
Kim nên đã sang Mông Cổ họp bàn với nước này giành lại
độc lập cho cố quốc của mình. Do vậy vị đạo sĩ đã cho con
trai của mình sang nước Mông Cổ thuyết phục nhưng họ
không nghe.
Qua câu chuyện, Hoàng thúc càng hiểu tình hình chính trị
phức tạp của Bắc quốc.

- Nghe lời của đạo sĩ, tôi đã hiểu được tình hình và rất
khâm phục dân tộc Cao Cù Ly đã đấu tranh ngoan cường
bền bỉ để giành lại độc lập và những đất đai đã bị mất.
Nghe vậy, Tiêu Vĩnh Vạn bèn thở dài:
- Nếu mọi việc đều do số phận an bài thì đành chịu.
Nhưng đằng này mọi cái lại do con người ta. Mưu kế sâu
hiểm của những kẻ thống trị Đường, Tống là muốn nắm
trọn thiên hạ trong tay.
Được lời như cởi tấm lòng, hoàng thúc bèn nói them:
- Đúng vậy. Vị đạo sĩ cũng đã nói.”Pháp gian tắc thương
dân. Giáo dục tắc thương quốc”. Đạo pháp mà gian tà thì
gây đau thương cho nhân dân, nếu truyền bá những giáo lý
dung tục cho trăm họ thì sẽ làm tổn hại cả đất nước. Cứ
bằng vào sự thật lịch sử mà xem xét thì thấy các nước giáp
biên giới với họ như chúng ta thì thấy triển vọng sau này
không lấy gì làm sang sủa .
Giữa lúc ba người đang say sưa câu chuyện, quên cả
thời gian thì người lái thuyền bước vào:
- Thưa Lý công tử, chúng ta sắp rời bến rồi ạ.
- Đã đến giờ rồi sao?
- Vâng. Đã đến giờ rồi. Nước thuỷ triều đang dâng lên
kia.
- Được rồi.
Lý công tử bước ra khỏi khoang thuyền, nhìn xung
quanh. Mặt trời đã khuất sau rặng núi phía tây. Hình ảnh của
trấn Thanh Châu bao phủ trong ánh hoàng hôn mỗi lúc một
mờ dần trong bóng tối, chỉ còn tiếng sóng vỗ bì bọp hai bên
mạn thuyền. Bóng dáng lờ mờ của trấn Thanh Châu không
phải là quê hương nơi cố quốc nên cũng chẳng có gì phải
để phải nặng tình lưu luyến, và nơi sắp đến là nước Cao Ly

còn nhiều mới lạ, biết có ai người vui mừng ra đón tiếp ta
? Con thuyền vẫn vô tình lướt trên ngọn sóng. Cùng với
bóng tối, cái mất đi lại là nỗi lẻ loi hiu quạnh. Biển Đông
mênh mông, muôn vàn những đợt sóng to nhỏ xô tới như
đang mừng vui chào đón người khách tha phương. Lý
công tử đưa mắt đăm đăm nhìn ra biển khơi xa xăm, đắm
chìm trong nìêm suy nghĩ miên man.
6
NGƯỜI NGAY MẮC NẠN
Lúc bấy giờ vào năm Cao Tông thứ 12, đời vua 23 của
triều đại Cao Ly (dương lịch 1225). Dưới triều đại Cao Ly
có một vị quyền thần tên là Thôi Trung HIếu, nắm quyền bính
trong tay. Chính sách cai trị đất nước của họ Thôi đến lúc
đó đã duy trì được 60 năm. Cách kinh đô Khai Thành của
nước Cao Ly khoảng hơn 200 dặm về phía tây có một
miền đất gọi là Ủng Tân thuộc An Tây đô hộ phủ (nay gọi là
Hải Châu). Quan huyện cai quản xứ này là một người tên
gọi Lý Hoàn Khuê thuộc hàng ngoại thích của Thượng
tướng quân Lý Chi Chính.
Ủng Tân không phải là một huyện lớn nhưng là một miền
đất thanh bình nằm trên bờ biển phía tây, núi sông tươi
đẹp, mặt biển phía trước có rất nhiều đảo lớn nhỏ . Vốn dĩ
nơi đây chỉ có những người dân địa phương sinh sống yên
lành với nhau, nhưng mấy năm gần đây đã có nhìều người
nước ngoài lui tới. Có lẽ họ là người lánh nạn từ nước
Tống, nước Kim hoặc dân lái buôn đến buôn bán.
Trên đảo Xương Lân nằm ngoài khơi Ủng Tân, có một
người tên gọi Chu Nhật Thường từ nước Tống sang định
cư và sinh sống bằng nghề chài lưới. Người này thỉnh
thoảng sang nước Kim hoặc quay lại nước Tống mua bán

những đồ vật quý giá và khéo đối xử với quan lại địa
phương nên đã thu phục nhân tâm khá thành công. Chu
Nhật Thường có quan hệ giao tiếp rất thân mật với các
quan lại địa phương vùng này.
Viên thừa lại họ Trương từ sau khi quen biết với Chu
Nhật Thường, của cải mỗi năm một tăng lên, nay đã trở
nên một kẻ giàu có đếm được trên đầu ngón tay của huyện
thành Ủng Tân này. Quan tri huỵện Ủng Tân không phải
không biết việc đó. Năm ngoái họ Trương đã xây cất một
tư dinh khá to đập vào mắt mọi người ở bên dưới núi
Quảng Đại Sơn. Một hôm quan tri huyện Ủng Tân cho gọi
Trương thừa lại đến, nghiêm giọng bảo với anh ta:
- Này Trương thừa lại, nhà anh có phép màu gì mà kiếm
được nhiều tiến thế?
Trương thừa lại ít nhiều bị choáng trước câu hỏi đó, bèn
cung kính chắp hai tay trả lời:
- Bẩm quan, tiện nhân đâu có biết kiếm tiến. Tiện nhân
chỉ bán một khoảnh đất nhỏ đủ gieo một đấu giống do tổ
tiên để lại để xây một căn nhà thôi ạ.
Nghe vậy, viên quan huyện Lý Hoàn Khuê bèn vuốt chòm
râu dài, nhìn xói vào dáng người và bộ mặt của viên
Trương thừa lại. Họ Trương mặt choắt, người phì nộn, to
ngang, da mặt xạm đen, hai xương lưỡng quyền nhô lên,
trán ngắn, quanh mồm lưa thưa mấy sợi râu đỏ hoe. Mới
nhìn qua cũng đã biết đấy là bộ mặt của kẻ gian tham,
chuyên ăn của đút lót. Bị quan huyện nhìn xoáy vào mặt,
Trương thừa lại cụp mắt xuống, cúi đầu.
Quan huyện chép chép miệng, nuốt nước bọt đắng ngắt:
- Người ta đồn về nhà ngươi nhiều lắm rồi đó. Liệu liệu
mà tu tâm sửa tính, làm việc cho liêm chính.

- Bẩm quan, tiện nhân chẳng biết có việc gì khác. Chẳng
lẽ tiện nhân lại không trung thành phụng sự công vụ hay
sao?
Câu nói dối của Trương thừa lại nghe đến chối cả tai
Quan huyện không nói gì, đến một chốc sau bèn bảo:
- Thôi được rồi đó. Nhà ngươi lui đi!
- Bẩm vâng.
Nói xong Trương thừa lại bước ra ngoài.
Quan huyện mấy ngày mới đến huyện đường một lần,
còn thì ông vẫn ở thư phòng nhà mình.
Mọi công việc lớn nhỏ của một quan chức địa phương,
hầu như ông chỉ nghe báo cáo của các viên chức thừa lại
rồi đưa ra các mệnh lệnh tại nhà mình.
Trương thừa lại từ chỗ quan huyện đi xuống, bước vào
phòng làm việc của mình, bỗng nghe thấy người sai gia hô
lớn: “Quan lớn hồi gia!”
Trương thừa lại cúi xuống liếc mắt nhìn, trông thấy quan
bước xuống các bậc tam cấp của huyện đường, theo
hướng về nhà quan, bèn lẩm bẩm một mình:
- Mẹ kiếp, tội tình gì nào? Người ta cất nhà to, kiếm
được tiền hay không thì việc gì đến mày mà cứ lảm nhảm.
Chẳng nhẽ tiền tao kiếm được lại bảo đưa cho mày à?
Người sai nah đi ngay ngang qua bên cạnh, ngỡ là
Trương thừa lại trông thấy mình nên lầu bàu điều gì đó, bèn
hỏi:
- Thưa quan thừa lại có lời gì vậy?
Trương thừa lại nét mặt hầm hầm nhìn người sai nha,
nổi cáu quát to:
- Thằng này, ai khiến mày, cút đi!
Người sai nha đã có tuổi, bị mắng cụt hứng, lủi thủi

bước đi. Giữa lúc ấy, có một người sai nha khác chạy xộc
tới, nói với viên thừa lại họ Trương:
- Thưa quan thừa, chủ nhân Chu Nhật Thường ở đảo
Xương Lân đến tìm quan thừa.
Trương thừa lại đang cau có mặt mày, nghe được tin đó
bỗng mừng ra mặt, bèn đáp:
- Vậy bảo ông ta vào đi.
Một chốc sau, Chu Nhật Thường đến trước mặt thừa lại
họ Trương, cúi gập lưng chào:
- Xin chào Trương thừa lại.
Trương thừa lại vừa trông thấy Chu Nhật Thương,
tưởng như chờ đã lâu lắm:
- Lâu quá rồi nhỉ. Đang định đến thăm Chu chủ nhân thì
Chu chủ nhân đã đến.
Chu Nhật Thường liếc nhìn khắp lượt bên trong huyện
đường một chốc rồi nói:
- Thôi hãy dừng công việc lại đã. Chúng ta ra ngoài một
chốc đi. Ngồi trong huyện đường nói chuyện e không tiện.
Ta đi kiếm chỗ nào làm một chén nói chuyện cho vui.
Hai người bước ra khỏi huyện đường đi vào một quán
rượu có tên “Thủ Hải quán” nằm trong một con hẻm phía
sau huyện đường.
Người nữ chủ quán mau mồm mau miệng, đon đả ra
gặp Trương thừa lại và Chu Nhật Thường đưa vào phòng
lớn.
- Quan thừa lại lâu rồi chẳng đến quán của thiếp. Lâu
nay chắc bận lắm chứ gì. Chu chủ nhân cũng lâu lắm không
thấy lại. Chắc ở nơi khác có chỗ tươi mát hơn phải không
nào?
Người nữ chủ quán Thu Hải này mới khoảng ba mươi,

khá nhan sắc nên rất nổi tiếng trong làng tửu quán lại ăn nói
rất có duyên nên Chu Nhật Thường cứ trông thấy chủ quán
là thèm đến rỏ dãi, chân tay ngó ngoáy không yên.
- Tôi mà không đến với cô chủ thì còn biết đi đâu. Lâu
nay hơi bận nên không đến được.
Nữ chủ quán túm gấu váy bước lên sàn gốc, mở toang
cửa, mời hai người lên. Bước vào phòng, hai người chụm
đầu vào nhau, định nói chuyện kín hở gì đấy/
Nữ chủ quán liếc mắt nhìn Chu Nhật Thường rồi lại nhìn
Trương thừa lại, mỉm cười nói:
- Úi chao, quan hệ giữa hai vị thật thắm thiết. Cứ gặp
nahu lúc nào cũng thấy thầm thì to nhỏ đến say sưa.
Nữ chủ quán nói xong bước ra ngoài, có lẽ muốn để cho
hai người nói chuyện với nhau được tự nhiên. Chị ta gọi
Ba-uy, người làm thuê, đến và bảo:
- Này Ba-uy, sửa soạn ngay mâm rượu. Hôm nay có
khách quý đến, nhớ làm cho thật đặc biệt nghe.
Đến lúc này, Trương thùa lại mới lái câu chuyện sang
hướng khác:
- Chu chủ nhân này, tình hình nay khác rồi. Lão già tri
huyện gặp cứ bảo tôi có tài kiếm tiền.
Vẻ mặt của Trương thừa lại trông đến thiểu não, căng
thẳng. Chu Nhật Thường sau khi nghe trường thừa lại nói
vậy, bèn cười hì hì bảo:
- Quan thừa lại mà cũng lo lắng như vậy sao. Lão ấy dù
có hỏi làm sao kiếm được nhiều tiền thì cũng là để biết vậy.
Cái chính là mình phải mang đến cho lão một ít. Thế thì có gì
mà phải lo. Cái đáng lo là đã đâm lao thì phải theo lao.
Trương thừa lại nghe Chu Nhật Thường nói vậy, tỏ vẻ
không đồng ý, bèn nói:

- Chu chủ nhân biết đấy, tôi thì làm gì có tiền. Nếu có tiền
cho lão ấy, thà đi mua đất còn hơn.
- Chà quan thừa có lòng tham hơi quá đấy. Món tiền bọ
ấy, lại làm một chuyến là xong thôi mà.
Trương thừa lại có vẻ như vẫn chưa yên lòng vì câu nói
của quan huyện.
- Chắc là lão ta đã nghe kẻ nào ton hót điều gì.
Chu Nhật Thường dằn giọng bảo:
- Thôi đừng có lo lắng nữa!
Nhưng Trương thừa lại vẫn thấp thỏm:
- Thực ra trong lòng tôi vẫn còn một nỗi chưa yên. Khi tôi
đến mà ông già họ Trịnh trong hẻm núi Nhật Tiền Hoa để
thúc nợ, thấy thái độ của ông già có hơi khang khác.
Ông già Trịnh có tên là Trịnh Nhân Hưng. Ông sống bên
ngoài cửa Đông, và cũng là chỗ khá quen biết với Chu
Nhật Thường.
- Cái gì? Lão ấy làm sao?
- À không. Có lẽ lão già ấy đã thậm thụt bẩm báo gì đó
với lão quan huyện cũng nên.
- Cái ông già chết tiệt ấy đã nói những gì khiến quan
thừa phải sợ như vậy?
- Không phải thế đâu. Tại tôi thúc nợ lão ghê quá. Tôi
bảo với lão nếu không trả được nợ, thì gán đứa con gái
cho tôi. Lão già phát khùng lên, bảo với tôi: Không được,
nếu thế thì ông hãy cắt cổ tôi đi!
Nói xong, Trương thừa lại cúi mặt nhìn xuống đất. Thấy
vậy, Chu Nhật Thường bèn nói:
- Quan thừa lại làm quan trị vì xứ sở này, thế mà lão già
dở hơi ấy chỉ nói có một câu như vậy đã cuống lên. Lão già
chết tiệt ấy để tôi trị cho. Còn đứa con gái, quan thừa cứ

chiếm đi.
Trương thừa lại nghe nói có vẻ bùi tai.
- Nhưng mà Chu chủ nhân có diệu kế gì vậy?
- Diệu kế gì à? Cho lão ta về chầu Diêm vương! Không
cần phải tốn kém ma chay làm gì. Cứ vứt lão xuống biển
tây, thế là xong. Cái biệt tài ấy chưa phải là ngón cao nhất
của Chu Nhật Thường này đâu nhá!
Nhưng Trương thừa lại lắc lắc đầu:
- Chà, phải làm như thế nào kia à?
“Nếu Chu Nhật Thường giết người bố, đứa con gái sau
này biết được sự thật sẽ không thể quên được mối thù cha
và sẽ không theo ta”. Nghĩ như vậy nên Trương thừa lại tỏ
ra chần chừ.
Hiểu được điều đó, họ Chu bèn nói:
- Quan thừa không phải bận tâm. Tôi sẽ làm gọn lão ấy
đến quỷ thần cũng không hay biết. Quan thừa cứ yên tâm
chiếm lấy đứa con gái. Hãy làm tới lên.
Lúc này Ba-uy mở cửa và bưng mâm rượu vào.
Mâm rượu đặt ở giữa, hai người ngồi đối diện nhau,
vừa uống được vài tuần rượu. Chu Nhật Thường bèn kề tai
họ Trương thì thầm điều gì đó.
Một chốc sau, Trương thừa lại mới mỉm cười. Bộ mặt y
lộ vẻ nham hiểm. Y mở miệng nói:
- Rất tốt. Quả là mưu cao bậc nhất.
Chu Nhật Thường rung đùi đắc ý:
- Việc này vốn dĩ không phải bổn nghiệp… Nhưng thôi,
quan thừa đừng bận tâm.
Cả hai tên thế là đã bày xong kế ác.
Núi Hoa Sơn tuy không cao nhưng phong cảnh hữu tình
nên thơ, nằm ở phía đông, gần huyện thành ủng Tân, nên

người dân ở đây đều xem như là ngọn núi sau làng của
mình, thường hay lên xuống vui chơi, giải trí. Bên dưới núi
Hoa Sơn có một ngôi nhà ngói lớn. Người chủ của ngôi
nhà này khoảng ngoài năm mươi tên là Trịnh Nhân Hưng.
Ông Trịnh là người giàu có trong huyện này. Đây là ngôi
nhà của một gia đình có học thức, do tổ tiên bao đời truyền
lại cho. Nhưng chẳng biết nó đã hết thời vận rồi hay sao
mà người trong gia định hay đau ốm luôn, cửa nhà ngày
một sa sút. Ông cụ tổ ba đời của họ Trịnh vốn là người trên
đảo Giang Hoa, làm quan to trong triều, sau về sống ở quê
nhà, vui với cuộc đời còn lại trong cảnh trăng hoa tuyết
nguyệt. Không biết có phải vì quen với nếp sống của tổ tiên
hay không mà ông già Trịnh sáng nào cũng leo lên núi Hoa
Sơn rồi lại ra bãi biển thưởng thức phong cảnh thiên nhiên.
Lòng người trên cõi đời này thật khó lường; thấy nhà
người ta phẳng lặng thì muốn ném sóng gió vào, thấy
người ta khá giả lên thì lòng dạ bứt rứt. Có lẽ tại số kiếp
hay chăng mà mấy năm lại đây thuyền của nhà ông Trịnh đi
đánh cá cứ ra đến biển là bị hư hại. Nhưng đâu chỉ có thế.
Họa vô đơn chí! Nợ của chỗ bạn bè thân đã trở thành mầm
gây họa. Mọi cơ ngơi gia sản của ông đã bán sạch chỉ còn
lại gian nhà để ở. Một mảnh đất còn lại cũng rơi vào tay
Trương thừa lại mà vẫn chưa trả hết nợ. Với lòng tham vô
đáy, ngày nào Trương thừa lại cũng đến thúc nợ. Cả nhà
ông Trịnh vất vả lắm mới kéo dài được cuộc sống thường
ngày. Mấy năm trước đây, bà vợ ông đã qua đời. Ông già
chỉ còn một mụn con gái có tên là Anh Cơ. Anh Cơ mười
chín tuổi sống trong cảnh cô nam, độc nữ nên gia đình rất
đỗi quạnh quẽ. Ngày ngày ông dạy cho con gái học chữ
nghĩa, học các lễ nghi, lấy đó làm nguồn vui lúc tuổi già.

Toàn bộ gia sản của ông đã bị Trương thừa lại cướp sạch
mà hắn vẫn còn chưa thỏa lòng. Hắn đòi phải gán con gái
làm vợ lẽ cho hắn. Ông già nghe hắn nói vậy phẫn uất như
muốn phát điên. Một cái thằng thừa lại nhãi ranh, mấy năm
trước đây còn chưa dám ngồi trước mặt ta, thế mà bây giờ
hắn dám ngạo mạn bảo ta nộp con gái yêu quý của ta cho
hắn. Cơn phẫn uất của ông già không nén chịu được nữa
đã nổ tung nữa.
Song mỗi khi nhìn thấy cô con gái Anh Cơ, ông già họ
Trịnh lại quên hết mọi nỗi ưu phiền. Ngôi nhà ngói to như
tấm lưng con cá voi mà các gian bên trong đều trống trơn.
Chỉ có gian ngoài hiên và gian lớn là hai bố con ở, cảnh
càng vắng vẻ thê lương. Tiết trời tháng sáu giữa hè, suốt
ngày ông già Trịnh ngồi đọc sách ở gian nhà ngoài, đến tối
bụng đói, mới vào nhà trong.
Nghe tiếng ho của bố, cô con gái Anh Cơ đang làm cơm
tối trong bếp, ngoái đầu ra ngoài cửa.
- Bố ơi, đã quá bữa rồi.
- Bố đã đói đâu con.
Ông bố vừa nói, vừa lấy tay phải đấm đấm sau lưng,
bước vào nhà trong.
- Bố ơi, bố đợi con một tý. Con sẽ bưng mâm lên để bố
dùng cơm tối.
- Ừ, ừ.
Ông già Trịnh đăm chiêu nhìn chiếc áo đặt trong phòng
do con gái khâu lấy.
Đây là chiếc áo của con. Cũng là áo lụa mà sao trông
thương tâm quá.
- Thương tâm quá con ơi. Nếu mẹ con còn sống chắc
không đến nỗi này. Ta không sắm nổi được bộ áo tươm tất

cho đứa con gái một của ta… Thật là khốn khổ cho cái thân
ta!
Trong lúc ông già than thở thì Anh Cơ đã bưng cơm tối
lên đặt trước mặt, và mời bố:
- Mời bố dùng bữa tối ạ.
Bữa cơm tối có một con cá song nướng và ít rau rừng.
- Rau rừng ở đâu mà ngon thế con?
- Hôm nay, con lên núi Hoa Sơn hái về để bố thưởng
thức đấy ạ.
- Thôi con đừng lên núi nữa. Tình hình gần đây đã khác
trước rồi. Có nhiều kẻ lạ mặt thường tụ tập về xứ huyện
này. Con lên núi như vậy, sẽ làm gai mắt bọn chúng đấy.
Ông lão họ Trịnh nghĩ đến thái độ bất lương của viên
thừa lại họ Trương, trong lòng cảm thấy lo lắng.
- Bố ơi bố đừng lo lắng làm gì.
Anh Cơ mở nắp bát cơm.
- Bố ơi, mời bố xơi cơm. Đã quá bữa rồi.
- Ừ, bố con ta cùng ăn đi con.
- Để con thắp cây đèn dầu lên bố nhé.
Trong nháy mắt, giữa lúc Anh Cơ châm đóm thắp đèn
vừa định đặt xuống mâm cơm, bỗng nghe bên ngoài sân
vang lên một tiếng “xoảng”!
Ông già Trịnh đang và miếng cơm, cảm thấy có điều
không bình thường, bèn to tiếng hỏi:
- Ai đấy?
Anh Cơ sợ hãi đến ngồi sau lưng bố.
Vừa lúc ấy, ở ngoài sân nghe có tiếng người lào xào.
Một bọn người lấy khăn tay bịt kín mặt, chỉ chừa hai con
mắt, ào vào nhà.
- Cái gì thế này? Các người là ai?

Bọn bất lương đến túm gáy ông già họ Trịnh đang định
đứng dậy bước ra. Chúng hô lớn” Đứng yên không được
động đậy!”
Tên cầm đầu bọn bất lương che kín mặt uy hiếp ông già
Trịnh xong, bèn quay lại nhìn lâu la, ra lệnh:
- Bọn bay đâu, vào trói lão già và đứa con gái kia lôi đi
cho ta!
- Dạ!
Ông già họ Trịnh chẳng hiểu đầu cuối làm sao, vội kêu
lên:
- Này các người! Phận tôi sao cũng đành, nhưng không
được động đến con gái của tôi. Tôi chẳng có tội tình gì.
Các người hãy tha cho chúng tôi một lần này.
- Đứng im. Bố con nhà mày đã mắc tội lớn không sống
được đâu!
Bọn lâu la không chút nể nang, dùng dây chão trối gô
ông già Trịnh và cô con gái lại rồi lôi hai người ra nhét vào
trong một chiếc kiệu được phủ kín.
- Bố ơi!
Bọn ác ôn lấy khăn tay nhét vào mồm Anh Cơ đang kêu
khóc thảm thiết và mồm ông già Trịnh vẫn chưa hết nỗi
bàng hoàng, khiến hai bố con đến thở còn không nổi chứ
đừng nói chi đến chuyện kêu to.
Một chốc sau, hai người bị đưa đến bến thuyền. Chúng
chuyển hai người lên thuyền, không biết chở đi đâu.
Nằm trong chiếc kiệu phủ kín mít chở trên thuyền, miệng,
tai bị nét giẻ, mắt bị bịt lại, cả ông lão Trịnh và cô con gái
đều mê man bất tỉnh. Tên đàn ông đeo mặt nạ, ra lệnh với
giọng rắn đanh:
- Chèo thuyền ra khơi nhanh lên!

- Dạ.
Cùng với tiếng mái chèo khua bì bõm, chiếc thuyền vượt
sóng lớn tiến đầu ra biển khơi.
7
CUỘC CHẠM TRÁN BẤT NGỜ
Ánh trăng rằm tháng sáu tối hôm nay tỏa vầng sáng khác
thường lên mặt biển tây.
Thuyền bọn cướp cách đảo Xương Lân không còn xa
nữa. Bọn chúng đứng trên thuyền, trọng tâm nhìn của chúng
đã phát hiện ra có một chiếc thuyền cũng tiến dần về phía
đảo này. Đó là một chiếc thuyền cực lớn có giương buồm.
Một tên trong bọn chúng kêu to lên:
- A… Đằng kia có cái thuyền to đang tới!
Nghe thấy thế, ánh mắt của bọn chúng đều đổ dồn về
phía đó. Trong đêm trăng, chiếc thuyền tuy nhìn không
được rõ, nhưng hình dáng của nó là một chiếc thuyền lớn,
có cột cờ cao to, có vẻ thuyền buôn của nước ngoài hoặc
thuyền của các quan chức đi tuần tra. Bọn cướp nghĩ vậy,
thấy lo lắng. Tên cầm đầu ra lệnh:
- Lấy tấm chiếu che trước kiệu lại!
Bọn lâu la mang cái chiếu trải trong khoang thuyền ra
phủ lên cái kiệu.
Thuyền đằng kia đi tới, phát hiện ra thuyền bên này, bèn
quay mũi thuyền lao tới như một mũi tên.
Thuyền lớn càng đến gần, các đợt sóng càng mạnh, xô
vào chiếc thuyền bên này khá dữ.
Có hai ba người đứng trên mũi của thuyền lớn, nhìn về
phía bên này, đưa tay lên vẫy vẫy và gọi to:
- Này, xin cho hỏi, đảo này là đảo gì vậy?
- Đây là đảo Xương Lân, nằm ở vùng trước mặt huyện

ủng Tân nước Cao Ly.
Nghe từ phía thuyền của bọn cướp trả lời như vậy, một
người trên thuyền lớn bước vào khoang, chỉ còn lại hai
người đứng nhìn về phía bên này.
Lúc này, từ phía thuyền của bọn cướp có tiếng hỏi lại:
- Thuyền của các ông từ đâu đến đấy?
- Thuyền của chúng tôi từ nước Tống tới đây.
Nghe nói thuyền từ nước Tống đến, tên cầm đầu bọn
gian tặc vội nở mày nở mặt. Hắn cởi bỏ mặt nạ. Thì ra tên
này không phải là ai khác mà chính là Chu Nhật Thường.
Hắn lớn tiếng hỏi:
- Này, thuyền đằng ấy đi về đâu đấy?
- Đi về ủng Tân.
Giữa lúc câu chuyện đang trao đổi qua lại như vậy thì hai
thuyền đều bỏ neo xuống đảo Xương Lân.
Hai thuyền đồng loạt thả neo, giống như đã hẹn nhau
trước, nhưng đều không có ý định lên bờ. Bên này cũng lo
cảnh giác phía bên này và định sẽ chờ trời sáng để vào
trấn ủng Tân. Một chốc sau, ba người trên thuyền lớn bước
xuống một chiếc xuồng nhỏ và chèo vào bờ. Họ ghé nhìn
vào thuyền bên này. Tên cầm đầu bọn cướp nhìn thấy lá cờ
đúng là cờ nước Tống. Hắn cảm thấy có phần khác ý, bèn
hỏi:
- Các ông sống ở nơi nào trên nước Tống, sao không
đến đảo Giang Hoa mà lại đến đây?
- Vâng, chúng tôi ra đi từ Nam Kinh nước Tống. Nhưng
thật ra chúng tôi là người của Đại Việt nam quốc, muốn
đến xứ này để sinh sống.
Tên cầm đầu bọn ác ôn nghe biết giọng nối này là giọng
nói của nước Cao Ly, âm điệu mạnh mẽ, nói năng trôi

chảy, không phải giọng nói của người nước Tống hay
nước Kim. Nếu họ không phải là người của nước mình là
nước Tống, thì dù là nước Đại Việt, nước Cao Ly hay
nước Kim, tất thảy đều phải giết sạch, cướp lấy thuyền và
của cải. Trong bụng nghĩ vậy, nên hắn vờ thân mật đáp:
- Thế vậy à? Tôi là người sống trên đảo này. Nếu các
ông muốn vào ủng Tân, thì tối hôm nay các ông cũng nên
nghỉ tạm một đêm ở đây ; sáng mai các ông liên hệ với
chính quyền rồi xin vào.
Nói xong hắn cúi rạp người chào khách. Nhưng thuyền
bên kia không biết bên này là thuyền cướp biển, nên không
ngần ngại trả lời với vẻ mừng rỡ :
- Mới lần đầu gặp gỡ, có điều thất lễ. Tôi tên là Tiêu Vĩnh
Vạn.
- Không dám. Vậy những người đi trên thuyền quý ông
chắc là những người nước khác. Tôi tên là Chu Nhật
Thường.
Tiêu Vĩnh Vạn được đoàn lữ hành của Hoàng thúc cứu
sống trong lúc nguy cấp ở Thanh Châu, nay dẫn đầu đưa
đoàn đến đây. Chu Nhật Thường lộ vẻ gian ác. Trước hết
hắn tìm hiểu số thuyền viên đi trên thuyền lớn, bởi nếu
thuyền viễn đông, việc thực hiện mưu gian của chúng sẽ
gặp khó khăn. Hắn buột miệng hỏi :
- Các vị đi trên thuyền của quý ông có bao nhiêu ?
Tiêu Vĩnh Vạn cảm thấy hơi khác ý trước câu hỏi đột
ngột về số thuyền viên. Tên Chu Nhật Thường này nói tiếng
Cao Ly nhưng cái lưỡi của hắn không uốn cong lên được
nên không giống tiếng nói của người vùng này. Dù không
biết được y làm nghề gì trên đảo này, song nhìn qua nét
mặt, cặp mắt của y cũng như các hiện tượng khác, dễ

chừng đây là một lũ cướp biển cũng nên. Nghĩ vậy nên Tiêu
Vĩnh Vạn chỉ trả lời :
- Vâng khoảng độ năm sáu người.
- Một chiếc thuyền to như thế này mà chỉ có sáu thuyền
viên !” Chu Nhật Thường nghĩ vậy, bèn mỉm cười nói:
- Nếu vậy, các vị hẵng vào nghỉ tạm trong nhà tôi cũng
được.
Tiêu Vĩnh Vạn về ngay khoang thuyền của mình.
- Thưa Hoàng thúc, những người này trông có vẻ lạ lắm.
Do vậy chỉ cần năm người của ta đi theo họ. Số còn lại sẽ
ở lại trong thuyền để theo dõi động tĩnh.
Hoàng thúc cũng cho rằng những suy nghĩ của Tiêu Vĩnh
Vạn là đúng.
- Phải rồi, nếu họ biết thuyền của chúng ta có hai mươi
người, họ sẽ tìm cách đối phó khác.
- Dù sao thì giọng nói của Chu Nhật Thường vẫn là
giọng của người nước Tống. Ngoài ra còn có một điều khả
nghi nữa là hắn lại hỏi nhân viên trên thuyền có bao nhiêu.
Biết vậy nên tôi chỉ đáp lại độ khoảng năm sáu người thì
hắn lộ rõ vẻ hí hửng ngay. Hắn không mời chúng ta nghỉ tại
đây mà lại bảo về nhà hắn ở. Rõ ràng bọn chúng giống như
một bọn cướp.
Nói đoạn Tiêu Vĩnh Vạn lại nhìn Lý công tử:
- Vậy xin Hoàng thúc và Lý công tử ở lại đây, để một
mình tôi đi, xong tôi lại về.
Lý công tử tỏ vẻ lo ngại, nói:
- Không. Việc này tôi cũng phải cùng đi mới được.
Tiêu Vĩnh Vạn mỉm cười, quay về phía Hoàng thúc nói
thêm:
- Không sao đâu. Lý công tử hãy ở lại trên thuyền cùng

với Hoàng thúc nghỉ ngơi cho đỡ mệt. Tôi đi xem sự thể ra
sao rồi sẽ về thôi mà.
Hoàng thúc chau mày, tỏ vẻ lo lắng:
- Một nơi nguy hiểm như vậy, làm sao tôi có thể để Tiêu
đại nhân đi một mình được.
- Không hề gì đâu ạ. Tôi là người đã từng sống suốt
ngày đêm trong hang hổ ấy mà.
Nhìn thấy vẻ mặt đầy tự tin của Tiêu Vĩnh Vạn, Hoàng
thúc và Lý công tử có phần vững dạ. Hoàng thúc lại nói:
- Nếu vậy cả ba người chúng ta cùng đi xem tình hình ra
sao rồi còn uống với nhau chén rượu chứ.
Lý công tử cũng tỏ ra tự tin, bèn gọi đội trưởng Hồ đến,
chỉ thị chỉ để một người ngồi trên mũi thuyền theo dõi động
tĩnh xung quanh, sau đó dắt theo hai tráng dinh nữa, vị chi
năm người, bước xuống thuyền con để vào bờ.
Về phía Chu Nhật Thường, hắn nghĩ mọi việc đều theo
mưu kế sắp sẵn của hắn nên càng nở ruột nở gan. Hắn
quay lại nhìn bọn lâu la trên thuyền ra lệnh:
- Chúng mày đâu, mau khiêng kiệu ra đây.
Một tên lâu la đứn cạnh rỉ tai Chu Nhật Thường:
- Thưa Chu đầu lĩnh, nếu bọn kia đoán biết được, e sẽ
xảy ra việc lớn.
- Mày bảo việc lớn gì? Những thứ kia chỉ trong nội đêm
nay, tao sẽ cho xuống biển tất…
Tên lâu la rụt vai lại.
- Ái chà, thế là làm ăn có lãi rồi.
Lúc này, Hoàng thúc và cả đoàn sau khi lên bờ, đi bộ
đến trước mặt Chu Nhật Thường. Tiêu Vĩnh Vạn nhỏ nhẹ
bắt chuyện:
- Thưa chủ nhân, xin được nhờ chủ nhân một tối hôm

nay.
- À, có đáng gì đâu.
Chu Nhật Thường liếc mắt nhìn đoàn người do chính hắn
đi đầu. Tiếp theo sau là đoàn người của Hoàng thúc.
Cách quãng một đoạn về phía sau có bốn tên lâu la
khiêng một cái kiệu, ngoài ra còn có hai tên lâu la nữa đi
theo sau. Lúc bấy giờ vào khoảng trung tuần tháng sáu, ánh
trăng sang vằng vặc chiếu xuống mặt biển khơi quanh đảo
Xương Lân.
Con đường trên đảo lởm chởm những đá nhỏ to, nếu
không phải đêm trăng, người đi bộ sẽ cực than không biết
đến mức nào. Đi được một chốc, Tiêu Vĩnh Vạn vấp phải
một viên đá đâm nhọn, dây buộc giày tung ra.
- Ái dà, chiếc giày chết tiệt.
Nói đoạn, Tiêu Vĩnh Vạn cúi xuống nhặt vứt viên đá và
buộc lại chiếc giày. Mấy tên khiêng kiệu đi sau thấy Tiêu
Vĩnh Vạn cúi xuống lom khom, bỗng giật mình kêu lên:
- Ai đấy?
- Xin lỗi, chiếc giầy bị bung ra, tôi đang buộc lại.
Nhung chúng không định vượt lên trên mà cứ đứng tần
ngần ra đóm trông vẻ khác thường.
Tiêu Vĩnh Vạn cố ý dềnh dàng để xem sao. Lúc ấy trong
kiệu có tiếng rên yếu ớt của một người con gái vọng ra:
- Trời ơi, bố ơi…!
“ Không biết chừng bọn cướp bắt cóc đàn bà con gái
nhà ai đây cũng nên”. Tiêu Vĩnh Vạn nghĩ vậy, bèn quay lại
nhìn chiếc kiệu, thấy bốn tên khiêng kiệu ra dáng mệt nhọc,
nên đoán trong kiệu ít nhất có trên hai người. Tiêu Vĩnh Vạn
giả vờ không biết, nói ướm thử:
- Các chú có vất vả không? Đưa đây tôi đỡ cho một

chốc.
Một tên trong bọn họ hoảng quá:
- À, không, không sao.
Lúc ấy, Chu Nhật Thường đang đi phía trước quay lại
nhìn, có vẻ hoảng hốt:
- Nào, xin mời quý khách đi nhanh cho.
- Xin lỗi.
Tuy nói vậy, nhưng Tiêu Vĩnh Vạn vẫn cố ý lần khần, kéo
rê bước chân đi chậm lại. Chu Nhật Thường dụ khéo:
- Xin quý khách đi nhanh cho, các vị đã quá bữa. Nào
chúng ta đi nhanh lên còn…còn về ăn cơm chứ.
Lý công tử đứng bên cạnh Chu Nhật Thường mắt nhìn kỹ
bộ dạng y, miệng nói:
- À không. Chúng tôi đã ăn cơm trên thuyền rồi.
- Nếu vậy, chúng ta cũng phải uống với nhau chén rượu
chứ.
- À, gì chứ rượu thì chúng tôi có thể uống được.
Đến lúc này, Tiêu Vĩnh Vạn mới tới nơi.
- Xin lỗi các vị, chân tôi đau quá không đi nhanh được.
Chu Nhật Thường có vẻ hơi bực nói:
- Vị này đi nhanh lên chứ, sao cứ lừng khừng thế này.
Tiêu Vĩnh Vạn không trả lời thẳng mà kêu lên:
- Ái chà, cái chân tôi…
Nói đoạn bèn cúi lưng xuống, lấy tay đập đập vào chân.
Hoàng thúc và Lý công tử biết Tiêu Vĩnh Vạn đã nhận ra
được điều gì đó nên cố ý giả vờ chân đau. Hai người từ
hai phía đưa hai tay ra nâng đỡ giúp Tiêu Vĩnh Vạn.
Chu Nhật Thường nghĩ thầm trong bụng: “Tốt rồi, thằng
cha này ốm thế thì càng được việc cho ta.” Trong đầu hắn
đang loay hoay tìm cách khử cả năm người này. Hắn bước

đi, mắt nhìn xuống đất. Hắn đang nghĩ phen này mà thành
công thì hắn sẽ vơ gọn tất cả tài sản đưa lên tàu lớn chở về
nước mẹ của hắn và hắn sẽ sung sướng một đời. Nghĩ vậy,
trong long hắn càng thêm phởn chí. Một lúc sau, mọi người
đã đến nhà Chu Nhật Thường.
8
QUÉT SẠCH BỌN CƯỚP BIỂN
Nhà của tên Chu dưới ánh trăng trông sơ sài, hoang dã.
Đó là một căn nhà tranh lụp xụp, xung quanh không có cây
cối. Họ Chu ân cần mời mọc. Cả đoàn người bước lên
ngồi vòng tròn trên nền nhà thuộc gian phía trong. Chu Nhật
Thường vào trước, ngồi xuống và mời mọi người:
- Nào xin mời các vị an tọa. Nhà cửa lúi xùi quá, mời
khách vào thế này, cảm thấy rất áy náy. Hà, hà, hà…
Tiêu Vĩnh Vạn nhìn thấu ruột gan của Chu Nhật Thường
đang lớn tiếng cười hô hố, bèn nói:
- Đâu phải thế. Chúng tôi lâu lắm mới bước lên bờ,
được vào nhà ngồi như thế này đã cảm thấy mình trở lại
với cuộc sống thanh bình.
Một chốc sau, người hầu mang một mâm lớn vào đặt ở
giữa nhà.
Chu Nhật Thường lớn tiếng ra lệnh như để tỏ rõ uy thế
của một chủ nhân:
- Nào chúng mày đâu, hôm nay nhà ta lần đầu tiên có
nhiều khách quý đến. Chúng mày phải sửa soạn mâm rượu
cho chu đáo nghe!
Tiêu Vĩnh Vạn bèn đứng dậy, làm trò khôi hài.
- Mới gặp nhau lần đầu mà đã cảm phiền chủ nhân, thật
là không phải. Xin lỗi, nhà đi cầu ở chỗ nào?
Chu Nhật Thường thấy bộ dạng của Tiêu Vĩnh Vạn có vẻ

chướng mắt, bèn ra hiệu bảo:
- Nhà cầu ở đằng trước kia kìa.
Tiêu Vĩnh Vạn có ý dùng tay phải nắm lấy lưng quần,
đứng dậy:
- Xin thất lễ một chốc.
Nói đoạn, bước ra ngoài, vào cầu tiêu ngồi đưa mắt
quan sát xem bọn khiêng kiệu đã khiêng về cái gì.
Nhưng cả bọn chúng vẫn còn ngồi nguyên tại chỗ. Ngồi
trong nhà xí một chốc, mùi thối cứ xộc vào mũi không sao
chịu được. Tiêu Vĩnh Vạn phải lấy tay bịt mồm bịt mũi, chịu
cho muỗi đốt khắp người.
Một lát sau, bọn khiêng kiệu đặt chiếc kiệu ở chỗ phía
sau chân, rồi vặn lưng cho đỡ mỏi. Một tên thốt lên:
- Ái dà, suýt chết!
Một tên khác nhìn đồng bọn của chúng:
- Mẹ kiếp, chẳng khử cho nhanh đi còn chờ cái gì. Có ai
trông thấy mà sợ.
Bọn khiêng kiệu mở cửa kiệu, lôi từ trong ra hai mạng
người và mang vào trong phòng phía đông cầu tiêu.
Từ trong cầu tiêu nhìn qua khe cửa, Tiêu Vĩnh Vạn thấy
rõ cảnh tượng ấy, bèn từ từ đứng dậy đi ra và quay trở vào
nhà.
- Xin lỗi các vị. Tôi thất lễ quá.
Chu Nhật Thường mở to mắt liếc nhìn Tiêu Vĩnh Vạn,
nói:
- Vị khách này trông có vẻ đau bụng thì phải.
- Bụng đau, chân đau, tôi thật mang bệnh đầy người,
khổ quá!
Chu Nhật Thường cười hì hì, mời rượu mọi người:
- Nào các vị khách đã quá bữa. Xin mời quý vị một chén.

Nói đoạn, như để mọi người yên tâm, y cầm chén rượu
đặt trên mâm lên uống cạn một hơi.
Hoàng thúc và Lý công tử nhìn Tiêu Vĩnh Vạn. Tiêu Vĩnh
Vạn nháy mắt ra hiệu cứ yên tâm uống đi không sao.
- Xin phép chủ nhân.
Tiêu Vĩnh Vạn nói đoạn, đưa chén lên uống cạn một hơi,
xong đưa chén đó mời chủ nhân:
- Xin mời chủ nhân một chén. Rượu ngon quá.
Chu Nhật Thường nhận chén rượu nói:
- Rượu này là rượu cao lương đấy. Uống vào không sợ
nhức đầu đâu.
Hoàng thúc nghe nói rượu cao lương, cảm thấy lạ tai,
bèn cầm chén rượu đặt trên mâm lên nhìn và nói:
- Tôi đến đây được uống rượu cao lương và được
sống.
Chu Nhật Thường không trả lời câu nói đó mà liếc mắt
nhìn Tiêu Vĩnh Vạn:
- Giọng nói của ông hoàn toàn khác với giọng nói của
nước Đại Việt. Chẳng hiểu vì sao vậy?
Chu vừa nói vừa hấp háy cặp mắt.
Tiêu Vĩnh Vạn trả lời:
- Vâng, tôi sinh ra ở nước Đại Việt, nhưng đã sống khá
lâu trên đất nước Cao Ly này.
- Thế à.
- Nghe giọng nói của chủ nhân, chúng tôi đoán có lẽ là
người nước Tống. Có phải không ạ?
- À, à…
Chủ nhân ấp úng không trả lời, bèn rón rén đứng dậy
nói:
- Tôi … ra ngoài một tý sẽ trở lại. Xin mời quý khách cứ

tự nhiên.
Tiêu Vĩnh Vạn đoán rằng tên ác ôn này bắt đầu hành
động, bèn giả vờ say, mắt hấp háy, khoát tay nói:
- À, xin mời chủ nhân cứ yên tâm đi, chốc sau trở lại nhé.
Sau khi tên Chu đầu lĩnh đi ra ngoài rồi, Tiêu Vĩnh Vạn
bèn rỉ tai Hoàng thúc và Lý công ty điều gì đó.
Lúc này, người hầu mang thêm rượu và thức ăn vào sắp
đầy lên mâm.
Người hầu lấy rượu vốn đặt sẵn trên bàn đưa xuống
gầm bàn dọn đi mấy đĩa thức nhắm cũ sau đó mới đem
rượu và thức nhấm mới đặt lên bàn rồi định bước ra.
Tiêu Vĩnh Vạn nhắm mắt lim dim, đưa một chén ra nói:
- Này cậu kia ơi, rót cho tôi một chén đi.
Nhìn diện mạo của người này có thể thấy rõ hắn là một
tên đao phủ chứ không phải một người hầu rượu. Thân
hình hắn vạm vỡ, to béo, hai mắt xếch ngược, trông người
gân guốc dữ tợn.
- Dạ vâng, tiện nhân xin rót rượu mời quý khách. Xin quý
khách uống thoải mái.
Nói đoạn, hắn rót rượu vào chén của Tiêu Vĩnh Vạn, rồi
lần lượt rót đầy các chén đặt trước mặt mọi người. Xong
hắn đảo mắt nhìn một lượt khắp bàn rượu và nói:
- Chà… Xin mời quý vị uống rượu. Vị chủ nhà chúng tôi
sắp vào rồi đấy ạ.
Nói xong hắn cúi đầu chào và đi ra ngoài.
Từ gian nhà này đi về phía đông khoảng một trăm bước,
có một mỏm đá nhô ra. Bên dưới mỏm đá, bọn người ở
đây đã đào một cái hầm lớn, bên trong xây một nhà hầm,
rộng khoảng một trăm pyrong
[15]

. Bốn tường xung quanh
nhà hầm thắp đèn sáng trưng.
Tiết trời tháng sáu nóng nực. Chu Nhật Thường mình
trần chỉ mặc độc cái quần đùi. Y tập hợp khoảng hơn ba
mươi lâu la đến để ra oai. Bọn chúng rải chiếu trong nhà
hầm, mạnh đứa nào đứa nấy ngồi duỗi chân la liệt. Tên
Chu cho tay chân đổ thuốc độc vào trong rượu và bưng
đến mời đoàn năm người của Hoàng thúc uống xong quay
về đây ngồi chờ để bắt giết họ. Chờ mãi không thấy Son
Chin, tên mang rượu và thức nhắm đến cho khách quay trở
về. Chu Nhật Thường có vẻ sốt ruột.
- Thằng Son Chin sao chưa về? Cứ mang rượu đến bày
lên đó rồi về nhanh, còn ba hoa cái trò gì ở đấy nữa?
Một tên lâu la ngồi trước mặt vụt đứng dậy.
- Thưa đầu lĩnh, để tiểu đệ xin đi ra xem sao.
- Không được. Chúng mày cứ đi lại vô tích sự, đánh
động chúng nó biết hết. À nhưng mà chúng nó là một lũ
chuột một mắt, ta có thể làm gọn.
Đúng vào lúc đó. Son Chin mang chiếc mâm không
xuống, mở cửa nhà hầm bước vào.
Chu Nhật Thường vừa nhìn thấy Son Chin bước vào đã
quát to:
- Sao lâu thế? Mày lại ba hoa cái gì ở đó chứ gì.
- Thưa không ạ. Bọn họ đã say mèm cả rồi, trông thấy
tiểu đệ lại còn đòi rót cho mỗi người một chén to rượu
nữa, nên mới về muộn.
- Thế được đấy! mấy thằng điên ấy, ta sẽ sớm ném
chúng xuống biển làm mồi cho cá.
Tiếng khóac lác một mình của Chu Nhật Thường vang
lên đập vào bốn bức vách của căn hầm. Không ai nói câu

gì. Bọn cướp của giết người nào cũng thế, chúng chỉ tỏ ra
nghiêm túc với công việc cướp đi mạng sống của con
người ta. Không khí trở nên trầm lặng. Tên Chu lại ra lệnh:
- Thằng Son Chin đâu, mày ra xem động tĩnh của chúng
nó thế nào rồi về đây báo cho ta!
- Vâng ạ.
Son Chin lại vào phòng khách. Hắn bước đi rón rén,
lặng lẽ đến cửa sổ phía sau nhìn vào trong nhà quan sát.
Trong phòng, những ngọn đèn dầu cáy loe lét. Trên bàn
rượu mấy đĩa thức nhắm mà hắn mang đến đều hết nhẵn,
các chén rượu nằm chỏng chơ. Như vậy rõ ràng bọn người
này đã ăn uống sach. Không những thế, cả đám người say
rượu nằm lăn quay, ngổn ngang chỗ này mấy mống, chỗ
kia mấy mống. Thừa lúc khách nằm vật ra yên lặng, một
con mèo nhảy lên bậu cửa đứng kêu “meo, meo”. Nó nhìn
xem động tĩnh trong phòng như định ăn trộm các thức nhắm
còn thừa, nhưng bất ngờ nó bắt gặp ánh mắt của Son Chin
từ khe cửa liếc nhìn vào, thế là nó biến mất ra sân.
Son Chin nhìn thấy cảnh tượng giống như những xác
chết nằm thẳng đờ, hắn cảm thấy lo lắng như có điều gì
chẳng lành đang ập đến. Mặt hắn bỗng tái nhợt. Hắn ù té
chạy.
Son Chin nhảy bổ vào căn nhà hầm.
- Thưa đầu lĩnh! Xong hết cả rồi a.
Chu Nhật Thường ngồi mé dưới gần bếp trong căn nhà
hầm trợn tròn mắt:
- Thằng này, mày bảo xong hết cái gì?
- Dạ thưa, rượu và thức nhắm tiểu đệ bưng lên lúc nãy,
họ đã ăn uống hết ráo, rồi nằm lăn quay ra hết.
Nghe nói vậy,tên Chu tỏ vẻ yên tâm, bèn đứng dậy.

Hắn đã lập kế gian định quẳng những người nằm quay
lơ kia xuống biển. Trước hết hãy cho lấy dây thừng trói chặt
họ lại rồi ném xuống nước thế là xong. Mấy thuyền viên còn
lại ngoài biển, sẽ cho bọn lâu la ra diệt nốt. Như vậy, hôm
nay mọi việc sẽ vạn sự đại thành. Hắn nghĩ vậy và cảm thấy
hí hửng trong lòng.
- Bây giờ chúng mày hãy đến lấy dây thừng đi trói những
thằng đã ngã lăn ra trong phòng, xong đem ném xuống biển
sâu cho ta, rồi về đây báo cho ta biết.
Bọn lâu la trong nhà hầm không biết nghĩ thế nào, đã
định mang mã tấu và giáo mác đi theo.
Nhìn thấy thế, Chu Nhật Thường tỏ vẻ không hài lòng.
- Này, đi trói những thằng ốm, thằng chết mà chúng mày
vác giáo mác đi làm gì.
Bọn lâu la nghe vậy, cười nhăn nhở. Chúng đặt giáo
mác, mã tấu cuống, đi tay không ra ngoài. Tên Chu có vẻ
nghĩ ngợi điều gì, cũng đi ra ngoài, vượt lên trước, bước
vào phòng khách. Hắn nhìn thấy cảnh tượng đúng như lời
Son Chin nói, tất cả đều nằm. Hơn ba mươi tên lâu la đi
theo sau bước vào. Vừa lúc định lấy dây thừng ra trói,
bỗng từ phía ngoài vang lên những tiếng kêu thất thanh: “Ối
! ối !”. “Ối ! ối !.”, giống tiếng nhiều người bị đánh nằm gục
kêu la.
Bọn lâu la trong phòng thấy xảy ra chuyện bất ngờ, vội
hốt hoảng quay lại nhìn phía sau.
Đúng vào lúc đó, trong phòng cũng vang lên tiếng kêu
rống “Úi giời ơi”. Trong khoảng khắc đó, cả trong nhà và
ngoài sân đều đã trở nên náo loạn đấm đá túi bụi. Hơn ba
mươi tên lâu la bị đánh ngã gục. Những tên còn lại không
còn đường thoát thân, bí quá đành cắm đầu xuống sàn nhà

để tránh đòn sấm sét, giống như những con chim chính bị
chim ưng săn đuổi.
Chu Nhật Thường ở trong phòng bị một nhát dao găm
của Lý công tử đâm vào vai, máu chảy lênh láng, định nhảy
trốn ra cửa sau, bỗnh nhanh như cắt. Tiêu Vĩnh Vạn chạy
đến, bằng miếng võ cao cường đá thốc vào bụng hắn, kiến
hắn bay lên không trung rồi ngã chúi cổ xuống con suối ở
phía sân sau.
Lý công tử cùng với Tiêu Vĩnh Vạn và các tráng đinh, tất
cả đều chạy tới, lấy dây thừng do bọn cướp mang đến, trói
gô chúng lại. Thật đúng như câu ngạn ngữ “dây ông trói tay
ông”.
Hơn hai mươi tên lâu la bị bắt trói được dẫn đến.
Các tráng đinh mang những cây đèn dầu và nến ở trong
phòng ra thắp sáng cả khoảng sân rộng.
Cùng với ánh trăng chênh chếch về tây, các ngôi sao
cũng nhấp nháy tỏa sáng xuống đảo Xương Lân. Gió từ
biển thổi vào, làm dịu đi đêm hè oi ả.
Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử vào khám xét căn nhà hầm
của bọn cướp.
Hai người sực nhớ tiếng rên của người con gái mà họ
đã nghe thấy ở bến thuyền.
Họ bước vào một phòng xép phía sau, mở toang vửa ra.
Lý công tử rọi chiếu đèn nến vào, thấy có hai người bị trói
chặt bằng dây thừng đang thoi thóp.
“Hình như đang còn sống”.
Tiêu Vĩnh Vạn đến gần thấy có một ông già trạc khoảng
trên năm mươi và một cô gái trẻ khoảng hai mươi tuổi.
Tiêu Vĩnh Vạn đến mở trói cho họ. Bọn cướp đã trói thít họ
lại không chút thương xót.

Nhưng họ vẫn chỉ kêu rên quằn quại.
Tiêu Vĩnh Vạn đưa hai tay ôm lấy ông già dìu đứng dậy,
nói:
- Chúng ta hãy bế họ vào phòng lớn kia. Có lẽ bọn cướp
đã làm cho họ quá hoảng sợ, hồn vía bay hết lên mây rồi.
Nhưng không bị thương, chắc không sao đâu.
Lý công tử cũng đặt cây nến cầm trên tay xuống, bế cô
gái đưa vào phòng.
Hoàng thúc nhìn thấy họ tỏ vẻ xót thương.
- Tội nghiệp quá, nhưng hình như chưa việc gì.
Lý công tử nhìn họ vẫn nằm nguyên trên sàn gỗ rên rỉ,
bèn nói:
- Vâng, không có việc gì đâu ạ. Có lẽ một chốc nữa họ
sẽ tỉnh lại thôi.
- Ta xuống thuyền lấy thuốc lên cho họ uống đi.
Lúc này, Lý công tử mới nhớ ra, bèn gọi một tráng đinh
đến ra lệnh:
- Nhà ngươi về thuyền mang gói thuốc để trong khoang
và gọi năm người nữa lên đây. Nhà ngươi bảo với số còn
lại đêm nay không được ngủ, phải trông giữ thuyến cẩn
thận cho đến sáng ngày mai, nghe rõ chưa.
- Vâng ạ.
Người tráng đinh trả lời xong vội chạy đi.
Hoàng thúc ngồi trông coi ông già và cô con gái. Còn
Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử đi lôi tên đầu sỏ toán cướp
Chu Nhật Thường về.
Hai người xét hỏi tên đầu sỏ và bọn lâu la, kết quả đã
biết rõ được đầu đuôi sự việc.
Họ biết được có một nhân viên công vụ giữ chức thừa
lại của huyện này đã dính líu vào vụ việc này như thế nào, và

còn biết được sáng ngày mai, viên thừa lại họ Trương sẽ
đến sào huyệt của bọn cướp.
Họ thức suốt đêm, lấy thuốc bôi vào các vết thương của
bọn cướp, chữa chạy cho chúng xong trói chúng lại và đưa
chúng vào nhà hầm.
Nhà hầm chỉ có một cửa ra vào độc nhất, nên nhốt bọn
cướp vào trong này rất thuận tiện chi việc canh gác.
Sáng ngày hôm sau, qua lời khai của bọn cướp, Hoàng
thúc biết được sự thật, càng thương xót cho cảnh ngộ của
hai bố con ông già.
Ông già họ Trịnh và cô con gái nằm trong phòng đã tỉnh
lại. Cô con gái vừa khóc thút thít, vừa lấy tay xoa bóp lên
những chỗ bầm tím trên người bố do dây thừng bọn cướp
thít chặt. Nhưng ông lão họ Trịnh vẫn còn đau buốt khắp
người, chưa cử động được.
- Bố ơi, bố có làm sao không bố ơi.
Ông già Trịnh hai mắt lim dim, nói vớ cô con gái giọng
yếu ớt:
- Bố đã già rồi không sao đâu. Con có làm sao không?
- Con cũng không sao bố ạ.
Bên ngoài cánh cửa mở toang, có hai người tráng đinh
đang đứng gác, nên hai bố con sợ sệt chỉ dám thì thầm nói
chuyện với nhau.
Cả ba người Hoàng thúc, Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử
cùng bước vào phòng. Tiêu Vĩnh Vạn mỉm cười.
- Hôm qua, lão nhân và quý cô nương đau đớn quá. Nay
bọn cướp đã bị bắt gọn toàn bộ rồi, xin lão nhân và quý cô
nương yên tâm.
Nhưng hai bố con chưa hết nỗi bàng hoàng, không hiểu
đầu đuôi sự thể ra sao, nên chỉ biết hết nhìn Hoàng thúc lại

nhìn Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử, theo dõi cử chỉ của họ và
giữ im lặng.
Hoàng thúc từ ngày còn ở trong nước đã có học tiếng
Cao Ly, dù nói không được lưu loát, giọng còn trọ trẹ
không được tự nhiên, vẫn cố biểu đạt tình cảm:
- Thưa… lão nhân đừng e ngại, chúng tôi không phải là
những người xấu.
Ông già Trịnh Nhân Hưng là người có học thức rộng, có
phẩm đức. Ông nhìn mọi người và qua giọng nói cũng như
diện mạo, cử chỉ của họ, ông cảm thấy có phần vững tâm,
bèn cuối rạp người nói:
- Chúng tôi có tội tình gì mà lôi chúng tôi đến đây như thế
này. Xin quý đại nhân tha cho chúng tôi lần này và cho
chúng tôi về nhà.
Giọng ông già nghẹn ngào, xen lẫn với tiếng rên rỉ. Tiêu
Vĩnh Vạn cảm thấy rất thương tâm, đã chân thành an ủi ông
để ông yên tâm.
- Không phải thế đâu ạ. Những kẻ đã đưa lão trượng
đến đây là bọn cướp Chu Nhật Thường. Cả bọn chúng nay
đã bị bắt giam trong căn nhà hầm ở phía sau kia. Còn đây,
vị này là Hoàng thúc của nước Đại Việt, muốn sang sinh
sống ở nước Cao Ly chúng ta.
Đến lúc này, ông lão Trịnh mới hiểu ra tất cả, bèn ngồi
dậy chào.
- Thưa Hoàng thúc, xin cảm ơn Hoàng thúc, Hoàng thúc
đã cứu sống hai cha con chúng tôi như thế này, công ơn đó
chúng tôi biết lấy gì đền đáp.
Hoàng thúc chỉ còn biết nhìn hai bố con ông già đầu cúi
rạp, Tiêu Vĩnh Vạn đứng bên cạnh bèn lựa lời an ủi:
- Xin lão trượng đừng lo lắng gì. Thừa lại họ Trương của

xứ huyện này sắp đến bây giờ. Bắt được tên này, chúng ta
sẽ cùng nhau đến gặp quan tri huyện.
Tiêu Vĩnh Vạn giãy bày hết mọi điều từ đầu đến cuối,
ông lão họ Trịnh đã thực sự yên lòng. Lúc này người tráng
đinh đứng gác bỗng hớt hải chạy vào nói:
- Thưa Lý công tử, có một chiếc thuyền đã cập bến.
- Ta biết rồi.
Tiêu Vĩnh Vạn mói đoạn, bèn đứng dậy quay về phía
Hoàng thúc.
- Thưa Hoàng thúc, có lẽ tên thừa lại họ Trương đã đến.
Tôi xin một mình đi ra bắt hắn lô về đây.
Lý công tử theo Tiêu Vĩnh Vạn bước ra ngoài, còn quay
lại nhìn Hoàng thúc và nói:
- Thưa Hoàng thúc, tôi cũng xin đi cùng Tiêu đại nhân ra
xem sao. Để Tiêu đại nhân đi một mình, không yên tâm.
Hoàng thúc mỉm cười suy nghĩ. Tiêu Vĩnh Vạn là người
võ nghệ cao cường, lại có tài xuất quỷ nhập thần như vậy
thì bọn Thừa lại họ Trương chỉ một dúm kia, ăn thua gì.
Nhưng để Tiêu Vĩnh Vạn đi một mình là không phải đạo.
Hơn nữa, nếu xảy ra chuyện gì bất trắc thì hối hận sao kịp.
- Phải đấy. Lý công tử cũng phải đi theo chứ.
Lý công tử dắt hai con đoản đao vào hai bên thắt lưng,
đi theo sau Tiêu Vĩnh Vạn.
Sau khi tiễn Tiêu Vĩnh Vạn và Lý công tử đi rồi, Hoàng
thúc bước vào phòng.
Các tráng đinh mang cơm sáng vào và lúc này ông già
họ Trịnh cùng cô con gái Anh Cơ đã ăn xong.
- Sao lão nhân và quý cô nương ăn cơm ít vậy.
Giọng nói nhỏ nhẹ của Hoàng thúc bằng tiếng Cao Ly dù
chưa sõi lắm, vẫn là giọng nói ân cần đầy tình nghĩa.

×