Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bài giảng bệnh mày đay part 2 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.25 KB, 5 trang )

3.1.2 Mày đay mạn: là mày đay tồn tại trên 6 tuần. Có thể xảy ra với bất cứ
người nào, nhưng thường gặp nhất là phụ nữ trong độ tuổi từ 40 – 60. Mày đay
mạn có thể kéo dài hàng tháng, thậm chí hàng năm, nhưng không gặp thường
xuyên lắm.
- Nguyên nhân: ngoài các nguyên nhân giống mày đay cấp thì loại này thường
liên quan đến bệnh tự miễn hoặc các tình trạng tự miễn như bệnh giáp trạng,
bệnh tiêu chảy mỡ, bệnh tạo keo, ung thư, nhiễm kí sinh trùng
- Khoảng 80-90% các trường hợp không xác định được nguyên nhân chính xác.
- Kháng thể tuần hoàn tự phát (anti-idiotypic) sẽ hoạt hóa IgE kết hợp trên tế
bào mast giải phóng ra chất trung gian.
- Thường gặp hơn là không có các chứng cứ về tự kháng thể, thường được gọi là
mày đay tự phát mạn tính (chronic idiopathic urticaria).
3.1.3 Phù mạch tái phát không có mày đay:
- Thường do thiếu hụt C1 (do không có hoặc bất thường protein C1 INH)
- Có tính chất gia đình
- Cũng có thể do ức chế angiotensin converting enzyme (ACE) bởi các thuốc
như captopril, quinapril, enalapril và một số thuốc khác dùng để điều trị bệnh
tim mạch và cao huyết áp.
3.2 Mày đay do vật lý:
Mày đay được cho là do các yếu tố vật lý từ bên ngoài. Các sẩn phù có thể
xuất hiện trong 5 phút và kéo dài trong 15-30 phút. Ở mốt số trường hợp có sự
lẫn lộn giữa các loại mày đay. Nguyên nhân chưa rõ.
3.2.1 Dấu hiệu vẽ nổi (Dermographism): Các thương tổn mày đay sẽ xuất
hiện khi cào gãi hoặc đè nén do quần áo bó chẽn hoặc đè ép từ bên ngoài.
Trong trường hợp này có thể thấy tam chứng Lewis.
3.2.3 Mày đay do lạnh: thường xuất hiện trên da khi trời lạnh, đặc biệt vào
mùa đông. Các sẩn phù có thể lan tràn và gây mệt mỏi . Những người bị bệnh
này không nên để hở da trên diện rộng khi ra lạnh và gió.
3.2.4 Mày đay do đè ép: gặp không nhiều. Mày đay xuất hiện ngay sau khi
bị đè ép trong vòng vài phút hoặc chậm hơn từ 4-6 giờ. Vị trí thường gặp là
bàn tay, bàn chân, thân mình, mông, đùi và mặt. Thương tổn xuất hiện khi


đứng, đi bộ, mặc quần áo bó thít hoặc ngồi trên bề mặt cứng.
- Căn nguyên: chưa rõ. Không thấy kháng nguyên. Người ta thấy có vai trò
của tế bào mast giải phóng ra các chất trung gian và có tăng histamin trên
thương tổn. Ngoài ra còn thấy các chất trung gian hóa học được giải phóng từ
bạch cầu ái toan, có sự tăng bạch cầu ái toan, eosinophil catonic protein
(ECP) và IL5, IL 6 ở mảnh sinh thiết, đặc biệt mày đay do đè ép có bọng nước
- Là mày đay mạn, thường xuất hiện ở người lao động chân tay. Nam nhiều
hơn nữ. Tuổi bắt đầu từ 20-30.
- Thương tổn xuất hiện bắt kì vùng da nào, có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, đôi
khi rét run, đau đầu và đau khớp. Khoảng 60% trường hợp phối hợp với mày
đay mạn và/chứng vẽ nổi hay và/phù mạch.
3.2.5 Mày đay do ánh sáng mặt trời: là bệnh da thuộc nhóm
photodermatose, hiếm gặp. Thương tổn là ngứa, khó chịu, dát đỏ và sẩn phù
khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo ở bước sóng thích
hợp.
- Căn nguyên: có thể là một phản ứng kháng nguyên-kháng thể. Bước sóng
ánh sáng mặt trời có thể như là một kháng nguyên có trong huyết thanh hoặc
huyết tương bệnh nhân. Có 2 típ: típI, IgE tăng nhậy cảm với kháng nguyên
ánh sáng đặc hiệu chỉ trên bệnh nhân mày đay do ánh sáng mặt trời và típII:
IgE tăng nhậy cảm với kháng nguyên ánh sáng không đặc hiệu ở cả người bị
mày đay ánh sáng và người bình thường.
- Tỉ lệ khoảng 4% người trong nhóm photodermatose ở Mỹ, thường nữ gặp
nhiều hơn. Tuổi rất thay đổi từ 10-70.
- Tiền sử có vai trò quan trọng để chẩn đoán mày đay do ánh sáng mặt trời.

×