Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Chăm sóc và bón phân cho cây lúa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.52 KB, 11 trang )

Chăm sóc và bón phân cho cây lúa

Năng suất cây trồng phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt
độ, ẩm độ không khí, ánh sáng, đất, nước tưới,
giống, làm đất, mật độ sạ, phương thức canh tác, kỹ
thuật canh tác, bảo vệ thực vật, phân bón, …Nhằm
mục đích làm giảm nhẹ chi phí trong sản suất, trong
canh tác, khâu phòng ngừa sâu bệnh là chủ yếu. Để
đáp ứng mục đích trên, cần áp dụng đồng bộ nhiều
biện pháp từ khâu chuẩn bị xuống giống đến khâu thu
hoạch, bảo quản.
1. Thời vụ gieo trồng:
Thời vụ gieo trồng rất quan trọng, xuống giống đúng
thời vụ cây lúa phát triển tốt vì thời tiết trong mùa vụ
thích hợp cho lúa sinh trưởng, phát triển và cho năng
suất cao. Mặt khác xuống giống đúng thời vụ giúp
cây lúa:
- Giúp cây lúa tránh bị thiệt hại do thời tiết gây ra
như: Nhiệt độ quá cao (nóng), nhiệt độ quá thấp
(lạnh), hạn hán, mưa gió, lũ lụt ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây lúa, làm giảm năng suất lúa.
- Giúp cây lúa tránh được một số dịch hại nguy hiểm
như bù lạch, rầy cánh trắng, nhện gié, bệnh vàng lá
lúa, …
Thời vụ xuống giống thích hợp cho vụ Đông Xuân từ
15/ 11 đến 15/ 12 và vụ Hè Thu từ 15/4 đến 15/ 5.
Xuống giống đúng thời vụ tránh được rầy cánh trắng,
nhện gié, bệnh vàng lá chín sớm gây hại.

2. Làm đất:
Ruộng có chế độ cày bừa phơi đất tốt nhằm tạo điều


kiện thuận lợi cho hạt giống sinh trưởng và phát triển
tốt ngay từ đầu là tiền đề giúp làm ổn định và tăng
năng suất cây trồng. Việc làm đất còn mang lại nhiều
lợi ích sau:
- Tiêu diệt tàn dư sâu bệnh của vụ trước.
- Phân hủy nhanh gốc rạ, cung cấp dinh dưỡng cho
cây lúa và giúp cây lúa tránh bị ngộ độc hữu cơ.
- Đất giữ ẩm tốt, giúp hạt lúa nẩy mầm tốt. Mặt đất
bằng phẳng dể dàng sử dụng thuốc diệt cỏ.
- Đất tơi xốp giúp lúa phát triển tốt. Cho năng suất
cao.
- Nên cày bừa phơi đất trước khi xuống giống 30
ngày, có khả năng làm tăng năng suất 19% so với
ruộng không cày hoặc cày trước khi xuống giống 15
ngày. (Theo Nguyễn Thành Hối, Nguyễn Bảo Vệ,
Phạm Sĩ Tân)

Trang bằng mặt ruộng, đánh đường nước kỹ
nhằm:
- Giúp hạt giống mọc tốt ngay từ đầu.
- Phân phối dinh dưỡng trên ruộng được đồng đều
nên sinh trưởng cây lúa đồng đều, dễ chăm sóc, đạt
năng suất cao.
- Kiểm soát tốt ốc bươu vàng, hạn chế thiệt hại do ốc
gây ra.
- Dễ dàng sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm.
- Khống chế cỏ bằng nước, hạn chế cỏ dại mọc.
- Rút cạn nước 30 ngày sau khi sạ.

Ảnh hưởng của mặt ruộng không bằng phẳng:

- Có những điểm ngập úng.
- Có những điểm thiếu nước.
- Lúa mọc không đều.
- Cỏ phát triển nhiều.
- Phân bố dinh dưỡng trên ruộng không đồng đều,
sinh trưởng của các cây lúa trên ruộng lúa không
đồng đều, khó chăm sóc, dẩn đến năng suất giảm.

3. Chuẩn bị giống:
Hạt giống tốt là tiền đề đạt năng suất cao. Do đó hạt
giống phải đạt ít nhất những chỉ tiêu sau:
- Giống có độ thuần cao.
- Giống phải sạch bệnh.
- Giống sạch hạt cỏ dại.
- Giống có tỷ lệ hạt nẩy mầm cao.

4. Mật độ gieo trồng:
Mật độ sạ rất quan trọng, mỗi loại cây trồng khác
nhau có mật độ gieo trồng thích hợp khác nhau. Gieo
trồng đúng mật độ thích hợp thì cây trồng sẽ cho
năng suất cao nhất. Vì gieo sạ ở mật độ sạ thích hợp
là biện pháp làm tăng sức chứa của cây ở thời kỳ dinh
dưỡng và tăng khả năng tích lũy ở thời kỳ sinh thực
nhằm làm gia tăng năng suất. Đồng thời việc gieo sạ
ở mật độ thích hợp tạo điều kiện thuận lợi cho thiên
địch hoạt động cũng là biện pháp nhằm hạn chế sự
phát triển sâu bệnh trên ruộng, làm giảm nhẹ chi phí
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV).

Theo IRRI khuyến cáo lượng giống sạ như sau:

- Lượng giống thích hợp sử dụng từ 40 – 100kg/ha.
- Mật độ cây lúa sau sạ từ 150 – 200 cây/m
2
.
- Mỗi buội lúa có từ 2 – 3 bông/buội.
- Mật độ bông lúa từ 500 – 600 bông/m
2

- Tránh sạ quá dầy hoặc quá thưa: Mật độ sạ dầy là số
cây trên m
2
cao hơn 250 cây. Mật độ sạ thưa là số cây
trên m
2
thấp hơn 75 cây.

Ở tỉnh An Giang, qua tổng kết nhiều năm của các
chương trình 3 giảm, 3 tăng và 1 phải 5 giảm thì nông
dân tham gia thực hiện theo chương trình sạ ở mật độ
từ 80 – 100kg/ha đạt năng suất cao nhất.

Bất lợi của việc sạ dầy:
- Tốn nhiều giống
- Tốn nhiều phân.
- Hoạt động của thiên địch bị cản trở.
- Sâu bệnh nhiều, tốn tiền thuốc BVTV.
- Cây lúa ốm yếu cho bông nhỏ, năng suất thấp.
- Cây lúa dễ bị đổ ngã khi trổ bông. Làm giảm năng
suất, phẩm chất hạt gạo và hạt lúa bị đen bán bị mất
giá.

- Chi phí canh tác gia tăng, lợi nhuận trong sản suất
thấp.

5. Ngâm ủ giống:
- Để cho hạt giống mọc mầm tốt, trước khi ngâm
giống cần loại bỏ hạt lép, hạt lững, hạt cỏ dại và bệnh
trên hạt bằng cách đổ hạt giống vào dung dịch nước
muối 15%. (1,5kg muối + 10 lít nước), vớt bỏ những
hạt lép, lững nổi trên mặt nước, sau đó vớt giống ra,
rửa sạch và ngâm ủ bình thường. Việc loại bỏ hạt lép,
lững là loại bỏ bớt mầm bệnh trên hạt giống vì những
hạt lép lững thường là những hạt mang mầm bệnh.
- Xử lý hạt giống bằng hóa chất để phá miên trạng và
tiêu diệt mầm bệnh trên hạt giống.

6. Phương thức gieo sạ:
Nếu có điều kiện nên áp dụng gieo lúa theo hàng, dễ
đạt hiệu quả cao nhất. Gieo lúa theo hàng có những
mặt lợi như sau:
- Mật độ cây lúa phân bố trên ruộng đồng đều, cây
lúa cho bông lớn đạt năng suất cao.
- Ruộng thông thoáng ít sâu bệnh.
- Dễ chăm sóc, bón phân, xịt thuốc.
- Ruộng lúa ít bị đổ ngả, hạt sáng chắc, bán có giá.
- Dễ áp dụng cơ giới hóa, tránh thất thoát khi thu
họach

Bất lợi của việc sạ tay là:
- Mật độ cây lúa phân bố trên ruộng không đồng đều,
chỗ quá dầy, chỗ quá thưa và có chỗ không có lúa

mọc, tạo điều kiện cho cỏ phát triển mạnh.
- Tốn công cấy dặm và diệt cỏ, làm gia tăng chi phí
trong sản suất.
- Sinh trưởng của cây lúa không đồng đều, ảnh hưởng
đến năng suất.
- Cây lúa dễ đổ ngả khi chín, làm giảm phẩm chất lúa
gạo và gây bất lợi khi sử dụng cơ giới hóa trong thu
hoạch.

7. Diệt cỏ trên ruộng lúa:
Nên sử dụng thuốc diệt cỏ tiền nẩy mầm vì:
- Điều kiện đất thâm canh bằng phẳng rất thuận lợi
cho việc sử dụng thuốc cỏ tiền nẩy mầm .
- Tránh được sự cạnh tranh về dinh dưỡng giữa cây
lúa và cây cỏ, tạo điều kiện cho lúa mọc tốt và mọc
khỏe ngay từ đầu.
- Nên sử dụng thuốc diệt cỏ Sofit phun sớm trước khi
sạ hoặc ngay khi sạ và trễ lắm 1 ngày sau sạ để vừa
diệt cỏ và lúa cỏ trên ruộng.
Chú ý: 5 – 7 ngày sau khi sạ, nếu đất khô, cần đưa
nước vào để làm gia tăng hiệu lực của thuốc.

Xem thêm:
Nhu cầu dinh dưỡng cây lúa
Phân Đa lượng và Trung lượng
Châu Văn Hải
Phòng Trồng trọt - Kiểm dịch thực vật
Chi cục bảo vệ thực vật An Giang
(Tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu)


×