Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.37 KB, 11 trang )

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chanh dây
I/ GIỚI THIỆU CHUNG
Cây chanh dây (lạc tiên) một số địa phương còn
gọi là cây mát mát.
Là loại cây ăn quả có nguồn gốc từ Brazil và được
trồng ở các nước có khí hậu ẩm như: Srilanca và
một số nước ở Châu Mỹ. Qua khảo nghiệm, hiện
nay cây Chanh dây thích hợp với các nước có khí
hậu nhiệt đới.
Ở nước ta cây Chanh dây được du nhập vào từ thời
kỳ Pháp thuộc nhưng do chưa chú trọng đến làm kinh
tế do đó người dân chỉ trồng rải rác một vài cây chủ
yếu để làm giàn che mát và để giải khát là chính.

Khi nhà nước ta thực hiện kinh tế thị trường thì cây
Chanh dây rất được quan tâm vì có hiệu quả kinh tế
lớn, thị trường tiêu thụ rộng. Qua thực tế sản xuất tại
Miền Trung và Tây Nguyên thì hiện nay cây Chanh
dây được mệnh danh là cây làm giàu.
Sản phẩm chính của cây Chanh dây là làm nước ép
quả làm giải khát nguyên chất hoặc ép với các loại
nước quả khác.
Nước Chanh dây có hương vị tổng hợp của hàng
chục loại hoa quả giống nhau mà công nghiệp hương
liệu không sao tổng hợp được.
Nước chanh dây có vị ngọt chứa 18% hàm lượng
đường, 12% hàm lượng protein, 3% axit và nhiều
chất vitamin A, B,C. Hiện tại nước chanh dây được
chế biến cô đặc và xuất khẩu sang nhiều nước trên
thế giới và đang trở thành mặt hàng khan hiếm trên
thị trường nhất là thị trường Châu Âu và Châu Mỹ.


II. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
Thân cây chanh dây là thân leo (thân thảo) có màu
xanh đậm ở phần thân sinh trưởng. Mỗi mắt có một
tua cuốn mọc ở nách lá. Lá có 03 thùy với rãnh sâu,
cây non lá ít chia thùy và có hình trái xoan. Hoa nở ở
kẻ lá, hoa đơn hoặc hoa chùm có mùi thơm. Tính chất
sinh lý, hoa lưỡng tính có màu trắng từ bên ngoài tím
dần vào trong hoặc đỏ sẫm với kích thước khoảng 5
cm. Quả hình tròn bầu dục, không có lông gai, vỏ
tròn bóng loáng và cứng, khi quả chín có màu tím,
đường kính từ 5 -7 cm, trọng lượng quả 80 -110 gam,
có khoảng 100- 180 hạt/quả. Dịch nước quả thường
đạt 40% so với trọng lượng quả. Năng suất bình quân
60-100tấn/ha/năm, đặc biệt là giàn chữ T nếu thâm
canh tốt có thể đạt trên120 tấn/ha/năm. Tuổi thọ của
cây kéo dài nhưng hiệu quả kinh tế cao vào khoảng
36 tháng.
Yêu cầu đất trồng Chanh dây đòi hỏi không quá cao.
Nhưng trồng ở những vùng đất có chất đất tốt thì
năng suất cao hơn. Cây Chanh dây không chịu được
những vùng ngập úng. Yêu cầu ngoại cảnh: Đòi hỏi
ánh sáng cao, lượng nước không cần nhiều nhưng
đảm bảo độ ẩm cao, nhất là vào mùa khô. Chanh dây
ra hoa quanh năm và cho thu hoạch quanh năm.
III. KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC
1/ Thời vụ trồng:
- Có thể trồng quanh năm
- Ở Tây Nguyên tốt nhất nên trồng vào đầu mùa mưa
khoảng tháng 04 -05 (dương lịch), nếu trồng vào mùa
khô thì cần phải đảm bảo tưới đủ nước, vật liệu che

chắn ở giai đoạn mới trồng để cây sinh trưởng phát
triển tốt.
2/ Chọn đất.
- Do điều kiện đòi hỏi cần phải có giàn leo nên phải
chọn địa hình có mặt bằng đảm bảo, có độ dốc vừa
phải từ 0 – 7 độ, có thể lên đến 10 độ. Nếu đất khó
tiêu thoát nước trong mùa mưa cần tạo các rãnh thoát
nước để việc tiêu thoát được tốt.

Quy cách hố trồng chanh dây
Tính chất đất: Chanh dây không đòi hỏi cao về chất
đất có thể trồng được trên đất cát, đất cát pha, đất thịt,
đất có sỏi đá.
- Tốt nhất nên chọn đất có nhiều chất dinh dưỡng và
thoát nước tốt, đất có độ PH từ 5,5 – 7,5.
3/ Làm giàn cho cây Chanh dây.
Thiết kế để làm giàn cho cây Chanh dây (lạc tiên) có
hai kiểu giàn:
a. Giàn phẳng đều hay vòng cung (giàn mát):
Kiểu giàn này có diện tích lớn đỡ tốn cọc (trụ) hơn
giàn chữ T, nhưng lại tốn cọc phụ
b. Giàn chữ T:
Diện tích mặt giàn nhỏ hơn, tốn cọc trụ hơn, nhưng
có diện tích ánh sáng lớn dễ chăm sóc và cho sản
lượng cao hơn.

Vật liệu để làm giàn: Do chu kỳ sinh trưởng của cây
chanh dây kéo dài, trọng lượng thân quả trên giàn lớn
nên vật liệu làm giàn phải chắc chắn, tốt nhất là cột
bê tông, cột thép, mặt giàn tốt nhất là dùng dây kẽm

để kéo dài tuổi thọ và giảm trọng lượng mặt giàn
Cột trụ: Dài 1,8 – 2 mét, khoảng cách từ cọc này qua
cọc khác 3 m, trồng quanh chu vi vườn là 48
cọc/1000 m2.
* Cọc chống phụ cần khoảng 100 cái/1000 m2, vật
liệu thường dùng là tre, cọc gỗ
Dây kẽm 4mm để kéo các cột trụ chính xung quanh
giàn.
Dây kẽm 2,5 3mm; Dùng căng đường dọc và đường
ngang theo công thức 3×3 m, làm đường trục chính
và phần néo từ đỉnh cọc xuống đất, mỗi cọc gần 2m
Dây kẽm 0.8 -1mm: dùng để đan ô nhỏ với khoảng
cách 0.6 – 0.6 m
Kỹ thuật làm giàn có ảnh hưởng lớn đến việc ra hoa
và đậu trái của cây chanh dây. Thực tế nhiều nơi do
chưa có kinh nghiệm làm giàn hoặc chỉ kết hợp làm
giàn che bóng mát nên chanh dây ra ít hoa hoặc
không ra hoa do các cành quả đan chen nhau cạnh
tranh về ánh sáng. Vì cây chanh dây chỉ ra hoa ở các
mắt đầu cành thứ cấp nằm ngoài mặt tán. Muốn có
nhiều cành thứ cấp cần làm giàn theo kiểu chữ T để
các cành quả này rũ xuống hai bên giàn.
Chuẩn bị hố trồng:
Dùng vôi bột và thuốc chống mối rắc xuống lòng và
thành hố, dùng đất mặt trộn với phân hữu cơ, vô cơ
bỏ xuống hố. (khi trộn phân và đất cần tính lượng
phân và đất lấp đầy mặt hố ngang mặt đất tự nhiên
lèn chặt hố để tránh đất tụt sâu so với mặt hố).
Kỹ thuật trồng
Gỡ bỏ hết vật liêu làm bầu lấy cuốc hoặc dùng tay

móc lỗ để trồng, lèn chặt đất xung quanh bầu cây:
Chú ý: mặt bầu không sâu hoặc cao hơn mặt đất của
hố). Trồng xong tưới đẫm nước ẩm cho cây, cắm cọc
bảo vệ và che nắng cho cây con, nên tủ gốc để giữ ẩm
cho cây con, thời gian che nắng giai đoạn đầu cho
cây con khoảng 15 ngày.

Bồn cho chanh dây
Làm bồn: Để nâng cao hiệu quả cho việc bón phân và
tưới nước do đó cần phải làm bồn cho cây, Chiều cao
bồn 10 -15 cm, kích thước bồn khi cây bước vào kinh
doanh bờ bồn cách gốc khoảng 1 mét.
Chăm sóc cây sau khi trồng
Trồng dặm kịp thời khi cây chết, thường xuyên xới
sạch cỏ dại mục đích để phòng ngừa sâu bệnh. Tiện
lợi cho việc thu hoạch dễ dàng nhất là khi nhặt lượm
quả chín, giai đoạn đầu mới trồng có thể trồng xen
các loại cây ngắn ngày thuộc loại cây họ đậu để tăng
thêm thu nhập. Nhặt bỏ các dây lươn gần gốc ở giai
đoạn mới trồng và khi lên giàn tiếp tục tiến hành nhặt
bỏ để tạo độ thông thoáng cho vườn. Tuyệt đối không
nên trồng các loại cây họ bầu bí, cà tránh lây lan
mầm bệnh từ các loại cây trồng trên sang cây Lạc
Tiên.
Trang 2

×