Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Phòng trừ tuyến trùng ở cây Măng tây xanh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.81 KB, 8 trang )

Phòng trừ tuyến trùng ở cây Măng tây xanh
Măng tây xanh Asparagus officinalis L là một lọai
cây trồng đa niên, dạng bụi, thân thảo. Bộ phận
thu họach là măng. Măng có màu xanh trắng,
mềm, khi mọc cao lên măng có màu xanh và phát
sinh cành, cây có thể cao từ 1,5 – 2m. Là nhóm cây
ưa sáng. Đất có độ phì cao, tơi xốp, giàu mùn, và
độ pH từ 6 -7 thì rất thích hợp để trồng. Cây cần
phải cung cấp đủ nước và giữ ẩm đầy đủ, nhưng
không chịu ngập úng. Đây là một loại rau cau cấp,
đồng thời là cây trồng mang lợi nhuận kinh tế cao
nên trạm Khuyến nông Củ Chi đã triển khai mô
hình Trồng cây Măng tây với diện tích là 3 ha tại
huyện từ tháng 03/2009 đến tháng 3/2010, lũy kế
có khoảng 11ha đã trồng trong 3 năm.
Qua buổi lượng giá vào
sáng ngày 29/4/2010, tại hộ ông Nguyễn Văn Dón ấp
Bàu Trăn, xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi; trạm
Khuyến Nông Củ Chi tổ chức, cho thấy yếu tố kỹ
thuật cần quan tâm khi trồng cây Măng tây là Tuyến
trùng. Để mở rộng diện tích trồng cây Măng tây có
hiệu quả cao, bà con cần phải nắm rõ các biện pháp
phòng trừ Tuyến trùng:
Tuyến trùng có thể hoạt động mạnh trong điều kiện
đất cát và ấm; không thích hợp với điều kiện ngập
nước. Sự có mặt của Tuyến trùng trong đất trồng gây
ra sự giảm sút nghiêm trọng về năng suất và phẩm
chất. Do chúng đục phá hệ thống rễ làm cây không
hút được dinh dưỡng đầy đủ, làm cây vàng đi, đồng
thời làm mất tính kháng của cây, làm cây phát triển
chậm hoặc ngưng phát triển. Qua vết thương của rễ


các vi sinh vật gây hại khác dễ dàng xâm nhập làm
cho cây ngày càng có nhiều bệnh khác nhau và càng
trầm trọng hơn.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG:
Luân canh:
Luân canh trong vòng 1-2 năm với một số cây không
phải là kí chủ hoặc cây trồng có tính kháng Tuyến
trùng: Hành tây, Cà rốt, ớt, Bông cải, Tỏi, Hành, Củ
cải, và Cà chua giống kháng, … nhằm làm giảm mật
số Tuyến trùng gây sưng rễ Meloidogyne javanica
(Sundresh & Setty, 1997; Patel et al., 1979; Jain et
al., 1989; Kanwar, R.S., Bhatti, D. S., 1992). Trồng
những cây như: Mè, Bắp, … để khống chế sự tăng
dân số tuyến trùng gây sưng rễ.
Xen canh cây kháng tuyến trùng:
Cây họ Cúc có khả năng ức chế được sự phát triển
của tuyến trùng. Theo Nguyễn Đăng Long, Bùi Cách
Tuyến (1987), cho biết ở rễ cây Cúc vạn thọ (Tagetes
erecta) tiết ra các chất ức chế được sự phát triển của
Tuyến trùng.
Vệ sinh đồng ruộng:
Gom tàn dư thực vật của cây trồng đã bị nhiễm và
hủy đi. Sự phát triển của Tuyến trùng sẽ bị chậm lại
và mật độ cũng giảm (Luc, M. et al., 1990).
Dược chất trích từ thực vật:
Các nghiên cứu của Guzman – R.S và Davide, R. G.
1992 cho thấy: dịch chiết từ cây Lục bình (Eichornia
crassipes) và Hành tây (Allium cepa) cho kết quả tốt
nhất đối với Tuyến trùng Meloidogyne incognita và
Radopholus similis. Họat tính có tính trừ Tuyến trùng

được xác định là Acid carboxylic trong Lục bình và
Ketone trong dịch chiết của Hành tây.
Hiệu quả trừ Tuyến trùng bằng lá băm nhỏ của cây
Bông giấy (Bougainvillea spectabilis), Húng cây
(Oscimum sanctum) Hành tây (Alliumcepa) và cây
Bọ chét (Leucaena leucaephala) ở mức độ 5 gam/kg
đất đối với M. incognita trên cây Cà chua và
Rotylenchus reniformis trên cây Đậu (Vigna radiata)
đã được khảo sát ở trong chậu, làm gia tăng sinh
trưởng của cây và ức chế sự tăng dân số của quần thể
Tuyến trùng (Sundarababu, R. et al, 1990).
Giả cây Cỏ mực (Eclipta prostrata), trích lấy nước
tưới vào đất làm giảm được Tuyến trùng (Nguyễn
Đăng Long, Bùi Cách Tuyến, 1987).
Phân hữu cơ:
Việc áp dụng phân hữu cơ bón cho đất là một tập
quán tốt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm thay đổi
hóa tính đất, cung cấp vi lượng,… phân hữu cơ còn
làm giảm mật số Tuyến trùng trong đất và làm tăng
năng suất.
Dưới tác dụng của vi sinh vật, chất hữu cơ dần dần
phân hủy, quá trình này tạo ra các acid hữu cơ như:
acid fulvic, humic, acetic, n-butyric, formic, lactic,
propionic có khả năng giết và ngăn chặn sự sinh sản
của Tuyến trùng (Ismail, A. E., và Don, C.N., 1973)
NH3 tạo ra trong quá trình phân hủy phân cá làm mật
số tuyến trùng bứu rễ (Meloidogyne) giảm xuống
(Nguyễn Bá Khương. 1988).
Biện pháp hóa học:
Tại Mexico, Indonesia đã sử dụng 2 lọai thuốc

Agrispon và Sincocin để phòng trừ Tuyến trùng rất
hiệu quả.
Dùng hỗn hợp sincosin + Arispon 1lít/ha, Mocap
(10g) 25kg/ha, Furadan (3H) 50kg/ha có hiệu quả
trong việc làm giảm thành phần và mật số Tuyến
trùng trên cây Thuốc lá (Đặng Thị Nha, 1997).
Phòng trừ tổng hợp:
Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ Tuyến
trùng luôn cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một
biện pháp riêng rẽ.
Cỏ Cứu (Theo KNTPHCM)
Bài viết liên quan

×