Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học: " CHIA SẺ LỢI ÍCH – NỀN TẢNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN BENEFIT " pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.33 KB, 6 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
1
CHIA SẺ LỢI ÍCH – NỀN TẢNG CỦA LIÊN KẾT KINH TẾ
KHU VỰC MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN
BENEFIT SHARE – A FOUNDATION FOR ECONOMIC TIES
IN CENTRAL PROVINCES AND WESTERN HIGHLANDS


Trần Ngọc Ánh
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động luôn luôn là lợi ích mà chủ yếu là lợi ích
kinh tế. Cơ sở của liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên không thể không dựa trên
nền tảng lợi ích. Cơ chế liên kết kinh tế có hiệu quả là cơ chế chia sẻ lợi ích phát triển giữa các
thành viên trong khu vực. Do đặc điểm địa lý và lịch sử phát triển, khu vực miền Trung – Tây
Nguyên, rất cần m
ột cơ chế liên kết kinh tế đặc thù. Đương nhiên, đây là vấn đề lớn, phức tạp,
cần được nghiên cứu công phu và luận chứng một cách khoa học. Bài viết này là một cố gắng
của tác giả, góp phần giải quyết vấn đề theo tinh thần đó.
ABSTRACT
The deep motivation which enhances human activities is always concerned with
benefits, mostly economic benefits. A foundation for Economic ties in the Central region and
Western Highlands can not develop without a foundation of benefits. An effective measure for
economic ties is the mechanism which facilitates the development of benefit sharing among the
member provinces in the region. With topographical and historical differences, the Central
region and Western Highlands require a specific mechanism for their economic relations. This is
obviously a complicated and macroscopic theme which needs to be properly studied and
supported by scientific facts. This article indicates the author’s effort in solving the problem.

1. Lợi ích với tư cách là động lực của lịch sử


Theo quan điểm phổ biến được thừa nhận rộng rãi hiện nay, sự phát triển của xã
hội được quy định bởi tổng thể các điều kiện tự nhiên và xã hội, gắn liền với một hệ
thống các động lực tác động đến sự phát triển. Tuy nhiên, theo quan điểm của chủ ngh
ĩa
Mác-Lênin, xét đến cùng, sự phát triển của xã hội bao giờ cũng là kết quả của những
hoạt động có ý thức của con người đang theo đuổi những lợi ích nhất định. Có thể
khẳng định, lợi ích giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của con người cũng
như trong sự phát triển của xã hội. Bởi “lịch sử chẳng qua chỉ là hoạt động của con
người theo đuổi mục đích của bản thân mình”(1). Do vậy, nghiên cứu lịch sử là nghiên
cứu chính bản thân con người, và vì vậy, phải tìm động lực của lịch sử từ chính động
lực thúc đẩy con người hoạt động.
Học thuyết Mác khẳng định, động lực sâu xa thúc đẩy con người hoạt động luôn
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
2
luôn là lợi ích mà chủ yếu là lợi ích kinh tế. Mọi mâu thuẫn xã hội, xét đến cùng, đều là
mâu thuẫn về lợi ích giữa những giai cấp, tập đoàn người, lực lượng và khuynh hướng
xã hội. Trong nền sản xuất xã hội, cuộc đấu tranh của những lợi ích riêng biệt đã “vô
tình” tạo ra một lực lượng sản xuất tăng lên gấp bội nhờ sự hợp tác của những cá nhân.
Tất nhiên, mỗi cá nhân, mỗi tập thể, mỗi tập đoàn, lực lượng đều chỉ theo đuổi những
lợi ích của riêng mình, nhưng muốn vậy, họ phải tham gia vào các quan hệ xã hội và
qua đó, họ tạo ra một phương thức hợp tác, hình thành một sức sản xuất mới. Lực lượng
sản xuất được nhân lên gấp bội nhờ sự hợp tác của những cá nhân khác nhau do phân
công lao động xã hội quy định. Nhưng lợi ích không chỉ là động lực mà còn là sản
phẩm, là sự kết tinh, đối tượng hóa bản chất con người, tính người. Lợi ích vừa tồn tại
dưới hình thức vật thể vừa là quan hệ xã hội – quan hệ lợi ích.
Người ta quan hệ với nhau, trao đổi tính người cho nhau chính là thông qua sản
xuất và trao đổi sản phẩm của quá trình sản xuất ấy. Rõ ràng, lợi ích không phải là bản
thân quan hệ xã hội, mà là cái mang quan hệ xã hội. Lợi ích là cái liên kết các thành
viên trong xã hội, nó được đặt trong quan hệ giữa con người với nhau và làm cơ sở cho
việc xác lập các quan hệ giữa họ. Có thể nói, lợi ích là cái gắn bó mật thiết với con

người, là động lực của lịch sử, động lực của sự biến đổi lực lượng sản xuất. Bởi vậy,
việc nhận thức quan hệ xã hội mà không làm rõ cơ sở lợi ích thì nhận thức đó chỉ mang
tính trừu tượng. Luận điểm nổi tiếng của Mác: “Tư tưởng mà tách rời khỏi lời lợi ích thì
nhất định sẽ tự làm nhục nó” vẫn mãi mãi còn nguyên giá trị. Dưới góc độ phát triển xã
hội, phát triển sản xuất, chúng ta không dừng lại ở việc nhìn nhận vị trí, vai trò của lợi
ích trong hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi lực lượng cụ thể, mà quan trọng hơn, phải
nghiên cứu sâu hơn mối quan hệ biện chứng giữa các lợi ích đó nhằm tìm ra những
động lực chung cho sự phát triển xã hội. Thiết nghĩ, đi tìm một cơ chế liên kết kinh tế
khu vực miền Trung – Tây Nguyên, không thể không dựa trên những quan điểm có tính
phương pháp luận đã nêu ở trên.
2. Liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên trên nền t
ảng chia sẻ lợi ích
phát triển
Điều dễ nhận thấy là hiện nay, hầu như mọi người đều thống nhất nhận thức về
tính tất yếu cũng như tầm quan trọng của liên kết kinh tế khu vực. Một khi liên kết kinh
tế là tất yếu khách quan, thì sớm hay muộn, nó cũng phải dần dần xuất hiện như một xu
thế. Vấn đề
đặt ra ở đây là con người, với tư cách là chủ thể của lịch sử, phải ứng phó
như thế nào trước xu thế đó? Chúng ta đang hiện hữu trong nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng trong giai đoạn hiện nay và có thể cả trong nhiều
năm sắp tới, khi mà thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chưa được hoàn
thiện, thì tính tự phát điều tiết của thị trường còn rất mạnh và trong nhiều trường hợp,
giữ vai trò chi phối. Bởi vậy, nếu để cho thị trường tự phát điều chỉnh, quá trình hình
thành liên kết kinh tế khu vực sẽ diễn ra chậm hơn, chúng ta sẽ phải trả “học phí” cao
hơn, thông qua quá trình “đổ vỡ” và sắp xếp lại của các chủ thể kinh tế. Rõ ràng, các
tỉnh trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên không có lựa chọn nào khác ngoài con
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
3
đường cùng nhau chủ động tạo lập một cơ chế liên kết kinh tế khu vực hợp lý, đảm bảo
cho các địa phương đều có cơ hội phát triển một cách hài hòa.

Chúng ta đều rõ, mục đích của sự phối hợp, liên kết giữa các địa phương trong
khu vực là nhằm tạo không gian kinh tế thống nhất cho toàn vùng để cùng phát triển,
với hiệu quả cao, trong hội nhập kinh tế quốc tế thời đại toàn cầu hóa. Thực trạng kinh
tế khu vực hiện nay là giữa các tỉnh, thành đang thiếu sự liên kết trong quy hoạch, thiếu
các phương án phối hợp tổng thể, lâu dài cho sự phát triển có hiệu quả và bền vững của
toàn vùng. Kết quả là hiện nay đang xuất hiện tình trạng “mạnh ai nấy làm”, “dàn hàng
ngang” cùng tiến, cùng đua nhau tự đưa ra cơ chế ưu đãi riêng, cạnh tranh nhau “trải
thảm đỏ” để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Tình hình thực tế đang dẫn đến một
nghịch lý là các địa phương, vốn có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng và thế mạnh tương
đối giống nhau, đáng lý ra, có thể cùng nhau hình thành thế mạnh và lợi thế cạnh tranh
của cả khu vực, thì lại trở thành một rào cản lớn cho sự liên kết, phát triển có hiệu quả
và bền vững của toàn vùng.
Có lẽ, về mặt nhận thức, không có nhiều trở ngại trong liên kết và hợp tác kinh
tế khu vực. Việc các địa phương cùng nhau tổ chức hội thảo “Liên kết vì sự phát triển
cho kinh tế miền Trung” diễn ra tại Hội An vào ngày 25/04/2007, là một minh chứng
xác đáng. Lợi ích của liên kết kinh tế khu vực trong bối cảnh toàn cầu hóa là hiển nhiên
và rất lớn. Rõ ràng, liên kết kinh tế không chỉ góp phần khai thác có hiệu quả hơn tiềm
năng và lợi thế của mỗi địa phương mà còn tạo thế và nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ
việc giảm chi phí, tiêu hao các nguồn lực. Liên kết kinh tế không chỉ tạo thêm sức mạnh
nội sinh, tập trung được nguồn lực để thực hiện những dự án lớn, đẩy mạnh sự phân
công theo hướng chuyên môn hóa mà còn góp phần kiến tạo môi trường thu hút đầu tư
hấp dẫn, có hiệu quả.
Không phải các địa phương trong khu vực không biết hiện đang tồn tại hiện
trạng “tỉnh này có gì, tỉnh kia có nấy”, khiến cho nhiều tỉnh cùng “dàn hàng ngang để
tiến” và kết quả là cùng níu kéo lẫn nhau, làm suy giảm lợi thế và tiềm lực lẫn nhau.
Không phải lãnh đạo các tỉnh thành trong khu vực không nhận rõ thực trạng thiếu sự
liên kết, phối hợp hoạt động kinh tế hiện nay, sự lãng phí cơ hội đầu tư và nguồn lực
phát triển bởi định hướng đầu tư giống nhau, trong khi quy mô thị trường còn hạn chế,
năng lực cạnh tranh thấp, tính cát cứ trong phát triển kinh tế theo địa giới hành chính
còn phổ biến. Vậy trở ngại chính trong liên kết kinh tế khu vực nằm ở chỗ nào? Chúng

ta đều biết, trong nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, liên kết và hợp tác trong
sản xuất kinh doanh nói riêng hay hoạt động kinh tế nói chung không thể xuất phát từ
mong muốn chủ quan, duy ý chí dù trên cơ sở thiện ý. Mọi sự liên kết hợp tác đều phải
dựa trên “tính tất yếu kinh tế”, ở đây là các động lực của thị trường, mà thực chất là
động lực lợi ích. Vậy là đã rõ. Cái đang cản trở lớn nhất đối với liên kết kinh tế khu vực,
chủ yếu không phải nằm ở nhận thức mà ở chỗ đang thiếu một cơ chế liên kết kinh tế
trên nền tảng chia sẻ lợi ích phát triển. Thực tế cho thấy, trong thương lượng, đàm phán,
thỏa thuận, hợp tác thì điều khó nhân nhượng lẫn nhau nhất luôn luôn là lợi ích. Chẳng
hạn, Đà Nẵng, dù được trung ương xác định và được các địa phương trong khu vực thừa
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
4
nhận, vị trí trung tâm động lực của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, nhưng chắc
chắn, không một tỉnh, thành nào trong khu vực đồng ý hy sinh lợi ích của mình để dồn
sức phát triển cho Đà Nẵng. Cũng vì vậy, các địa phương trong khu vực, dù biết rõ,
“Nếu mỗi tỉnh đều muốn có cảng lớn thì miền Trung sẽ không có cảng lớn thật sự và
điều này không chỉ đúng với cảng biển mà còn với sân bay và các cơ sở hạ tầng
khác”(2), nhưng vẫn đua nhau xây dựng cảng biển, sân bay, các khu công nghiệp… Rõ
ràng, các địa phương không thể hy sinh lợi ích của mình cho lợi ích chung của khu vực,
và chúng ta, không thể hy sinh lợi ích của bất cứ thành viên nào trong quá trình phát
triển. Chúng ta không thể thúc đẩy và nâng cao hiệu quả của quá trình liên kết và hợp
tác kinh tế khu vực, chừng nào còn chưa thiết lập được một cơ chế liên kết hợp lý trên
cơ sở chia sẻ lợi ích mà các thành viên có thể chấp nhận. Cơ chế liên kết kinh tế đó phải
vừa đảm bảo lợi ích tổng thể trong phát triển của cả khu vực vừa phải chia sẻ lợi ích
một cách hài hòa cho các thành viên trên cơ sở phân công lao động, phân vùng phát
triển hợp lý.
3. Cần một cơ chế đặc thù cho hợp tác, liên kết kinh tế khu vực
Khác với vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam, kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung cần có một cơ chế đặc thù riêng. Liên kết kinh tế khu vực trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đều có mặt thuận lợi cơ bản là do đặc điểm yếu tố

địa lý tự nhiên và kết quả sự phát triển lịch sử kinh tế xã hội, dẫn đến các địa phương
trong khu vực có lợi thế so sánh khác nhau, có tính bổ sung cho nhau trên một số mặt
nhất định trong hợp tác, liên kết kinh tế. Vì vậy, họ cũng dễ ràng cùng nhau, hợp tác,
phân công lao động, cùng nhau chia sẻ lợi ích trong quá trình phát triển. Thực tế cho
thấy, các tỉnh thành trong hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, đều
không “kêu ca” nhiều về những trở ngại, khó khăn trong liên kết, hợp tác kinh tế với
nhau là một minh chứng cho điều đó.
Rõ ràng, cơ chế hợp tác, liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên phải
mang tính đặc thù riêng, do các địa phương trong khu vực có vị trí địa lý gần giống
nhau, có lợi thế tương đồng mà ít có sự bổ sung cho nhau. Lợi thế của ở đây phải là lợi
thế tổng thể toàn khu vực, có sự phân công, phân nhiệm, phân vùng hợp lý, trên cơ sở
chia sẻ lợi ích phát triển. Khác với hai khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía
Nam, ở đây vai trò chủ động, tự giác trong nhận thức và hành động của các chủ thể
quản lý, chủ thể hoạt động kinh tế, càng cần phải được phát huy cao độ.
Quá trình hợp tác, liên kết kinh tế khu vực miền Trung – Tây Nguyên không chỉ
đòi hỏi ý chí chính trị cao của chủ thể lãnh đạo, quản lý từ trung ương đến địa phương,
mà quan trọng hơn, phải xây dựng được cơ chế liên kết kinh tế đặc thù trên cơ sở chia
sẻ lợi ích phát triển. Qua bước đầu nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến xung
quanh vấn đề này như sau:
1. Trên cơ sở Quy chế phối hợp giữa các bộ ngành trung ương và các địa
phương đối với các vùng kinh tế trọng điểm do thủ tướng chính phủ ban hành, cần xây
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
5
dựng (có thể do chính phủ hoặc bộ kế hoach đầu tư chủ trì) một cơ chế liên kết kinh tế
đặc thù cho khu vực trên cơ sở chia sẻ lợi ích phát triển.
2. Quá trình liên kết kinh tế khu vực, có thể thực hiện theo nguyên tắc “dễ trước,
khó sau”. Trong tình hình kinh tế - xã hội của khu vực hiện nay, có thể nhận thấy liên
kết kinh tế theo ngành và doang nghiệp (chủ yếu là liên kết ngang và liên kết dọc) dễ
thực hiện hơn là liên kết giữa các vùng lãnh thổ. Trong liên kết giữa các vùng lãnh thổ,
liên kết giữa các tỉnh thành miền Trung với các tỉnh thành Tây Nguyên dễ hơn là liên

kết giữa các địa phương miền Trung với nhau. Vì vậy, trước hết cần khuyến khích và
tạo điều kiện, thúc đẩy sự hợp tác và liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp trong toàn
khu vực, qua đó thúc đẩy sự phân công lao động xã hội hợp lý, hình thành sự liên kết
chặt chẽ để cùng nhau phát triển.
3. Vấn đề khó khăn nhất đồng thời cũng là vấn đề quan trọng nhất, là liên kết
kinh tế giữa các vùng lãnh thổ trong quá trình phát triển. Chúng ta đều biết, lãng phí lớn
nhất của khu vực hiện nay là lãng phí trong đầu tư chồng chéo, trùng lặp nhau, theo kiểu
“tỉnh này có gì, tỉnh kia có nấy” đặc biệt trong xây dựng cơ sở hạ tầng như sân bay,
cảng biển… đang đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Để khắc phục tình trạng này, cần phải
xây dựng một quy hoạch kinh tế xã hội, quy hoạch đầu tư phát triển trong không gian
kinh tế thống nhất của cả khu vực, theo hướng kết nối và liên kết giữa các tỉnh thành,
khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp, phân tán các nguồn vốn đầu tư, các nguồn
lực phát triển. Nếu để các địa phương trong khu vực tự thương lượng, thỏa thuận và
thống nhất với nhau thì rất khó, bởi sẽ xuất hiện tình trạng “không ai chịu ai”, không ai
muốn hy sinh lợi ích phát triển của mình, cho dù vì sự phát triển chung của khu vực.
Theo chúng tôi, vấn đề có thể được giải quyết, với hai điều kiện sau:
Một là, chính phủ phải đứng ra chủ trì, điều phối và thống nhất quy hoạch phát
triển kinh tế, xã hội trong không gian kinh tế thống nhất toàn khu vực, trước hết là trong
khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung. Trên cơ sở đó, các cơ quan trung ương và địa
phương phải thực hiện cấp phép đầu tư và thực hiện các dự án phát triển theo đúng quy
hoạch đã được phê duyệt.
Hai là, phải có một cơ chế tài chính và phân bổ ngân sách đặc thù cho khu vực.
Ngoài việc thực hiện theo cơ chế phân bổ ngân sách hiệ
n hành, cần thực hiện thêm một
cơ chế ngân sách bổ xung cho các địa phương trong khu vực, theo đó những địa phương
nào được quy hoạch phát triển thành những trọng điểm kinh tế lớn (sân bay quốc tế,
cảng biển lớn…) thì phần thu ngân sách vượt trội (phần này sẽ ngày càng lớn), thay vì
nộp về ngân sách trung ương, sẽ được điều chuyển thành ngân sách bổ sung cho các địa
phương còn lại trong khu vực, hỗ
trợ thêm cho sự phát triển.

4. Cần thiết lập một cơ cấu điều phối cấp vùng do một phó thủ tướng chính phủ
phụ trách, với thành viên là chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành, trong khu vực. Cơ
cấu điều phối này không hoạt động như một cấp hành chính trung gian giữa trung ương
và địa phương, mà chỉ là một cơ chế phối hợp và thống nhất các hoạt động hợp tác, liên
kết kinh tế khu vực trên cơ sở quy hoạch kinh tế, xã hội thống nhất toàn vùng đã được
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 3(32).2009
6
phê duyệt.

4. Kết luận
Miền Trung và Tây Nguyên muốn phát triển nhanh và bền vững không thể
không chủ động tiến hành liên kết kinh tế khu vực. Để đẩy mạnh quá trình liên kết kinh
tế khu vực, vấn đề chủ yếu không phải là khắc phục những trở ngại về nhận thức mà là
vấn đề tạo lập cơ chế liên kết kinh tế khu vực phù hợp. Chỉ có trên cơ sở chia sẻ lợi ích
chúng ta mới xây dựng được một cơ chế liên kết kinh tế vừa đảm bảo lợi ích tổng thể
cho phát triển của cả khu vực vừa chia sẻ lợi ích một cách hài hòa cho các địa phương
trên cơ sở phân công lao động, phân vùng phát triển hợp lý.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.141.
[2] Khuyến cáo của tổ chức JICA (Nhật Bản) về nghiên cứu chiến lược phát triển hạ
tầng khu vực miền Trung.
[3] Nghị quyết số 33/NQ – TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố
Đà Nẵng trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
[4] Trương Tấn Sang, Để nền kinh tế nước ta hội nhập thành công và phát triển bền
vững, Tạp chí cộng sản số 7, 2008.
[5] Đặng Quang Định, Quan điểm của triết học Mác về lợi ích với tư cách động lực
của lịch sử, Tạp chí triết học, số 8 (207), 2008.
[6] Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về Phương hướng phát

triển KT –XH vùng KTTĐ miền Trung đến n
ăm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
[7] Quyết định số 159/2007/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về Quy chế phối hợp
giữa các bộ ngành và địa phương đối với những vùng kinh tế trọng điểm.

×