Giáo trình hướng dẫn thực tập môi trường Đồ Sơn
NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2006.
Tr 24 – 44.
Tài liệu trong Thư viện điện tử ĐH Khoa học Tự nhiên có thể được sử dụng cho mục
đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục
vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp thuận của nhà xuất bản và tác giả.
Mục lục
Chương 3 Các chuyên đề thực tập 2
3.1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn 2
3.1.1 Quy định chung 2
3.1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn 2
3.1.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 6
3.2 Tài nguyên nước Đồ Sơn 7
3.2.1 Quy định chung 7
3.2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn 8
3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 10
3.3 Tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 12
3.3.1 Quy định chung 12
3.3.2 T
ổng quan về tài nguyên sinh vật Đồ Sơn 12
3.3.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 15
3.4 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn 16
3.4.1 Quy định chung 16
3.4.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơn 17
3.4.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề 18
3.5 Thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở Đồ Sơn 19
3.5.1 Quy định chung 19
3.5.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý chất thải ở Đồ Sơn 20
3.5.3 Hướng dẫn thực hiện n
ội dung bài tập chuyên đề 20
Chương 3. Các chu
y
ên đề thực tập
PGS. TS. Nguyễn Đình Hòe
Chương 3
Các chuyên đề thực tập
3.1 Địa chất môi trường vùng bờ biển Đồ Sơn
3.1.1 Quy định chung
9 Điều kiện cần: Sinh viên nắm vững kiến thức địa chất môi trường (ĐCMT) trước
khi khảo sát.
9 Phương pháp tiến hành:
- Quan sát các dấu hiệu kiến trúc hình thái của các yếu tố MTĐC.
- Phỏng vấn người địa phương, vẽ mặt cắt trong trường hợp có yêu cầu.
- Xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC đố
i với các điểm khảo sát.
- Ghi nhật ký khảo sát MTĐC đúng quy cách.
9 Yêu cầu phải đạt được đối với sinh viên:
- Nhận diện cấu trúc thẳng đứng của MTĐC gồm móng đá cứng và tầng phủ bở
rời.
- Thực hiện việc xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC của 9 yếu
tố quan trọng c
ủa MTĐC Đồ Sơn. 9 yếu tố này tập trung dọc tuyến khảo sát giáo
khoa (xem mục tuyến khảo sát và tổ chức thực hiện).
- Tập quan sát các chỉ thị MTĐC để làm rõ quá trình động lực hiện đại của MTĐC
vùng bờ:
+ Sự dâng cao tương đối của mực nước biển
+ Động lực sóng và dòng biển
+ Ô nhiễm bãi biển (dầu, rác thải,
độ đục).
9 Tuyến khảo sát và tổ chức thực hiện:
Tuyến khảo sát dọc theo bờ biển từ đền Bà Đế đến Trạm nghiên cứu biển Đồ Sơn. Tuỳ
theo chế độ thuỷ triều vào thời gian thực tập mà bố trí hành trình theo chiều từ Trạm nghiên
cứu biển đi đền Bà Đế hay ngược lại, sao cho có thể nghiên cứu được bãi biển 295 và mỏ hàn
tự nhiên khi thu
ỷ triều rút, vì khi triều lên, mỏ hàn tự nhiên bị ngập.
3.1.2 Tổng quan về ĐCMT vùng bờ biển Đồ Sơn
3.1.2.1 Phân tầng cấu trúc
9 Móng đá cứng
Móng đá cứng tạo nên bán đảo Đồ Sơn lộ ngay trên bề mặt địa hình tạo ra các mỏm núi
thấp, các vách đổ lở, các bãi đá ven bờ. Đó là các loại cát kết, bột kết, cuội sạn kết màu xám
vàng hay đỏ nâu tự nhiên. Chúng là các thành tạo ven bờ biển cổ. Trong đá còn có các di tích
động thực vật cổ vùng triều như cá cổ, giá biển cổ, đặc biệt còn có các xác thực vật cạn đầu
tiên trong lịch sử tiến hoá thực vật. Nhiều khe nứt khô hình đa giác cũng được quan sát thấy ở
nhiều nơi. Các loại đá trầm tích này được thành tạo tại vùng ven bờ của một lục địa cổ còn tồn
tại cách ngày nay khoảng 25 - 30 triệu năm (Hộp 4).
9 Tầ
ng phủ bở rời
Tầng phủ bở rời gồm hai hệ lớp có tuổi địa chất và nguồn gốc rất khác nhau.
Hệ lớp trầm tích biển cổ, tạo nên đồng bằng hẹp ven chân núi thuộc các phường Ngọc
Xuyên, Ngọc Hải, Vạn Sơn và phần đầu của khu du lịch, nơi xây các biệt thự, nhà hàng, bãi
tắm I. Thành phần chính là cát - bột bở rời màu xám vàng, nâu vàng có chứa nhiều mảnh vụn
vỡ vỏ sò ốc biển. Đây cũng là tầng chứa nước ngầm chủ yếu của phần Bắc bán đảo Đồ Sơn, là
tầng canh tác nông nghiệp chính. Hệ lớp trầm tích biển cổ có niên đại từ trên 2.000 năm
trước, cho đến thế kỉ 18 vẫn còn chưa thoát khỏi ảnh hưởng của thuỷ triều. Sử sách còn ghi
năm 1741, Nguyễn Hữu Cầu nổi dậy chống chúa Trị
nh, lấy Đồ Sơn làm căn cứ, khi tế cờ phải
đứng trên một gò đất cao giữa bãi lầy (Hộp 5). Vách núi xung quanh Vụng Ngọc, Vụng Chẽ
vẫn bảo tồn được địa hình vách sóng vỗ (cliff) cổ (thấy rất rõ ở phía sau khách sạn Hang Dơi,
khách sạn Công Đoàn, Đình Ngọc). Các địa danh cổ: Vụng Ngọc, Vụng Chẽ cho thấy lớp
trầm tích biển ngày xưa đã từng là những bãi biể
n cổ.
Hệ lớp trầm tích hiện đại. Đó là các loại trầm tích đa nguồn gốc đang được thành tạo,
gồm các loại sản phẩm vỏ phong hoá (tàn tích, sườn tích, nón phóng vật, sản phẩm dốc tụ
chân núi (vạt gấu núi), bãi biển hiện đại ).
3.1.2.2 Nước ngầm
Nước khe nứt: tập trung trong các đới dập vỡ của tầng móng đá cứng và xuất lộ dướ
i
dạng các nguồn lộ. Tại các nguồn lộ này, nhân dân đã khoét đá thành các mỏ nước nhỏ. Nhờ
rừng thông được bảo vệ nên các mỏ nước có nước quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều.
Có thể gặp các mỏ nước này ở phía bắc phường Ngọc Xuyên bên cạnh đường mòn bên núi
Tháp, suối Rồng ở Đình Ngọc, giếng chợ Cầu Vồng, giếng Hang Dơi và một giếng nhỏ khác
ở gần bến cá Vạn Hương.
Hộp 4
CỔ LỤC ĐỊA CATHAYSIA
Đó là một lục địa cổ rộng lớn hình thành từ cuối Tiền Cambri (khoảng
1000 triệu năm trước) có vị trí ở rìa biển Đông ngày nay. Lục địa này có một
thời gian dài gắn với Châu Úc và Nam Cực và chỉ tách ra, dạt về phía Bắc khi
hình thành Ấn Độ Dương (bắt đầu từ khoảng 70 triệu năm trước). Cathaysia
tồn tại như một mảnh lục địa gắn kết cho đế
n khi biển Đông bắt đầu hình
thành (25 triệu năm trước). Sự tách giãn đáy đại dương để hình thành biển
Đông đã phá huỷ, nhấn chìm nhiều mảnh vỡ cổ lục địa Cathaysia, những
mảnh còn sót lại nằm rải rác ở ven biển Phúc Kiến, Quảng Đông, Đảo Hải
Nam (Trung Quốc), Đồ Sơn, Bắc Quảng Bình và Tây Nguyên (Việt Nam) và
móng của một số đảo thuộc quần đảo Tr
ường Sa. Hệ tầng trầm tích màu đỏ
chứa cá và thực vật ở Đồ Sơn là thành tạo ven biển của cổ lục địa này.
Nguồn: Nguyễn Đình Hoè và Rangin, C., 1999 in "Gondwana Dispersion
and Asian Accretion" Ed.by I. Metcalfe, Rotterdam, the Netherlands. p. 297 -
314.
Nước khe nứt trong mát, nấu nước pha trà rất ngon nên nhân dân địa phương, dù mùa khô
phải xếp hàng vét từng gáo vẫn thích gom nước về ăn. Tuy nhiên do lưu vực các nguồn nước
có dân cư ở đông nên thường bị nhiễm bẩn.
Nước trong tầng cát biển cổ: chủ yếu gặp ở các phường Ngọc Hải, Vạn Sơn. Chỉ cần đào
giếng nông là có nước, lưu lượng dồi dào nhưng có nguy cơ bị nhiễm mặn và ô nhiễm do tầng
chứa nước có tính thấm cao lại lộ trên mặt. Một số giếng đã bị bỏ hoang do nhiễm mặn, phèn
và nhiễm bẩn.
Nước trong tầng phong hoá đá móng: gặ
p ở đỉnh đảo Hòn Dáu. Nhờ thảm thực vật
phong phú nên nguồn nước có quanh năm nhưng lưu lượng không nhiều.
3.1.2.3 Đặc điểm địa động lực hiện đại
Sụt chìm do sự dâng cao tương đối của mực nước biển (theo kết quả đo đạc nhiều năm
của Trạm đo thuỷ triều Hòn Dáu biên độ dâng cao tổng hợp khoảng 2mm/năm). Dấu hi
ệu của
quá trình sụt chìm có thể quan sát ở nhiều nơi trên bán đảo:
- Xói lở bờ biển diễn ra trên diện rộng, kết quả là để bảo vệ bờ biển cát, đã phải
xây hệ thống kè biển đồ sộ (từ thời Pháp) và thường xuyên phải tu bổ kè.
- Nhiễm mặn gia tăng ở bồn nước ngầm trong tầng cát biển cổ (kiểm chứng qua
phỏng v
ấn nhân dân địa phương phường Ngọc Hải, nằm xa chân núi, nơi các
giếng nông không chịu ảnh hưởng ngọt hoá do nước chảy trên núi xuống).
- Các thềm biển hiện đại (bench) đang bị sóng phá huỷ và ngập chìm dưới trầm
tích biển hiện đại - quan sát rất rõ ở phía đông núi Độc, mỏ hàn tự nhiên, chân
đảo Hòn Dáu và nhiều vị trí khác.
Hộp 5
THEO DÒNG LỊCH SỬ
Vào thời Lý, có một dòng sông lớn và cũng là tuyến đường thuỷ quan
trọng là sông Đa Độ đổ ra bến cá Ngọc Hải bây giờ. Nhà Lý đã cho xây tháp
Tường Long trên đỉnh núi Chòi Mòng làm tiêu ngắm cho thương thuyền vào
cửa sông Đa Độ. Ngày nay, cả dòng Đa Độ, cả cửa Ngọc Hải đã suy tàn.
Tháp Tường Long hồi đầu thế kỷ bị thực dân Pháp phá dỡ lấy vật liệu xây
thành Hải Dương, giờ chỉ còn cái móng xây bằ
ng gạch Bát Tràng. Một phần
sông Đa Độ giờ trở thành ruộng lúa. Tuy nhiên, nếu có dịp đến thị trấn Kiến
Thuỵ, bạn sẽ thấy những đoạn còn lại, hùng vĩ, rộng rãi và xanh ngắt của
dòng Đa Độ xưa.
Hoạt động của dòng dọc bờ: Vào mùa gió Đông Bắc, dòng dọc bờ đưa bồi tích từ các
cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng xuống phía Nam, bồi lấp vào khu cảng cá Ngọc Hải. Tốc
độ bồi lấp quá nhanh khiến bến Ngọc Hải không còn khả năng thông tàu. Nhà nước buộc phải
xây kè luồng để cứu vãn bến cá có hàng ngàn năm lịch sử này (Hộp 5). Dòng dọc bờ do gió
mùa Đông Nam tạo ra, đưa b
ồi tích từ cửa sông Văn Úc phía Nam bán đảo, vòng qua mũi
Hòn Dáu bên phía bắc, xâm lấn vào các bãi tắm và làm đục ngầu tất cả bãi biển của Đồ Sơn.
Hộp 6
HÒN DÁU - BẢO TÀNG TỰ NHIÊN VỀ LỊCH SỬ ĐỊA CHẤT VÀ NHÂN VĂN
Hòn Dáu như viên ngọc trước miệng rồng là dải núi Cửu Long Sơn. Với
diện tích chưa đầy nửa ha, Hòn Dáu là nơi bảo tồn nhiều yếu tố MTĐC đới bờ
điển hình: thềm biển cổ chứa đầy đá san hô cổ, đá bọt núi lửa cổ bị mài tròn,
các hệ thống bench và cliff cả cổ lẫn hiện đại. Trên đỉnh Hòn Dáu có ngọn Hải
Đăng được xây từ 1884 - 1896 và b
ị bom Mỹ phá hoại năm 1967. Đèn biển
Hòn Dáu được ta xây lại năm 1995, cao 67m, chiếu xa 24 hải lý. Gần Hải
Đăng là trạm Khí tượng - Thuỷ văn. Ngay chỗ bến tàu là đền thờ Lão Đảo
Thần Vương, một vị tướng nhà Trần tử trận, còn gọi là Đền Nam Hải Đại
Vương - Lễ hội vào 9/2 âm lịch, bao giờ cũng có sóng rất lớn. Thảm thực vật
Hòn Dáu ít bị con người phá hoạ
i, đặc trưng là cây đa - si. Đây chính là kiểu
thực bì đặc trưng cho vùng nhiệt đới ẩm. Nhờ rừng cây còn bảo tồn tốt mà
nước ngầm trên đảo đủ dùng cho cư dân ít ỏi của trạm Khí tượng, Hải Đăng
và du khách.
Dòng biển Vịnh Bắc Bộ, hoạt động ngoài xa, đã đưa các hòn đá bọt núi lửa từ đảo Hải
Nam xa xôi của Trung Quốc đến Hòn Dáu. Trên thềm biển trẻ nhất của Hòn Dáu (cùng tuổi
với tầng trầm tích biển cổ ở Đồ Sơn), người ta nhặt được các hòn đá bọt núi lửa đường kính từ
vài đến 10cm bị mài tròn, có thể nổi trên mặt nước, rất cứng. Đã có thờ
i người ta dùng các
hòn đá bọt làm đá mài quần bò (Hộp 6). Thềm biển Hòn Dáu được cấu tạo toàn đá tảng bị mài
tròn, trong đó có rất nhiều đá san hô cổ.
3.1.2.4 Tai biến địa chất
Quá trình địa động lực hiện đại đang làm giảm giá trị sử dụng của các kiểu môi trường
địa chất và đòi hỏi chi phí bảo vệ tốn kém. Dòng biển đang gây bồi tụ không mong đợi
ở các
cảng cá. Độ đục của nước biển đang tăng dần gây hại cho bãi biển du lịch. Dầu từ tuyến hàng
hải quốc tế và từ tàu đánh cá làm nước biển thường bị ô nhiễm. Trượt lở theo các sườn dốc tự
nhiên hoặc nhân tạo. Nhiễm mặn bồn nước ngầm.
Bãi biển Đồ Sơn thuộc dạng không hoàn chỉnh, có chân thuộc thành tạo bãi triều, nhiều
bùn (5 - 10%), ch
ủ yếu là bùn bột, thỉnh thoảng có lẫn váng bùn, ổn định yếu nên dễ xói.
Sóng vỗ bờ với năng lượng lớn dễ gây xói mòn bãi. Vùng biển Bắc Đồ Sơn nói chung hiện
đang xảy ra quá trình ngập chìm do dâng cao mực nước chân tĩnh và hạ lún kiến tạo. Xói lở ở
Đồ Sơn là một quá trình lâu dài, liên tục có liên quan đến vận động sụt chìm không đền bù bồi
tích, cộng với sự dâng cao của mực nước biể
n và hoạt động của sóng. Khoảng 10 năm trở lại
đây bờ biển có xu hướng xói lở mạnh, tốc độ phổ biến 0,5 - 8m/năm tại những nơi không có
kè. Xói lở biển gia tăng do mực nước biển đang dâng cao làm cho kè biển Đồ Sơn chóng bị
hư hại, phải tăng cường bảo dưỡng.
Tai biến nứt đất ngầm, hình thành các khe nứt theo tuyến khá đặc trưng về hình thái, phả
n
ánh chế độ động lực của đứt gãy sinh ra chúng. Nứt đất xảy ra lặng lẽ, thiệt hại tăng từ từ,
nhưng hệ quả rất nghiêm trọng đối với các công trình xây dựng, đặc biệt là gây thất thoát
nước ngầm, tăng cường nhiễm mặn và lan toả chất ô nhiễm xuống nước ngầm. Công trình xây
dựng trên các đỉnh đồi, sườn dốc làm gia tăng tải trọng trên đỉnh, gây kh
ả năng trượt đất. Đã
xảy ra đổ lở dọc đường đến Casino. Một vài vị trí dọc đứt gãy hiện đại đã biểu lộ hoạt động
nứt đất ngầm (ví dụ ven bãi 3).
Khi đi khảo sát, sinh viên cần quan sát kết hợp phỏng vấn người địa phương để có đánh
giá chính xác hơn các tai biến này.
3.1.2.5 Giá trị sử dụng môi trường địa chất
Các kiể
u môi trường địa chất dọc tuyến khảo sát cũng như ở bán đảo có giá trị nhất là giá
trị du lịch (ngắm cảnh, nghỉ dưỡng, tắm biển ). Một vài vị trí thuận lợi (Vạn Hoa, Bến
Nghiêng, Vạn Hương, Đền Bà Đế ) được cải tạo làm cảng. Các vị trí địa linh được xây dựng
đền, chùa (đền Bà Đế, đền Vạn Ngang, đền Nam Hải Thần Vương ). Ngoài ra, trong việc
xây cấ
t khách sạn, nhà nghỉ người ta cũng thường chọn sử dụng các bench cổ đã ổn định hoặc
các điểm thoáng mát và có tầm nhìn đẹp. Các bãi biển đá là nơi sinh sống của nhiều loài như
hàu, cua, cá Khai thác thịt hàu là nghề của nhiều cư dân nghèo Đồ Sơn, đặc biệt là phụ nữ.
Câu trên các bãi đá là một loại hình giải trí tuy mới hình thành nhưng khá hấp dẫn và có tiềm
năng phát triển. Các bãi tích tụ vỏ sò
ốc được khai thác để nghiền thức ăn cho gia súc và gia
cầm (bổ sung canxi dễ tiêu).
3.1.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề
3.1.3.1 Nội dung các điểm khảo sát
9 Điểm khảo sát đền Bà Đế: Kè luồng vào bến cá Ngọc Hải, cliff và bench cổ, cliff và
bench hiện đại. Thành phần tầng móng đá cứng (quan sát cấu trúc phân lớp, các khe
nứt khô, di tích hoá thạch thực vật cổ). Tác động bồi lắng do dòng dọc bờ. Giá trị sử
dụng các yếu tố môi trường địa chất.
9 Dọc đường từ đền Bà Đế
đến điểm đầu nút phía Đông núi Độc: nghiên cứu gờ bão,
tích luỹ vỏ sò ốc biển, bãi biển đá.
9 Đầu phía Đông núi Độc: cliff và bench (cổ và hiện đại) bãi biển đá. Quan sát các vết
dầu bám. Cấu trúc và giá trị sử dụng các yếu tố địa chất môi trường. Vẽ mặt cắt trắc
diện bờ.
9 Bãi biển quân đội (Đoàn 295): cấu trúc bãi biển cát, ngấn thuỷ triề
u, gờ bão, rác thải.
Giá trị sử dụng bãi biển cát.
9 Mỏ hàn tự nhiên trước Trạm nghiên cứu biển: cấu trúc mỏ hàn tự nhiên và tác dụng
của mỏ hàn; giá trị sử dụng khác của mỏ hàn; kè biển Đồ Sơn: hình thái cấu trúc và
giá trị sử dụng.
3.1.3.2 Xây dựng ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng MTĐC
Quan sát, trao đổi thảo luận trong nhóm, phỏng vấn người địa ph
ương khi có điều kiện,
xây dựng bảng ma trận, đánh giá các yếu tố cơ bản của môi trường địa chất theo cấu trúc "Mô
tả - Hiện trạng sử dụng - Đe doạ - Đáp ứng" theo mẫu bảng 3.1, trong đó các giá trị theo cột
được xây dựng như sau:
9 Mô tả: kích thước, hình dạng, thành phần vật chất, cấu trúc của yếu tố môi trường
địa chất.
9
Hiện trạng sử dụng: yếu tố đang xét hiện đang sử dụng vào mục tiêu gì (xây dựng,
tâm linh, nghỉ dưỡng, tắm biển, neo đậu tàu thuyền, khai thác hải sản, khoáng sản,
khai thác nước ngầm, sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu khoa học, phòng thủ bờ biển
v.v ). Đánh giá mức độ sử dụng hiệu quả theo thang điểm 10 (0: không hiệu quả; 1
đến >10: mức độ hiệu quả từ
thấp (1) đến cao nhất (10) của từng kiểu sử dụng).
9 Đe dọa: các quá trình động lực tự nhiên và nhân sinh có tác động xấu, gây nguy
hiểm cho mục đích sử dụng (cháy rừng, trượt lở, ô nhiễm, xói lở, bồi lắng không
mong đợi, nhiễm mặn, khai thác quá mức, sử dụng không phù hợp ).
9 Đáp ứng: cần làm gì để giảm nhẹ, khắc phục các đe doạ, nhằm nâng cao hiệu quả và
tính an toàn của sử dụng (xây kè chống xói lở, thay đổi cách sử dụng, di chuyển
công trình ) các yếu tố đe doạ và đáp ứng cần xếp theo thứ tự tầm quan trọng từ cao
đến thấp.
3.1.3.3 Hướng dẫn viết báo cáo thực tập chuyên đề địa chất môi trường
9 Nội dung viết báo cáo gồm 2 phần:
Ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất theo tuy
ến khảo sát bắt buộc (36
ô).
Bảng 3.1
Mẫu ma trận đánh giá hiện trạng sử dụng môi trường địa chất
TT Tên yếu tố môi trường địa chất Mô tả Hiện trạng
sử dụng
Đe
doạ
Đáp
ứng
1 Kè luồng bến Ngọc Hải
2 Cliff và bench cổ (đền Bà Đế)
3 Cliff và bench hiện đại (đền Bà Đế)
4 Gờ bão và bãi triều đá (từ đền Bà Đế đến đầu phía Đông núi Độc)
5 Cliff và bench cổ (đầu phía Đông núi Độc)
6 Cliff và bench hiện đại (Đông núi Độc)
7 Bãi biển cát Đoàn 295
8 Mỏ hàn tự nhiên (trạm nghiên cứu biển)
9 Kè biển Đồ Sơn
Phần tiểu luận mở rộng - gợi ý các vấn đề nghiên cứu:
+ Yếu tố môi trường địa chất nào có giá trị nhất đến phát triển kinh tế bán đảo Đồ Sơn,
tại sao?
+ Yếu tố môi trường địa chất nào có vai trò quan trọng đối với cộng đồng nghèo Đồ Sơn,
tại sao?
+ Xung đột trong sử dụng môi trường địa chất ở Đồ Sơn, lý do xung đột và cách giải
quy
ết xung đột?
+ Những tiềm năng chưa sử dụng của môi trường địa chất Đồ Sơn cần được sử dụng
trong tương lai?
Phần tiểu luận mở rộng có tác dụng khuyến khích sự tìm tòi, suy nghĩ quan sát và sáng
kiến của sinh viên. Tác giả báo cáo có thể trình bày 1, 2 hay cả 4 vấn đề gợi ý trên, cuối phần
tiểu luận cần ghi rõ tài liệu tham khảo đã sử dụng. Ngoài tuyến khảo sát b
ắt buộc trên đây, tác
giả có thể nói về vấn đề địa chất môi trường ở các địa điểm khác của Đồ Sơn (Hộp 7).
Hộp 7
GỜ KIẾN TẠO ĐỒ SƠN
Bán đảo Đồ Sơn là một gờ kiến tạo địa chất quan trọng nhất
miền Đông Bắc, là ranh giới giữa vùng cửa sông hình phễu (estuary)
ở phía bắc và vùng cửa sông châu thổ (delta) ở phía nam. Phía Bắc -
biển đang lấn lục địa. Phía Nam - lục địa đang bồi dần ra biển do bồi
tích của hệ thống sông Hồng - Thái Bình lớn hơn tốc độ sụt chìm của
móng địa chất. Nhìn chung, do s
ự ấm lên toàn cầu và sụt hạ kiến tạo,
biển đang thắng thế trên hầu hết dải bờ biển nước ta.
3.2 Tài nguyên nước Đồ Sơn
3.2.1 Quy định chung
9 Điều kiện cần: Sinh viên nắm vững kiến thức môn học Tài nguyên nước.
9 Phương pháp tiến hành:
- Quan sát các loại hình tài nguyên: nước biển, nước lợ, nước ngọt ngầm mạch lộ
hoặc giếng khơi, nước sông He.
- Đánh giá nhanh chất lượng nước bằng cách nếm, ngửi và nhìn. Lấy mẫu nước để
phân tích các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt như pH, DO, BOD, COD,
Coliform
- Đo đạc lưu lượng các mạch lộ, xác định khả năng cuốn theo của nước ngầm tại
các giếng khơi dọc đường Suối Rồng.
- Phỏng vấn người địa phương về đặc điể
m nguồn nước, hiện trạng sử dụng, giá
thành.
- Điều tra đánh giá quy trình xử lý nước của nhà máy nước Đồ Sơn.
- Ghi nhật ký khảo sát.
9 Yêu cầu phải đạt được đối với sinh viên:
Nghiên cứu tài nguyên nước phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Có gì? Có bao nhiêu? Có ở đâu? Có vào lúc nào?
- Vùng sinh thuỷ có đặc điểm gì đáng lưu ý?
- Giá trị sử dụ
ng của loại nước có như thế nào?
- Hiện đang được khai thác như thế nào? Chi phí khai thác sử dụng như thế nào?
- Sử dụng như thế có hợp lý và khoa học chưa?
- Nên định hướng sử dụng như thế nào là hợp lý?
Sinh viên phải nhận dạng được các loại tài nguyên nước tự nhiên, biết đánh giá nhanh
chất và lượng nước, hiểu rõ hiện trạng khai thác sử dụ
ng nước địa phương và ưu nhược điểm
của nó, phân tích tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên nước, đánh giá tác động môi trường
của việc dùng nước.
3.2.2 Tổng quan về tài nguyên nước Đồ Sơn
Tài nguyên nước bán đảo Đồ Sơn rất đa dạng về loại hình, có cả nước ngọt, nước lợ,
nước mặn, nước mặt, nước dưới đất, nước mạch lộ Tuy nhiên nguồn nước ngọt bán đảo Đồ
Sơn rất hạn chế, không có sông, hồ, chỉ có một số vùng đất ngập nước trồng lúa.
9 Nước ngầm:
Bán đảo Đồ Sơn hẹp, ba m
ặt giáp biển, cấu trúc địa chất không thuận lợi cho việc chứa
và giữ nước nên tài nguyên nước ngầm ngọt rất hạn chế cả về trữ lượng và vùng phân bố.
Nước ngầm trong các trầm tích bở rời Đệ tứ nằm khá nông, từ 0,5 - 2m đến 30 - 40m. Thành
phần nước khá phức tạp, nhiều nơi có độ mặn cao và là nguồn dự trữ độ mặn tiềm tàng trong
đất, gây nguy cơ nhiễm m
ặn các lớp đất mặt. Một số nơi, nước ngầm được tích đọng trong các
lớp đất cát dày, chất lượng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt nhưng trữ lượng không lớn. Vùng Ngọc
Hải, Vạn Sơn, ven bãi biển có nước ngầm trong tầng cát biển cổ. Chỉ cần đào giếng nông là
có nước, lưu lượng dồi dào nhưng có nguy cơ nhiễm mặn và ô nhiễm cao do tầng chứa nước
có tính thấm cao lại lộ trên mặt. Một số giếng đào đã bị nhiễm mặn, nhiễm dẫu, ô nhiễm hữu
cơ, không còn sử dụng được. Một số giếng nước ngọt khu vực bãi tắm 2 bị đình chỉ sử dụng
vì lý do thẩm mỹ. Dọc đường Suối Rồng, nhờ có địa hình đặc biệt, thung lũng mở ra hướng
đón gió ẩm từ biển, nên thu
ận lợi cho phát triển thảm thực vật ưa ẩm cao, đồng thời thảm thực
vật lại giúp duy trì nguồn nước dưới đất lâu dài, hình thành loại nước ngầm khe nứt trong mát,
với nhiều mạch lộ đã cải tạo thành giếng nông, có nước quanh năm nhưng lưu lượng không
nhiều. Suối Rồng là mạch lộ duy nhất trong vùng có nước đều đặn quanh năm và có giá trị do
gắn liền với những vấn đề tâm linh của địa phương. Hòn Dáu, nhờ thảm thực vật phong phú,
nên có nguồn nước ngầm trong tầng sản phẩm phong hoá đá móng, có thể cấp quanh năm
nhưng lưu lượng không nhiều.
Hộp 8
TIỀM NĂNG NƯỚC NGẦM ĐỒ SƠN
Cấu trúc sâu của các lớp đất đá Đồ Sơn có dạng phân lớp ngang,
nâng ở hai đầu bắc và nam của vùng nghiên cứu, còn ở giữa thì trũng
xuống. Tính từ mặt đất đến độ sâu khoảng 60 - 70m là 3 lớp đầu mà điện
trở suất của chúng đều nhỏ hơn 20Ωm. Trong khoảng từ 10m đến 35m là
một lớp đất đá ngậm nước nhiễm mặn cao, điện tr
ở suất dưới 2Ωm. Tiếp
theo là một lớp ở độ sâu từ 70m có điện trở suất hàng trăm Ωm, có bề
dày lớn nhất, từ 300 đến 400m, là lớp đá có khả năng ngậm nước và có
nhiều khả năng nhất trong việc cấp nước ngọt.
Nguyễn Văn Giảng, Đặng Thanh Hải, Lý Minh Đăng.
Tạp chí các Khoa học về Trái Đất số 16(4), 12/1994
Trước đây, nước sinh hoạt của cư dân bán đảo Đồ Sơn chủ yếu khai thác từ nước ngầm.
Hiện tại khu vực Đình Ngọc còn một bể xây rất to (đã hỏng), dùng chứa nước Suối Rồng,
nguồn lộ nước ngầm chân núi, sau đó cấp cho các nhà nghỉ trong thời Pháp thuộc. Nhà máy
nước Đồ Sơn trước đây cũng khai thác nước ngầm đưa vào xử lý để cấ
p cho khu vực đô thị
của thị xã. Xung quanh nhà máy vẫn còn một số giếng nhà máy bỏ không sử dụng, hiện phục
vụ cho một số hộ dân xung quanh.
9 Nước sông và nước mưa:
Mạng lưới thuỷ văn Hải Phòng thuộc hạ lưu hệ thống sông Thái Bình. Phía Đông Bắc,
sông Kinh Thầy phân thành hai nhánh chính là Đá Bạch và Kinh Thầy, gần sát biển hai nhánh
này lại hợp lưu rồi phân lưu thành các sông Chanh, Bạch Đằng, L
ạch Tray. Phía Tây Nam,
sông Thái Bình phân lưu thành các nhánh Văn Úc và Thái Bình. Mặc dù không trực tiếp đổ
vào khu vực thị xã Đồ Sơn, nhưng sông Văn Úc - Thái Bình và sông Lạch Tray, sông Cấm -
Nam Triệu đã có ảnh hưởng trực tiếp đến việc cung cấp bồi tích cho vùng ven biển Đồ Sơn,
tạo nên các vùng đất bồi ngoài đê ngày một mở rộng ra biển. Ước tính hàng năm các sông đổ
ra biển 30km
3
nước và 18 triệu tấn bùn cát. Dòng chảy mùa lũ chiếm 75 - 85%, tập trung vào
các tháng 7,8,9. Sông ở Hải Phòng chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều vì mực nước sông chỉ
cao 2,1- 2,5m, trong khi biên độ triều lớn nhất là 4 - 4,5m. Hải Phòng có rất nhiều nhánh sông
cụt, sông đào, hồ sông như Giá, Mía, Mới, Hoá, Tam Bạc, Đa Độ, He, Chúng vốn là những
con sông nhỏ, ít nước, dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô, nên cư dân nông nghiệp đã chặn dòng
để bảo v
ệ nguồn nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn thải
sinh hoạt, nông nghiệp và các hoạt động phát triển khác trong khu vực đa dạng, phức tạp, các
thuỷ vực nước ngọt quý giá này cũng đang bị suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Theo các tài liệu cũ, vùng đất Đồ Sơn trước đây có một số sông như: Sông Họng (Đại
Bàng) từng nối thông với hệ thống sông Vă
n Úc, Đa Độ và thông ra biển qua cửa Họng. Hiện
nay sông đã bị đắp chặn ở cả phần thượng nguồn và phần cửa sông thông ra biển, biến thành
một lạch trũng, được sử dụng làm kênh dẫn nước vào đồng muối Bàng La hoặc dẫn nước thải
từ các cánh đồng xung quanh ra biển. Sông Sàng đổ ra biển ở hai cửa, một nay đã bị đắp chặn
lại thành cống Đồng N
ẻo, một chảy xuống phía Nam qua sông Lạch con và hoà vào biển ở
cửa Họng. Từ khi bị đắp chặn, sông Sàng tàn dần và nay chỉ còn là kênh dẫn nước thoát. Sông
Lạch chảy qua cống Thuý Nẻo, men theo đường 14 đến bến cá Ngọc Hải rồi đổ ra biển bằng
cửa mở ở phía Bắc núi Độc. Ngoài ra còn rất nhiều lạch triều lớn nhỏ. Hiện nay các cửa này
đều bị tàn do hoạt động quai đê, lấn biển.
Nhà máy nước Đồ Sơn hiện dùng nguồn nước cấp từ trạm bơm Sông He, cách Đồ Sơn
khoảng 10km trên đường 14. Đây là một khúc sông cụt chảy qua vùng nông nghiệp và cư dân
đông đúc. Sông vừa là nguồn cấp nước cho toàn bộ các hoạt động dân sinh và nông nghi
ệp
hai bên bờ, vừa là nơi tiếp nhận các loại chất thải lỏng và rắn. Mặt nước sông nhiều bèo tây và
rác rưởi, lòng sông rất nông, đáy sông là một lớp trầm tích dày màu đen thối. Nước lấy từ
sông He được đưa vào một bể lắng sơ bộ rồi bơm cấp cho nhà máy nước Đồ Sơn. Nước đầu
vào được chứa trong bể, đánh phèn, để lắng, sau đó bơm lên bể
xử lý bằng sục clo. Công suất
hiện nay của nhà máy là 5.000m
3
/ngày. Nguồn nước này hiện chỉ cấp tới khu du lịch và đảm
bảo được cho khoảng 60% dân cư thị xã.
Đồ Sơn là vùng du lịch lâu đời, lượng khách du lịch vào mùa hè rất lớn, kéo theo một
lượng lớn những người phục vụ du lịch. Chất thải lỏng và rắn trong khu vực ngày càng gia
tăng và chưa được quản lý triệt để, thải bừa bãi ra đất và bờ biển, gây ô nhiễm cả nước mặ
t và
nước ngầm. Khai thác nước ngầm quá mức cũng tạo ra dòng cuốn theo lớn, gây ô nhiễm nước
ngầm.
9 Nước biển:
Nước biển Đồ Sơn có dấu hiệu ô nhiễm phù sa, dầu, chất dinh dưỡng, nguồn gốc từ hoạt
động giao thông, cảng, sinh hoạt, du lịch và lan truyền từ các vùng lân cận.
Ô nhiễm dầu có thời kỳ lên đến 5,2 mg/l trong nước và 4,3mg/g trong đất, vượt quá tiêu
chuẩn cho phép trên 15 lần. Bán đảo
Đồ Sơn nằm phía Nam cảng Hải Phòng, nơi phát sinh
nguồn dầu thải và chịu tác động của dòng dọc bờ Đông Bắc mang lượng đáng kể dầu thải tới
các bãi tắm. Sự cố tràn dầu tháng 5/1994 kéo dài 21 tháng, gây ô nhiễm bãi tắm khá nghiêm
trọng: Váng dầu bám đầy kè đá, dầu cặn vón tảng đen như hắc ín nằm rải rác trên bãi đá, lưu
giữ rất lâu gây mất thẩm mỹ ven bờ. Dầ
u loang trên biển ngấm vào tầng bùn cát, theo khe nứt
làm ô nhiễm nước ngầm, một số giếng có dấu hiệu ô nhiễm dầu rất rõ.
Dòng dọc bờ do gió mùa Đông Nam tạo ra, đưa bồi tích từ cửa sông Văn Úc vòng qua
mũi Hòn Dáu, xâm lấn vào các bãi tắm. Phù sa trực tiếp của các dòng sông và phù sa lắng
đọng vùng bờ, bị sóng ven bờ khuấy đục lên là nguyên nhân gây độ đục nước biển lớn, hàm
lượng phù sa trung bình 122mg/l. Vùng Đông Bắc Đồ Sơn có độ
đục 10 - 100g/m
3
, vùng Tây
Nam Đồ Sơn có độ đục 20 - 120g/m
3
.
Trong mùa lũ, nước sông Văn Úc nhiều phù sa đang có xu thế bị đẩy ra xa bờ >20km, từ
đó theo dòng biển đi vào khu du lịch Đồ Sơn, lắng đọng tại vùng độ sâu 6m. Khi bị khuấy
động, phù sa này lại trở về khối nước, bị đưa vào gần bờ làm cho nước biển khu du lịch Đồ
Sơn đang ngày càng đục hơn. Mùa hè, khi triều xuống, độ đục trung bình 40 - 95mg/l, cực đại
300mg/l, khi triều lên 20 - 25 mg/l; Mùa đông, khi triề
u xuống, độ đục trung bình 45 - 95
mg/l, khi triều lên 60 - 150mg/l; vượt tiêu chuẩn cho phép (<25mg/l theo TCVN 5943 -
1995). Bồi lắng đang làm nông dần khu biển giữa Đồ Sơn và Hòn Dáu.
3.2.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề
3.2.3.1 Các tuyến khảo sát bắt buộc
9 Tuyến Suối Rồng, giếng chợ Cầu Vồng: Đo lưu lượng, đánh giá nhanh chất lượng
nước, lấy mẫu nước, xem xét các hoạt động nhân sinh và điều kiện tự nhiên khu vực,
nhận xét mối quan hệ nhân quả giữa chúng.
9 Tuyến trong phường Vạn Sơn và Ngọc Hải: Xem xét các giếng khơi đang hoặc
không còn sử dụng, thống kê số lượng giếng, đánh giá nhanh chất lượng nước, lấy
mẫu nước, quan sát ghi nhận những yếu tố tự nhiên và nhân sinh có liên quan đến
chất lượng nước các giếng.
9 Trạm bơm sông He: Quan sát hiện trạng nguồn nước và vùng phụ cận, đánh giá
nhanh chất lượng nước, đ
iều tra quy trình hoạt động của trạm.
9 Nhà máy nước Đồ Sơn: Tìm hiểu quy trình xử lý nước, đánh giá tính phù hợp của
quy trình so với nguồn vào, dự báo những nguy cơ của chất lượng nước ở đầu ra.
Đánh giá nhanh chất lượng nước máy, lấy mẫu nước.
9 Khảo sát tài nguyên nước lợ và mặn tại đầm nuôi nông trường Trung Dũng, lạch
triều Ngọc Hải, bãi tắm và các vùng bờ khác, ru
ộng muối Bàng La.
Ngoài ra, tại những điểm khảo sát chung toàn đoàn, nhóm có nhiệm vụ xem xét đánh giá
nhanh chất lượng nguồn nước, hiện trạng sử dụng tài nguyên và hệ quả của nó.
3.2.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề
9 Giới thiệu các loại hình tài nguyên nước Đồ Sơn và đánh giá tính hợp lý của việc sử
dụng, khai thác hiện nay.
- Nước ngầm: phân bố, hiện trạng các đ
iểm lộ, hiện trạng sử dụng, khối lượng,
chất lượng.
- Nước mưa: hiện trạng sử dụng hiện nay.
- Nước mặt (nguồn nước sông He): hiện trạng sử dụng.
- Nước máy: mô tả khối lượng, chất lượng, mạng lưới phân phối, giá thành, hiện
trạng sử dụng.
9 Ô nhiễm nước
- Các loại hình ô nhiễ
m.
- Nguyên nhân ô nhiễm.
- Phương hướng kiểm soát ô nhiễm nước.
9 Giải pháp cải thiện tình trạng tài nguyên nước Đồ Sơn.
3.2.3.3 Hướng dẫn viết báo cáo chuyên đề
Trong báo cáo chuyên đề, sinh viên phải sử dụng các thông tin thu thập được ngoài thực
địa, trong Thị trường thông tin để thực hiện các yêu cầu sau:
1. Mô tả hiện trạng tài nguyên nước vào thời điểm nghiên cứu, giải thích các mối
quan hệ
nhân quả giữa đặc điểm lưu vực với chất và lượng nước;
2. Mô tả, phân tích ưu nhược điểm, tính hợp lý của việc sử dụng tài nguyên nước
trên địa bàn.
3. Dự đoán các nguy cơ, kiến nghị các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước.
Khuyến khích dùng bảng ma trận và sơ đồ khối để trình bày kết quả nghiên cứu.
3.3 Tài nguyên sinh vật Đồ Sơn
3.3.1 Quy định chung
9 Điều kiện cần: Sinh viên nắm vững kiến thức môn Đa dạng sinh học (biển và ven
bờ)
9 Phương pháp tiến hành: Để đạt được mục tiêu nói trên, sinh viên phải sử dụng các
phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp quan sát ngoài thực địa: trong các tuyến khảo sát thực địa, sinh
viên phải quan sát, ghi chép, mô tả, đếm và có thể cả chụp ảnh các mẫu vật nhìn
thấy.
- Phươ
ng pháp điều tra phỏng vấn bán chính thức: sinh viên sử dụng phương pháp
này để bổ sung thông tin.
- Nghe báo cáo: nhằm bổ sung những thông tin mà sinh viên không có điều kiện
trực tiếp quan sát thấy.
9 Yêu cầu phải đạt được đối với sinh viên: Sinh viên phải thấy được tính đa dạng
sinh học của khu vực.
Do đặc điểm địa hình có biển, có núi, sông và đồng ruộng nên tính đa dạng sinh học của
khu vực này rất cao. Qua việc quan sát những loài động, thực vật có ở các hệ sinh thái khác
nhau, sinh viên cần thấy được sự đa dạng của các hệ sinh thái tại khu vực Đồ Sơn - Hải
Phòng; phải đánh giá được những tác động nhân sinh tới đa dạng sinh học, từ đó đề xuất
những biện pháp nhằm bảo vệ tính đa dạng sinh học của khu vực.
3.3.2 Tổng quan về tài nguyên sinh vật Đồ Sơn
Đồ Sơn có đa dạng hệ sinh thái cao, bao gồm các hệ ở cạn và ở nước, có 2 hệ sinh thái
quan trọng cần nghiên cứu là hệ sinh thái rừng ngập mặn (hệ sinh thái tự nhiên) và hệ sinh
thái đầm nuôi trồng thuỷ sản (hệ sinh thái nhân văn).
3.3.2.1 Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là hệ sinh thái có năng suất sinh học cao. Theo chiều giảm của độ mặn,
có sự kế tiếp các cây ng
ập mặn như sau: sú, vẹt, đước, bần. Rừng ngập mặn cửa sông Bạch
Đằng có 26 loại thực vật, tầm vóc các cây không lớn, dưới 4 - 6m, trừ bần có thể cao 10m.
Thực vật cạn vùng cửa sông Văn Úc có: Trang (Kaidelia Caldel) là loài phát triển tốt trên đất
phù sa mới bồi, cao 2 - 3m, bộ rễ chùm giữ đất tốt, có khả năng chịu nước, chịu mặn cao; Sú
(Aegycera corniculatum) phát triển trên đất bồi đã ổn định, cao 2 - 3m, nở hoa
đầu tháng 3, có
bộ rễ chùm, chịu mặn; Bần chua (Soneratia Cariolaria) chịu mặn, chịu nước tốt; Tra
(Hibiscustiliques) cao 4 - 5m, tán rộng sống rải rác trong quần thể trang và sú, thuộc nhóm
cây rụng lá mùa đông; Vẹt (Bruguiere gymnorshiza). Ngoài ra còn có các loại cây như phi
lao, muống biển, sam biển, mắm, đuôi ngựa… Ôrô sống thành đám đơn độc ở những nơi
nhiều nước, mép nước. Cóc kèn, cây leo, sống thành bụi hoặc leo bám ở vùng đất có độ muối
cao.
Rừng ngập m
ặn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho vùng ven bờ, là bãi đẻ của nhiều
loài cá tôm, nơi cung cấp thức ăn mùn bã thực vật cho nhiều loài là thức ăn cho cá con, tôm
non…, cung cấp nơi cư trú cho con non và các kẻ yếu (tôm cua lột…), nơi cư trú và lưu giữ
nguồn giống hải sản, nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật. Phần lớn các cây sống trên đất
mặn đều chứa nhiều tamin có thể dùng làm thuốc nhuộm; than, đước, vẹt có giá trị nhiệt
lượng cao, 6.375 - 6.675kcal/kg, gỗ có giá trị xây dựng. Trong trầm tích rừng ngập mặn nitơ
cao hơn trong trầm tích không có rừng ngập mặn còn phốt pho thấp hơn. Hệ thực vật hạn chế
40% sự tàn phá của sóng thuỷ triều, bão đối với đê biển và bãi triều, có tác dụng cố định bãi
triều lầy và lấn bi
ển. Trong rừng ngập mặn có hàng trăm loài động thực vật có ý nghĩa kinh
tế: rong câu, tôm cá…
Vùng biển Bắc Đồ Sơn hiện đang xảy ra quá trình ngập chìm do dâng cao mực nước chân
tĩnh và hạ lún kiến tạo, hệ quả có thể nhận thấy rõ ràng là xói lở phá huỷ đường bờ. Mực nước
biển dâng cao còn làm suy giảm diện tích rừng ngập mặn do bị chìm và bị doi cát hiện đại phủ
lấp. Hiện nay các bãi tri
ều lầy (có rừng ngập mặn) có xu thế chuyển thành bãi triều thấp
(không có thực vật ngập mặn). Ngoài ra, còn có các nguyên nhân sau gây suy giảm rừng ngập
mặn: 1 - Khai thác gỗ xây dựng, củi, than…, ước tính 10 - 20cm
3
/hộ/năm; 2- Đánh bắt quá
mức các loại đặc sản có giá trị: ngán, sò lông, sò huyết, cua, cá vào thời kỳ sinh sản, dùng
đăng mắt lưới nhỏ 2x2mm, nghề lưới kéo sát đáy, nhất là kéo tôm ven bờ làm suy giảm nguồn
lợi này; 3 - Nuôi trồng thuỷ sản: diện tích nuôi được xây dựng trên rừng ngập mặn chiếm
khoảng 14.000ha; 4 - Đắp đập, làm đường, lấy đất làm nông nghiệp. Rừng ngập mặn còn
đang bị khai thác lấy củ
i, làm đầm nuôi trồng thuỷ sản. So với năm 1960 diện tích rừng ngập
mặn chỉ còn 20 - 30%, làm suy giảm 70% hệ động vật đáy, nhiều đặc sản bị mất hoặc giảm
trữ lượng. Hiện ở Đồ Sơn rừng sú vẹt dọc đê biển nông trường Trung Dũng, xã Bàng La đang
được khôi phục và bảo vệ trong chương trình hợp tác với Hội chữ thập đỏ Nhật B
ản.
3.3.2.2 Hệ sinh thái nuôi trồng thuỷ sản
Bãi triều lầy là một dạng tích tụ ở cửa sông ven biển, phát triển trong phạm vi đới triều
cao hơn mặt nước biển trung bình, bề mặt thường lầy nhão và có thực vật ngập mặn. Các bãi
triều lầy được cấu thành từ các sản phẩm phong hoá có nguồn gốc lục địa do sông đưa ra biển,
trong thành phần có nhiều ôxit sắt III và các khoáng vật silicat khác. Trong vùng bãi triều l
ầy
có nhiều hữu cơ, các ion Fe
+3
, Mn
+4
bị khử thành Fe
+2
và Mn
+2
còn SO
4
-2
của nước biển bị
khử thành H
2
S, rồi từ đó chuyển thành dạng bền vững, phổ biến nhất là FeS
2
(70 - 95%).
Trên 60% diện tích bãi triều lầy được sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản. Nuôi tư nhân chủ
yếu theo phương thức quảng canh. Mỗi hộ đấu thầu từ 1 mẫu đến 1 ha đầm. Các đầm nuôi
được ngăn cách bởi hàng rào bằng tre nứa và bờ đắp, có hai cống, một để lấy nước, một để xả
nước. Trước khi nuôi trồng, đáy đầm phải xử lý qua nhiều lầ
n rắc vôi bột. Sau mỗi vụ nuôi
tôm rảo, tôm sú hoặc cua, đáy đầm được xử lý bằng thuốc diệt tạp. Tất cả các quá trình xử lý
trên đều thải nước ra biển gây ô nhiễm môi trường nước, và khi lấy nước vào đầm nuôi sẽ gây
ô nhiễm lại nước đầm. Nuôi trồng hải sản cho thu nhập cao và ổn định hơn đánh bắt hải sản;
Tuy nhiên năng suất, sản lượng nuôi trồng ph
ụ thuộc rất nhiều vào con giống, chất lượng đầm
nuôi, nước nuôi và thời tiết. Phần lớn các đầm nuôi chỉ cho năng suất ổn định trong 2 - 3 năm
đầu, sau đó giảm dần, nhiều đầm nuôi có nguy cơ thoái hoá và có hiện tượng thoái hoá môi
trường. Các hộ nuôi trồng hải sản sinh sống ngay tại đầm, điều kiện sống rất tạm bợ, nước
sạch cho sinh hoạt khan hiếm.
Suy thoái môi trườ
ng bãi triều lầy do đầm nuôi hải sản xảy ra bởi ba quá trình sau: 1-
Ngập nước thường xuyên gây phân huỷ yếm khí mùn bã hữu cơ rừng ngập mặn tại chỗ, gây
thiếu ôxy và sinh H
2
S độc, bất lợi cho nuôi trồng hải sản; 2 - Việc phơi khô đầm hàng năm
vào những ngày tận thu cuối năm, hoặc nước bị cạn do đầm nuôi quá cao, tạo điều kiện ôxy
hoá sunphua thành sunphat, giải phóng Al
+3
, Fe
+3
, Mn
+4
gây rắn chắc nền đáy đầm, tạo huyền
phù gây độc hại cho rong câu, tôm, cua, cá trong đầm; 3 - Hai quá trình trên dẫn tới gây chết
thực vật ngập mặn, suy thoái tài nguyên, suy giảm đa dạng sinh học.
Ngoài ra, vùng phía Bắc Đồ Sơn hiện đang triển khai một số dự án nuôi tôm công nghiệp.
3.3.2.3 Đa dạng loài trong các hệ sinh thái điển hình
Bảng 8
Đa dạng loài trong hệ sinh thái biển nông ven bờ Đồ
Sơn - Cát Bà [Nguồn: KHCN 06 - 07]
STT Nhóm sinh vật Số lượng loài
1
2
3
4
5
Thực vật phù du
Động vật phù du
Động vật đáy
Cá biển
Bò sát, thú biển
166
112
120
230
11
Tổng 639
Các loại hải sản quan trọng trong vùng Đồ Sơn có: Vẹm xanh, rong câu cong, rong cạo
dẹp, rong chạc lược, ngoài ra còn có rong thun thút, rong cạo tròn
Bảng 9
Trữ lượng một số loài rong kinh tế [Nguồn: KHCN 06 - 07]
Tên loài Trữ lượng
(kg tươi)
Phân bố, sử dụng
Rong cạo tròn
(G. tenella)
1.856 Hòn Dáu, Đồ Sơn, chiết xuất agar,
carrageenan, thuốc kháng sinh
Rong chạc lược 168 Hòn Dáu
Rong câu cong
(G. acuata)
6.000 Hòn Dáu, chiết xuất agar, thực
phẩm
Rong câu chỉ vàng (Gracilaria asiatica) 3.800.000 Đồ Sơn, Cát Hải, Thuỷ Nguyên,
chiết xuất agar, thực phẩm
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Hải Dương học Hải Phòng tháng 4 - 10/1997, vùng
biển Đồ Sơn có 17 loài tảo độc hại, mật độ tảo không cao, dao động trong khoảng từ 100 -
3.000 tế bào/l, tập trung cao nhất vào đầu kỳ triều cường đầu trong năm, khi nồng độ muối
nitrat cực đại trong năm.
Bảng 10
Nguồn lợi động vật đáy Đồ Sơn [Nguồn: KHCN 06 - 07]
Stt Tên loài Giá trị sử dụng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
Vẹm xanh (Mylitus smagaradinus)
Quéo (Modiolus mecalfei)
Hầu (Ostrea aglomerata)
Ngao dầu (Meretrix meretrix)
Don (Glaucomya chinensis)
Dắt (Aloidis laevis)
Tôm he mùa (Penaeus merguiensis)
Tôm nương (P. orientalis)
Tôm sú (P. latisulcatus)
Tôm he Nhật (P. japonicus)
Cua biển
Ghẹ (Portunus sanguinolentus)
Sá sùng (Sipuncunlus nudus)
TP, XK
TP
TP
TP, XK
TP
TP
TP, XK
TP, XK
TP, XK
TP, XK
TP, XK
TP, XK
TP
Kí hiệu: TP - Thực phẩm, XK - Xuất khẩu
3.3.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề
3.3.3.1 Địa điểm hành trình khảo sát
Để thấy hết được tính đa dạng sinh học khu vực Đồ Sơn, sinh viên phải đi khảo sát những
tuyến thực địa sau:
1. Tham quan, nghiên cứu Bảo tàng Sinh vật biển thuộc trạm Nghiên cứu biển
Đồ Sơn. Tại đây lưu giữ rất nhiều tiêu bản về các loài sinh vật biển. Những tiêu
bản này đa số là của vùng bi
ển Đồ Sơn - Hải Phòng.
2. Cảng cá Vạn Hương (Bến đầu đá). Đây là cảng cá tạm thời, nằm ở bãi 3, trên
đường đi lên Casino. Vào buổi sáng, khi các tàu thuyền đánh cá cập bến, ở đây
có thể quan sát được các loài hải sản đánh bắt được như tôm đất, tôm bột, tôm
he, tôm sắt, tôm tiên, tôm gai, cua, ghẹ, mực, sứa, ốc, các loài: cá hồng, cá bơn,
cá mối, cá dưa, cá chai, cá đuối, cá nhệch, cá
ớt, cá song, sam biển, ngao, bạch
tuộc… Những loài hải sản đánh bắt được này phần nào đã thể hiện tính đa dạng
sinh học của vùng biển Đồ Sơn. Sinh viên có thể đếm số lượng các loài, quan sát
và mô tả chúng. Ngoài ra ở đây còn sử dụng phương pháp phỏng vấn không
chính thức. Những câu hỏi đưa ra nhằm thu thập các thông tin chính sau:
- Lượng cá đánh bắt được trung bình một chuyến là bao nhiêu? so sánh với thời
gian trước đây thì tăng hay giảm? nguyên nhân?
- Số lượng các loại hải sản đánh bắt so với trước đây tăng hay giảm, có gì thay đổi
đặc biệt? Nguyên nhân tại sao?
- Kích thước các loại hải sản đánh bắt được so với trước đây.
- Các cách thức đánh bắt: gần bờ, xa bờ, cỡ lưới,
- Quan sát các hoạt động khác trên bến cá. Xem xét tác động của các hoạt
động
này tới môi trường làng.
3. Cảng cá Ngọc Hải: Đây là bến cá truyền thống của Ngọc Hải, từng bị bồi lấp,
suy tàn, nhưng nay đã được cải tạo khơi dòng, kè bờ, xây dựng các công trình
phụ trợ trên bờ để sử dụng lâu dài. Cũng sử dụng phương pháp như trên để thu
thập những thông tin cần thiết.
4. Sinh viên có thể đi ra các chợ quan sát các sản ph
ẩm đánh bắt được bày bán ở
chợ Ngọc Hải hoặc đi vào làng chài Ngọc Hải phỏng vấn các ngư dân để thu
thập thêm thông tin.
5. Rừng ngập mặn mới trồng ở cống C
4
và ven đê biển Bàng La chủ yếu có sú, vẹt,
bần và sát chân đê có cà độc dược, na xiêm
6. Rừng ngập mặn ngoài đê biển Trung Dũng: Đây là hệ thống rừng tự nhiên có từ
lâu năm, nhưng hiện đã có dấu hiệu suy thoái do cát lấn và tác động nhân sinh
như đắp đầm nuôi tôm, đắp đê và đắp đập Đình Vũ
7. Các đầm nuôi trồng thuỷ sản ở Ngọc Hải nh
ư tôm, cua kết hợp với rau câu. Ở
đây sinh viên có thể sử dụng phương pháp quan sát, điều tra phỏng vấn các chủ
đầm nuôi về một số nội dung chủ yếu sau đây: Nuôi trồng loại gì? Vì sao? Từ
bao giờ. Quy trình nuôi trồng hiệu quả kinh tế trước đây, hiện nay có gì sai
khác? Nguyên nhân.
8. Ngoài ra còn có thể tìm hiểu về các ruộng sinh thái kết hợp trồng lúa và nuôi
tôm ở khu vực cạnh bãi rác Bàng La. Ở đây là các ruộng trũng ở giữa không
thể trồng lúa được, vì vậy nông dân đã kết hợp trồng lúa ở xung quanh gần bờ,
nông. Ở khu vực giữa sâu hơn thì bỏ trống làm chỗ thoáng khí cho tôm. Lúa tạo
bóng râm cho tôm và chất thải của tôm sẽ làm thức ăn cho lúa. Vì việc kết hợp
nuôi tôm và trồng lúa nên các phân hoá họ
c, thuốc bảo vệ thực vật sẽ bị hạn chế
sử dụng. Năng suất lúa và tôm đều không cao nhưng hiệu quả kinh tế vẫn hơn
trồng lúa vì đất ở đây nhiễm mặn, năng suất lúa không cao.
3.3.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề
9 Tìm hiểu tính đa dạng của các hệ sinh thái ở khu vực Đồ Sơn. Các hệ sinh thái điển
hình bao gồm:
1.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn.
2. Hệ sinh thái bãi biển đá.
3. Hệ sinh thái bãi biển cát - bùn.
4. Hệ sinh thái đảo.
5. Hệ sinh thái biển mở (qua phỏng vấn dân đánh cá).
9 Mỗi hệ sinh thái, cần làm rõ:
1. Phân bố ở vị trí nào ?
2. Ước đoán diện tích (không yêu cầu với hệ sinh thái biển mở).
3. Đa dạng loài (thống kê).
4. Đa dạng các yếu tố
vô sinh (abiotic): địa hình, thành phần vật chất, tính chất lý -
hoá của môi trường (không yêu cầu đối với hệ sinh thái biển mở).
5. Đa dạng sử dụng (chú ý các loài kinh tế).
6. Các vấn đề suy thoái (hiện trạng, lí do).
7. Kiến nghị giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
3.4 Tài nguyên du lịch Đồ Sơn
3.4.1 Quy định chung
9 Điều kiện cần: do sinh viên chưa học môn Tài nguyên du lịch, nên những sinh viên
thích tìm hiểu về vấn đề này cần đọc thêm giáo trình "Du lịch bền vững" [1].
9 Phương pháp tiến hành: Quan sát, phỏng vấn, phân tích tài liệu để làm rõ các tài
nguyên du lịch ở Đồ Sơn gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch xã
hội và nhân văn.
9 Mục tiêu của chuyên đề:
- Xác định các tài nguyên du lịch tại Đồ Sơn: hiệ
n trạng, tiềm năng và tính hấp
dẫn.
- Làm rõ hiện trạng sử dụng tài nguyên du lịch và các giải pháp sử dụng bền vững.
3.4.2 Tổng quan về tài nguyên du lịch Đồ Sơn
3.4.2.1 Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Đồ Sơn hội tụ các điều kiện phát triển du lịch như: nhiều cảnh quan đẹp, đa dạng hệ sinh
thái. Nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao, phía sau là những ngọn núi và đồi
thông. Khí hậu nơi đây rất phù hợp đối với du lịch nghỉ dưỡng. Các hệ sinh thái chứa đựng
nhiều loài động, thực vật trong đó có nhiều loài chim, rong tảo, sinh vật nổ
i, sinh vật lội và
sinh vật đáy. Đa dạng loài và hệ sinh thái là điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Bên cạnh
việc cung cấp nguồn thực phẩm dồi dào, nó còn có vai trò thu hút các khách du lịch sinh thái.
Đồ Sơn có dãy núi chín ngọn, uốn lượn suốt dọc bán đảo, gọi là Cửu Long Sơn. Bắt đầu
là Long Sơn (núi Tháp). Tiếp đến là Đồn Cao, có đồn luỹ bằng đất do Phạm Đình Trọng,
tướng nhà Trịnh xây
để đàn áp cuộc khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. Chân núi Tháp và Đồn Cao
là Vụng Ngọc (Ngọc Xuyên). Đỉnh cao nhất trong dãy là Mẫu Sơn (Chòi Mòng, đồi 500) có
di tích một trạm quan sát từ thời Lê và cũng là nơi đơn vị Hải quân C.500 đặt trạm ra-đa trong
những năm kháng chiến chống Mỹ, góp phần cùng quân dân ven biển phát hiện bắn cháy
nhiều tàu địch. Từ Mẫu Sơn núi chẽ thành hai nhánh, phía Tây là Linh Sơn, nơi chúa Trịnh
từng l
ập bản doanh thế kỷ 18, phía Đông là Tiên Sơn, trên núi có một vùng đất phẳng hình
bàn cờ, dưới chân có Hang Dơi khá lớn, là nơi sinh sống làm tổ của dơi. Thung lũng dưới
chân Mẫu Sơn là Vụng Chẽ, một vụng biển cổ từ thiên niên kỷ I, nay đã trở thành thềm biển
cổ. Tiếp theo là các đỉnh Linh Sơn, Ba Dì (Vạn Ngang), Ông Rao, Nò Hàu, Vạn Hoa.
Ngoài chín ngọn trong dãy núi Rồng, còn có một ngọn núi cách biệt ở phía Đông, gọi là
núi
Độc và một núi đảo là Hòn Dáu, được ví như viên ngọc trước miệng Rồng.
Đảo Hòn Dáu nằm cách đất liền hơn 800m, cao khoảng 40m, có nhiều cảnh quan đẹp,
không khí trong sạch, có rừng già tự nhiên và tháp Hải Đăng.
Đồ Sơn từng được ca ngợi với Bát cảnh là: Khánh Minh Cổ Tự (chùa cổ Khánh Minh),
Phật Tích Tầm U (Tìm hương Phật tích), Thạch phố Quan Ngư (xem cá phố đá), Long Tỉnh
Quán Trạc (Tắm ở giếng Rồng), Cốc T
ự Dạ Minh (Chùa Hang Dơi liệng), Đông Sơn Cao
Ngoạ (Nằm khểnh núi Đông), Đế Bà Miếu Vịnh (Vịnh đền Bà Đế) và Tháp sơn Hoài cổ (nhớ
núi Tháp xưa). Liên kết các thắng cảnh nói trên là Tùng lâm mộc xuất (rừng thông nối dài),
có từ xưa nhưng đã nhiều lần được trồng lại. Thông Đồ Sơn tuổi cao nhưng còi cọc không lớn
vì kém dinh dưỡng và khí hậu nóng. Rừng thông Đồ Sơn có 2 loài thự
c vật địa phương rất giá
trị là cây lá men sứa dùng để muối sứa và hoa trinh trắng, mọc ở núi Vạn Ngang (chỉ có 2
cánh màu trắng). Người Đồ Sơn gọi hoa trinh trắng là hoa tình yêu vì cho rằng nó liên quan
đến sự tích đền Vạn Ngang.
Đồ Sơn hiện có một số khu bãi tắm hoàn chỉnh sau:
Khu I: Là nơi có cảnh quan vùng bờ khá đẹp, bãi tắm được khai thác từ rất sớm, nhưng
hiện đã bị thu hẹp và không hấp dẫ
n khách tắm biển.
Khu II: Là bãi tắm tốt nhất ở bán đảo Đồ Sơn cả về chất lượng cát cũng như độ trong của
nước biển, vì vậy nơi đây thường thu hút số lượng lớn khách du lịch đến tắm biển.
Khu III: Nằm ở sườn Tây của bán đảo, không chịu tác động của sóng hướng Đông mùa
hè, nên bãi tắm có tính trung gian giữa bãi triều và bãi cát, ít thuận lợi cho tắm biển. Tuy
nhiên, từ năm 2004 người ta đã bắt đầu cải tạo mở rộng bãi bằng cát đem từ nơi khác tới.
Khu quân đội: Bãi tắm rộng và đẹp nhưng lẫn dấu bùn, có bãi đá gốc cắt ngang và nước
biển không phải lúc nào cũng trong nên sức thu hút tắm biển kém hơn.
Dọc theo các bãi tắm là hàng loạt các nhà hàng, khách sạn, trạm điều dưỡng tư nhân hoặc
của nhà nước. Trên Vạn Hoa có khách sạn La Poong (tiếng Pháp có nghĩa là chấm hết, đây
hiểu là mỏm cuối) sau đổi thành Vạn Hoa và nay là Casino Đồ Sơn.
Các hình thức vui chơi giải trí văn hoá văn nghệ chưa được chú trọng đầu tư. Từ đầu
thiên niên kỷ mới, Đồ Sơn đang cải tạo và xây dựng mới hàng lo
ạt tuyến đường ven biển, hứa
hẹn những đổi thay trong phát triển du lịch nói riêng và kinh tế nói chung của khu vực.
3.4.2.2 Tài nguyên du lịch lịch sử - văn hoá
Bán đảo Đồ Sơn là mảnh đất của huyền thoại cả trong quá khứ và hiện tại. Quá khứ có
huyền thoại 6 vị Tiên khai lập ra Đồ Sơn, huyền thoại bà Chúa Đế, có chiến thắng huyền thoại
ở vùng biển Đại Bàng năm 1788.
Đồ
Sơn có một số di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn như: Đền Nghè thờ thần Điểm Tước và
Lục Vị tiên công, là những người đứng đầu các dòng họ có công khai phá Đồ Sơn; Đình Ngọc
dưới chân Suối Rồng thờ thần Điểm Tước và gần đó là đền Long Sơn linh từ thờ Cô Chín;
Đền Bà Đế, xây dựng vào khoảng năm 1736 dưới chân núi Độc; Miếu Vạn Ngang ngay trên
đường lên Vạn Hoa; Chùa Hang, điểm đầu của hành trình Phật Giáo vào đất Việt; đền Mẫu
(miếu Vừng), xây dựng từ năm 1929; Đình Chài xây dựng năm 1864 tại Vạn Bún, sau chuyển
về Vạn Thốc, thờ Vua bà tức mẹ Tống Đế Bính;chùa Bàng Động ở Bàng La; Đền thờ "Nam
Hải Thần Vương" trên đảo Dáu; Dấu tích móng Tháp Tường Long trên đỉnh Long Sơn; Chùa
Tháp mới được xây dựng trên nền di tích Tường Long cuối thế
kỷ 20.
Những năm Pháp thuộc, Bến Nghiêng từng là một quân cảng đón nhận, rồi tống tiễn
những tên lính viễn chinh xâm lược. Trong thời gian chiến tranh chống Mỹ, Thung lũng Xanh
là nơi bắt đầu của con đường huyền thoại - Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, mà dấu tích
"Bến tàu không số" vẫn còn đến hiện nay. Những di tích này có giá trị lịch sử cao, hứa hẹn
thu hút sự chú ý của nhiều du khách.
Lễ h
ội truyền thống:
Lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn đã có từ hơn 900 năm nay. Nó phản ánh tín ngưỡng cầu mong
mùa màng tốt tươi và tôn thờ những võ công oanh liệt một thời xa xưa. Ngày nay lễ hội chọi
trâu Đồ Sơn đã được xếp vào hạng lễ hội quốc gia, tổ chức tháng 8 âm lịch hàng năm, thu hút
hàng vạn khách tham dự.
Hội thi bơi thuyền rồng: Trước đây th
ường tổ chức sau Tết Nguyên đán nhằm mục đích
cầu cho con người khoẻ mạnh và trời yên biển lặng để đánh được nhiều cá tôm. Từ năm 1980
hội đã được khôi phục lại. Hiện nay Đồ Sơn tổ chức bơi thuyền rồng hai lần trong năm, một
vào mồng 4 Tết âm lịch, một vào ngày 1 tháng 5. Thuyền đua đều được lắp đầu rồng ở m
ũi.
Hội xuân ở Bàng La từ ngày 7 - 11 tháng giêng, với nhiều hình thức văn hoá dân gian
như thi vật, rước nước, tế lễ
Hội Dáu tổ chức hàng năm vào ngày 8 - 10 tháng 2 âm lịch, thu hút rất đông cư dân nghề
cá ở Đồ Sơn và các vùng lân cận.
3.4.3 Hướng dẫn thực hiện bài tập chuyên đề
3.4.3.1 Các điểm khảo sát
9 Các bãi tắm I, II, III: Mô tả bãi tắm: vị trí, kích thước, độ trong của nước, cảnh
quan và kiến trúc xung quanh, sự hấp dẫn du lịch; hiện trạng sử dụng và giải pháp
nhằm sử dụng hợp lý.
9 Khu vực đồi núi:
- Xác định các dạng địa hình và cảnh quan tiêu biểu, các loại đất, đá, các loại thảm
thực vật: rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn rừng, vườn nhà và các loại cây ăn quả
đặc sản.
- Đánh giá sự hấp dẫn du lịch. Hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp
lý.
9 Di tích lịch sử văn hoá: đình, chùa,
đền, di tích lịch sử, phong tục tập quán và lễ hội;
đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm sử dụng hợp lý.
9 Đồi Vạn Hoa và khu vực Casino:
- Xác định những cảnh quan đẹp, những nơi quan sát toàn cảnh biển và địa hình
của Đồ Sơn.
- Đánh giá sự hấp dẫn du lịch. Hiện trạng sử dụng và giải pháp nh
ằm sử dụng hợp
lý.
9 Các điểm khảo sát bổ sung:
- Đảo Hòn Dáu: Quan sát các dạng địa hình, cảnh quan tiêu biểu, các loại đất, đá,
thảm thực vật: rừng tự nhiên, rừng trồng, vườn rừng và các loài thực vật, động
vật chủ yếu, chim di cư Các vấn đề môi trường: cháy rừng, sâu bệnh hại cây,
xói mòn đất Đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện tr
ạng sử dụng và giải pháp
nhằm sử dụng hợp lý.
- Biệt thự Bảo Đại: Lịch sử hình thành, kiến trúc của biệt thự và không gian xung
quanh, phong cảnh, cây cảnh, hiện vật trưng bày bên trong, tình trạng chất lượng
công trình Đánh giá sự hấp dẫn du lịch, hiện trạng sử dụng và giải pháp nhằm
sử dụng hợp lý.
3.4.3.2 Hướng dẫn nội dung chuyên đề
Tài nguyên du lị
ch Đồ Sơn (thiên nhiên và lịch sử - văn hoá): hiện trạng, tiềm năng, vị trí
và tính hấp dẫn. Hiện trạng sử dụng, vấn đề suy thoái tài nguyên du lịch, nguyên nhân và giải
pháp sử dụng bền vững tài nguyên du lịch.
3.5 Thu gom và xử lý rác sinh hoạt ở Đồ Sơn
3.5.1 Quy định chung
9 Điều kiện cần: Do chưa được học môn Quản lý rác nên sinh viên cần nghiên cứu
trước các tài liệu về quản lý chất thải rắn có trong chương trình học năm thứ 4.
9 Phương pháp tiến hành: Quan sát, phỏng vấn người địa phương.
9 Mục tiêu, yêu cầu của chuyên đề:
- Sinh viên biết cách điều tra hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn của vùng
Đồ Sơn.
- Hiểu được mối quan hệ giữa ô nhiễm môi trường với sức khoẻ con người.
3.5.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý chất thải ở Đồ Sơn
Thị xã Đồ Sơn là khu vực tập trung cư dân đông đúc, cộng với một lượng du khách đáng
kể vào mùa du lịch. Tình trạng xả thải rác bừa bãi trên đường phố hay trên bãi biển đã gây
ảnh hưởng lớn đến tiềm năng du lịch của vùng này. Rác thải trôi nổi hoặc đổ tập kết ở ven bờ
làm ảnh hưởng đến chất lượng bãi tắm, gây khó chịu cho khách du lịch. Chủ yếu l
ượng rác
được xả thải ở đây là từ các nhà hàng, khách sạn hay từ các chợ cá họp ngay trên bãi biển.
Cũng phải kể đến một lượng rác thải không nhỏ do những du khách vô ý thức vứt bừa bãi.
Chủ yếu là các chất thải rắn như: vỏ lon, chai, hộp nhựa
Lượng rác thải thị xã Đồ Sơn gia tăng đột biến vào mùa du lịch, tháng 5 - 9 hàng năm,
trung bình 40 m
3
>20tấn)/ngày, cao điểm lên tới 80 - 100m
3
/ngày. Rác thải ở các khu nhà
nghỉ, khách sạn chiếm 75% tổng lượng rác, chưa kể phần rác vứt thẳng xuống biển do thiếu ý
thức. Trong các tháng còn lại, mức thải trung bình chỉ vào khoảng 10m
3
/ngày đêm.
Công ty công trình công cộng Đồ Sơn chịu trách nhiệm thu gom và quản lý rác cho thị xã
Đồ Sơn. Rác Đồ Sơn được tập kết về bãi rác Bàng La.
Bãi rác Bàng La nằm cách trung tâm thị xã khoảng 3 km. Bãi được quy hoạch sử dụng 5
ha, chia làm 5 ô sử dụng lần lượt, khi đầy mỗi ô thì lấp 1 lớp đất phủ dầy khoảng 15 - 20cm
lên trên. Bãi có tường bao quanh để ngăn mùi và rác bay, có xe san ủi và nén rác, nền đáy
được xử lý chống thấm. Xung quanh chân tường có hệ thống c
ống thu nước rỉ. Nước rỉ từ bãi
rác được xử lý tại hai hồ sinh học nối tiếp nhau, sau đó chảy ra mương ở cạnh bãi. Hiện nay ô
thứ nhất đang được sử dụng, nhưng tình trạng bãi xuống cấp rõ rệt, tường bao và nhà ban
quản lý bị hư hỏng nặng, rác cao hơn nền đường và các vùng lân cận, hầu như không được
lấp đất và phun thuốc diệt côn trùng.
Toàn bộ n
ước thải khu vực đô thị của Đồ Sơn hiện được thu gom về hệ thống cống hộp
dẫn sang Bàng La. Theo kế hoạch, tại đây sẽ xây dựng nhà máy xử lý nước thải Đồ Sơn. Hiện
khi nhà máy chưa xây dựng thì lượng nước này vẫn bị phát tán theo các kênh tưới tiêu nông
nghiệp.
3.5.3 Hướng dẫn thực hiện nội dung bài tập chuyên đề
3.5.3.1 Nội dung các điểm/tuyến khảo sát
- Bãi chôn lấp rác Bàng La: vị trí của bãi, kích thước bãi (dài, rộng, cao), hệ
thống thu gom và xử lý nước rác, thu khí, thành phần rác, hệ thống tường bao
quanh.
- Đường phố: số lượng thùng rác, tần suất thu gom, các điểm đổ rác quy định và
tự phát, thành phần rác, hệ thống cống rãnh.
- Bãi biển: tần suất dọn vệ sinh bãi biển trong ngày, lượng rác bị thải ra hoặ
c tồn
đọng trên bờ biển, thành phần rác, nguồn phát sinh rác.
- Khu dân cư: Tổ chức thu gom rác, đóng góp cho hoạt động thu gom rác, hệ
thống thu gom nước thải
3.5.3.2 Tổng quan về hoạt động thu gom và xử lý rác ở Đồ Sơn
- Hiện trạng rác thải ở Đồ Sơn (thành phần, khối lượng):
+ Rác sinh hoạt ở khu dân cư
+ Rác khu du lịch
+ Rác bãi biển
- Hiện trạng thu gom rác
+ Hình thức thu gom (cách tổ chức thu gom, phương tiện, nhân lực )
+ Tần suất thu gom
+ Hiệu quả thu gom
- Hiện trạng xử lý
+ Xử lý tại hộ gia đình
+ Chôn lấp ở bãi Bàng La (mô tả bãi: kích thước, kết cấu, cách chôn lấp, cách xử lý
nước rỉ bẩn )
- Đánh giá chung về quả
n lý rác Đồ Sơn