Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bài giảng triết học 8 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.41 KB, 6 trang )

Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
1.2. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.
- Lý luận chung về mâu thuẫn
- Mâu thuẫn là nguồn gốc và động lực của sự phát triển
- Phân loại mâu thuẫn
- Ý nghĩa phương pháp luận
1.3. Quy luật phủ định của phủ định
- Phủ định biện chứng và những đặc điểm của phủ định biện chứng
- Nội dung quy luật phủ định của phủ định
- Ý nghĩa phương pháp luận
7.4. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích nội dung quy luật những thay đổi về lượng dẫn đến những thay
đổi về chất và ngược lại. ý nghĩa phương pháp luận được rút ra.
Gợi ý nghiên cứu:
+ Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phạm trù chất và phạm
trù lượng:
- Định nghĩa phạm trù chất.
- Định nghĩa phạm trù lượng, các hình thức xác định lượng của sự vật.
+ Mối quan hệ giữa sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất:
- Làm rõ khái niệm: Độ; bước nhảy; điểm nút.
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.
- Sau khi ra đời chất mới tác động trở lại sự thay đổi về lượng, làm
thay đổi quy mô, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
- Các hình thức của bước nhảy.
+ Ý nghĩa phương pháp luận
2. Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Trình bày ý nghĩa phương pháp luận được rút ra từ nội dung quy luật
Gợi ý nghiên cứu:
+ Lý luận chung về mâu thuẫn:
- Quan điểm của các nhà triết học trước Mác:
* Triết học thời cổ đại.



37
Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
* Triết học cổ điển Đức.
* Quan điểm của phương pháp luận siêu hình.
- Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mâu thuẫn:
* Khái niệm mặt đối lập, mâu thuẫn.
* Tính chất của mâu thuẫn biện chứng:
- Khái niệm về sự thống nhất của các mặt đối lập:
* Sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa lẫn nhau, tồn tại
không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy
sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
* Sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm cả sự đồng nhất Î
sự chuyển hoá giữa các mặt đối lập.
* Sự thống nhất còn biểu hiện ở sự tác động ngang nhau giữa các
mặt đối lập.
- Khái niệm về sự đấu tranh của các mặt đối lập.
- Quan hệ giữa sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
+ Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển.
+ Thực chất của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập
+ Ý nghĩa phương pháp luận được rút ra.
3. Phân tích các loại mâu thuẫn:
Gợi ý nghiên cứu:
+ Phân loại các mâu thuẫn:
- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài - Cho ví dụ.
- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Cho ví dụ.
- Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Cho ví dụ.
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
+ Ý nghĩa của việc phân loại các mâu thuẫn
4. Phủ định biện chứng là gì? Các đặc trưng của phủ định biện chứng.

Gợi ý nghiên cứu:
+ Quan điểm của triết học trước Mác về phủ định

38
Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
+ Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về phủ định và phủ định
biện chứng.
+ Các đặc trưng cơ bản của phủ định biện chứng
+ Ý nghĩa phương pháp luận về việc nghiên cứ phủ định biện chứng.
5. Phân tích nội dung quy luật phủ định của phủ định. Trình bày ý nghĩa
phương pháp luận được rút ra từ nội dung quy luật
Gợi ý nghiên cứu:
+ Phủ dịnh của phủ định: hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển.
- Sự phát triển của sự vật thông qua những lần phủ định biện chứng
tạo ra khuynh hướng phát triển tiến lên không ngừng.
- Quy luật phủ định của phủ định biểu thị sự phát triển do mâu thuẫn
bên trong của sự vật quy định.
- Sự phát triển dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao
hơn là đặc điểm quan trọng nhất của quy luật phủ định của phủ định.
- Sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát
triển, đồng thời là điểm xuất phát của một chu kỳ phát triển tiếp theo. Do
đó, sự phát triển đi lên không phải diễn ra theo đường thẳng mà theo đường
“xoáy ốc”…
- Nội dung cơ bản của quy luật
+ Ý nghĩa phương pháp luận.

39
Chương 8: Lý luận nhận thức
0 Chương 8: LÝ LUẬN NHẬN THỨC
8.1. GIỚI THIỆU CHUNG

Lý luận nhận thức nhằm giải quyết mặt thứ hai trong vấn đề cơ bản của
triết học - trả lời câu hỏi con người có khả năng nhận thức thế giới khách quan
hay không? Đây là một trong những nội dung cơ bản của triết học, và là một
trong những trọng tâm của cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa
duy tâm trong lịch sử triết học.
8.2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU SINH VIÊN CẦN NẮM VỮNG
1. Nhận thức là gì? bản chất của nhận thức.
2. Chủ thể và khách thể nhận thức.
3. Thực tiễn, các loại hình của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức.
4. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.
5. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
6. Chân lý và các tính chất của chân lý.
7. Các phương pháp nhận thức khoa học.
8.3. NỘI DUNG
1. Bản chất của nhận thức
- Quan niệm về nhận thức của một số trào lưu triết học trước Mác
- Quan niệm về nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức.
2. Thực tiễn và nhận thức
- Phạm trù thực tiễn
- Vai trò của thực tiễn
- Ý nghĩa phương pháp luận

40
Chương 8: Lý luận nhận thức
3. Con đường biện chứng của quá trình nhận thức
- Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính
- Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận
- Nhận thức thông thường và nhận thức khoa học

4. Chân lý
- Khái niệm về “chân lý”
- Các tính chất của chân lý.
- Một số phương pháp nhận thức khoa học
8.4. CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Phân tích bản chất của nhận thức.
Gợi ý nghiên cứu:
+ Các quan điểm triết học khác nhau trả lời vấn đề nhận thức là gì? Con
người có nhận thức được thế giới hay không?
+ Lý luận nhận thức của chủ nghĩa Mác dựa trên những nguyên tắc cơ
bản nào:
- Nhận thức là gì?
- Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức.
+ Chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức, quan hệ gắn bó giữa chủ thể
nhận thức và khách thể nhận thức.
2. Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Gợi ý nghiên cứu:
+ Định nghĩa phạm trù thực tiễn.
+ Các dạng (hình thức) cơ bản của thực tiễn.
+ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
- Thực tiễn là cơ sở, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý.

41
Chương 8: Lý luận nhận thức
3. Con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý gồm có những giai đoạn
nào? Thực tiễn giữ vai trò gì trong con đường đó.
Gợi ý nghiên cứu:
+ Hai giai đoạn của quá trình nhận thức:

- Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính):
* Ba hình thức của nhận thức cảm tính: cảm giác, tri giác, biểu
tượng và mối liên hệ của các hình thức.
* Đặc điểm của nhận thức cảm tính:
Một là: Đem lại cho ta những hiểu biết còn dừng ở cái bề ngoài,
cái hiện tượng, cái đơn nhất, ít nhiều còn mang tính ngẫu nhiên
Hai là: Những cảm giác, tri giác, biểu tượng tự nó không thẻ nào
phản ánh, khám phá được những thuộc tính bản chất, những quy luật vận
động của sự vật.
- Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính).
* Những hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy lý và mối liên
hệ của chúng
* Đặc điểm của nhận thức cảm tính:
Một là: Là sự phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp,
mang tính trừu tượng và khái quát.
Hai là: Đó là sự phản ánh sâu sắc, là sự nhận thức bằng khái niệm.
Khái niệm là sản phẩm cao nhất của bộ óc con người vì nó phản ánh được
những thuộc tính bản chất, tính quy luật của sự vật.
+ Sự thống nhất biện chứng giữa hai giai đoạn nhận thức
+ Vai trò của thực tiễn trong quá trình nhận thức:
- Thực tiễn là cơ sở của quá trình ấy và của mỗi giai đoạn trong quá
trình ấy.
- Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất không gì thay thế được trong việc
đánh giá tính xác thực của những kết luận của nhận thức, của những tri
thức thu được.

42

×