Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Báo cáo khoa học: "GIỮ GÌN TÔN TI TRẬT TỰ CÁC HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT" ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.67 KB, 7 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

56
GIỮ GÌN TÔN TI TRẬT TỰ CÁC HÀNH ĐỘNG PHÁT NGÔN
TRONG GIAO TIẾP NGÔN NGỮ CỦA NGƯỜI VIỆT
THE PERFORMANCE OF THE SEQUENCE OF THE HIERACHICAL SPEECH
ACTS IN VIETNAMESE LANGUAGE COMMUNICATION

Lê Viết Dũng
Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Trong giao tiếp ngôn ngữ, để thể hiện sự tôn trọng thứ bậc tôn ti trong xã hội, người
Việt sử dụng nhiều phương thức khác nhau, trong đó việc giữ gìn tôn ti trật tự các hành động
phát ngôn (HĐPN) là một phương thức đáng lưu ý. Với tư cách là một hành động xã hội, hành
động phát ngôn của người Việt có những vấn đề đáng lưu ý như: trật tự các HĐ
PN,hướng của
các HĐPN, tính đại diện của HĐPN và HĐPN zero mang nghĩa. Đây là những vấn đề thuộc về
chuẩn mực ứng xử xã hội giới hạn sự tự do của con người và khẳng định HĐPN vừa là một
quyền lợi đồng thời là một bổn phận trong giao tiếp ngôn ngữ.
ABSTRACT
In language communication, Vietnamese people may use different language strategies
to express their conformity to the hierarchy in society. Among these, the performance of
sequences of hierarchical speech acts is a significant requirement. As social acts, Vietnamese
speech acts can be identified with such distinctive features as: the order of speech acts, the
orientation of utterances, their representation and non-verbal responses or feedbacks. These
can be considered within the social norms and framework of human freedom, which enables the
interlocutor to assert that speech acts are a right and a duty in language communication.

1. Từ tôn ti trật tự trong xã hội đến việc giữ gìn tôn ti trật tự trong giao tiếp ngôn
ngữ


Thứ bậc tôn ti là một trong những thuộc tính cơ bản của mọi tổ chức, mọi phán
xét xã hội. Không thể hình dung được một xã hội không có tôn ti thứ bậc bởi vì:
“Con người không chỉ biết suy nghĩ mà còn hành động. Con người không chỉ có
ý tưởng mà còn có những giá trị. Thừa nhận một giá trị tức là thiết lập một tôn ti trật tự
và đối với đời sống xã hội, một sự đồng thuận về giá trị, một sự sắp xếp theo thứ tự các
ý tưởng, sự vật và con người là hết sức cần thiết”
(C. DUMONT, 1996: 34)
Xã hội Việt Nam truyền thống là một xã hội được tổ chức chặt chẽ với các quy
định về tôn ti thứ bậc rõ ràng từ trong sinh hoạt gia đình, dòng họ ra ngoài xã hội. Do
vậy, ngôn ngữ và ứng xử ngôn ngữ của người Việt cũng mang đậm dấu ấn về thứ bậc,
tôn ti của tổ chức xã hội (Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Đức Dân, 1993, Trần Ngọc
Thêm, 1997).
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

57
Trong giao tiếp ngôn ngữ, để thể hiện sự tôn trọng thứ bậc, tôn ti trong xã hội,
người Việt có nhiều phương thức: ngôn ngữ, cận ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và chiến lược
giao tiếp. (Lê Viết Dũng, 1998). Giữ gìn tôn ti trật tự các hành động phát ngôn là một
phương thức quan trọng trong chiến lược giao tiếp.
2. Sơ lược về hành động phát ngôn
Hành động phát ngôn (la prise de parole) là hành động của một chủ thể dùng để
mở đầu hoặc tham gia giao tiếp. Theo “Từ điển ngôn ngữ học và các khoa học về ngôn
ngữ”: “khi một người khác im lặng hoặc ngừng nói có người mở lời thì hành động này
tạo nên một hành động phát ngôn” (1994: 380).
Xét về bản chất, hành động phát ngôn là một hành động có ý nghĩa (action
sensée). Xét về chức năng, đó là một hành động xã hội (action sociale). Hành động phát
ngôn (HĐPN) có những đặc trưng sau:
- HĐPN không có hình thái ngôn ngữ, không có ngữ nghĩa và không phụ thuộc về
bất kỳ lớp đơn vị ngôn ngữ nào.
- HĐPN là sự hiện thực hóa một quyết định tham gia hoặc mở đầu giao tiếp.

Quyết định này xuất phát từ một động cơ nói năng bị chi phối bởi hoàn cảnh và
HĐPN luôn luôn có một ngữ cảnh lời nói nhất định và có tác động vào ngữ cảnh
đó. Do vậy, có thể nói HĐPN cũng tuân theo một số quy luật nhất định có thể
quan sát và phân tích được.
Rõ ràng là trong một hoàn cảnh nhất định việc tham gia giao tiếp là không thể
tránh được (PEARSON, 2003) nên chủ thể giao tiếp phải chọn lựa một trong hai khả
năng:
(a) giao tiếp bằng lời Æ sẽ thực hiện một HĐPN
(b) không giao tiếp bằng lời Æ không có HĐPN

nếu (a) sẽ phải chọn lựa và quyết đị
nh:
a1, thực hiện HĐPN lúc nào? Trước, sau ai?
b2, thực hiện HĐPN hướng về ai?
Bất kỳ sự chọn lựa nào trên đây của chủ thể đều có ý nghĩa và có tác động đến
hoàn cảnh giao tiếp. Nói một cách khác, ngay cả bản thân HĐPT đã có một ý nghĩa mà
chưa cần tính đến ý nghĩa của diễn ngôn chứa đựng trong các tín hiệu ngôn ngữ.
Trong các chiến lược giao tiếp, việc giữ gìn tôn ti trật t
ự thứ bậc thực hiện các
HĐPN một cách có ý thức và có chọn lựa là một phương thức quan trọng. Chúng ta sẽ
xem xét việc thực hiện này theo cả 2 kiều: HĐPN mở đầu và HĐPN đáp.
Phân tích đoạn thoại dưới đây, chúng ta sẽ thấy rõ:
Ví dụ 1: “Không thể để Chuyên nói trước mình, Tính vội vàng:
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

58
- Cô sang chơi
Cho cách chào của Tính là vô lễ, bà Ba hất hàm hỏi Chuyên:
- Kìa chị Ba, sao chị bảo chị khó ở””
(Khái Hưng, Thừa tự)

Trong đoạn thoại này, Tính ở vai chị của Chuyên, bà Ba là hàng xóm, HĐPN
của Tính có ý khẳng định:
- người nhỏ phải chào người lớn trước.
- Tính lớn hơn Chuyên nên Tính phải có HĐPN trước.
HĐPN của bà Ba có đặc điểm:
- là HĐPN đáp nhưng không phải đáp lại chủ thể HĐPN mở đầu mà theo một
hướng khác. Nhờ vậy, HĐPN của bà Ba cùng lúc vừa không nhìn nhận người
đối thoại chính thống (Tính) vừa chỉ ra một người đối thoại khác ưa thích hơn
(Chuyên).
Từ những nhận xét sơ bộ trên đây, chúng ta có thể nghiên cứu ý nghĩa của
HĐPN trên các bình diện sau đây:
- Trật tự các hành động phát ngôn.
- Hướng của các hành động phát ngôn.
- Hành động phát ngôn đại diện.
- Hành động phát ngôn zero
3. Những đặc điểm đáng lưu ý trong HĐPN của người Việt
3.1 Trật tự các HĐPN
Trong nhiều tình huống giao tiếp ngôn ngữ, trật tự các HĐPN được quy định rõ
rệt: ai được quyền nói trước, trước ai, sau ai? Có loại trật tự được quy định thành văn
bản (chương trình hội nghị, đại hội), có loại trật tự được ngầm công nhận và có loại trật
tự đã trở thành khuôn mẫu. Chẳng hạn như trong gặp gỡ, người có vị thế nhỏ phải chào
người lớn hơn. Vị thế ở đây được hiểu là tuổi tác, vị trí xã hội, nói chung là những khác
biệt trong xã hội. Có lẽ do ảnh hưởng của trật tự này mà khá đông người Việt chủ động
chìa tay (vì được xem như là lời chào) cho người ở vị trí trên mình và do vậy vô tình
phạm luật bắt tay của người Phương Tây.
“Nghe tiếng động, vừa quay ra thì Thủ đã vào đến sân.
Ơ kìa bác Thủ! Chào bác. Mời bác lên nhà.
… Với người khác ở tuổi Thủ, bà chỉ gọi là chú, là cậu nhưng vì đây là ông bí
thư của cả xã, lại là người anh em Vũ Đình đáng gờm nên bao giờ gặp Thủ, bà cũng rất
thận trọng”

(Nguyễn Khắc Tường - Mảnh đất lắm người nhiều ma)
Trong tình huống này, có hai yếu tố đáng lưu ý. Sự chọn lựa từ xưng hô và sự
chủ động có HĐPN trước. Hai yếu tố này hoàn toàn tương hợp và xác lập vai trò giao
tiếp của người tham gia. Tuy nhiên, cũng cần xác định rằng vị thế xã hội không đồng
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

59
nhất với vai trò giao tiếp. Vị thế xã hội không đổi nhưng vai giao tiếp có thể thay đổi
tùy theo mục đích, tính chất của giao tiếp và do vậy cũng làm thay đổi trật tự các
HĐPN.
Ví dụ 3:
a). “ Cụ Giáp đã vào tới sân
Tính đứng dậy, đon đả chạy ra chào:
- A di đà phật? Bạch cụ! Bạch cụ, cụ quá bộ sang chơi”
b) “ Năm phút sau sư cụ tới…
Nhà tu hành chấp tay l
ễ phép chào
- Lạy cụ lớn ạ!
- A di đà phật! Lạy cụ !”
(Khái Hưng, Thừa tự)
Trong hai giai đoạn trên, nhà sư có hai vai giao tiếp khác nhau. Trong a) nhà sư
có vai trên, được nể trọng theo truyền thống của xã hội Việt Nam nên được chào trước.
Trong b) nhà sư đang đi quyên góp ở nhà một người vợ quan lớn nên tự hạ mình xuống
vai dưới và nên chào trước. Trật tự các phát ngôn đã cho thấy rõ tôn ti thứ bậc củ
a các
thành viên tham gia giao tiếp
3.2 Hướng của các HĐPN
Trong ví dụ 1, chúng ta đã thấy rõ ý nghĩa của hướng HĐPN. Vấn đề cần được
làm rõ thêm là trong trường hợp đối tượng giao tiếp là số đông (2 người trở lên), HĐPN
mở đầu sẽ phải ưu tiên hướng đến ai trước tiên. Chúng ta sẽ thấy rõ ý nghĩa này khi xét

đoạn hội thoại chào, thưa, mời trong giao tiếp của người Việt.
-“ Con chào bố
, mẹ/ Em chào anh, chị / Chào các em.”
- “ Kính thưa đồng chí bí thư
Anh Ba chủ tịch, chị Tư công đoàn …”
- “Cháu mời Bác xơi cơm/ Con mời bố mẹ”
Với các HĐPN đáp, hướng của phát ngôn không nhất thiết bị quy định là phải
đáp lại phát ngôn mở đầu như chúng ta đã thấy ở ví dụ 1. Các cuộc tiếp xúc, thi, giao
lưu trên sân khấu, trên màn ảnh nhỏ cho ta những ví dụ sinh động về ý nghĩa củ
a hướng
HĐPN. Sau câu hỏi của người hướng dẫn chương trình, HĐPN đáp lời không hướng về
người này mà hướng về ban giám khảo hoặc khán giả, thậm chí còn được bắt đầu bằng
lời thưa gởi cẩn thận.
3.4 Các HĐPN của nhóm, tập thể
Trong một bài báo trước đây (Lê Viết Dũng, 2002), chúng tôi đã có dịp bàn qua
về các phát ngôn có tính đại diện: phát ngôn nhân danh và phát ngôn thay lời. Trong
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

60
nghiên cứu này, các loại phát ngôn này được xem xét ở góc độ tôn ti thứ bậc. Chẳng hạn
như HĐPN duy nhất của nhóm, một tập thể luôn luôn có tính đại diện và nếu có nhiều
HĐPN thì việc thực hiện HĐPN đầu tiên phải thuộc về người có vai giao tiếp lớn nhất.
Vai giao tiếp này có thể được quy định theo chức danh, công việc nhưng cũng có thể
được ngầm tín nhiệm.
Ví dụ 4: “Ông trưởng họ Trần … gọi lý trưởng, phó lý đến hỏi:
- Thế nào, những đồ hành nghề ngày mai, các thầy sắp đủ cả chưa?
Lý trưởng nhanh nhảu:
- Trình cụ, chúng con sắm sửa đâu đấy cả rồi.
Phó lý lễ phép nói thêm:
- Trình cụ ( )”

(Ngô Tất Tố, Lều chõng)
Phát ngôn của ông trưởng nhắm đến cả hai người nhưng Lý trưởng phải là người
thực hiện HĐPT trước phó lý
Ví dụ 5: “- Ông dùng những gì?
Minh lại nhìn Liên, Liên liều hỏi:
- Có những món gì, bác?”
(Khái Hưng, Gánh hàng hoa)
Đoạn hội thoại này diễn ra ở một tiệm ăn. Câu hỏi nhắm vào người chồng nhưng
người này ủy quyền phát ngôn cho người vợ qua cái nhìn của mình.
3.5 Các HĐPN zero
HĐPN zero có thể là cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, nụ cười, và thậm chí có thể là ánh
mất nhìn và ngay cả sự im lặng. Gọi là zero bởi chủ thể không sử dụng các tín hiệu
ngôn ngữ nhưng đó cũng là HĐPN bởi vì đó cũng là cách chủ thể tham gia giao tiếp và
cũng có tác động đến quá trình giao tiếp. Chính tôn ti thứ bậc xã hội quy định các thành
viên tham gia giao tiếp được quyền hoặc buộc phải có HĐPN zero trong những hoàn
cảnh giao tiếp nhất định.
“Nhung vào buồng chào mẹ. Bà nghè không đáp cũng không quay mặt ra hỏi
chuyện nàng vồn vã như mọi lần.”
( Nhất Linh, Lạnh lùng)
“ Phó tổng thống Trần Văn Hương là người trọng lễ, ông không dám đối đáp
với thầy. Cô Sáu châm thêm nước nghe ông thoáng thở ra giữ vẻ lắng nghe”.
( Trần Kim Trắc, Con cừu của Panurge)
“Mỗi lần bà Chánh kể một người vợ lẽ thì Ông Lý lại thêm vào một câu khen
ngợi. Bà Lý yên lặng ngồi nghe, thỉnh thoảng nhếch mép cười, Không biết nụ cười của
bà có vẻ mỉa mai hay đó là nụ cười tiếp khách”
(Trần Tiêu, Chồng con)
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

61
4. Kết luận

Những phân tích ban đầu nêu trên cho phép chúng ta có vài nhận xét thay cho
kết luận. Bản thân HĐPN có ý nghĩa rất quan trọng. Nói hay không là cả một vấn đề.
Nói lúc nào (trước, sau ai) ? nói với ai trước? Những vấn đề này đều bị ràng buộc bởi
tôn ti thứ bậc xã hội. Các hành động giao tiếp càng mang tính chính thức bao nhiêu thì
những quy định càng chặt chẽ bấy nhiêu và trong giao tiếp thường ngày tuy không có
quy định tường minh nhưng rõ ràng là có những quy ước ngầm, đồng thuận
(consensus) giữa những thành viên của một cộng đồng văn hóa – ngôn ngữ. Do vậy,
có thể có những xung đột chưa hẳn đã liên quan đến nội dung diễn ngôn mà liên quan
trực tiếp đến bản thân HĐPN theo kiểu: “ Ông lấy tư cách gì mà phát biểu trước?”,
“Hắn làm đến chức chi mà đợi tau chào trước?”, “Việc này để tôi, ông không cần lên
tiếng”, “Phải để sếp nói trước đã” v.v… “Bác phải phát biểu trước để mọi người có ý
kiến tiếp”. Chính tôn ti trật tự trong HĐPN cũng có thể giải thích cho sự ngần ngại, sự
im lặng kéo dài của số đông người tham dự trong các buổi họp, hội nghị, hội thảo.
Những xung đột và những trở ngại này cần được giải quyết bằng một sự quy định rõ
ràng hay cần có một sự thương lượng giữa các thành viên về vai giao tiếp để có thể
mở đầu hoặc tiếp tục cuộc thoại. Không phải lúc nào cũng nói được, với ai cũng nói
được và cũng có lúc dù chỉ là lời nói sáo rỗng không có ý nghĩa gì nhưng cũng phải
nói để người khác được nói tiếp, bởi vì với tư cách là một hành động xã hội có ý
nghĩa, HĐPN vừa là một quyền lợi vừa là một bổn phận. Trong ý nghĩa đó, khi tham
gia giao tiếp con người không hoàn toàn tự do như chúng ta thường nghĩ vì trong xã
hội, còn có tôn ti thứ bậc và trong giao tiếp cũng phải giữ gìn tôn ti thứ bậc do ngay từ
các HĐPN.
Tuy vậy, cũng giống như những quy định về các chuẩn mực ứng xử ngôn ngữ -
xã hội khác, tôn ti trật tự các HĐPN có thể thay đổi theo thời gian và không gian. Việc
áp dụng các quy định này cũng còn tùy thuộc vào quan hệ liên cá nhân giữa các thành
viên tham gia giao tiếp. Khi hoàn cảnh giao tiếp hoàn toàn mang tính thân mật riêng
tư và bản chất mối quan hệ là quá thân thiết (hoặc do các chủ thể giao tiếp muốn trở
thành thân thiết), các quy định về giữ gìn tôn ti thứ bậc trong các HĐPN sẽ không còn
ý nghĩa.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
* Tiếng Pháp, Tiếng Anh
[1] DUBOIS J. et autres (1994), Dictionnaire de la linguistique at dé sciences du
langage, Laroussse.
[2] DUMONT L. (1999), Hom hierachicus, La systeme des cartes et ses implications,
Gallimard, Paris.
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010

62
[3] KERBRAT ORRECCHIONI C. (1999), Les interactions verbales T3, Armand
Colin Linguistique, Paris.
[4] MARC E., PICARD D.(1989), L’interaction sociale, PUF,Paris.
[5] MUCCHIELLI A. (1995), Psychologie de la communication, PUF, Paris.
[6] MYERS David G. (2005), Social psychologic, Mc Graw. Hill, Newyork.
[7] PEALSON Judy C. et al. (2003), Human Communication, Mc Graw. Hill,
New York.

* TiếngViệt
[8] Nguyễn Văn Chiến (1993), “Từ xưng hô trong tiếng Việt”, Việt Nam những vấn đề
văn hóa và ngôn ngữ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội, tr 60-65.
[9] Lê Văn Chưởng (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.
[10] Lê Viết Dũng (1998), “Các phương thức biểu hiện quan hệ tôn ti trong giao tiếp
bằng lời nói của người Việt”, Tập san Khoa học Đại học Đà Nẵng, số 5/1998,
tr 231-235.
[11] Lê Viết Dũng (2002), “Về vấn đề giữ gìn thể diện tập thể của người Việt Nam
trong giao tiếp bằng lời nói”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Đà Nẵng,
số 9/2002, tr 197-201.
[12] Nguyễn Đức Dân (1993), “Phạm trù thứ tự trong tâm thức người Việt”, Việt Nam
những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa”, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội,

tr 47-48.
[13] Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí
Minh.

×