Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Giáo trình phân tích cấu tạo bo mạch mảng một chiều các giá trị bên trong dấu ngoặc p4 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (902.82 KB, 5 trang )

Ngôn Ngữ Lập Trình C#
Nếu một giá trị được nhập vào cho chỉ mục chưa có giá trị, chúng ta có thể cập nhật bộ đếm
như sau:
set
{
if ( index >= strings.Length)
{
// chỉ mục vượt quá số tối đa của mảng
}
else
{
strings[index] = value;
if ( ctr < index+1)
ctr = index+1;
}
}
Điều này có thể cho phép chúng ta tạo một mảng phân mảng các giá trị, khi đó ta có thể gán
cho đối tượng có chỉ mục thứ 10 mà không cần phải có phép gán với đối tượng trước có chỉ
mục là 9. Điều này hoàn toàn thực hiện tốt vì ban đầu chúng ta đã cấp phát mảng 256 các
phần tử. Do đó chỉ cần truy cập đến đối tượng có chỉ mục từ 0 đến 255 là hợp lệ. Khi đó ta có
thể viết:
lbt[10] = “ah!”;
Kết quả thực hiện tương tự như sau:
lbt[0]: Hello
lbt[1]: Universe
lbt[2]: Who
lbt[3]: is
lbt[4]: Ngoc
lbt[5]: Mun
lbt[6]:
lbt[7]:


lbt[8]:
lbt[9]:
lbt[10]: “ah!”
Sử dụng kiểu chỉ số khác
Ngôn ngữ C# không đòi hỏi chúng ta phải sử dụng giá trị nguyên làm chỉ mục trong một
tập hợp. Khi chúng ta tạo một lớp có chứa một tập hợp và tạo một bộ chỉ mục, bộ chỉ mục
Mảng, Chỉ Mục, và Tập Hợp
238
.
.
Ngôn Ngữ Lập Trình C#
này có thể sử dụng kiểu chuỗi làm chỉ mục hay những kiểu dữ liệu khác ngoài kiểu số nguyên
thường dùng.
Trong trường hợp lớp ListBox trên, chúng ta muốn dùng giá trị chuỗi làm chỉ mục cho mảng
string. Ví dụ 9.10 sau sử dụng chuỗi làm chỉ mục cho lớp ListBox. Bộ chỉ mục gọi phương
thức findString() để lấy một giá trị trả về là một số nguyên dựa trên chuỗi được cung cấp.
Lưu ý rằng ở đây bộ chỉ mục được nạp chồng và bộ chỉ mục từ ví dụ 9.9 trước vẫn còn tồn
tại.
 Ví dụ 9.10: Nạp chồng chỉ mục.

namespace Programming_CSharp
{
using System;
// tạo lớp List Box
public class ListBoxTest
{
// khởi tạo với những chuỗi
public ListBoxTest(params string[] initialStrings)
{
// cấp phát chuỗi

strings = new String[256];
// copy các chuỗi truyền vào
foreach( string s in initialStrings)
{
strings[ctr++] = s;
}
}
// thêm một chuỗi vào cuối danh sách
public void Add( string theString)
{
strings[ctr] = theString;
ctr++;
}
// bộ chỉ mục
public string this [ int index ]
{
get
{
if (index < 0 || index >= strings.Length)
Mảng, Chỉ Mục, và Tập Hợp
239
.
.
Ngôn Ngữ Lập Trình C#
{
// chỉ mục không hợp lệ
}
return strings[index];
}
set

{
strings[index] = value;
}
}
private int findString( string searchString)
{
for(int i = 0; i < strings.Length; i++)
{
if ( strings[i].StartsWith(searchString))
{
return i;
}
}
return -1;
}
// bộ chỉ mục dùng chuỗi
public string this [string index]
{
get
{
if (index.Length == 0)
{
// xử lý khi chuỗi rỗng
}
return this[findString(index)];
}
set
{
strings[findString(index)] = value;
}

}
// lấy số chuỗi trong mảng
Mảng, Chỉ Mục, và Tập Hợp
240
.
.
Ngôn Ngữ Lập Trình C#
public int GetNumEntries()
{
return ctr;
}
// biến thành viên lưu giữ mảng các chuỗi
private string[] strings;
// biến thành viên lưu giữa số chuỗi trong mảng
private int ctr = 0;
}
public class Tester
{
static void Main()
{
// tạo đối tượng List Box và sau đó khởi tạo
ListBoxTest lbt = new ListBoxTest(“Hello”,”World”);
// thêm các chuỗi vào
lbt.Add(“Who”);
lbt.Add(“is”);
lbt.Add(“Ngoc”);
lbt.Add(“Mun”);
// truy cập bộ chỉ mục
string str = “Universe”;
lbt[1] = str;

lbt[“Hell”] = “Hi”;
//lbt[“xyzt”] = “error!”;
// lấy tất cả các chuỗi ra
for(int i = 0; i < lbt.GetNumEntries();i++)
{
Console.WriteLine(“lbt[{0}] = {1}”, i, lbt[i]);
}
}
}
}

 Kết quả:
lbt[0]: Hi
lbt[1]: Universe
lbt[2]: Who
Mảng, Chỉ Mục, và Tập Hợp
241
.
.
Ngôn Ngữ Lập Trình C#
lbt[3]: is
lbt[4]: Ngoc
lbt[5]: Mun

Ví dụ 9.10 thì tương tự như ví dụ 9.9 ngoại trừ việc thêm vào một chỉ mục được nạp chồng
lấy tham số chỉ mục là chuỗi và phương thức findString() tạo ra để lấy chỉ mục nguyên từ
chuỗi.
Phương thức findString() đơn giản là lặp mảng strings cho đến khi nào tìm được chuỗi có ký
tự đầu tiên trùng với ký tự đầu tiên của chụổi tham số. Nếu tìm thấy thì trả về chỉ mục của
chuỗi, trường hợp ngược lại trả về -1.

Như chúng ta thấy trong hàm Main(), lệnh truy cập chỉ mục thứ hai dùng chuỗi làm tham số
chỉ mục, như đã làm với số nguyên trước:
lbt[“hell”] = “Hi”;
Khi đó nạp chồng chỉ mục sẽ được gọi, sau khi kiểm tra chuỗi hợp lệ tức là không rỗng, chuỗi
này sẽ được truyền vào cho phương thức findString(), kết quả findString() trả về là một chỉ
mục nguyên, số nguyên này sẽ được sử dụng làm chỉ mục:
return this[ findString(index)];
Ví dụ 9.10 trên tồn tại lỗi khi một chuỗi truyền vào không phù hợp với bất cứ chuỗi nào trong
mảng, khi đó giá trị trả về là –1. Sau đó giá trị này được dùng làm chỉ mục vào chuỗi mảng
strings. Điều này sẽ tạo ra một ngoại lệ (System.NullReferenceException). Trường hợp này
xảy ra khi chúng ta bỏ đấu comment của lệnh:
lbt[“xyzt”] = ”error!”;
Các trường hợp phát sinh lỗi này cần phải được loại bỏ, đây có thể là bài tập cho chúng ta làm
thêm và việc này hết sức cần thiết.
Giao diện tập hợp
Môi trường .NET cung cấp những giao diện chuẩn cho việc liệt kê, so sánh, và tạo các tập
hợp. Một số các giao diện trong số đó được liệt kê trong bảng 9.2 sau:
Giao diện Mục đích
IEnumerable Liệt kê thông qua một tập hợp bằng cách sử dụng
foreach.
ICollection Thực thi bởi tất cả các tập hợp để cung cấp phương
thức CopyTo() cũng như các thuộc tính Count,
ISReadOnly, ISSynchronized, và SyncRoot.
IComparer So sánh giữa hai đối tượng lưu giữ trong tập hợp để
sắp xếp các đối tượng trong tập hợp.
IList Sử dụng bởi những tập hợp mảng được chỉ mục
Mảng, Chỉ Mục, và Tập Hợp
242
.
.

×